Đề tài Kế hoạch Marketing cho xuất khẩu hạt điều của công ty Thanh Thanh đến thị trường Châu Âu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta là nước thuần nông nghiệp, trong hàng thế kỷ qua, nghành nông nghiệp nước nhà đã tạo ra không ít nông sản góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế. Đăc biệt trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nông sản hàng hóa đóng vai trò chủ đạo với những mặt hành xuất khẩu như cà phê, gạo, cao su, điều, tiêu, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm nông nghiệp cũng ngày càng được chú trọng nâng cao chất lượng cũng như số lượng tiêu thụ ra ngoài thế giới và đạt được những thành tựu ấn tượng. Hạt điều là một trong mười nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Với diện tích gieo trồng đứng trong top 3 nước có diện tích trông điều lớn nhất thế giới, vào năm 2007, nước ta đạt giá trị xuất khẩu điều là 651 triệu USD, vượt qua Ấn Độ và trở thành nước xuất khẩu điều lớn nhất. Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước với 134.092 ha, chiếm 1/3 tổng diện tích cây công nghiệp toàn tỉnh, trong đó 130.339 ha đang cho thu hoạch. Công ty Thanh Thanh cũng là một trong những doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hạt điều tại thị xã Phước Long, Bình Phước đang định hướng xuất khẩu điều vào thị trường Châu Âu.

doc20 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 50482 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế hoạch Marketing cho xuất khẩu hạt điều của công ty Thanh Thanh đến thị trường Châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Nước ta là nước thuần nông nghiệp, trong hàng thế kỷ qua, nghành nông nghiệp nước nhà đã tạo ra không ít nông sản góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế. Đăc biệt trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nông sản hàng hóa đóng vai trò chủ đạo với những mặt hành xuất khẩu như cà phê, gạo, cao su, điều, tiêu,cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm nông nghiệp cũng ngày càng được chú trọng nâng cao chất lượng cũng như số lượng tiêu thụ ra ngoài thế giới và đạt được những thành tựu ấn tượng. Hạt điều là một trong mười nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Với diện tích gieo trồng đứng trong top 3 nước có diện tích trông điều lớn nhất thế giới, vào năm 2007, nước ta đạt giá trị xuất khẩu điều là 651 triệu USD, vượt qua Ấn Độ và trở thành nước xuất khẩu điều lớn nhất. Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước với 134.092 ha, chiếm 1/3 tổng diện tích cây công nghiệp toàn tỉnh, trong đó 130.339 ha đang cho thu hoạch. Công ty Thanh Thanh cũng là một trong những doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hạt điều tại thị xã Phước Long, Bình Phước đang định hướng xuất khẩu điều vào thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì mặt hàng hạt điều vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức như sản phẩm còn thiếu đa dạng, chủ yếu là xuất khẩu điều nhân, cung ứng nguyên liệu cho xuất khẩu còn kém ổn định Hơn nữa trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới hạt điều Việt Nam nói chung hạt điều Bình Phước nói chung sẽ gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong đó công ty xuất, nhập khẩu điều Thanh Thanh. Từ những vấn đề đặt ra yêu cầu phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hạt điều trên thị trường thế giới. Để đạt được yêu cầu này đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong đó hoạt động Marketing đóng một vai trò khá quan trọng, hoạt động này không chỉ trong khâu tiêu thụ sản phẩm mà là trong toàn bộ quá trình từ nghiên cứu thị trường, sản xuất và tiêu thụ. Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Kế hoạch Marketing cho xuất khẩu hạt điều của công ty Thanh Thanh đến thị trường Châu Âu”. 2. Mục tiêu của đề tài Thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu hạt điều xuất khẩu của Việt Nam nói chung và điều Bình Phước nói riêng để thấy được những thuận lợi, khó khăn trong việt xuất khẩu hạt điều của công ty Thanh Thanh gặp phải, qua đó có những giải pháp đưa được sản phẩm hạt điều của công ty Thanh Thanh đến tay người tiêu dùng các nước Châu Âu và tạo được lòng tin, sự trung thành của người tiêu dùng đối với công ty. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Tiểu luận nghiên cứu những hoạt động marketing và các chiến lược marketing của doanh nghiệp để làm cơ sở giúp xây dựng chiến lược marketing riêng cho dòng sản phẩm hạt điều rang muối của Công ty xuất nhập khẩu hạt điều Thanh Thanh nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tiêu dùng. Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm hệ thống, xây dựng, đánh giá việc sử dụng các lợi thế cạnh tranh trong chiến lược marketing, kết hợp với những tài liệu tìm được nhằm đưa ra các giải pháp hợp lý trong việc xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm hạt điều rang muối. Giúp cho sản phẩm mới thâm nhập thị trường Châu Âu tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. 3.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tổng quan hoạt động kinh doanh của công ty và nghiên cứu sâu hoạt động marketing của công ty xuất, nhập khẩu Thanh Thanh. Phạm vi không gian: Công ty xuất nhập khẩu hạt điều Thanh Thanh, phường Long Thủy, Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Phạm vi thời gian: Các số liệu liên quan đến thị phần, doanh thu, chi phí được thu thập từ năm 2010 cho đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Bài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; phương pháp thu thập và phân tích thông tin các nguồn dữ liệu thứ cấp, phương pháp thống kê, so sánh và định tính. 5. Kết cấu của bài Khóa luận Nội dung của bài tiểu luận gồm 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về thị trường và chiến lược marketing trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh và marketing tại công ty xuất nhập khẩu hạt điều Thanh Thanh. Chương 3: Lập chiến lược marketing cho hạt điều rang muối Thanh Thanh nhằm thâm nhập thị trường Châu Âu. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP Khái niệm Cho đến nay về học thuật vẫn tồn tại nhiều định nghĩa marketing khác nhau tùy theo quan điểm nghiên cứu. Sau đây là một số khái niệm marketing phổ biến. Theo Philip Kotler – giáo sư marketing nổi tiếng của Mỹ định nghĩa: “Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thỏa mãn nhu cầu vàước muốn thông qua tiến trình trao đổi”. Đây là định nghĩa hết sức xúc tích thể hiện đầy đủ nội dung của marketing đó là tổng hợp tất cả mọi hoạt động trao đổi hai chiều giữa cả khách hàng và người làm marketing để hiểu và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, 2007: “Marketing là hoạt động thông qua các tổ chức, các quy trình nhằm sáng tạo truyền thông, chuyển giao những sản phẩm mang lại giá trị cho khách hàng, đối tác và toàn bộ xã hội”. Như vậy, marketing chính là làm việc với thị trường để biến các trao đổi tiềm tàng thành hiện thực nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Người làm marketing cần phải các định những đối tượng khách hàng, định rõ nhu cầu của họ thông qua các hoạt động chính như phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, quảng cáo, định giá, phân phối, phục vụCác khái niệm marketing đã chỉ ra hai nhóm hoạt động cơ bản của marketing là: - Nhóm 1: Nghiên cứu phát hiện, phân tích, đánh giá, lựa chọn nhu cầu và mong muốn của khách hàng và các đối tác liên quan. - Nhóm 2: Thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng sản phẩm/ dịch vụ và các công cụ marketing trong hỗn hợp marketing (marketing - mix) của doanh nghiệp. Trên thực tế còn rất nhiều những định nghĩa về marketing khác nhau, nhưng có thể thấy rằng, mọi định nghĩa marketing đều hướng đến các nội dung cơ bản đó là quá trình quản lý xã hội, các hoạt động của doanh nghiệp nhằm hài lòng khách hàng mục tiêu của mình, từ đó tạo ra chỗ đứng vững chắc trong tâm trí của khách hàng. Đặc điểm: marketing chính là làm việc với thị trường để biến các trao đổi tiềm tàng thành hiện thực nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Người làm marketing cần phải các định những đối tượng khách hàng, định rõ nhu cầu của họ thông qua các hoạt động chính như phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, quảng cáo, định giá, phân phối, phục vụ Phân loại Marketing truyền thống (cổ điển) Toàn bộ hoạt động Marketing chỉ diễn ra trên thị trường trong khâu lưu thông. Hoạt động đầu tiên của Marketing là làm việc với thị trường và việc