Đề tài Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Công ty Du lịch tỉnh Lâm Đồng được thành lập từ năm 1976 với chức năng là “Ban Giao tế” của Tỉnh. Ban đầu từ một vài cơ sở đón tiếp khách lưu trú và phục vụ ăn uống, dần dần Công ty được UBND tỉnh cấp thêm một số cơ sở đồng thời Công ty cũng sử dụng các nguồn vốn của mình để mua lại một số biệt thự của tư nhân nhằm tăng cường năng lực phục vụ của Công ty. Thực hiện nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) Công ty được thành lập lại theo quyết định số 648/QĐ/UB-TC ngày 09/10/1992 của UBND tỉnh Lâm Đồng và Giấy phép đăng ký kinh doanh số 103906 ngày 26/10/1992 của Trọng tài kinh tế Tỉnh. Năm 1993, theo quyết định của UBND tỉnh, Công ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt trực thuộc UBND thành phố Đà Lạt được sáp nhập vào Công ty Du lịch Lâm Đồng và có trụ sở đóng tại số 04 Trần Quốc Toản - thành phố Đà Lạt, vốn kinh doanh: 7,383 tỷ đồng, kinh doanh các ngành nghề chủ yếu: lữ hành, vận chuyển, ăn uống, hướng dẫn du lịch và các dịch vụ khác. Từ ngày được sáp nhập đến cuối năm 1998, mỗi năm Công ty đạt doanh thu từ 18 tỷ đến 25 tỷ đồng, đón được từ 32 đến 46 ngàn lượt khách, lợi nhuận đạt được khoảng 500 triệu đồng /năm, nộp ngân sách từ 2 tỷ đến 2,5 tỷ đồng /năm, sử dụng một lực lượng lao động bình quân từ 450 người đến 580 người, cơ sở hoạt động kinh doanh gồm có: 12 khách sạn, 02 nhà hàng, 3 khu du lịch thắng cảnh, 1 xí nghiệp vận chuyển,3 Trung tâm ĐH - HD du lịch. Đến năm 1998,UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định số 3142QĐ-UB về việc thành lập Công ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt trên cơ sở tách phần lớn các cơ sở hiện có của Công ty Du lịch Lâm Đồng kể từ ngày 01/01/1999, điều chỉnh cơ sở của Công ty Du lịch Lâm Đồng chỉ còn lại 01 khách sạn, 02 nhà hàng và 02 điểm tham quan. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty giai đoạn này là duy trì bộ máy quản lý và trọng tâm là thực hiện công tác kêu gọi vốn để thực hiện liên doanh trong và ngoài nước nhằm phát triển ngành Du lịch Lâm Đồng. Tháng 8/2004, nhằm tạo điều kiện đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh, UBND tỉnh đã sáp nhập Công ty Du lịch Lâm Đồng vào Công ty Du lịch Dịch vụ Xuân Hương và đổi tên thành Công ty Du lịch Lâm Đồng theo Quyết định số 107/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh lâm Đồng

doc63 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2752 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DU LỊCH LÂM ĐỒNG - 1.1. Khái quát chung về Công ty Du lịch Lâm Đồng 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Du lịch tỉnh Lâm Đồng được thành lập từ năm 1976 với chức năng là “Ban Giao tế” của Tỉnh. Ban đầu từ một vài cơ sở đón tiếp khách lưu trú và phục vụ ăn uống, dần dần Công ty được UBND tỉnh cấp thêm một số cơ sở đồng thời Công ty cũng sử dụng các nguồn vốn của mình để mua lại một số biệt thự của tư nhân nhằm tăng cường năng lực phục vụ của Công ty. Thực hiện nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) Công ty được thành lập lại theo quyết định số 648/QĐ/UB-TC ngày 09/10/1992 của UBND tỉnh Lâm Đồng và Giấy phép đăng ký kinh doanh số 103906 ngày 26/10/1992 của Trọng tài kinh tế Tỉnh. Năm 1993, theo quyết định của UBND tỉnh, Công ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt trực thuộc UBND thành phố Đà Lạt được sáp nhập vào Công ty Du lịch Lâm Đồng và có trụ sở đóng tại số 04 Trần Quốc Toản - thành phố Đà Lạt, vốn kinh doanh: 7,383 tỷ đồng, kinh doanh các ngành nghề chủ yếu: lữ hành, vận chuyển, ăn uống, hướng dẫn du lịch và các dịch vụ khác. Từ ngày được sáp nhập đến cuối năm 1998, mỗi năm Công ty đạt doanh thu từ 18 tỷ đến 25 tỷ đồng, đón được từ 32 đến 46 ngàn lượt khách, lợi nhuận đạt được khoảng 500 