Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Ngân hàng Nhà nước có nhiều nỗ lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, lãi suất và kiềm chế lạm phát, góp phần làm ổn định kinh tế và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao. Đặc biệt từ sau khi hội nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã mở rộng rất nhanh và có những đóng góp quan trọng nhất định đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, chăm lo cho đội ngũ doanh nghiệp, góp phần phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, ngành ngân hàng rất chú trọng trong việc đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến thị trường và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, các ngân hàng cũng rất cố gắng trong việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm để cung cấp cho xã hội. Đây là một xu thế tất yếu khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập vào thế giới và các ngân hàng trong nước đang phải đối phó với sức ép cạnh tranh từ bên ngoài.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ huy động mới cũng như các chương trình khuyến mãi hấp dẫn vừa làm cho người dân có nhiều sự lựa chọn cho mình vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng và Techcombank cũng không phải ngoại lệ.Với chương trình tiết kiệm cuối năm của mình, Techcombank cũng như tất cả các ngân hàng khác, muốn huy động được đủ vốn cho nhu cầu cuối năm và để đảm bảo thanh khoản.
18 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế hoạch marketing cho chương trình tiết kiệm cuối năm của TechcomBank, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Ngân hàng Nhà nước có nhiều nỗ lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, lãi suất và kiềm chế lạm phát, góp phần làm ổn định kinh tế và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao. Đặc biệt từ sau khi hội nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã mở rộng rất nhanh và có những đóng góp quan trọng nhất định đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, chăm lo cho đội ngũ doanh nghiệp, góp phần phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, ngành ngân hàng rất chú trọng trong việc đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến thị trường và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, các ngân hàng cũng rất cố gắng trong việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm để cung cấp cho xã hội. Đây là một xu thế tất yếu khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập vào thế giới và các ngân hàng trong nước đang phải đối phó với sức ép cạnh tranh từ bên ngoài.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ huy động mới cũng như các chương trình khuyến mãi hấp dẫn vừa làm cho người dân có nhiều sự lựa chọn cho mình vừa nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng và Techcombank cũng không phải ngoại lệ.Với chương trình tiết kiệm cuối năm của mình, Techcombank cũng như tất cả các ngân hàng khác, muốn huy động được đủ vốn cho nhu cầu cuối năm và để đảm bảo thanh khoản.
A. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK:
Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua hơn 16 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 107.910 tỷ đồng (tính đến hết tháng 6/2010).
Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần với mạng lưới gần 230 chi nhánh, phòng giao dịch trên hơn 40 tỉnh và thành phố trong cả nước. Dự kiến đến cuối năm 2010, Techcombank sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tổng số Chi nhánh và Phòng giao dịch lên 300 điểm trên toàn quốc. Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 5000 người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 1 triệu khách hàng cá nhân, gần 42.000 khách hàng doanh nghiệp.
Lịch sử phát triển ngân hàng:
Năm 1994-1995:
Tăng vốn điều lệ lên tới 51,495 tỷ đồng
Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
Năm 1996:
Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại HàNội .
Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh.
Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.
Năm 1998:
Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội.
Thành lập Chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng.
Năm 1999
Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng.
Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.
Năm 2000
Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội.
Năm 2001
Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng.
Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Năm 2002
Thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nôi.
Thành lập Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng.
Thành lập Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng.
Thành lập Chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước.
Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng.
Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ
Techcombank lên 202 tỷ đồng.
Năm 2003
Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003.
Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho Ngân hàng.
Đưa chi nhánh Techcombank Chợ lớn vào hoạt động.
Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004.
Năm 2004
Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng.
Ngày 30/6/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng.
Ngày 02/8/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng.
Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng.
Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus.
Năm 2005
Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu.
Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim Liên (Hà Nội).
21/07/2005, 28/09/2005, 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng, 498 tỷ đồng và 555 tỷ đồng.
29/09/2005: Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus.
03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5.
Năm 2006
Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi vào hoạt động 24/7.
Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, Ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.
Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010; Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ.
Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ.
Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng.
Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa.
Năm 2007
Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD
Trở thành Ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối Ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007.
HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank.
Chuyển biến sâu sắc về mặt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập Khối Quản lý tín dụng và quản trị rủi ro, hoàn thiện cơ cấu Khối Dịch vụ Ngân hàng và tài chính cá nhân.
Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06.
Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường
Năm 2008
03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit
05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM
08/08/2008: Ra mắt Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Techcombank AMC
09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ trao tặng
09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên 20% và tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng
09/2008: Ra mắt thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines – Visa
19/10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng
SỨ MỆNH – TẦM NHÌN:
Tầm nhìn
Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Sứ mệnh
Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.
Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.
Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.
