Trong những năm qua thếgiới nói chung và các tổchức kinh tếnói
riêng đã từng trải qua những sựthay đổi nhanh chóng, cơbản và quyết liệt
và đầy kịch tính hơn bất kỳ điều gì chúng ta đều có thểnghĩ đến. Quá trình
cạnh tranh toàn cầu, việc sửdụng rộng rãi mạng máy vi tính và thông tin
viễn thông, các chính sách mởrộng tựdo của các nước trên thếgiới, sự đổ
vỡcủa bức tường Berlin từng chia cắt miền ĐôngTây nước Đức hàng nhiều
thập kỷ, cũng nhưsựbiến động khôn lường của các nước Đông Âu. Rồi lại
dến các cuộc khủng bốvào các nước sừng sỏ đã biến điều bất thường trở
thành điều bình thuờng.Việt Nam với chính sách mởcửa, chuyển đổi nền
kinh tếtập trung sang nền kinh tếthịtrường theo định hướng XHCN có sự
điều tiết của nhà nước đang vừa là động lực, vừa là cú sốc lớn cho nhiều
doanh nghiệp.
Vào năm 1995 nhà nước ban hành luật doanh nghiệp, trong bộluật
này có giải thích “doanh nghiệp” là tổchức có tên riêng, có tái sản, có trụsở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.
33 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÁN
KẾ HOẠCH TRONG
DOANH NGHIỆP
Đề án môn học
1
KẾ HOẠCH TRONG DOANH NGHIỆP
PHẦN MỞ ĐẦU
Đất nước ta với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông với trồng trọt
và chăn nuôi là chủ yếu. Trong các loại cây tròng mang lại thu nhập khá cao
trong đó có cây mía là nguyên liệu chủ yếu sản xuất ra sản phẩm đường. Sản
phẩm này thường không ổn định đã làm cho sản xuất đường đứng trong tình
trạng “Ngàn cân treo sợi tóc”. Trong khi nền kinh tế nước ta không ngừng
phát triển vượt bậc, do sự đóng góp lớn của sản phẩm nông nghiệp. Trong
đó đỉnh cao là xuất khẩu gạo và sản phẩm của một số cây công nghiệp. Còn
cây mía vẫn đang trong tình trạng trì trệ không được cải thiện thêm. Đến lúc
này chúng ta kêu gọi kế hoạch sản xuất đường liệu có phải là quá muộn
không? Dù sao chúng ta không thể để tình trạng này kéo dài. Đây là lý do
em chọn đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em hoàn thiện đề án này.
Voí kién thức chưa đầy đủ của mình em mong thầy thông cảm cho em
những phần còn thiếu sót.
Đề án môn học
2
PHẦN NỘI DUNG
I . TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH TRONG DOANH NGHIỆP
1.Tổng quan vế doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về doanh nghiệp
Trong những năm qua thế giới nói chung và các tổ chức kinh tế nói
riêng đã từng trải qua những sự thay đổi nhanh chóng, cơ bản và quyết liệt
và đầy kịch tính hơn bất kỳ điều gì chúng ta đều có thể nghĩ đến. Quá trình
cạnh tranh toàn cầu, việc sử dụng rộng rãi mạng máy vi tính và thông tin
viễn thông, các chính sách mở rộng tự do của các nước trên thế giới, sự đổ
vỡ của bức tường Berlin từng chia cắt miền ĐôngTây nước Đức hàng nhiều
thập kỷ, cũng như sự biến động khôn lường của các nước Đông Âu. Rồi lại
dến các cuộc khủng bố vào các nước sừng sỏ đã biến điều bất thường trở
thành điều bình thuờng.Việt Nam với chính sách mở cửa, chuyển đổi nền
kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự
điều tiết của nhà nước đang vừa là động lực, vừa là cú sốc lớn cho nhiều
doanh nghiệp.
