Đề tài Kế hoạch marketing dòng sản phẩm Wave của Honda

-Trong những năm gần đây, việc thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới đã làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Sự phát triển đó của nền kinh tế đã có ảnh hưởng trực tiếp tích cực đến đời sống của người dân. Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Cũng như những nhu cầu tự nhiên như ăn, mặc, ở thì một nhu cầu khác không thể thiếu được đối với con người trong cuộc sống hiện nay đó là phương tiện đi lại hay còn gọi là phương tiện giao thông. Và để đáp ứng được nhu cầu đó của người dân thì một loạt các phương tiện giao thông đã được nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng như : ô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, . Nếu như ở Việt Nam khoảng một hai thập niên trước đây, chiếc xe gắn máy mang tính thiểu số được vị nể với tư cách là một sản phẩm tân kỳ, một tài sản lớn hơn là một phương tiện giao thông thì trong những năm gần đây, chiếc xe gắn máy đã trở nên phổ biến hơn và hầu như trở thành phương tiện giao thông chính của đại đa số người dân. Hiện nay, có những gia đình có 1- 2 thậm chí có đến 3- 4 chiếc xe gắn máy trong nhà. -Nếu như trước đây, xe gắn máy xuất hiện trên thị trường Việt Nam chỉ qua con đường nhập khẩu nguyên chiếc thì nay đã có một số doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe gắn máy có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Một số hãng sản xuất xe gắn máy hàng đầu trên thế giới như : Honda, Suzuki, Yamaha,. đã liên doanh với Việt Nam để sản xuất và cung cấp xe máy cho người tiêu dùng Việt Nam ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy là sự ra đòi của các liên doanh : Honda Việt Nam, Suzuki Việt Nam, Yamaha Việt Nam,. đã đáp ứng được sự mong đợi của người tiêu dùng Việt Nam. Sản phẩm của các liên doanh này rất đa dạng và phong phú.

doc57 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3221 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch marketing dòng sản phẩm Wave của Honda, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I.PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI 1 A.Phân tích ngành 1 1.Phạm vi, lĩnh vực kinh doanh 1 2.Lịch sử ngành 2 3. Xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong ngành. 3 4. Các đặc thù của ngành. 4 B.Phân tích hiện trạng công ty. 5 1.Lịch sử phát triển Honda Việt Nam. 5 2.Vị thế của Honda trong ngành xe máy. 7 3.Năng lực phát triển của công ty. 11 C.phân tích hiện trạng của sản phẩm 12 1.Sản phẩm 12 2.Việc bán sản phẩm 14 D.Phân tích hiện trạng thị trường: 15 1.Xác định phạm vi thị trường: 15 2. Xác định khách hàng mục tiêu: 19 3.Cách thức sử dụng các phương tiện truyền thông của khách hàng: 20 E. Phân tích đối thủ cạnh tranh: 20 1.Đối thủ cạnh tranh thách thức: Yamaha motor Việt Nam. 20 2. Đối thủ cạnh tranh theo sau : 22 F.Phân tích chiến lược phân phối hiện tại 25 1.Mạng lưới phân phối hiện tại 25 2. Đánh giá hiệu quả phân phối. 25 3. Mô tả và đánh giá các thành viên của kênh phân phối. 25 4. Quan hệ xúc tiến với các thành viên của kênh phân phối. 26 G.Phân tích chính sách giá hiện tại. 28 1.Cạnh tranh qua giá. 28 2.Mục tiêu định giá và các chiến lược định giá trong quản trị. 29 H.Phân tích chiến lược truyền thông xúc tiến hiện tại 31 1.Chiến lược truyền thông và xúc tiến bán trong quá khứ. 31 2.Bán hàng trực tiếp. 35 3.Các chương trình quảng cáo. 36 I.Các yếu tố môi trường. 38 1. Môi trường kinh tế. 38 2.Môi trường chính trị, luật pháp. 39 3. Môi trường văn hóa, xã hội. 40 4.Môi trường khoa học – công nghệ. 40 J.Tiềm năng Marketing 41 1.Thực trạng sản xuất. 41 2. Hình ảnh trên cộng đồng. 42 2.1. Sản phẩm của một thương hiệu mạnh và uy tín. 42 2.2. Sản phẩm chất lượng cao, giá thành rẻ. 43 2.3 Sản phẩm an toàn, thân thiện. 