B. KẾ HOẠCH MARKERTING:
I. TÓM TẮT NỘI DUNG:
Kế hoạch marketing cho chương trình Tiết kiệm cuối năm mang tên “Gửi tiền tiết kiệm, cả nhà đều vui” với mức lãi suất hấp dẫn cùng hàng trăm nghìn quà tặng kèm theo, như lời tri ân gửi tặng tất cả khách hàng nhân dịp cuối năm 2010. Phần thực hiện sẽ do phòng Marketing chịu trách nhiệm chính.
II. HIỆN TRẠNG MARKETING:
2.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG:
Trong marketing hiện đại, mọi quyết định đều bắt nguồn từ nhu cầu của thị trường, nên có thể nói nghiên cứu thị trường là tác động đầu tiên trong qui trình marketing.
Xu hướng trong gần đây cho thấy, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tiếp tục được các ngân hàng điều chỉnh tăng thêm.
Đại diện nhiều NHTM cho biết, tổng nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế vẫn khả quan, song mặt bằng lãi suất tiếp tục được điều chỉnh tăng, dù lãi suất cơ bản vẫn không thay đổi so với trước đây.
Thực trạng này dẫn đến sự cạnh tranh trong huy động vốn trên thị trường ngày càng gay gắt hơn. Bởi nếu huy động đầu vào giá cao, trong khi cho vay ra đối với khách hàng DN vẫn duy trì mức trần lãi suất cũ (kể cả tín dụng cá nhân cũng khó điều chỉnh tăng trong bối cảnh hiện nay), thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Vào dịp cuối năm, các Ngân hàng đua nhau tăng lãi suất, họ tung ra những chương trình khuyến mãi lớn, nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng. Đồng thời, cuối năm cũng chính là dịp khách hàng đi tất toán sổ sách cũ để chuyển sang sổ mới. Do đó, khách hàng thường xem xét các mức khuyến mãi, lãi suất của các Ngân hàng, từ đó sẽ đưa ra quyết định đem đồng tiền của mình gửi vào một Ngân hàng nào đấy.Vì vậy mà cứ vào dịp cuối năm, lại có dòng dịch chuyển tiền tiết kiệm từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác.
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
Một trong những cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO là hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải mở cửa rộng hơn theo đúng lộ trình. Bên cạnh những cơ hội có thể có được, thì hệ thống ngân hàng cũng sẽ phải đương đầu với những thách thức hết sức to lớn.
Việt Nam phải chấp nhận sự gia tăng nhanh chóng của các ngân hàng thương mại nước ngoài có kinh nghiệm, có điều kiện tài chính, hiểu biết rõ luật pháp Việt Nam. Việt Nam cũng sẽ phải bắt buộc thực hiện chính sách không phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước. Thực tế đó dẫn đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên quyết liệt hơn trong cuộc đua đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Cạnh tranh là động lực để phát triển.
Sau thời kỳ kinh tế tăng trưởng nóng với hàng loạt dự án đầu tư lớn, công ty chứng khoán, công ty niêm yết nhà đầu tư chứng khoán, Ngân hàng thương mại, công ty đầu tư tài chính bất động sản… vào đầu năm 2008 với những yếu tố cân đối của nền kinh tế Việt Nam bắt đầu thể hiện rõ nét và dẫn tới nhiều hệ quả như: lạm phát tăng vọt, thị trường bất động sản xuống dốc… Trong bối cảnh đó, với tiềm lực tài chính vững vàng và công tác điều hành linh hoạt, nhạy bén với thị trường, Techcombank đã từng bước vượt qua thử thách để đạt được những mục đích kinh tế đề ra, khẳng định là một Ngân hàng vững mạnh an toàn, hiệu quả …
Không chỉ cạnh tranh về lãi suất huy động vốn, các ngân hàng đang đua nhau gây ấn tượng với người gửi tiền bằng những chương trình khuyến mãi, tiết kiệm, dự thưởng…
Thông báo mới nhất phát đi từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, trên thị trường, lãi suất VND ít biến động trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng thương mại có chi nhánh vẫn áp dụng các hình thức khuyến mại như tặng tiền mặt, cộng thưởng lãi suất, tiết kiệm dự thưởng làm cho lãi suất huy động thực tế cao hơn so với mức niêm yết.
Thực tế, đa số ngân hàng đều tránh khuyến mãi trực tiếp bằng lãi suất. Nhưng những cách làm như tặng quà bằng tiền mặt, tặng thưởng… thực chất đều làm lãi suất tăng lên đáng kể. Ngân hàng Quốc tế (VIB) thực hiện tặng tiền trực tiếp cho khách hàng với mức tối đa một triệu đồng. Theo tính toán, chỉ cần gửi 100 triệu đồng, khách hàng sẽ nhận 1 triệu tiền thưởng. Với cách này, khách hàng gửi tiền ở VIB được tăng lãi suất thêm 1%.