Vào năm 1995 nhà nước ban hành luật doanh nghiệp, trong bộ luật
này có giải thích “doanh nghiệp” là tổ chức có tên riêng, có tái sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Dựa trên các điều 1(luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20- 4- 1995),
điều 2 (luật doanh nghiệp tư nhân, ngày21-12-1990), điều 3 (luật công ty
ngày 21 - 12 - 1990), điều 4 (luật hợp tác xã, ngày 20 – 3 - 1996) có thể định
nghĩa doanh nghiệp như sau:
“Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế do nhà nước hoặc các đoàn thể
tư nhân đầu tư vốn nhằm mục đích chủ yếu thực hiện các hoạt động sản xuất
Đề án môn học
3
kinh doanh hoặc hoạt động công ích góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế
xã hội của đất nước”
Theo luật doanh nghiệp (12 - 6 - 1999 - Nghị định số 03: Hướng dẫn
thực hiện luật doanh nghiệp 3-2-2000): Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế
có tên , có tái sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo
qui định pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.Trong đó hoặt
động kinh doanh là công việc thực hiện một hoạc một số công đoạn sản
xuất, đến tiêu thụ cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Từ khái niệm trên ta thấy rằng: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh
tế.Tổ chức là một nhóm tối thiểu là hai người cùng hoạt động với nhau một
cách có quy củ theo những nguyên tắc, thể chế và các tiêu chuẩn (văn hoá)
nhất định, nhằm đặt ra mục tiêu chung. Như vậy một tổ chức có các đặc
trưng cơ bản sau đây:
+ Một nhóm người cùng hoặt động với nhau.
+ Có mục tiêu chung.
+ Được quản lý theo thể chế ,nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc
được quan niệm như là các chuẩn mực tiêu chuẩn cần thiết để điều hành tổ
chức một cách có trật tự nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Có nhiều loại tổ chức tuỳ theo mục đích phân loại, nếu xét theo tính
chất hoạt động sẽ có các tổ chức khác nhau: Tổ chức chính trị, tổ chức xã
hội, tổ chức kinh doanh... Nếu xét theo mục tiêu sẽ có tổ chức nhằm mục
tiêu lợi nhuận và tổ chức nhằm mục tiêu phi lợi nhuận, xét theo tính tồn tại
thì sẽ có tổ chức ổn định và tổ chức tạm thời.
Vậy để xác định đâu là tổ chức kinh tế, chúng ta phải dựa vào mục
đích hoạt động của doanh nghiệp. Đây là điều cơ bản để ta phân biệt nó với
các tổ chức khác.
Đề án môn học
4
1.2.Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
Vào năm 1986 Đaị Hội Đảng lần VI tuyên bố đường lối đổi mới bắt
đầu thực hiện chương trình đổi mới. Trước năm 1986 chúng ta đang nằm
trong cái bọc của nền kinh tế quan liêu bao cấp. Phạm trù xí nghiệp được
sinh sôi nảy nở, nó được hiểu là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn,
thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu
chung do nhà nước giao cho. Hoạt động sản xuất thụ động, trông chờ từ cấp
trên đưa xuống, với mục tiêt hoàn thành đúng, đủ, kịp thời số lượng từ trên
đưa xuống, không cần quan tâm đến khách hàng. Điều này dẫn đến khủng
hoảng kinh tế trầm trọng. Cái ngột ngạt của cơ chế cũ đã khiến cho làn gió
KTTT ùa vào đã làm thay đổi cục diện nền kinh tế. Mục tiêu hoạt động kinh
tế là tối đa hoá lợi nhuận. Đây là mục tiêu cuối cùng mà mọi doanh nghiệp
đều hướng tới. Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp cần phải làm nhiều
mục tiêu trung gian khác nhau để đạt được mục tiêu cuối cùng đó. Các mục
tiêu trung gian chồng chéo lên nhau, để đạt được mục tiêu trung gian này lại
cần hoàn thành mục tiêu trung gian khác.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau song có thể khẳng định trong
cơ chế thị trường mọi doanh nghiệp đều phải nhằm vào mục bao trùm, lâu
dài là tối đa hoá lợi nhuận. Chỉ trên cơ sở này doanh nghiệp mới đứng vững
trên trong cạnh tranh, có điều kiện thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện
việc làm , nâng cao đời ích người lao động và thực hiện nghĩa vụ xã hội.
Một doanh nghiệp luôn phải theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau, hình
thành hệ thống mục tiêu, trong đó mục tiêu nâu dài là tối đa hoá lợi nhuận,
trong doanh nghiệp, nhiều bộ phận khác nhau cùng tham gia hoặc có ảnh
hưởng tới quá trính xác định mục tiêu: Chủ sở hữu, các nhà quản lý, tập thể
người lao động (nguồn lực ). Chính vì vậy trong suốt thời kỳ tồn tại cũng
như thời kỳ phát triển cụ thể hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp thường
Đề án môn học
5
mang tính thoả hiệp. Điều này dẵn đến trong từng thời kỳ đều phải xác định
thứ tự ưu tiên của hệ thống. Mặt khác, không nhất thiết hệ thống mục tiêu
của mọi thời kỳ phát triển của doanh nghiệp đều phải lấy mục tiêu tối đa hoá
lơị nhuận ở vị trí ưu tiên thứ nhất.