tiếp theo của nó trên các kênh lưu thông. Như vậy, về thực chất Marketing cổ điển chỉ chú trọng đến việc tiêu thụ nhanh chóng những hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và không chú trọng đến khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hơn nếu chỉ quan tâm đến khâu tiêu thụ thì chưa đủ mà còn cần quan tâm đến tính đồng bộ của cả hệ thống. Việc thay thế Marketing cổ điển bằng lý thuyết Marketing khác là điều tất yếu. Marketing hiện đại Sự ra đời của Marketing hiện đại đã góp phần to lớn vào việc khắc phục tình trạng khủng hoảng thừa và thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. Marketing hiện đại đã chú trọng đến khách hàng hơn, coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hóa và khách hàng và nhu cầu của họ đóng vai trò quyết định. Mặt khác do chú ý đến tính đồng bộ của cả hệ thống nên các bộ phận, đơn vị đều tập trung tạo lên sức mạnh tổng hợp đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Mục tiêu của Marketing là tối đa hoá lợi nhuận nhưng đó là mục tiêu tổng thể, dài hạn còn biểu hiện trong ngắn hạn lại là sự thoả mãn thật tốt nhu cầu khách hàng. Đặc trưng của hạt điều trong nước: Việc xuất khẩu các loại hạt của Việt Nam những năm gần đây đang có những bước phát triển ấn tượng, đăc biệt là hạt điều. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn cũng như phải cạnh tranh với các nước trên thế giới, song cùng với sự nỗ lực của nghành và chính sách của Đảng, xuất khẩu hạt điều đã đạt được những thành tựu to lớn . Đặc biệt là vào năm 2007, với giá trị xuất khẩu điều là 654 triệu USD, chiếm 25% thị phần thế giới, Việt Nam đã vươn lên vị trí đứng đầu, đã trở thành nhà xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới. Kinh nghiệm trong nước và nước ngoài Từ năm 1996, cùng với việc hạn chế xuất khẩu hạt điều thô ra nước ngoài, Việt Nam đã bắt đầu nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường Châu Phi để bù đắp lại thiếu hụt điều thô trong nước nhằm phục vụ tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam. Theo hiệp hội Điều Việt Nam, mỗi năm ước tính Việt Nam nhập khẩu khoảng 250.000-300.000 tấn điều thu từ các nước Châu Phi. Trong 9 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu điều thô từ 13 quốc gia châu Phi với tổng giá 376 triệu USD, chiếm tới 37% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Châu Phi. Cùng với những thuận lợi nhất định, nhập khẩu điều thô từ Châu Phi cũng tạo cho Việt Nam những khó khăn như giá cả ảnh hưởng đến chiến lược giá điều xuất khẩu, những rủi ro trong giao dịch với các đối tác, tổn thất hàng hóa và kiểm soát chất lượng nhập khẩu. Chính vì thế, bên cạnh sản xuất điều thô trong nước, việc nhập khẩu điều thô cũng đóng vai trò quan trọng trong giá trị xuất khẩu điều Việt Nam. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MARKETING TẠI CÔNG TY THANH THANH 2.1. Tổng quan về công ty xuất, nhập khẩu hạt điều Thanh Thanh 2.1.1. Hình thành Năm 1988, ngành chế biến điều xuất khẩu được hình thành đến năm 1990, Hiệp hội cây điều Việt Nam chính thức được thành lập. Những cơ sở tiểu thủ công nghiệp chế biến hạt điều hình thành sớm nhất là ở huyện Phước Long (cũ) vào những năm đầu của thập kỷ 90 như Công ty TNHH thương mại chế biến điều Thanh Tâm (năm 1993), Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Lệ (năm 1993, nay là Công ty TNHH Mỹ Lệ), Công ty cổ phần Sơn Long (1998) và mở rộng ra các huyện: Chơn Thành (Công ty TNHH Nam Sơn, năm 1997, Xí nghiệp chế biến xuất - nhập khẩu điều và nông sản thực phẩm Bình Phước năm 1999) và các doanh nghiệp chế biến điều sau này ở các huyện, thị xã thuộc tỉnh. Đến năm 2008, công ty xuất, nhập khẩu hạt điều Thanh Thanh thành lập và đi vào hoạt động. Sản lượng điều nhân chế biến tăng từ 26 tấn năm 2008 lên 74 tấn năm 2016. Sản phẩm hạt điều nhân của công ty đã được xuất khẩu đến Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Công ty xuất nhập khẩu hạt điều Thanh Thanh được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp 2005. Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 24/03/2007 là cơ sở chi phối cho mọi hoạt động của Công ty. Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định. Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.1.3 Kết quả hoạt động xuất khẩu hạt điều Hiện nay, công ty Thanh Thanh đang hướng đến cả thị trường Châu Âu. Trong nước, sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành và trở thành thương hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, công ty đã xây dựng bốn nhà máy với hàng chục dây chuyền sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Trong các doanh nghiệp sản xuất, công nghệ sản xuất là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc quản lý nói chung và công tác hạch toán kế toán nói riêng. Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm đều liên tục, khép kín, Nhưng công suất đang còn ở mức khiêm tốn. Chế biến sản phẩm sau nhân điều (nhân điều rang muối, chiên dầu, kẹo, bánh). Tuy nhiên, các doanh nghiệp rất khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, nhiều cơ sở chế biến gia công nhỏ lẽ làm chất lượng sản phẩm về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, gian lận thương mại trong sản xuất điều còn phổ biến, mặc dù ở vùng trung tâm sản xuất điều nhưng chưa có nhà máy, doanh nghiệp nào có vùng nguyên liệu của mình, chưa có cam kết nào với người sản xuất nên còn bị động về nguyên liệu, an toàn thực phẩm và bị cạnh tranh mạnh của các doanh nghiệp ngoài tỉnh dẫn đến tranh mua tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh làm thiệt hại không nhỏ tới người sản xuất và uy tín doanh nghiệp điều trong tỉnh. 2.2. Phân tích môi trường Marketing cho việc xuất khẩu hạt điều vào thị trường Châu Âu 2.2.1 Môi trường vĩ mô “Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) vừa mới hoàn thành đàm phán đem lại những cơ hội to lớn cho cả nhà sản xuất Việt Nam và châu Âu trong việc tìm kiếm những thị trường đang tăng trưởng dành cho nông sản chất lượng cao của cả hai bên”.  Hiện Việt Nam đứng thứ 21 trong danh sách các đối tác thương mại của EU, và ngược lại EU cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Quốc. Vì vậy, nếu EVFTA được ký kết sẽ mở ra cơ hội mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam khi 90% số mặt hàng chiến lược, như cà-phê, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường này được hưởng mức thuế suất 0%. Tuy nhiên, không khó để nhận ra những khó khăn lớn mà nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt khi vào EU. Bởi tỷ trọng hàng nông sản - thực phẩm xuất khẩu và chiếm được chỗ đứng tại thị trường EU không lớn dù những năm qua lĩnh vực này luôn tăng trưởng cao. Cụ thể, năm 2015, nông sản - thực phẩm xuất khẩu sang thị trường này mới đạt khoảng 2,5 tỷ ơ-rô, chỉ bằng một phần mười tổng kim ngạch nông sản xuất khẩu. Một khó khăn khác là những rào cản phi thuế quan như nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm do thị trường EU đặt ra rất cao, trong khi một số ngành hàng nông sản của nước ta như chè, rau quả, thủy sản vẫn vấp phải những hạn chế do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật; các sản phẩm gỗ phải đáp ứng sự minh bạch về nguồn gốc... Theo quy định của Bộ Tài chính, thuế xuất khẩu đối với hạt điều tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ (thuộc nhóm 0801) là 0%; Thuế nhập khẩu ưu đãi đối với hạt điều chưa bóc vỏ mã số 0801.31.00 là 3%. Mức thu này vừa có tính chất bảo hộ cho người trồng điều trong nước, vừa có tính chất hỗ trợ ngành điều (vì thấp hơn nhiều so với cam kết WTO là 30%). Mặt khác, trước bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay Chính phủ đã kịp thời ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu đãi về thuế đã tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và các đối tượng liên quan, trong đó có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành Điều. 2.2.2 Môi trường vi mô: Đối thủ cạnh tranh của hạt điều rang muối không chỉ là các loại hạt điều rang muối cuẩ các công ty khác mà còn là sản phẩm tương tự như đậu phụng rang muối và các loại bánh mặn khác trên thị trường. Có thể nói đối thủ cạnh tranh của dòng sản phẩm hạt điều rất đa dạng và nhiều cấp độ. Hiện nay, Thanh Thanh đã kí kết hợp đồng với rất nhiều nhà cung ứng trong nước và nước ngoài. Năm 2014, công ty tiếp tục tìm kiếm các nhà đầu tư mới có chất lượng và uy tín hơn. Công ty vẫn phải nhập khẩu các nguyên liệu chính từ nước ngoài như điều Campuchia và điều Châu Phi. Các doanh nghiệp trong ngành thiếu sự hợp tác lẫn nhau nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu và uy tín chung của ngành điều Bình Phước. 