Bạo tay hơn, Ngân hàng Á Châu (ACB), khách hàng gửi tiền sẽ được cộng thêm lãi suất lên tới 0,2%. Ngay ở kỳ hạn 3 tháng, mức lãi suất (đã bao gồm khuyến mại) mà khách hàng được hưởng có thể lên tới 11,7%.
Tuy nhiên, do lo sợ những ngưỡng cản về: đồng thuận lãi suất , không được khuyến mãi tăng lãi suất… nên đa số các khoản khuyến mãi của ngân hàng đều làm khá âm thầm, không rầm rộ. Thậm chí, một số chi nhánh ngân hàng, do cần vốn nên dù không có chương trình khuyến mãi nào nhưng lại thực hiện cách làm thỏa thuận lãi suất với từng khách hàng để huy động vốn. Đây là cách làm rất hiệu quả, nhất là đối với những khách hàng lớn.
3. PHÂN TÍCH SWOT:
Phân tích SWOT là một trong những bước hình thành lên chiến lước kinh doanh của Ngân hàng bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, xác định mục tiêu chiến lược, các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chết kiểm soát chiến lược.
3.1 TÔN CHỈ CỦA NGÂN HÀNG:
Khách hàng là trên hết nhấn mạnh rằng chúng ta trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Liên tục cải tiến, có nghĩa là chúng ta đã tốt nhưng luôn có thể tốt hơn, vì vậy chúng ta sẽ không ngừng học hỏi và cải thiện.
Tinh thần phối hợp có nghĩa là chúng ta tin tưởng vào đồng nghiệp của mình và hợp tác để cùng mang lại điều tốt nhất cho Ngân hàng.
Phát triển nhân lực có nghĩa là chúng ta tạo điều kiện cán bộ nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân và khen thưởng xứng đáng cho những người đạt thành tích.
Cam kết hành động có nghĩa là chúng ta luôn đảm bảo rằng công việc đã được cam kết sẽ phải được hoàn thành.
3.2 STRENGS : ĐIỂM MẠNH CỦA TECOMBANK:
Một mạng lưới rộng mà các ngân hàng cổ phần khác mơ ước và đang tiếp tục được nới rộng hơn.
Chúng ta sẽ được hỗ trợ mạnh bởi thương hiệu Techcombank khá tốt trên thị trường.
Vốn điều lệ tăng nhanh không chỉ tăng uy tín của Ngân hàng với khách hàng mà còn là cơ sơ giúp Ngân hàng phát triển mạnh, mở rộng quy mô hoạt độn, kinh doanh an toàn và hiệu qủa. Nhờ có nguồn tài chính vững mạnh, trong những lúc khó khăn nhất của thị trường, Techcombank vẫn luôn là người bạn đồng hành sát cánh cùng các khách hàng.
Trong hoạt động bán lẻ: Techcombank trở thành nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam,các sản phẩm trong hoạt động bán lẻ của Ngân hàng rất đa dạng, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.
Ngân hàng đang từng bước hiện đại hóa, ứng dụng những phần mềm công nghệ hiện đại trong việc quản lí ngân hàng.
Công tác mở rộng chăm sóc và quan hệ với khách hàng được nâng cao, đặc biệt là công tác mở rộng và thu hút khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phí dịch vụ của các ngân hàng là tương đối thấp so với các ngân hàng trong nước và nước ngoài.
3.3 WEAKNESSES: ĐIỂM YẾU CỦA TECHCOMBANK:
Chương trình của ngân hàng cơ bản không có gì khác biệt so với các chương trình của các đối thủ cạnh tranh.
Thủ tục phê duyệt tín dụng còn rườm rà, thiếu linh hoạt.
Thương hiệu Techcombank được đánh giá cao hơn một số thương hiệu khác (VP, VIB, Eximbank…) nhưng không chứng minh được bằng sự khác biệt về chất lượng hoặc giá trị tăng thêm có thể thấy được.
Các chương trình marketing thiếu tính đột phá, sáng tạo, cách làm cứng nhắc, thiếu quy hoạch.
Ngân sách dành cho hoạt động Marketing đang phải phân chia cho rất nhiều sản phẩm trọng yếu khác.
Trong thời kì mở cửa và hội nhập, năng lực của Ngân hàng còn thấp so với yêu cầu hội nhập. Mặc dù đã có quyết định của nhà nước yêu cầu tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ nhưng so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới còn thấp hơn. Từ đó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng với ngân hàng nước ngoài.
Đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm, chưa thực sự cung cấp cho các doanh nghiệp dịch vụ tư vấn một cách hoàn hảo nhất. Trong khi đó, chế độ tiền lương chưa thỏa đáng, dễ dẫn tới hiện tượng chảy máu chất xám.