triệu đồng /năm, nộp ngân sách từ 2 tỷ đến 2,5 tỷ đồng /năm, sử dụng một lực lượng lao động bình quân từ 450 người đến 580 người, cơ sở hoạt động kinh doanh gồm có: 12 khách sạn, 02 nhà hàng, 3 khu du lịch thắng cảnh, 1 xí nghiệp vận chuyển,3 Trung tâm ĐH - HD du lịch. Đến năm 1998,UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định số 3142QĐ-UB về việc thành lập Công ty Dịch vụ Du lịch Đà Lạt trên cơ sở tách phần lớn các cơ sở hiện có của Công ty Du lịch Lâm Đồng kể từ ngày 01/01/1999, điều chỉnh cơ sở của Công ty Du lịch Lâm Đồng chỉ còn lại 01 khách sạn, 02 nhà hàng và 02 điểm tham quan. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty giai đoạn này là duy trì bộ máy quản lý và trọng tâm là thực hiện công tác kêu gọi vốn để thực hiện liên doanh trong và ngoài nước nhằm phát triển ngành Du lịch Lâm Đồng. Tháng 8/2004, nhằm tạo điều kiện đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh, UBND tỉnh đã sáp nhập Công ty Du lịch Lâm Đồng vào Công ty Du lịch Dịch vụ Xuân Hương và đổi tên thành Công ty Du lịch Lâm Đồng theo Quyết định số 107/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh lâm Đồng. 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 1.1.2.1. Chức năng của Công ty Công ty Du lịch Lâm Đồng là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực du lịch dịch vụ, có tư cách pháp nhân, được vay vốn và mở tài khoản riêng, có con dấu riêng giao dịch và ký kết hợp đồng. - Tổ chức hình thức kinh doanh và dịch vụ du lịch trên cơ sở huy động các nguồn vốn, thực hiện liên doanh liên kết, quản lý kinh doanh khai thác các cơ sở mà Công ty trực tiếp quản lý. - Tổ chức các hình thức gọi vốn đầu tư liên doanh, liên kết vốn với các đối tác trong và ngoài nước vào khai thác kinh doanh du lịch – dịch vụ tại các khu vực, cơ sở Công ty được giao quản lý. - Đối với liên doanh: Thông qua hoạt động của Hội đồng quản trị để giám sát, điều hành hoạt động liên doanh theo đúng pháp luật, điều lệ. - Tổ chức quản lý toàn bộ và phát triển vốn tài sản được Nhà nước giao cho Công ty, tổ chức kinh doanh có hiệu quả những cơ sở mà Công ty trực tiếp quản lý. 1.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty Hoạt động trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ, Công ty hoạt động với mục tiêu là doanh thu và lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước, đóng góp ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên ổn định. Muốn đạt được điều đó Công ty có nhiệm vụ: - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, tổ chức nghiên cứu và thực hiện các biện pháp thoả mãn nhu cầu đem lại sự hài lòng đối với du khách một cách tốt nhất là phương châm kinh doanh của Công ty, mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu. - Tuân thủ các chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý kinh tế - tài chính và kinh doanh du lịch dịch vụ. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của Công ty như: tài sản, vốn, giảm chí phí một cách thấp nhất, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. - Thực hiện tốt chính sách cán bộ, có kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. - Thực hiện nhiều chính sách, hình thức kinh doanh thích ứng với điều kiện của thị trường và khách du lịch (tour, tuyến điểm du lịch, giảm giá các sản phẩm …). 1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty hiện nay 1.1.3.1.Tên, trụ sở, loại hình doanh nghiệp: - Tên Công ty : CÔNG TY DU LỊCH LÂM ĐỒNG - Tên tiếng Anh : LAM DONG TOURIST COMPANY - Tên thương hiệu : - Địa chỉ : Số 10 Quang Trung – Đà Lạt – Lâm Đồng - Điện thoại : (063) 823829- 810324; Fax: (063) 810363 - Email : Dalattourist@hcm.vnn.vn - Website :www.dalattourist.com.vn - Loại hình DN : Doanh nghiệp Nhà nước - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 112982 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng cấp đăng ký lại ngày 14/01/2005. 