2.3 Phân tích SWOT cho sản phẩm hạt điều Dưới đây là những tổng kết bằng SWOT cho sản phẩm hạt điều từ đó rút ra những cơ hội, vấn đề của sản phẩm để công ty có thể xây dựng và phát triển các chiến lược marketing cho sản phẩm này. 2.3.1 Điểm mạnh Điểm nổi bật nhất của sản phẩm đó chính là lượng dinh dưỡng rất cao: có khoảng 420 kcal tương ứng với 21% nhu cầu năng lượng và 180mg canxi tương ứng với 18% giá trị dinh dưỡng hàng ngày trong 100g sản phẩm. Sản phẩm đạt mọi chứng nhận về an toàn thực phẩm, sản xuất theo quy trình ISO 22000:2005, bao bì theo tiêu chuẩn FDA. Mặc dù hầu hết NTD không để ý đến có số liệu cũng như quy chuẩn để sản xuất bánh, nhưng điều này được thể hện qua chất lượng bột mì và bao gói bên ngoài, sẽ giúp phụ huynh yên tâm hơn khi cho con em mình sử dụng sản phẩm. Hạn sử dụng lên tới 06 tháng do sử dụng khí nitơ để bảo quản: đây là công nghệ bảo quản mới giúp giữ hạn sử dụng lâu dài hơn. Đối với những phụ huynh bận đi làm sớm thì mua nhiều chiếc bánh một lần sẽ tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều, hoặc nếu học sinh để quên bánh trong ba lô vài ngày thì vẫn có thể sử dụng sẽ tiết kiệm chi phí và giữ vệ sinh hơn những loại bánh không có bao bì kín đáo.. 2.3.2. Điểm yếu Do sản xuất dưới nhãn hàng sản phẩm sẽ dễ bị so sánh với phiên bản cũ về giá cả, chất lượng, bao bì Nếu khác biệt mà công ty tạo ra cho sản phẩm mới không đủ để thuyết phục khách hàng, khiến khách hàng nghĩ rằng công ty đã tăng giá một cách vô lý thì sẽ gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu và sức tiêu thụ của sản phẩm. Nhất là khi đối tượng mục tiêu là học sinh, sinh viên do vẫn chưa có thu nhập hoặc thu nhập ít thì dễ co giãn theo giá đối với các sản phẩm thông thường. 2.4 Đánh giá chung 2.4.1 Kết quả đạt được Trong vài năm gần đây, hạt điều trở nên được ưa thích do chất lượng đảm bảo mà giá cả phải chăng. Trên thực tế, việc đầu tư cho dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng và vệ sinh đã giúp bánh kẹo nội có hương vị không hề thua kém sản phẩm nhập ngoại. Vài năm gần đây, các sản phẩm từ bình dân đến cao cấp của hạt điều nội không chỉ cải thiện chất lượng bánh mà mẫu mã bên ngoài cũng được thiết kế đẹp mắt không khác gì hàng nhập khiến người tiêu dùng ưa chuộng hơn nhiều. Các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở nên được quan tâm nhiều hơn. Khi người dân có cuộc sống sung túc và đầy đủ hơn thì vấn đề an toàn luôn là tiêu chí hàng đầu. Các sản phẩm này hầu hết không có sự đảm bảo về chất lượng hay bất cứ quy trình theo tiêu chuẩn nào và được bán với giá cực rẻ hoặc thấp hơn nhiều so với hàng chính hãng. 2.4.2 Hạn chế: Bên cạnh sản phẩm chính là xuất khẩu điều nhân, chúng ta cũng đa dạng hóa các mặt hàng chế biến từ điều như dầu vỏ hạt điều, điều tẩm mật ong, rang muối, mứt điều, siro điều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thế giới.Tuy nhiên những mặt hàng này về chất lượng vẫn không thể cạnh tranh so với sản phẩm của Ấn Độ. Lợi nhuận thu được việc xuất khẩu hạt điều chưa cao và đặc biệt điều Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế, việc xuất khẩu không có thương hiệu đã làm mất đi hàng trăm triệu USD/năm. Việc thu hẹp diện tích gieo trồng, yếu tố thời tiết và giống điều đã làm suy giảm chất lượng điều trong nước cũng như là chế biến điều xuất khẩu. Một vấn đề nữa được đặt ra đó là xây dựng thương hiệu điều cho từng doanh nghiệp hay xây dựng một thương hiệu chung cho tất các doanh nghiệp. Đây vẫn là điều đang được Hiệp hội điều Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu quan tâm. Do vậy tạo thương hiệu cho hạt điều là điều hết sức cần thiết. Điều này góp phần khẳng định vị thế hạt điều Việt Nam, phân biệt điều Việt Nam với sản phẩm điều của các nước khác, tạo dựng được hình ảnh nổi bật giá trị cốt lõi của hạt điều, đảm bảo được sự bảo hộ của pháp luật với sản phẩm này. 2.4.3 Nguyên nhân tồn tại Tuy là nước xuất khẩu điều nhưng hiện nay điều Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế,. Theo thống kê của Cục sở hữu trí tuệ, hiện nay vẫn chưa có chỉ dẫn địa lý nào được đăng ký cho sản phẩm điều.
Luận văn liên quan