Như trên em đã nói để đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi
nhuận doanh nghiệp cần đạt nhiều mục tiêu trung gian khác nhau. Trong đó
có hai mục tiêu trung gian quan trọng cần thực hiện đó là tổ chức quản lý tốt
và có kế hoạch kinh doanh phù hợp trong từng gian đoạn kinh doanh khác
nhau.
1.3.Các giai đoạn kế hoạch kinh doanh
Trong giai đoạn hình thành: thường lập kế hoạch định hướng, thời kỳ
này rất cần sự mềm dẻo và linh hoạt vì mục tiêu có tính thăm dò, nguồn
chưa được xác định rõ, thị trường chưa có gì chắc chắn.
Giai đoạn phát triển: Các kế hoạch có xu hướng ngắn hạn và thiên về
các mục tiêu được xác định rõ hơn, các nguồn đưa vào thị trường cho đầu ra
đang phát triển.
Giai đoạn chín muồi có tính ổn định và tính dự đoán của doanh ghiệp
lớn nên kế hoặch dài hạn và cụ thể trong từng giai đoạn này là thích hợp.
Giai đoạn suy thoái có kế hoạch chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn, từ
cụ thể sang định hướng. Giống giai đoạn đầu, thời kỳ suy thoái cần mềm
dẻo.Vì các mục tiêu phải được xem xét và đánh giá lại, nguồn cung được
phân phối lại và điều chỉnh khác.
1.4 Quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
Chất lượng
Tốc độ
Tính linh hoạt
Đề án môn học
6
Dù bất kỳ một tổ chức nào cũng cần phải có quản lý. Nhất là trong
một doanh nghiệp thì nó không thể thiếu được. Chỉ khi có quản lý các doanh
nghiệp mới hướng các thành viên cùng theo đuổi một mục tiêu chung, và
hoạt động có hiệu quả. Nếu không có quản lý thì doanh nghiệp không còn là
một tổ chức nữa, ngày nay cùng với sự vượt bậc sản xuất thì năng lực của
người quản lý không ngừng được nâng cao.
Nhìn vào sơ đồ ta thấy bốn đỉnh của tứ giác là chất lượng, tốc độ, hiệu
quả, tính linh hoạt. Bốn đỉnh đó chịu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh.
Như chúng ta đã biết môi trường kinh doanh không phải lúc nào cũng ổn
định. Sự đỏng đảnh của nó khiến cho chúng ta phải quản lý tốt.
Đúng vậy kế hoạch và quản lý là hai vấn đề lớn tạo ra sự thành công
của doanh nghiệp. Vậy kế hoạch kinh doanh là gì?
2. Khái quát kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
2.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
Đứng trên góc độ người quản lý lập kế hoạch là việc xác định cần làm
gì và làm như thế nào vì vậy nó trở thành việc lựa chọn những cơ hội về lâu
dài cần phải biết phân tích cơ hội và lựa chọn ra cơ hội tốt nhất. Ví dụ, cần
phải quyết định chào bán những chủng loại sản phẩm nào, giá bán, phương
pháp sản xuất sẽ sử dụng, mức lương sẽ trả và nhiều vấn đề khác....vvv
Một định nghĩa kế hoạch kinh doanh được đưa ra là: Đó là việc đưa ra
mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt tới và những phương thức thực hiện để
đạt được mục tiêu đó.
Dù trong bất kỳ thời kỳ nào thì kế hoạch kinh doanh cũng được hiểu
theo nghiã như trên nhưng khác nhau ở mục tiêu và phương thức thực hiện.
Nếu như trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp mục tiêu
Hiệu quả
Môi trường kinh doanh
Đề án môn học
7
của doanh nghiệp là sản xuất đúng và đủ theo yêu cầu của cấp trên giao, còn
trong thời kỳ kinh tế thị trường mục tiêu của doanh nghiệp sản xuất sao cho
tạo ra lợi nhuận tối đa. Chính sự đối lập trong mục tiêu dẫn đến nghịch lý
trong phương thức thực hiện. Sự ấu trĩ của cơ chế cũ được thể hiện trong
điều này, họ sản xuất hàng hoá mà không quan tâm tới sở thích của khách
hàng chính vì vậy vấn đề cửa quyền mệnh lệnh đã làm cho xã hội đi xuống.
