Đề tài Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ 2001 - 2005 và những giải pháp thực hiện

Những năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Muốn vậy chúng ta phải phát huy tổng hợp mọi nguồn lực về vốn, đất đai, tài nguyên con người và công nghệ kỹ thuật. Phải tranh thủ sự ủng hộ của thế giới nhưng dùa trên sức mình là chính. Trong đó, chú trọng đến yếu tố nguồn nhân lực bởi con người là điều kiện tiên quyết, là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của đảng xác định “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” của đất nước. Vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực và đối với công cuộc phát triển đất nước. Thực tiễn trên thế giới đã chứng minh nước nào có chiến lược đúng đắn về nguồn lực con người thì dân téc đó phát triển đi lên. Kinh nghiệm mấy thập kỷ qua ở Nhật Bản và một số nước ASEAN đã cho thấy giá trị to lớn của chiến lược khai thác nguồn lực con người. Với họ, chiến lược này đã tập trung vào những trọng điểm tài năng, kỹ nghệ, sáng tạo và ý chí. Do đầu tư đúng hướng, trong những năm qua các nước này đang trở thành những trung tâm phát triển kinh tế - xã hội năng động nhất. Phát huy những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và kiến thiết xây dựng nước nhà, chúng ta phải dựa vào khai thác nguồn nhân lực trong và ngoài nước một cách cởi mở hợp lý nhất. Với những phẩm chất thông minh, sáng tạo, dũng cảm và nhân đạo, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng đó là nguồn của cải vô giá được kết tinh trong con người Việt Nam. Sự thành công của công cuộc đổi mới nói chung và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng ở nước ta cũng dựa trên nền tảng nguồn của cải vô giá đó. Nhận thức được xu thế phát triển ấy, em xin thực hiện đề tài: “Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ 2001-2005 và những giải pháp thực hiện”.

doc47 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ 2001 - 2005 và những giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁN MÔN: NGUỒN NHÂN LỰC Đề tài: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ 2001-2005 và những giải pháp thực hiện. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 4 I. Một số khái niệm, quan niệm 4 II. Nội dung - yêu cầu phát triển NNL và KHH phát triển NNL 5 III. Vai trò của NNL đối với việc phát triển KT-XH nước ta 9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NNL Ở VIỆT NAM 11 I. Thực trạng của việc phát triển NNL thời kỳ 1996-2000 11 II. Một số mặt đã đạt được và còn yếu kém trong quá trình phát triển NNL giai đoạn 1996-2000 26 CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THỜI KỲ 2001-2005 VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 32 I. Căn cứ cho việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển NNL 32 II. Mục tiêu và phương hướng phát triển NNL thời kỳ 2001-2005 34 III. Các giải pháp và chính sách phát triển NNL cho thời kỳ 2001-2005. 40 KẾT LUẬN 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 LỜI NÓI ĐẦU Những năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Muốn vậy chúng ta phải phát huy tổng hợp mọi nguồn lực về vốn, đất đai, tài nguyên con người và công nghệ kỹ thuật. Phải tranh thủ sự ủng hộ của thế giới nhưng dùa trên sức mình là chính. Trong đó, chú trọng đến yếu tố nguồn nhân lực bởi con người là điều kiện tiên quyết, là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của đảng xác định “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” của đất nước. Vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực và đối với công cuộc phát triển đất nước. Thực tiễn trên thế giới đã chứng minh nước nào có chiến lược đúng đắn về nguồn