Ngân hàng đã đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như bao thanh toán, thuê tài chính... vào hoạt động kinh doanh, tuy nhiên mức độ áp dụng còn khiêm tốn. Trong kinh doanh ngoại tệ, vẫn sử dụng nghiệp vụ Spot là chủ yếu, các nghiệp vụ phái sinh chưa được sử dụng nhiều như L/C , chiết khấu bộ chứng từ.
3.4 OPPORTUNITIES: CƠ HỘI CỦA NGÂN HÀNG:
3 tỉnh, thành phố có quy mô dân số lớn hơn 3 triệu người, đó là: TPHCM với 7,163 triệu người, Hà Nội 6,452 triệu người và Thanh Hoá là 3,401 triệu người,và ¼ dân số có thu nhập từ 7 triệu trở lên.Nhu cầu gửi tiết kiệm tăng cao trong giai đoạn cuối năm khi lương, thưởng họ nhận được sau 1 năm làm việc vất vả.
Đặc biệt, nhu cầu tiết kiệm của các hộ gia đình tăng cao khi họ cần chăm lo cho tương lai của mình, và đối tượng chính nhắm đến của chương trình tiết kiệm là những người đã lập gia đình, hướng đến gắn kết tình cảm gia đình Việt cũng là mục tiêu của chương trình.
Việc Việt nam gia nhập WTO đã làm tăng uy tín và vị thế của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, từ đó tạo những bước phát triển nhanh chóng. Việc mở cửa nền kinh tế giúp Ngân hàng mở rộng quan hệ hợp tác, kinh doanh, liên kết với các Ngân hàng nước ngoài. Việc các Ngân hàng, tập đoàn tài chính nước ngoài mở rộng hoạt động thị trường Việt Nam thông qua con đường sở hữu vốn cổ phần trong ngân hàng hay hợp tác liên doanh phát triển sản phẩm đem lại nhiều lợi ích trong quá trình phát triển cả hai bên.
+ Về phía ngân hàng nước ngoài: không tốn kém chi phí để mở chi nhánh mới, có sẵn mạng lưới, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực, số lượng khách hàng dồi dào...
+ Về phía Ngân hàng: không những nâng cao được năng lực tài chính mà còn hiện đại hóa được công nghệ, nâng cao trình độ quản lí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế và mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế.
3.5 THREATS: THÁCH THỨC MÀ NGÂN HÀNG SẼ ĐỐI MẶT
Khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống ngân hàng thế giới và các ngân hàng ở Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ. Số lượng các ngân hàng đại lí và ngân hàng có quan hệ tài khoản với ngân hàng sẽ giảm xuống. Nếu ko tỉnh táo, Ngân hàng sẽ gặp rủi ro và đánh mất uy tín của mình.
Thực tế, đầu năm 2009 mặc dù không tuyên bố chính thức, nhưng việc nới lỏng chính sách tiền tệ là có và với quy mô lớn. Nới lỏng ở đây là tiền cung ra thị trường nhiều hơn, lãi suất thấp, ưu đãi cho người vay vốn nhiều hơn khi chủ trương hỗ trợ lãi suất, kích cầu. Thế nhưng, sang năm 2010, với thông điệp được đưa ra kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới mức 25% thì hoạt động của ngành sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Năm 2008 khủng hoảng xảy ra, năm 2009 bước qua khủng hoảng, bắt đầu vào điều kiện kinh doanh bình thường, nhưng quá trình đó diễn ra trong thời gian ngắn và hiện chính sách tiền tệ đã bắt đầu được siết lại. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong các hoạt động, tạo áp lực huy động vốn tiếp tục gia tăng, dẫn đến cho vay cũng phải cẩn trọng và chọn lọc khách hàng tốt nhất để cho vay, người vay phải trả lãi suất cao.
4. MỤC TIÊU MARKETING:
Đây là hình thức tiết kiệm có kì hạn trả lãi sau toàn bộ, khách hàng có thể rút vốn trước hạn nhưng vẫn được hưởng lãi suất tương ứng với thời gian thực gửi theo quy định.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số: sẽ tăng 20%-25% .
Lợi nhuận: tăng khoảng 10-15%.
Thị phần: Chiếm khoảng 15% tới 20 % thị phần trong công tác huy động vốn của Ngân hang dịp cuối năm.
Nhằm hướng tới khách hàng mục tiêu là: các cá nhân, các hộ gia đình.
Tạo dựng hình ảnh Techcombank trong tâm trí khách hàng, không chỉ là một ngân hàng TMCP, Techcombank còn là người bạn, người thấu hiểu khách hàng.
Duy trì sự tín nhiệm, ưu chuộng của những khách hàng truyền thống, nhấn mạnh hơn nữa vào các thuộc tính cạnh tranh có ưu thế của sản phẩm mới này. Tạo