Vì vậy chuyển sang nền kinh tế thị trường là điều tất yếu. Trong thời kỳ này
hoạt động của doanh nghiệp có nhiều thuận lợi và cũng rất nhiều khó khăn.
2.2. Những thử thách và thuận lợi của doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường.
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào đi tới mục tiêu cuối cùng là lợi
nhuận tối đa, không phải đi trên “thảm đỏ”. Sự thất bại và thành công dường
như là hình và bóng, một người quản lý giỏi phải biết tạo ra nhiều thành
công, phải đứng vững trên thương trường. Lý do cuả sự khó khăn này là môi
trường kinh doanh.
Trong điều kiện hiện nay cơ chế ngày càng thông thoáng là điều kiện
tốt để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, giao lưu buôn bán với
nước ngoài. Nguồn FDI là vô cùng quan trọng trong tình hình nước ta đang
thiếu vốn, với nguồn vốn này nó tạo ra sự thay đổi toàn bộ bộ mặt kinh tế từ
khoa học kỹ thuật tới cơ sở hạ tầng.Trên thực tế doanh nghiệp sản xuất của
ta đang tận dụng cơ hội do cơ chế mới mang lại nhưng gặp phải nhiều khó
khăn. Tuy có sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ nhưng việc nắm bắt
chúng còn chậm, cơ sở hạ tầng phát triển nhưng vẫn còn nhiều bất cập.
Chính vì vậy lên điều kiện sản xuất của ta còn khó khăn, chi phí cao làm cho
giá thành cao đây là một trong những lý do khiến cho năng lực cạnh tranh
yêú.
Đề án môn học
8
Các loại sản phẩm việt nam có giá thành cao hơn từ 20%- 40% giá
thành các nước trong khu vực như là : đường, giấy, xi măng, vải, phân bón,
hoá chất cơ bản, thép... mà nguyên nhân chính ở đây là chi phí trong gian
cao, mức chi phí này trong công nghiệp chiếm tới 60% trong đó có 80% là
chi phí vật chất những con số tương ứng trong nông nghiệp là 40 % và 70%.
Chi phí đầu vào của mỗi sanr phẩm nhất là nông phẩm có chiều hướng gia
tăng. Chi phí đầu vào của cả nền kinh tế cao là do lệ thuộc nhiều vào nhập
khẩu, phẩn nguyên liệu sản xuất trong đó chất lượng không cao, không ổn
định. Ngoài ra chi phí dịch vụ sau sản xuất kinh doanh ở mức cao( như là chi
phí kho bãi, thông tin, lệ phí , hải quan...) trình độ trang thiết bị lạc hậu từ
hai đến ba thế hệ so với các nước trong khu vực. Công nhân kỹ thuật thiếu,
tay nghề thấp. Tất cả điều đó đã làm cho năng xuất lao dộng thấp, 80% tăng
trưởng dựa vào vốn. Phần đóng góp tăng trưởng từ năng xuất lao động chỉ
chiếm khoảng 20%( con số này ở các nước trong khu vực từ 35% - 45%) và
vẫn còn xu hướng giảm.
Đứng trước tình hình hội nhập ta phải đối phó với hàng loạt vấn đề
như trên, không loại trừ vấn đề bảo hộ thuế quan. Trong khi chính phủ
khuyến khích tự lực thì các doanh nghiệp còn trông chờ vào hỗ trợ của nhà
nước dưới các hình thức khác nhau. Tuy vậy điều nhức nhối nhất của ta là
vấn đề quản lý, quản lý không tốt là một vấn đề quan trọng kéo theo nhiều
vấn đề nhất là vấn đề sử dụng vốn đầu tư.
Từ thuận lợi và khó khăn trên thì sản xuất của các doanh nghiệp
không phải là đơn giản với biến động không ngừng từ cuộc chiến tranh vùng
vịnh mà mục đích là sở hữu dầu mỏ, rrồi đến chiến tranh một số nước trên
thế giới đã làm cung cầu sản phẩm hàng hoá biến động mạnh. Vấn đề dự báo
sản xuất đã khó khăn lại càng trở lên khó khăn hơn đối với doanh nghiệp
việt nam. Bởi chúng ta bị hạn hẹp trong thu thập thông tin, nhưng không
Đề án môn học
9
phải vì vậy mà các doanh nghiệp sản xuất cứ sản xuất dàn trải mà không dựa
vào đâu để sản xuất. Họ phải có kế hoạch kinh doanh phù hợp.