1.1.3.2. Lĩnh vực kinh doanh Khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống và các hoạt động dịch vụ du lịch khác (Mua bán hàng mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, hàng lưu niệm, quần áo may mặc thời trang, dụng cụ thể dục thể thao,giày dép, văn phòng phẩm, thực phẩm, hàng điện máy, hải sản,dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, tư vấn du học.) Tổ chức tham quan thắng cảnh, khu vui chơi, giải trí. Tổ chức các dịch vụ văn hoá, thể dục thể thao ( Karaoke, dancing, quần vợt, bể bơi). Mua bán các mặt hàng rượu, bia, nước giải khát. 1.1.3.3. Các đơn vị kinh doanh trực thuộc Hiện nay, Công ty Du lịch Lâm Đồng có các đơn vị kinh doanh trực thuộc và liên doanh, liên kết như sau: - Các đơn vị kinh doanh trực thuộc: 1) Văn phòng Công ty Du lịch Lâm Đồng Số 10 Quang Trung – P9 – TP Đà Lạt Điện thoại: 063.3823829 – 3822715 Fax: 063.3810363 Email: Dalattourist@hcm.vnn.vn Website:www.dalattourist.com.vn 2) Khu Du lịch Cáp treo Đà Lạt Đồi Robin – Phường 3 – TP Đà Lạt Tel: 063.3837938 - 3837934 3) Khu Du lịch Langbiang Xã Lát – Lạc Dương – Lâm Đồng Tel: 063.3839456 - 3839088 4) Khu Du lịch Thác Datanla Đèo Prenn – QL20 – TP Đà Lạt Tel: 063.2212145 - 3832238 5) Khu Du lịch dã ngoại hồ T/Lâm Hồ Tuyền Lâm – TP Đà Lạt Tel: 063.3833023 6) Nhà hàng Thuỷ Tạ Đà Lạt Số 01 Yersin – Phường 1 – TP Đà Lạt Tel: 063.3822288 – 3833758 7) Khách Sạn Hải Sơn Đà Lạt Số 01 Nguyễn Thị Minh Khai - Đà Lạt Tel: 063.3822379 – 3822623 8) Trung tâm Dịch vụ Lữ hành Đà Lạt Số 01 Nguyễn Thị Minh Khai - Đà Lạt Tel: 063.3510104 – 3822520 9) Chi nhánh tại TPHCM Số 26 Lê Anh Xuân – Q1 - TPHCM Tel: 08.38237176 – 38237177 - Đơn vị liên doanh, liên kết : 1) Công ty Cổ phần Sài Gòn – Đà Lạt Số 83 Đường 3/2 – P1 – Đà Lạt Tel: 063.3540799 – 38540790 2) Cty TNHH Thanh Thuỷ - Empress Số 05 Nguyễn Thái Học – P1 – Đà Lạt Tel: 08.3833888 – 3829399 Tất cả các Phòng ban, Chi nhánh và các đơn vị kinh doanh trực thuộc chịu sự điều hành của Ban Giám đốc, tuỳ theo từng lĩnh vực được phân công sẽ chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Mặt khác, Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về mọi hoạt động của Công ty. Các đơn vị liên doanh, liên kết: Theo sự phân cấp quản lý, UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ cử thành viên trong ban lãnh đạo của Công ty tham gia vào một số vị trí của đơn vị liên doanh, liên kết. 1.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty 1.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY DU LỊCH LÂM ĐỒNG Chi nhaùnh TP HCM PHOØNG KEÁ TOAÙN TAØI VUÏ PHOØNG KEÁ HOAÏCH KINH DOANH Nhaø haøng Thuûy taï Khaùch saïn Haûi Sôn Trung taâm DVLH KDL Langbiang KDL hoà Tuyeàn Laâm KDL Caùp treo Ñaølaït BAN GIAÙM ÑOÁC CTY TNHH THANH THUÛY – KS. EMPRESS COÂNG TY COÅ PHAÀN SAØI SOØN - ÑAØ LAÏT PHOØNG TOÅ CHÖÙC HAØNH CHÍNH Caùc ñôn vò tröïc thuoäc (Khoái kinh doanh) (Khoái lieân doanh) (Khoái nghieäp vuï) * Ghi chuù: : Tham gia coå ñoâng : Chæ ñaïo tröïc tuyeán : Quan heä phoái hôïp : Quan heä chuyeân moân KDL Datanla Cơ cấu tổ chức của công ty khá đa dạng với nhiều bộ phận, tuy độc lập nhưng lại hỗ trợ cho nhau rất nhiều. 1.1.4.2 Tổ chức bộ máy kế tóan và công tác kế toán trong công ty: 1.1.4.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán: Phòng kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, tất cả chứng từ, hóa đơn được tập trung về phòng kế toán để xử lý. Công việc kế toán được thực hiện trên máy vi tính bằng excel. Cơ cấu phòng kế toán như sau: Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của Công ty, báo cáo tình hình với Giám đốc về hoạt động đã xảy ra trong tháng, quý, năm. Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của luật kế toán. Phân công nhiệm vụ và phân bổ công việc kế toán cho các nhân viên trong phòng Kế toán tổng hợp: Tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên sổ sách Tính toán và phân bổ khấu hao,khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí hoạt động Lập báo cáo thuế và các báo cáo theo quy định. Kế toán thanh toán: Nắm vững quy định của công ty về quản lý tiền mặt và quy trình luân chuyển phiếu thu, phiếu chi. Khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán thanh toán lập phiếu thu chi trên cơ sở các chứng từ gốc cần thiết, cuối ngày in báo cáo để đối chiếu với thủ quỹ. Kế toán công nợ: Theo dõi từng nghiệp vụ phát sinh hàng tháng của từng khách hàng theo từng dịch vụ. đôn đốc theo dõi tình hình chi trả, thu hồi công nợ. Kịp thời báo cáo với kế toán trưởng những vấn đề khó khăn trong thanh toán và thu tiền công nợ để có biện pháp giải quyết kịp thời và hiệu quả. Kế toán công nợ và kế toán thanh toán kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc chi thanh toán những khoản tiền mà công ty nợ đối tác và thu về những khoản tiền khách hàng đang nợ công ty để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả nhất. Thủ Quỹ: Bảo quản tiền mặt tại công ty Cập nhật vào sổ quỹ hàng ngày số tiền thực tế sổ sách để tránh tình trạng thất thoát tiền mặt trong ngân quỹ. Trả lương cuối tháng cho nhân viên toàn công ty Lưu trữ chứng từ có liên quan đến thu chi tiền mặt tại Công ty cùng với kế toán thanh toán để làm căn cứ đối chiếu sau này. 1.1.4.2.2 Hình thức kế toán tại công ty: Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung để ghi chép số sách kế toán. Sổ sách kế toán tại công ty bao gồm: Sổ nhật ký chung Sổ cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết. SƠ ĐỒ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG Hàng ngày, căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán, hóa đơn đầu vào, biên bản giao nhận khách, invoice thu tiền, kế toán lập phiếu thu chi, ghi vào sổ nhật ký chung và ghi chép vào các sổ, thẻ chi tiết. Sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản phù hợp. Sau đó các nghiệp vụ phát sinh này sẽ được ghi vào sổ cái. Đến cuối tháng, kế toán cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh.Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo khớp với nhau: Tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ nhật ký chung 1.1.4.2.3 Chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán là cơ sở để kế toán ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp. Hàng tháng kế toán tổng hợp căn cứ vào hóa đơn, chứng từ để hạch toán và gởi báo cáo thuế quyết toán tài chính tháng, quý, năm theo quy định của cơ quan thuế. 1.1.4.2.4 Các chính sách kế toán: Kỳ kế toán bắt đầu ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Nguyên tắc hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Nhập trước xuất trước. Phương pháp kế toán tài sản cố định: Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Khấu hao dần. Phương pháp khấu hao áp dụng: Khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp tính thuế gia trị gia tăng: phương pháp khấu trừ. Đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán: Đồng Việt Nam. Kế toán sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, mẫu biểu và sổ sách theo hệ thống tài khoản và mẫu biểu do bộ tài chính ban hành. Kỳ mở sổ, ghi sổ, khóa sổ : 30 ngày kể từ ngày khóa sổ. Lập báo cáo tài chính theo mẫu bộ tài chính quy định và lập theo năm tài chính, theo đúng quy định. Nộp đầy đủ và đúng hạn thuế giá trị gia tăng hàng tháng. Hệ thống tài khoản sử dụng: Hệ thống tài khoản sử dụng theo hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành . Công ty chỉ sử dụng tài khoản chi tiết đến cấp hai Công ty mở sổ chi tiết cho từng tài khoản và các sổ chi tiết tổng hợp để ghi nhận tình hình phát sinh của các tài khoản. 