lực con người thì dân téc đó phát triển đi lên. Kinh nghiệm mấy thập kỷ qua ở Nhật Bản và một số nước ASEAN đã cho thấy giá trị to lớn của chiến lược khai thác nguồn lực con người. Với họ, chiến lược này đã tập trung vào những trọng điểm tài năng, kỹ nghệ, sáng tạo và ý chí. Do đầu tư đúng hướng, trong những năm qua các nước này đang trở thành những trung tâm phát triển kinh tế - xã hội năng động nhất. Phát huy những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và kiến thiết xây dựng nước nhà, chúng ta phải dựa vào khai thác nguồn nhân lực trong và ngoài nước một cách cởi mở hợp lý nhất. Với những phẩm chất thông minh, sáng tạo, dũng cảm và nhân đạo, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng đó là nguồn của cải vô giá được kết tinh trong con người Việt Nam. Sự thành công của công cuộc đổi mới nói chung và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng ở nước ta cũng dựa trên nền tảng nguồn của cải vô giá đó. Nhận thức được xu thế phát triển ấy, em xin thực hiện đề tài: “Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ 2001-2005 và những giải pháp thực hiện”. CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC I. Một số khái niệm, quan niệm 1. Nguồn nhân lực (NNL) NNL theo nghĩa rộng được hiểu như nguồn lực con người, là một bộ phận của các nguồn lực giống như các nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính cần được huy động, quản lý để thực hiện những mục tiêu phát triển đã định.Theo định nghĩa của LHQ: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong mét cộng đồng”. Khác với các nguồn lực vật chất, tài chính, con người có cảm giác, rất nhạy cảm với những tác động qua lại của mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra tại môi trường nơi họ sống, làm việc, họ có thể tự quyết định và hành động theo ý mình do đó việc quản lý và sử dụng con người khó khăn hơn rất nhiều so với việc quản lý và sử dụng các nguồn lực vật chất và tài chính khác. Nguồn lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kế hoạch hoá (KHH) ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người trong độ tuổi lao động theo quy định của bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi), có khả năng lao động. Đây là lực lượng lao động tiềm tàng có thể huy động vào các hoạt động của nền KT-XH 2. Lực lượng lao động (LLLĐ) LLLĐ là một bộ phận của NNL, bao gồm những người trong độ tuổi lao động đang làm việc và những người chua làm việc có nhu cầu việc làm. Đây là những người mà nền kinh tế có thể huy động và phải giải quyết việc làm. LLLĐ không bao gồm những người đang đi học, làm nội trợ, mất khả năng lao động và không có nhu cầu làm việc. Tỷ lệ tham gia LLLĐ trong tổng dân số trong tuổi lao động khác nhau giữa nam - nữ, thanh thị - nông thôn, trình độ phát triển KH-XH các quốc gia (vùng) càng nghèo thì tỷ lệ tham gia LLLĐ càng cao và ngược lại. 3. Phát triển nguôn nhân lực (PTNNL) Phát triển NNL của một quốc gia(một vùng lãnh thổ) là tạo ra sự biến đổi số lượng và chất lượng về mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức, tinh thần của từng con người lao động, tạo lập một cơ cấu đội ngũ nhân lực hợp lý và sử dụng năng lực của con người cùng với đội ngũ của họ vì sự tiến bộ kinh tế, xã hội Theo F.M.Harbison, tốc độ tăng nhu cầu lao động có kỹ thuật phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) vì trong một chu kỳ dài, tốc độ tăng việc làm cần lao động đã qua đào tạo (nhu cầu lao động có kỹ thuật) thường tăng gấp 2-3 lần tốc độ tăng của GDP. II. Nội dung - yêu cầu phát triển NNL và KHH phát triển NNL 1. Phát triển NNL - Theo UNDP có 5 điểm “phát sinh năng lượng” của phát triển NNL là: + Giáo dục + Sức khoẻ và dinh dưõng + Môi trường (tự nhiên – kinh tế – xã hội) + Việc làm + Tự do chính trị - kinh tế Những điểm phát sinh năng lượng đó thâm nhập vào nhau và phụ thuộc lẫn nhau, nhưng giáo dục đào tạo là cơ sở cho tất cả nhưng điểm khác * Vấn đề phát triển NNL trong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước phải bao gồm đồng bộ cả 3 mặt chủ yếu: + Nuôi dưỡng và giáo dục đào tạo con người; + Sử dụng con người; + Tạo môi trường làm việc và đãi ngộ thoả đáng cho con người. Cả ba mặt này phải làm đồng bộ mới thúc đẩy sự phát trển NNL nói tiêng và phát triển KT- XH nói chung. * Phát triển nguồn nhân lực có thể coi là một lĩnh vực của quản lý NNL bao gồm các hoạt động theo sơ đồ sau: Quản lý nhân lực Phát triển NNL Sử dụng NNL Tạo môi trường của NNL Dân số và KHHGĐ Tuyển dụng Mở rộng chủng loại việc làm Dinh dưỡng và sức khoẻ Sàng lọc Mở rộng quy mô việc làm Giáo dục và đào tạo Bố trí sử dụng Phát triển tổ chức Văn hoá và truyền thống dân tộc Đánh giá Việc làm, phân phối thu nhập và đãi ngộ * Về cơ cấu nguồn nhân lực (NNL) bao gồm: 1.1. Cơ cấu trạng thái hoạt động của NNL: phân chia NNL thành hoạt động kinh tế (LLLĐ) và không hoạt động kinh tế (đi học, MSLĐ, nội trợ và không có nhu cầu làm việc. 1.2. Việc tạo lập cơ cấu NNL mới để đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH theo hướng CNH, HĐH (của mỗi quốc gia, vùng) phải nhằm phục vụ cho được sự chuyển dịch lớn về cơ cấu lao động theo ba mặt chủ yếu là: - Cơ cấu trình độ lành nghề của đội ngò lao động chuyển dịch theo hướng yêu cầu trí tuệ ngày cang cao, gắn với cơ cááu công nghiệp mới, đó là cơ cấu nhiều trình độ công nghệ, nhiều loại quy mô trong đó ưu tiên các loại trình độ tiên tiến thích hợp. Theo kinh nghiệp của thế giới, tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của tiến bộ kỹ thuật cần có cơ cấu chất lượng lao động theo các trình độ thích hợp tương ứng. - Cơ cấu phân công lao động theo ngành: Theo tổng kết kinh nghiệm của các nhà kinh tế học trên thế giới, có mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa bình quân GDP/người và cơ cấu lao động làm việc trong các ngành KTQD: GDP/người càng cao thì tỷ trọng lao động làm việc trong lao động nông nghiệp càng giảm, trong công nghiệp và dịch vụ càng tăng và ngược lại - Cơ cấu tổ chức lao động chuyển dịch theo hướng hình thành bộ máy và cơ chế vận hành mới của ba loại hình tổ chức phổ biển trong xã hội. Đó là: + Bộ máy Nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp), Đảng, Đoàn thể; đội ngò cán bộ công chức hành chính của bộ máy công quyền, sự phát triển số lượng tương quan với qui mô dân số và đòi hỏi chất lượng cao + Các doanh nghiệp (kể cả hộ gia đình) sản xuất kinh doanh và dịch vụ phát triển theo yêu cầu của thị trường sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ. + Các cơ sở sự nghiệp (khoa học và giáo dục - đào tạo.v.v) gồm đội ngò cán bộ viên chức, lao động khu vực sự nghiệp thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển toàn diện và thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Số lượng và chất lượng này tương quan với quy mô dân số, phân bố dân cư và trình độ phát triển KT-XH, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dịch vụ và chất lượng của kết quả phát triển con người. Cơ cấu này, theo Liên Hợp quốc, là “tam giác phát triển” với sự chọn lọc những thành phần thích hợp nhất ở mỗi đỉnh tam giác và có quan hệ tương tác theo chức năng để thúc đẩy phát triển: Ở mỗi loại tổ chức đều có 3 chức năng cần có nhân lực thành thạo nghề nghiệp để đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả nhất: Chức năng lãnh đạo, quản lý (cán bộ quản lý). Chức năng tham mưu, nghiên