3. Hệ thống kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất, tài chính... được mô tả
trong sơ đồ sau:
Đúng là sản xuất rất quan trọng nhưng để đạt được mục tiêu của mình,
các doanh nghiệp không chỉ có kế hoạch sản xuất mà cần phải có kế hoạch
khác nữa. Có sự kết hợp ăn ý giữa các kế hoạch mới tạo ra sự thành công.
Trong điều kiện ngày nay kế hoạch marketing được coi là hoa tiêu, dù đã có
sự thay đổi vị trí song các kế hoạch không thể tách rời nhau được, chúng
hoạt động với chức năng riêng của mình nhưng dưới sự chỉ huy chung của
doanh nghiệp. Các mục đích của nó cũng hướng tới mục đích cuối cùng của
doanh nghiệp là lợi nhuận không ngừng tăng lên.
Có thể thấy rõ hai kiểu lập kế hoạch. Kế hoạch dài hạn, ngắn hạn. Kế
hoạch dài hạn hiển nhiên bắt nguồn từ mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp và
có liên quan tới những bước thực hiện để tiến đến mục tiêu đó. Ví dụ, mục
tiêu chen chân vào một thị trường nhất định nào đó, càn phải sản xuất sản
phẩm này trong năm nay, năm sau thì sản xuất như thế nào, năm sau nữa có
KH sản xuất
KHMKT
Doanh nghiệp
KH tài chính KH nhân sự
KH KH - CN
Đề án môn học
10
lên xây dựng nhà máy mới nữa không. Tuy nhiên trong kế hoach ngắn hạn,
người quản lý vạch ra một cách chính xác, những bước triển khai và dựa vào
sản xuất sản phẩm mới. Trong từng đợt ngắn phải xác định thời hạn hoàn
thành, thứ tự yêu tiên, lên đơn hàng vật tư, và thuê tuyển huấn luyện công
nhân, kỳ hạn càng ngắn thì kế hoạch càng phải rõ ràng.
Rất nhiều việc lập kế hoạch có thể giao cho nhóm nhân viên thực
hiện. Trong những năm gần đây rất nhiều kỹ thuật, như quy hoạch tuyến
tính, PERT, các cơ sở dữ liệu tính toán, phương pháp tái tạo được nhân viên
sử dụng để giúp họ phân tích và đưa ra quyết định tuy vậy ta không được
quên rằng kỹ thuật đó không đưa ra quyết định mà người ra quyết định là
người quản lý. Một ví dụ về việc lập dự án Satur của Generalmotors, trong
đó công ty dự kiến xây dựng một nhà sản xuất ôtô mới để chế tạo và bán loại
xe nhỏ “dùng cho gia đình” việc lập kế hoạch được xúc tiến khẩn trương để
đảm bảo chắc chắn thành công trong một tổng thể công trình trên mặt bằng
rộng 4 triệu phít vuông và áp dụng những khái niệm tiên tiến như tôt lắp ráp,
chứ không phải hệ thống dây chuyền lắp rap, những nguồn cung cấp duy
nhất và khối lượng dự trữ vật tư chỉ dùng cho 3 giờ.
Như vậy việc lập kế hoạch không phải là đơn giản, nó đòi hỏi phải có
sự công phu từ khâu xây dựng đến khâu thực hiên.
Dù cho nền kinh tế thị trường có kế hoạch Marketing là hoa tiêu
nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của kế hoạch sản xuất. Một
doanh nghiệp chỉ tồn tại khi họ sản xuất bởi nó là hoạt động tạo đầu vào
thành đầu ra. Kế hoạch sản xuất lại càng không thể thiếu được.
II. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ KẾ HOẠCH DỮ TRỮ TRONG DOANH
NGHIỆP.
1.Vai trò của hoạt động sản xuất:
Đề án môn học
11
Con người muốn tồn tại thì phải sản xuất, từ thời nguyên thuỷ chính
loài người biết tập hợp thành nhóm để cùng taọ ra sản phẩm, duy trì sự sống.