1.1.4.2.6 Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại Công ty du lịch Lâm Đồng - Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng quy định.các chứng từ gốc được tập trung về phòng kế toán công ty. Bộ phận kế toán sẽ dùng những chứng từ này để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ bao gồm các bước sau: Chứng từ được kế toán tiếp nhận để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kiểm tra chứng từ Tổ chức luân chuyển chứng từ và ghi sổ. Chứng từ về tiền tệ: Là công ty du lịch kinh doanh nhiều mảng nên chứng từ phát sinh trong ngày khá nhiều và liên tục đặc biệt là các giao dịch về vé và visa vì vậy đòi hỏi phải có sự kết hợp và hỗ trợ của các bộ phận phòng ban trong công ty với phòng kế toán. Chứng từ thu: Khách đến đăng ký dịch vụ sẽ thanh toán cọc hoặc thanh toán hết giá trị tour, dịch vụ, vé để giữ chỗ cho dịch vụ đó vì vậy mỗi bộ phận trong công ty sẽ được cấp biên nhận để viết giao dịch thu tiền khách, các biên nhận này sẽ được kế toán phân phát và theo dõi chặt chẽ.Căn cứ theo biên nhận đã ghi rõ nội dung giao dịch, tour và dịch vụ từ điều hành với chữ ký xác nhận của kế toán, thủ quỹ sẽ là người thu tiền và lên phiếu thu.Biên nhận thu tiền được in thành 3 liên, 1 liên kế toán lưu trữ để lên phiếu thu, 1 liên giao khách, 1 liên luu tại gốc biên nhận, để bộ phận làm báo cáo.Khi cuốn biên nhận đã sử dụng hết sẽ được kế toán lưu trữ và cấp phát biên nhận mới. Chứng từ chi: Các hóa đơn, phiếu thu từ đối tác đã cung cấp dịch vụ cho công ty sẽ được gởi kế toán chuyển cho điều hành,để điều hành xác nhận dịch vụ và số tiền, vì có một vài tour, dịch vụ trong quá trình thực hiện có phát sinh và thay đổi, chi phí sẽ khác so với dự toán đã gởi kế toán, vì vậy số tiền cần phải được điều hành kiểm tra và gởi các booking xác nhận hoặc bản giải trình chi phí làm căn cứ để kế toán chuyển thủ quỷ lên phiếu chi thanh toán. Đối với các giao dịch có liên quan đến ngân hàng, theo giấy báo có, báo nợ của ngân hàng kế toán lập các chứng từ kèm giấy xác nhận của điều hành để thủ quỹ lập phiếu thu, phiếu chi. Tất cả các chứng từ thu chi được lập thành 2 liên, kế toán thanh toán và thủ quỹ mỗi người lưu giữ 1 liên để làm căn cứ đối chiếu về sau.Các chứng từ đều phải có sự ký duyệt kiểm tra của kế toán trưởng. chứng từ về lao động và tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán... tiền lương, phòng kế toán sẽ lập vào cuối mỗi tháng dựa trên bảng chấm công theo từng phòng ban mà thư ký giao qua với chữ ký xác nhận của những người có liên quan. Chứng từ kế toán sẽ được bảo quản và lưu trữ ở phòng kế toán 1 năm, sau khi niên độ kết thúc sẽ chuyển vào lưu trữ chung. 1.1.4.2.7 Hệ thống báo cáo công ty đang áp dụng: Hiên nay, công ty đang sử dụng hai loại báo cáo đó là: báo cáo tài chính và báo cáo thuế Báo cáo thuế: hàng tháng doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế. Các báo cáo doanh nghiệp thực hiện là: + báo cáo tháng: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa mua vào. Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa bán ra Tờ khai thuế giá trị gia tăng Ngoài các báo cáo doanh nghiệp còn nộp cho cơ quan thuế báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn chứng từ. +báo cáo năm: Lập quyết toán thuế giá trị gia tăng Lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp Báo cáo tài chính: báo cáo tài chính là báo cáo bắt buộc được bộ tài chính quy định về biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập. Báo cáo tài chính tại công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài các báo cáo nêu trên, công ty còn nộp báo cáo kinh doanh cho sở du lịch hàng quý, để thể hiện tình hình kinh doanh của công ty trong quý. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH LÂM ĐỒNG - 2.1 Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh tại công ty: Là Công ty du lịch kinh doanh về nhiều mảng như Khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống và các hoạt động dịch vụ du lịch khác (Mua bán hàng mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, hàng lưu niệm, quần áo may mặc thời trang, dụng cụ thể dục thể thao,giày dép, văn phòng phẩm, thực phẩm, hàng điện máy, hải sản,dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, tư vấn du học.) Tổ chức tham quan thắng cảnh, khu vui chơi, giải trí. Tổ chức các dịch vụ văn hoá, thể dục thể thao ( Karaoke, dancing, quần vợt, bể bơi). Mua bán các mặt hàng rượu, bia, nước giải khát, nội địa, inbound, outbound, vé-visa, … mỗi bộ phận có thế mạnh và đặc điểm riêng của mình. Tình hình doanh thu và chi phí cũng thay đổi theo từng tháng do nhu cầu du lịch của khách hàng là khác nhau. Trong quá trình thực tập tại công ty du lịch Lâm Đồng - tôi xin chọn mảng dịch vụ du lịch lữ hành để viết cho bài báo cáo thực tập của mình. Sản phẩm là các tour trong nước phục vụ cho người trong nước Việt Nam, tour du lịch là một loại sản phẩm vô hình, thông qua các nhân viên điều hành của công ty, người tiêu dùng được tư vấn để chọn lựa được những dịch vụ chất lượng và theo yêu cầu của mình để có thể thư giãn và tìm hiểu thêm về thiên nhiên, phong tục, tập quán của mọi miền trên đất nước . Tour du lịch được tách thành 2 nhóm: khách lẻ và khách đoàn. Khách đoàn: Nhân viên sale là người tự tìm đoàn về cho công ty, sau khi tính giá chào bán tour và nhận được sự đồng ý từ phía khách hàng nhân viên sale sẽ làm hợp đồng kinh tế kèm bảng chiết tính giá bán trình giám đốc ký duyệt và gởi lại phòng kế toán 1 bản để kế toán lưu trữ đồng thời nắm bắt được tình hình kinh doanh trong tháng của mảng khách đoàn cũng như nắm được tình hình doanh thu, chi phí một cách sơ lược để chủ động về tình hình tài chính. Nhận tour từ nhân viên sale, điều hành nội địa sẽ tiến hành lên chi phí phục vụ cho đoàn, tất cà doanh thu,chi phí, lãi lỗ và lịch trình đi của tour sẽ được thể hiện rõ nét và đầy đủ trong bảng dự toán tour của điều hành. Bảng dự toán cũng ghi rõ hình thức thanh toán các khoản mục chi phí, kèm các booking xác nhận dịch vụ mà điều hành đã đặt để kế toán dễ dàng đối chiếu kiểm tra, so sánh với bảng chiết tính giá bán mà sale đã báo khách, căn cứ trên dự toán của điều hành kế toán sắp xếp lịch thanh toán các chi phí, lên chi phí công nợ các đối tác trong tháng. Sau khi tour kết thúc, mọi chứng từ của đoàn sẽ được điều hành kiểm tra trước khi đưa xuống phòng kế toán thanh toán và lưu trữ hồ sơ tour. Nhân viên sale làm thanh lý hợp đồng để điều hành có số liệu làm bảng quyết toán tour, nhân viên kế toán xuất hóa đơn để sale thu dứt điểm tiền tour. Bảng quyết toán cũng là căn cứ cuối cùng để kế toán so sánh, đối chiếu chi phí, lãi lỗ tour với điều hành nội địa. Khách lẻ: Đối với khách lẻ, giá chào bán tour được điều hành cập nhật và lên bảng giá hàng tháng để khách lẻ tùy ý lựa chọn giá và tour theo sở thích của mình Cũng như khách đoàn, nếu số lượng khách lẻ đăng ký đủ để có thể tổ chức thành 1 tour thì điều hành nội địa cũng lên bảng dự toán gởi phòng kế toán để ứng chi phí cho tour khởi hành, Nếu số lượng không đủ, nhằm giảm thiểu chi phí, tránh tình trạng lỗ cho tour và đảm bảo chất lượng phục vụ cho khách lẻ thì điều hành sẽ gởi land cho các đối tác thân quen. Mảng nội địa của Công ty cũng rất đa dạng với nhiều tour và dịch vụ lẻ như: dịch vụ thuê phòng, dịch vụ thuê xe, thuê hướng dẫn viên… trong bài báo cáo thực tập này, tôi chọn lọc một vài tour và dịch vụ của tháng 6 để viết, nhằm giới thiệu cho người đọc một vài đặc trưng của ngành Du lịch. 2.2 Nội dung cụ thể
Luận văn liên quan