43 3. Khả năng đi đầu về mặt công nghệ. 45 3.2. Honda hợp tác với IBM nâng cấp xe máy 45 II.CHIẾN LƯỢC MARKETING 46 A.Chiến lược chung marketing. 46 1.Chiến lược định vị với dòng xe Wave của Honda. 46 B.Các chiến lược bộ phận. 48 1.Chiến lược sản phẩm. 48 2.Chiến lược về giá 48 3.Phân phối : 48 4.Xúc tiến hỗn hợp 49 III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH MARKETING 49 1.Chính sách sản phẩm. 49 1.1Cải tiến về sản phẩm. 49 1.2Cải tiến về dịch vụ. 49 2.Chính sách giá. 50 3.Chính sách phân phối. 50 4.Chính sách truyền thông xúc tiến. 50 4.1Bán hàng cá nhân. 50 4.2Quảng cáo. 50 4.3Xúc tiến bán. 51 4.4Quan hệ công chúng. 52 IV NGÂN SÁCH MARKETING. 53 A.Phương pháp phân bổ. 53 B.Phân chia ngân sách marketing cho từng bộ phận. 53 1.Nghiên cứu sản phẩn mới. 53 2.Nghiên cứu marketing. 54 3.Chi phí bán hàng. 54 4.Các chi phí cho quảng cáo, marketing trực tiếp, xúc tiến và PR. 54 I.PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG HIỆN TẠI A.Phân tích ngành 1.Phạm vi, lĩnh vực kinh doanh -Trong những năm gần đây, việc thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới đã làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Sự phát triển đó của nền kinh tế đã có ảnh hưởng trực tiếp tích cực đến đời sống của người dân. Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Cũng như những nhu cầu tự nhiên như ăn, mặc, ở thì một nhu cầu khác không thể thiếu được đối với con người trong cuộc sống hiện nay đó là phương tiện đi lại hay còn gọi là phương tiện giao thông. Và để đáp ứng được nhu cầu đó của người dân thì một loạt các phương tiện giao thông đã được nghiên cứu, sản xuất và đưa vào sử dụng như : ô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, ... Nếu như ở Việt Nam khoảng một hai thập niên trước đây, chiếc xe gắn máy mang tính thiểu số được vị nể với tư cách là một sản phẩm tân kỳ, một tài sản lớn hơn là một phương tiện giao thông thì trong những năm gần đây, chiếc xe gắn máy đã trở nên phổ biến hơn và hầu như trở thành phương tiện giao thông chính của đại đa số người dân. Hiện nay, có những gia đình có 1- 2 thậm chí có đến 3- 4 chiếc xe gắn máy trong nhà. -Nếu như trước đây, xe gắn máy xuất hiện trên thị trường Việt Nam chỉ qua con đường nhập khẩu nguyên chiếc thì nay đã có một số doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe gắn máy có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Một số hãng sản xuất xe gắn máy hàng đầu trên thế giới như : Honda, Suzuki, Yamaha,... đã liên doanh với Việt Nam để sản xuất và cung cấp xe máy cho người tiêu dùng Việt Nam ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Như vậy là sự ra đòi của các liên doanh : Honda Việt Nam, Suzuki Việt Nam, Yamaha Việt Nam,... đã đáp ứng được sự mong đợi của người tiêu dùng Việt Nam. Sản phẩm của các liên doanh này rất đa dạng và phong phú. -Ngành công nghiệp xe máy có khoảng 45 doanh nghiệp tham gia thị trường, song chỉ có một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới thực sự tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong năm 2009 Honda chiếm 52%, Yamaha là 18%, Suzuki 9%, SYM 9%... Số còn lại chỉ hoạt động cầm chừng hoặc làm ăn manh mún. Qua đó có thể thấy được vị trí thống ngự của HVN trên thị trường xe máy Việt Nam.   (Nguồn: Honda Việt Nam) 2.Lịch sử ngành a.Lợi thế công nghệ -HVN là công ty con của Honda Nhật Bản, được thừa hưởng nền tảng của một hãng sản xuất xe máy lớn nhất thế giới, cùng với những phát minh sáng chế đi tiên phong trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó có Honda Ý, Honda Thái Lan, Honda Trung Quốc… cũng là những liên doanh Honda rất mạnh. Vì thế, một mặt, Honda Việt Nam được thừa hưởng những chuyển giao công nghệ từ công ty mẹ, mặt khác có nguồn cung cấp linh kiện từ các liên doanh giúp Honda Việt Nam có thể lắp ráp những sản phẩm mà với quy mô và trình độ trong nước chưa thể thực hiện được. -Bên cạnh những máy móc lắp ráp, sản xuất hiện đại, Honda Việt Nam với lợi thế về nguồn vốn đầu tư lớn (hơn 350 triệu USD) đã đầu tư hàng triệu USD để đầu tư các loại máy xử lý rác thải, khí thải và sản xuất ra các phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường. b. Xu hướng phát triển -Xu hướng nội địa hóa: Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuát được xe máy có tỉ lệ nội địa hóa 100%, chất lượng đảm bảo, giá thành phù hợp. Wave là dòng xe có mức giá khả rẻ, thiết kế đơn giản và tỉ lệ nội địa hóa trong dòng sản phẩm xe wave là khá cao. Và còn có xu hướng tăng lên. Một mặt đảm bảo chi phí sản xuất xe không bị đội lên quá cao, dẫn đến giá cả tăng lên. Mặt khác tận dụng được tiềm năng và nguyên vất liệu trong nước, không bị lệ thuộc vào công ty mẹ và các liên doanh nước ngoài khác. - Xu hướng cải tiến sản phẩm: wave là một dòng sản phẩm chứ không phải chỉ một sản phẩm xe. Vì thế, những sản phẩm ra đời sau ưu việt hơn sản phẩm ra đời trước. Đồng thời cũng cập nhật được những tiến bộ công nghệ cũng như những thay đổi về kiểu dáng, thẩm mĩ, chất lượng để phù hợp hơn với khách hàng. 3. Xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong ngành. a. Đường cầu -Theo tổng cục thống kê, trong nửa đầu năm nay, GDP Việt Nam tăng trưởng 7,87% thu nhập bình quân/ngưởi năm 2009 đã đạt 1083 USD. Trong khi đó, theo bộ lao động thương binh và xã hội cho biết, khoảng cách thu nhập của các nhóm lao động đang ngày càng có sự chênh lệch rõ nét. Điều này dẫn đến “cầu” về sản phẩm xe máy cũng phân cực giữa một bên là xe số có giá cả vừa phải hợp lý và bên kia là xe ga cao cấp dành cho những người có thu nhập “khủng”. b. Ngân sách tiêu dùng của mỗi khác hàng -Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, thu nhập tăng dẫn tới việc người dân dành nhiều hơn ngân quỹ dành cho việc mua sắm, đáp ứng như cầu đi lại của bản thân cũng như khẳng định nhiều hơn cái “tôi” cá nhân trong hoạt động chi tiêu, mua sắm. Theo số liệu của tổng cục thống kê, chi tiêu cho đời sống của nguời dân Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 tăng 10, 57% trong đó khu vực thành thị là 10% còn khu vực nông thôn là 11,25%. c.Tiềm năng phát triển. -Trong bối cảnh khả quan của nền kinh tế, thu nhập tăng lên cùng với xu hướng người dân dành nhiều hơn phần thu nhập của mình cho chi tiêu , mua sắm. Đồng thời, xu hướng thiết yếu về nhu cầu có phương tiện đi lại, phương tiện thể hiện cá tính, thu nhập và địa vị xã hội dẫn tới việc tiềm năng phát triển của thị trường xe máy là rất lớn. Trong năm 2009, khi mà nền kinh tế vừa mới hồi sinh sau khủng hoảng, ngành công nghiệp xe máy đã tăng trưởng 9% và bản thân Honda Việt Nam đã tăng trưởng tới 18%, đóng góp vào sự tăng trưởng cao của Honda Việt Nam không thể không nhắc tới dòng sản phẩm Wave khi mà nó đã đánh rất trúng vào đoạn thị trường có thu nhập tầm trung và tầm thấp của Việt Nam. 4. Các đặc thù của ngành. a.Mô hình phân phối hiện tại trong ngành. -Với đa số khách hàng Việt Nam thì xe máy vẫn là một tài sản lớn, có giá trị. Vì thế, nó không thể buôn bán tràn lan trên thị trường được. Mô hình phân phối chủ yếu của ngành vẫn là là phân phối xuống các đại lý, các Head rồi sau đó, các Head này sẽ phân phối sản phẩm tới tay khách hàng đồng thời sẽ kết hợp với hãng để bảo hành, bảo dưỡng và chăm sóc khách hàng để đảm bảo cho khác hàng có được niềm tin vào sản phẩm và nhãn hiệu. b.Các điều luật điều chỉnh hoạt động của ngành. -Sản xuất và lắp ráp xe máy cũng chịu những ràng buộc về mặt