Cùng với tiến hóa của loài người thì sản xuất cũng tiến triển theo, nó không
còn là hoạt động hái lượm săn bắn mà nó là hoạt động sản xuất, mục đích
không chỉ dừng ở lo đủ mà mong muốn giầu có. Vào 1778 có cuộc cách
mạng KHCN tại đây đánh dấu một bước vượt trội trong sản xuất. Nó khẳng
định sự phát triển vượt bậc của loài người. Sản xuất dưới tác động của khoa
học công nghệ đã làm cho năng xuất lao đông không ngừng tăng lên cho đến
khi sản xuất quá nhiều so với nhu cầu, đó là lý do tạo ra cuộc khủng hoảng
thừa trong sản xuất vào những năm 1929 – 1933. Vấn đề đặt ra cho sản xuất
ngày càng khắt khe hơn vì vậy nền sản xuất hiện đại mang những đặc điểm
sau.
2.Đặc điểm của nền sản xuất hiện đại.
Có lẽ đặc diểm quan trong nhất của nền sản xuất hiện đại là triết lý cơ
bản cho rằng, sản xuất là quan trọng đáng để cho các ông chủ quan tâm xem
xét hàng đầu. Sản xuất đã đến thời kỳ đòi hỏi có kế hoạch đúng đắn, các kỹ
sư giỏi, đội ngũ công nhân được đào tạo tốt và trang thiết bị hiện đại. Chỉ có
những công ty hạng nhất mới có hy vọng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đặc điểm thứ hai của sản xuât hiện đại là ngày càng chú trọng đến chất
lượng. Trên thị trường quốc tế ngày nay, chất lượng là con đường duy nhất
dành thắng lợi. Đã bao nhiêu lần chúng ta được nghe thấy câu “ chiếc
Toyota của tôt thật tuyệt vời, nó tốt hơn hẳn xe của Mỹ sản xuất” và cũng
không lấy làm ngạc nhiên rằng Ford quảng cáo “ chất lượng là công việc số
một”.
Đặc điểm thứ ba của sản xuất hiện đại là ngày càng nhận thức rõ hơn
con người là tài sản lớn nhất của công ty. Ngày càng công ty xoá bỏ các
chuyên viên ở bộ tổng tham mưu để cho những người thực sẹ tham gia sản
Đề án môn học
12
xuất tạo ra sản phẩm có thể thông qua quyết định ngay trên “tuyển lửa”.
Ngày càng thấy rõ hơn cần có một cơ cấu tổ chức ngang cấp, không có
những hàng rào chức năng.
Đặc điểm thứ tư của sản xuất là lỗi bận tâm về kiểm soát chi phí.
Những nhà quản lý cấp cao luôn rà soát từng chức năng, xoá bỏ một số việc,
gép một số việc lại, đề cao trách nhiệm của cấp dưới, lập kế hoạch mạnh
nhất là đối với chức năng tham mưu, lập kế hoạch đào tạo, công việc văn
phòng là việc được xem như là tốn kém.
Đặc điểm thứ năm : Tập trung và chuyên môn hoá. Nhiều công ty thấy
rằng họ không thể giỏi mọi thứ và cần phải tập trung vào cái họ làm tốt nhất.
Họ phải xác định được sở trường của mình, một số nhà sản xuất tập trung
vào sản xuất một mặt hàng một số khác thì giới hạn sản xuất một chủng loại
sản phẩm có liên quan. Kết của của việc chuyên một hoá như vậy thường là
hạ thấp được chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng. Việc chuyên môn hoá
cũng có là phân công việc và trách nhiệm, điều này tác động cả công nhân
và người quản lý.
Đặc điểm thứ sáu: Thừa nhận rằng những nhà máy sản xuất hàng loạt,
lớn, cũ của chúng ta có thể gặp trở ngại lớn do sự tiến bộ. Ngày càng nhiều
các đơn vị độc lập, nhỏ có tính mềm dẻo.
Đặc điểm thứ bẩy: Cơ khí hoá hiện đại hoá. Cách mạng công nghiệp
là ứng dụng ý tưởng cơ khí hoá. Đến nay việc cơ giới hoá đã đi quá xa đến
nỗi chúng ta không còn xem nó là một đặc điểm sản xuất nữa. Việc sử dụng
máy móc đã trở thành một bộ phận của đời sống, dù ta đang cắt cỏ hay đang
điều hành một xưởng máy. Tuy nhiên cũng cần nhắc một điều việc robot hoá
và tự động hoá có thể dẫn đến đỉnh cao nhưng qúa tốn kém. Điều đáng quan
tâm là việc cải tiến thường xuyên, có kế hoạch nhằm nâ