cứu, thiết kế, KHH (chuyên gia). Chức năng thực hiện (những người thực hiện). Tuỳ theo mỗi loại tổ chức, mỗi chức năng cần có những nhân lực tương ứng vế ngành nghề, trình độ, tư chất con người cụ thể và với một cơ cấu thích hợp. Nếu bảo đảm được cho mỗi loại tổ chức đó có bộ máy với cơ cấu đồng bộ và cơ chế vận hành tốt sẽ bảo đảm hiệu quả hoạt động của toàn xã hội. Vì vậy, phải xuất phát từ những yêu cầu phẩm chất của các loại chức năng lao động đó để đào tạo nhân lực cho phù hợp, tránh tình trạng thừa thiếu trong mỗi giai đoạn phát triển KT-XH. 1.3. Đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi ngành còn phải chú ý đến cơ cấu lãnh thổ, vùng, miền để đảm bảo sự tương quan NNL với yêu cầu phát triển bền vững. 2. Kế hoạch hoá phát triển NNL Trong điều kiện công nghệ thế giới đang thay đổi nhanh chóng đòi hỏi chất lượng NNL cũng phải thay đổi nhanh chóng để theo kịp tiến bộ công nghệ Tuy nhiên, bao giê cũng cần phải có một thời gian để đào tạo và điều chỉnh chất lượng NNL đảm bảo cân bằng cung và cầu về NNL đáp ứng yêu cầu CNH và HĐH. Vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, xây dựng chiến lược phát triển NNL là phải đưa ra những dự báo ngay từ bây giờ để nền kinh tế có thời gian đièu chỉnh. Tuy nhiên, còng nh­ các kế hoạch khác trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch phát triển NNL chỉ là một kế hoạch chỉ dẫn, nó cung cấp những định hướng, còn việc thực hiện là thông qua đào tạo và những chính sách khuyến khích hay hạn chế thích hợp. Nội dung KHH phát triển NNL bao gồm 3 bộ phận có liên quan với nhau về ý nghĩa và khác nhau về quy mô, đó là: 2.1. Kế hoạch phát triển nhân lực có mục tiêu là làm thế nào để cung và cầu về lao động kỹ năng của các ngành nghề khác nhau khớp được với nhau và tránh được dư thừa hoặc thiếu hụt lao động kỹ năng so với nhu cầu cần đến nhằm đạt mục tiêu phát triển chung. Vì vậy chính sách ở đây là phải dùa trên nhu cầu mỗi loại lao động mà tiến hành các giải pháp chuyển hoá đào tạo sao cho đủ nguồn lao động thích ứng với nhu cầu đó của thị trường sức lao động. 2.2. Kế hoạch phát triển việc làm: xử lý và giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư với giải quyết việc làm sao cho sử dụng có hiệu quả tổng nguồn lao động trong mối quân hệ tác động qua lại giữa cung và cầu lao động trong phát triển KT-XH. 2.3. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực: có quy mô lớn nhất, nó bao quát cả hai kế hoạch trên. KHH NNL bao gồm việc hoạch định phương hướng và các chính sách trực tiếp và gián tiếp tác động đến số lượng và chất lượng NNL. Tuy nhiên cấp bách nhất là nâng cao chất lượng NNL và sử dụng có hiệu quả NNL ấy phục vụ cho sự phát triển của con người, phát triển KT-XH và môi trường bền vững. Do đó nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phải toàn diện bao gồm đầy đủ các mặt chủ yếu trên đây mới có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. 3. Hệ thống chính sách phát triển NNL bao gồm 3.1. Các chính sách điều tiết qúa trình tái sản xuất dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm nhịp tăng quy mô dân số và làm tăng chất lượng dân số và NNL. 3.2. Các chính sách tác động đến quá trình trưởng thành, phát triển và hoà nhập các thế hệ thanh thiếu niên để đáp ứng các yêu cầu phát triển KT-XH. III. Vai trò của NNL đối với việc phát triển KT-XH nước ta Ngày nay, trước sự phát triển nh­ vò bão của cuộc Cách mạng KHCN và Thông tin, sù giao lưu trí tuệ và tư tưởng sự liên minh kinh tế giữa các khu vực trên thế giới. Sự ra đời của nhiều công ty xuyên quốc gia đã tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy. Tình hình đó đã dẫn đến sự quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, gây nên những đảo lộn về chính trị xã hội sâu sắc mang tính toàn cầu và đang đi tới thiết lập một trật tự thế giới mới. Trong bối cảnh đó khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang nổi lên là khu phát triển kinh tế năng động nhất. Một trong những yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là vai trò của NNL. Theo kinh nghiệm của nhiều nước thì nếu chỉ có lực lượng lao động đông và rẻ thì không thể tiến hành CNH, mà đòi hỏi phải có một đội ngò lao động có trình độ chuyên môn cao. Chính nhờ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao mà Nhật Bản nà các nước Nics (các nước công nghiệp mới) vận hành có hiệu quả công nghệ nhập khẩu hiện đại, sản xuất ra nhiều mặt hàng có thể cạnh tranh với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Để đảm bảo thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phải bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Với tư cách là mục tiêu và động lực phát triển, con người có vai trò to lớn không những trong đời sống kinh tế mà còn trong lĩnh vực hoạt động khác. Bởi vậy phải quan tâm, nâng cao chất lượng con người, không chỉ với tư cách là nguời lao động sản xuất, mà với tư cách là mội công dân trong xã hội mội cá nhân trong tập thể, mội thành viên trong cộng đồng nhân loại không thể thực hiện CNH, HĐH nếu không có đội ngũ đông đảo những công nhân lành nghề, những nhà khoa học kỹ thuật tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tụy, biết nhìn xa trông rộng. Vào những năm 80, quan điểm phát triển NNL đã trở thành vấn đề quan tâm đặc biệt ở châu Á - Thái Bình Dương. Con người được coi là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển. Trong thời đại mới muốn giải quyết hài hoà các yếu tố cung và cầu có liên quan đến chiến lược phát triển NNL thì cần xem xét khía cạnh NNL theo quan hệ mọi phía. Phải thấy được vai trò sản xuất của nguồn là vấn đề cốt lõi của học thuyết vốn con người. Và vai trò sản xuất của NNL có quan hệ chặt chẽ với vai trò tiêu dùng được thể hiện bằng chất lượng cuộc sống. Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước với mục tiêu đảm bảo cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, an ninh quốc gia và sự bền vững của môi truờng. Nền kinh tế nước ta chỉ có thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hiệu quả KT-XH cao khi nền kinh tế ấy thực sự dùa trên cơ sở CNH, HĐH trong đó phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh bền vững CNH, HĐH đang đặt con người trước những vấn đề phức tạp nan giải cả trong quan hệ giữa người với người cũng như giữa người với tự nhiên. Để giải quyết chúng, cần có sự thay đổi sâu sắc cách nghĩ, cách nhìn, cách hành động của con người. Đây chính là lý do vì sao mà nhiều nhà khoa học kêu gọi phải tiến hành cuộc “cách mạng con người” bởi vì “cách mạng con người là chìa khoá mở đường cho hoạt động tích cực, đưa đến mội cách sống mới và đổi mới số phận con người”. CNH, HĐH với cách mạng con người là hai mặt của một quá trình phát triển thống nhất. Công cuộc phát triển này to lớn phức tạp và khó khăn đến mức phải có sự nỗ lực to lớn mới mong “đẩy tới mội bước” trong thời gian tới. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NNL Ở VIỆT NAM I. Thực trạng của việc phát triển NNL thời kỳ 1996-2000 1. Về chỉ số phát triển con người (HDI) Theo báo cáo phát triển con người năm 2000 của UNDP đánh giá trình độ phát triển con người của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đạt thứ hạng 108/174 nước trên thế giới tham gia xếp hạng, với giá trị chỉ số HDI là 0,671, với các chỉ tiêu tuổi thọ bình quân đạt 67,8/năm(chỉ số tuổi thọ đạt 0,71); tỷ lệ biết chữ của người lớn là 92,9% và tỷ lệ huy động đi học các cấp của trẻ em 6 – 23 tuổi là 63%(chỉ số kiến thức đạt 0,83); GDP thực bình quân đầu người đạt 1.689 ppp$US (chỉ số thu nhập 0,47), tăng 13 bậc so với năm 1992 và vượt 24 bậc so với thứ hạng xếp về GDP bình quân đầu người. 