pháp lý đó là thuế nhập khẩu và tỷ lệ nội địa hóa. Trong bối cảnh nhà nước đang khuyến khích các ngành công nghiệp tăng tỷ lệ nội địa hóa thì những sản phẩm như xe máy có tỷ lệ nội địa hóa cao sẽ được những ưu đãi nhất định của luật pháp về thuế cũng như phân phối. Ngược lại, những sản phẩm nhập khẩu và có tỷ lệ nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng cao sẽ phải chịu những khoản thuế lớn và kéo theo đó là giá của chiếc xe sẽ tăng lên. -Wave là dòng sản phẩm được định giá thấp, vì thế yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa trong quá trình sản xuất là rất quan trọng. c.Các hoạt động truyền thông-xúc tiến điển hình trong ngành. -Do lợi thế về quy mô vốn rất lớn, chương trình truyền thông, xúc tiến bán của ngành xe máy được tiến hành mạnh mẽ và đa dạng dưới rất nhiều hình thức như: Quảng cáo trên truyền hình, báo , đài, tập chí, tài trợ cho chương trình lái xe an toàn, tài trợ cho các chương trình ca nhạc, tài trợ cho đội tuyển bóng đá Việt Nam... d.Các đặc thù địa lý hoạt động của ngành. -Ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy là ngành có quy mô toàn cầu. Những thiết bị, linh kiện của ngành không nhất thiết phải được sản xuất hoàn toàn trong nước mà có thể nhập khẩu từ nước ngoài. Đồng thời để đáp ứng được những yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 về quản trị chất lượng thì đòi hỏi HVN phải có những máy móc chuên dụng, hiện đại để có thể đáp ứng và đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Những linh kiện, thiết bị phức tại có thể phải nhập khẩu từ công ty mẹ hay những liên doanh mạnh hơn có đủ khả năng sản xuất. B.Phân tích hiện trạng công ty. 1.Lịch sử phát triển Honda Việt Nam. -Có mặt tại Việt Nam từ tháng 3 năm 1996, và xuất xưởng chiếc xe đầu tiên ( Super Dream ) vào tháng 12 năm 1997, kể từ đó, Honda Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế tạo xe máy tại Việt Nam. Các sản phẩm của Honda Việt Nam được đánh giá có tính an toàn cao, bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu, phù hợp với các điều kiện giao thông tại Việt Nam và được khách hàng yêu mến. -Trong năm 2009, Honda Việt Nam đã tiêu thụ 1,43 triệu chiếc, tăng 18% so với năm 2008, chiếm 52% trong tổng số lượng xe máy tiêu thụ trên toàn thị trường Việt Nam (2,75 triệu chiếc). Đây thật là con số đáng tự hào khi mà thị trường xe máy Việt Nam đang là nơi cạnh tranh gay gắt giữa các hãng xe máy Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio,…  (nguồn Honda Việt Nam ) Các nhà máy hiện tại của Honda Việt Nam -Nhà máy xe máy thứ nhất : Tháng 3 năm 1998, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy thứ nhất. Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda taị thị trường Việt Nam.  +Thành lập: Năm 1998  +Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc  +Vốn đầu tư: USD 290,427,084  +Lao động: 3.560 người  +Công suất: 1 triệu xe/năm  +Công ty Honda Việt Nam (HVN) là công ty liên doanh gồm 03 đối tác:  Công ty Honda Motor (Nhật Bản – 42%)  Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan – 28%)  Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam – 30%)  -Nhà máy xe máy thứ hai: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng Việt Nam, Honda Việt Nam quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng tại thị trường Việt Nam. Tháng 8 năm 2008, nhà máy xe máy thứ hai chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500,000 xe/năm đã được khánh thành tại Viêt Nam. Điều đặc biệt của nhà máy xe máy thứ 2 chính là yếu tố “thân thiện với môi trường và con người”. Theo đó, nhà máy này được xây dựng dựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các nguồn năng lượng tự nhiên là: Gió, Ánh sáng và Nước.  +Năm thành lập: Năm 2008  +Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc  +Vốn đầu tư: 65 triệu USD  +Lao động: 1.375 người  +Công suất: 500.000 xe/năm  Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả 2 nhà máy xe máy là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới.  Theo đại diện HVN, thị trường xe máy Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Năm 2009, riêng thị phần của 4 liên doanh xe máy lớn đã đạt 2,26 triệu chiếc, tăng khoảng 20% so với năm 2008. Đồng thời, Việt Nam cũng đã trở thành thị trường xe máy lớn thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Vì vậy, HVN đã quyết định mở rộng năng lực sản xuất xe máy với trọng tâm phát triển các dòng xe tay ga nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Ở một khía cạnh khác, việc tăng công suất sản xuất xe máy cũng sẽ giúp HVN giải quyết được bài toán cung không đủ cầu. Để hoàn thành kế hoạch này, HVN quyết định đầu tư thêm khoảng 70 triệu USD vào việc mở rộng nhà máy với công suất tăng thêm khoảng 500.000 chiếc/năm, nâng tổng công suất lên 2 triệu chiếc/năm. Dự kiến, phần nhà máy mở rộng sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động từ cuối năm 2011. 2.Vị thế của Honda trong ngành xe máy. -Trải qua 10 năm có mặt tại Việt Nam, HVN luôn phấn đấu vì hạnh phúc và an toàn của người dân Việt Nam cũng như vì sự phát triển của đất nước Việt Nam. Vì vậy, HVN đã luôn nỗ lực áp dụng các công nghệ và trang thiết bị tiên tiến hiện đại trong sản xuất, phát triển mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng trong nước nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tiến hành chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, tuyển dụng lao động địa phương, đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, tích cực đóng góp cho Ngân sách Nhà nước v.v. - Dẫn đầu ngành công nghiệp xe máy Việt Nam: Với những nỗ lực vượt bậc, HVN đã luôn dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế tạo xe máy. Sau 10 năm hoạt động, Công ty đã đầu tư gần 194 triệu đô la Mỹ cho sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, để đáp lại nhu cầu của khách hàng Việt Nam, từ năm 2005, HVN đã đầu tư thêm khoảng 60 triệu đô la trong vòng 5 năm tới cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô Honda tại Việt Nam. Cùng với quá trình phát triển và trưởng thành, HVN tự hào được góp phần đóng góp cho Ngân sách nhà nước với tổng trị giá lên tới gần 330 triệu đô la Mỹ, là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây. -Sản phẩm xe máy được khách hàng yêu mến nhất: Luôn theo đuổi mục tiêu “cung cấp các sản phẩm và dịch vụ vượt trên cả sự mong đợi của khách hàng”, HVN đã luôn nỗ lực nghiên cứu, phát triển và cho ra đời hàng loạt các sản phẩm mang lại những giá trị mới cho các khách hàng của chúng tôi, như Super Dream (1998), Future (1999), Wave Alpha (2002), Future II & Wave ZX (2004), Wave RS, Future Neo và Wave Alpha mới (2005) v.v. Với chất lượng Honda toàn cầu, tính an toàn cao, đặc biệt thích hợp với các điều kiện đường sá ở Việt Nam cùng với các dịch vụ sau bán hàng chu đáo, các sản phẩm của HVN đã chiếm chọn cảm tình của khách hàng Việt Nam. Đến nay, đã có hơn 2,5 triệu sản phẩm của HVN được khách hàng trên cả nước yêu chuộng sử dụng. Sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng của HVN luôn được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 9 năm qua và được Bộ Kế hoạch Đầu tư và Báo Thời báo kinh tế Việt Nam trao tặng Giải thưởng Rồng Vàng trong 5 năm liên tiếp. -Tiên phong trong xuất khẩu: Không chỉ được khách hàng Việt Nam tin dùng, sản phẩm xe máy và phụ tùng xe máy của HVN cũng rất được yêu mến ở các nước trong khu vực, như Malaysia, Indonesia, Philippines, Lào, Cambodia