2. Về số lượng NNL Số lượng NNL tăng lên đã đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội; dân số trong tuổi lao động đã tăng tuyệt đối 12,5 triệu người sau 10 năm (từ 33,8 triệu năm 1990 lên 44,8 triệu người năm 1999, chiếm 58,4% dân số và trên 46 triệu người, chiếm 59,1% dân số năm 2000), trung bình mỗi năm tăng trên 1,2 triệu người. 3. Về thực trạng chất lượng của NNL Thực trạng chất lượng của NNL đã tăng lên và đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế và phát trtiển xã hội nhưng vẫn là rất thấp và tồn chứa nhiều bất hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền và sử dụng lãng phí. 3.1. Trình độ học vấn của dân số trong tuổi lao động khá cao và đã tăng lên: số người mù chữ đã giảm từ 8,4% (thành thị 3,7%, nông thôn 10,2%) năm 1989 xuống 3,8% (nữ 4,78%, thành thị 1,7%, nông thôn 5,9%) năm 1998; số năm học cao nhất bìng quân đạt 7,3 năm (nữ 7 năm); thành thị 8,8 năm (nữ 8,6 năm); nông thôn 6,9 năm (nữ 6,6 năm); vùng đạt cao nhất là ĐBS Hồng: 8,6 năm và vùng đạt thấp nhất là ĐBS Cửu Long: 5,9 năm). Đặc biệt là số người thuộc nhóm tuổi 1 8 – 34 có số năm đi học bình quân là 9,5 năm là tiền đề thuật lợi để đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trong thời kỳ đến năm 2010; đã có tới trên 18 triệu người đã tốt nghiệp PTCS trở lên, tỷ trọng trong tổng số LLLĐ tăng tương ứng từ 45,4% lên 48,3% nhưng còn khác biệt lớn theo vùng (cao nhất là ĐBS Hồng đạt 75,4% và thấp nhất là ĐBS Cửu Long:21,8%) và có trên 5 triệu người đã tốt nghiệp PTTH trở lên. Ngoài ra còn số học sinh đang học ở các trường sẽ là lực lượng đáng kể bổ sung vào chất lượng LLLĐ: Cuối năm học 1998 - 1999 đã có 1.150 ngàn em dù thi tốt nghiệp PTCS và trên 425 ngàn thanh niên dự thi tốt nghiệp PTTH. Đó là nguồn vốn quý, nếu tổ chức quản lý, đào tạo và sử dụng tốt thì đây là mội lợi thế so sánh rất đáng kể cho đất nước bước vào thế kỷ XXI. 3.2. Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của nguồn nhân lực Theo tổng điều tra dân số 1.4 1999 cả nước có 2,5 ngàn Tiến sĩ khoa học, 8,8 ngàn tiến sĩ chuyên nghành, 17,2 ngàn thạc sĩ, 936 ngàn người có trình độ đại học, 379,2 ngàn người có trình độ cao đẳng, 1526.2 ngàn người có trình độ THCN, 1.239,8 ngàn người có trình độ CNKT, NVKT có bằng, chiếm 7,6% tổng người từ 13 tuổi trở” lên (tỷ lệ này của các nước trong khu vực là 49 - 50%). Như vậy vẫn còn lại 92,4% là lao động chưa lành nghề không có chuyên môn kỹ thuật, nếu so sánh với giai đoạn 3 của trình độ tiến bộ kỹ thuật, từ thủ công lên cơ khí hoá (như nước ta hiện nay) thì đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật ở nước ta là quá thấp nhưng chúng ta lại có đội ngũ cán bộ đại học và trên đại học cao hơn rất nhiều. Quan hệ cơ cấu chất lượng LĐ & trình độ tiên bộ kỹ thuật (%) Loại lao động Các giai đoạn tiến bộ kỹ thuật 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Lao động giản đơn CNKT chưa lành nghề CNKT lành nghề Kỹ thuật viên Kỹ sư Trên đại học 15 60 20 4 1 - 7 65 20 6,5 1,5 - - 37 53 8 2 - - 11 45 12,5 4,5 0,5 - 3 60 21 7 2 - - 55 30 10 2 - - 40 40 17 3 - - 21 50 25 4 - - - 60 34 6 (Nguồn: Lao động kỹ thuật, Đề tài cấp nhà nước 88.76.054, Bộ LĐ-TB-XH) Theo F.M.harbison: “Trong một chu kỳ dài, tốc độ tăng việc làm cần lao động đã qua đào tạo thường tăng 2-3 lần tốc độ tăng của GĐP”. Ở nước ta, lực lượng lao động đã qua đào tạo đã tăng
Luận văn liên quan