v.v. Đến nay, HVN đã xuất khẩu được hơn 163.000 xe máy cùng với động cơ và phụ tùng xe máy, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 96 triệu đô la Mỹ. HVN đã trở thành doanh nghiệp tiên phong trong việc xuất khẩu xe máy và phụ tùng xe máy Việt Nam (bắt đầu xuất khẩu ngay từ tháng 5/2002) và luôn dẫn đầu về cả số lượng và kim ngạch. HVN tự hào đã góp phần nâng cao vị thế sản phẩm made-in-Việt Nam trên thị trường quốc tế. -Chú trọng trong phát triển nguồn nhân lực: Cùng với mở rộng phát triển sản xuất, Công ty cũng đóng góp không nhỏ trong việc tạo việc làm cho lao động địa phương. Hiện nay, lực lượng lao động trong Công ty đã lên tới 3.000 người và số lượng lao động trong hệ thống các nhà cung cấp phụ tùng, vận tảI và mạng lưới các cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda uỷ nhiệm (HEAD) đã lên tới hơn 32.000 người. Công ty đặc biệt chú trọng tới đào tạo phát triển nguồn nhân lực với các khoá học thường xuyên trong công ty và các khoá đào tạo ở nước ngoài. Đến nay, đã có gần 300 nhân viên HVN tham dự các khoá đào tạo nâng cao kiến thức và tay nghề ở nhiều nước, như Nhật Bản, TháI Lan, Malaysia, Indonesia v.v. -Đi đầu trong các hoạt động An toàn giao thông: Luôn nỗ lực hết mình vì sự an toàn của người đi xe nói riêng và của cộng đồng nói chung, trong suốt 15 năm qua, HVN đã dành sự quan tâm đặc biệt cho các hoạt động tuyên truyền An toàn giao thông (ATGT) và hướng dẫn lái xe an toàn (LXAT). Đồng thời, Công ty cũng phối hợp với các cửa hàng HEAD tổ chức các cuộc thi LXAT mang tên “Tôi yêu Việt Nam” tại các tỉnh thành trên cả nước. Những nỗ lực của HVN trong các hoạt động ATGT đã nhận được sự ủng hộ to lớn cũng như đánh giá cao từ các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như công chúng trong cả nước. HVN đã 2 lần vinh dự được UBATGT quốc gia trao tặng bằng khen vì đã có thành tích to lớn trong công tác ATGT (2004 – 2005). -Đi đầu trong các hoạt động đóng góp xã hội: Bên cạnh đó, trong 10 năm qua, HVN cũng đặc biệt chú trọng tới các hoạt động xã hội trong nhiều lĩnh vực, như hỗ trợ phát triển giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, thể thao và từ thiện với tổng ngân sách lên tới gần 6 triệu đô la Mỹ. -Giáo dục:Tặng thiết bị đào tạo trị giá 500.000USD cho 50 trường dạy nghề trên toàn quốc (1996 – 1998), cấp học bổng trị giá 200.000USD cho 4 sinh viên xuất sắc sang tu nghiệp tại Nhật Bản (1999 – 2000), tặng rô bốt hàn trị giá 60.000USD cho trường ĐHBK Hà Nội (2003), thành lập quỹ học bổng Vĩnh Phúc thường niên với ngân sách 200 triệu đồng/năm (2005), tặng học bổng cho 154 học sinh, sinh viên xuất sắc (2004 – 2005), tài trợ cuộc thi Trí tuệ Việt Nam (2004), … -Văn hoá & Thể thao: Tài trợ các chương trình ca nhạc đặc biệt gây tiếng vang lớn của đài truyền hình Việt Nam (như Con đường âm nhạc), mang tiếng hát của các ngôi sao trẻ đến với các bạn sinh viên hay tài trợ cuộc thi tìm kiếm tài năng thiết kế thời trang trẻ và các chương trình thời trang khác, góp phần phát triển ngành thời trang Việt Nam và biến ước mơ sáng tạo của các bạn trẻ thành hiện thực. Đặc biệt, trong năm 2005, Công ty đã tài trợ Cúp bóng đá quốc tế mang tên Cúp Honda nhằm tạo điều kiện cho các cầu thủ Việt Nam có cơ hội cọ xát để nâng cao chuyên môn. -Từ thiện: Trao tặng 50 xe Super Dream cho Hội chữ thập đỏ Việt Nam (1998), tặng 2 tỷ đồng cho đồng bào gặp thiên tai bão lụt, tặng 300 triệu đồng cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, ủng hộ Viện Nhi Trung ương 160 triệu đồng giúp đỡ trẻ em lọc máu ghép tạng v.v. -Với những đóng góp tích cực trong sản xuất kinh doanh và vì cộng đồng, HVN đã vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng Ba và Lễ kỷ niệm 10 năm thành l
Luận văn liên quan