Đề tài Kế toán doanh thu tại chi nhánh công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long - Xí nghiệp Bình Minh

1. Sự cần thiết của đề tài Sau 11 năm đàm phán, ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây chính là cơ hội lớn giúp cho các doanh nghiệp nước ta khai thác lợi thế kinh doanh, tăng cường khả năng hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát huy tốt nội lực vốn có nhằm mở rộng thị trường, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp chưa có bước chuẩn bị kỹ về nguồn lực và công nghệ. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, am hiểu và nghiên cứu thị trường để có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường. Vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp phải làm thế nào để sản phẩm của mình làm ra đạt chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và được thị trường chấp nhận. Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều muốn đạt được lợi nhuận tối đa, do đó việc thực hiện hệ thống kế toán về doanh số tiêu thụ sẽ đóng vai trò quan trọng, trong việc xác định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng trên kết hợp giữa lý thuyết và tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp Bình Minh và em muốn hiểu rõ hơn các phương pháp cũng như quy trình thực hiện kế toán doanh thu cụ thể trong doanh nghiệp nên em chọn đề tài “ Kế toán doanh thu tại chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long – Xí nghiệp Bình Minh” cho kỳ thực tập ngắn hạn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu phương pháp hạch toán các khoản doanh thu tại Xí nghiệp Bình Minh. - Thực hiện công tác kế toán, xác định các khoản doanh thu thu được trong quá trình tiêu thụ của Xí nghiệp. - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp. Qua đó nêu lên một số nhận xét về công tác kế toán, cũng như hoạt động của Xí nghiệp, để Xí nghiệp và Công ty cổ phần xem xét và có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế. Từ đó hoàn thiện công tác kế toán tại Xí nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Xí nghiệp Bình Minh cũng như Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ tại Xí nghiệp. - Nghiên cứu công tác kế toán ở bộ phận kế toán của Xí nghiệp - Thực hiện công tác kế toán tiêu thụ tại Xí nghiệp . - Tổng hợp những nghiên cứu thực tế trong thời gian thực tập, tiến hành so sánh giữa thực tế và lý thuyết. Từ đó rút ra nhận xét về tình hình hoạt động tại Xí nghiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu - Thông qua việc trao đổi cùng Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng Kế toán, quan sát và tìm hiểu tình hình thực tế tại Xí nghiệp trong thời gian thực tập. - Đồng thời thu thập số liệu từ báo cáo, tài liệu của Xí nghiệp để phân tích, so sánh, đối chiếu lý thuyết, các tài liệu ghi chép trong sổ sách của Xí nghiệp, các loại sách chuyên ngành kế toán, các văn bản quy định chế độ tài chính hiện hành, chính sách kế hoạch kinh doanh của Xí nghiệp. 5. Bố cục của chuyên đề Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu khái quát về Xí nghiệp chế biến lương thực Bình Minh – Vĩnh Long Chương 2: Kế toán doanh thu tại Xi nghiệp chế biến lương thực Bình Minh – Vĩnh Long Chương 3: Nhận xét và kết luận

doc52 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán doanh thu tại chi nhánh công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long - Xí nghiệp Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN DOANH THU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG - XÍ NGHIỆP BÌNH MINH Vĩnh Long, năm 2013 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ˜&™ …………….., ngày…..tháng……năm 2013 Giáo viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ˜&™ …………., ngày……tháng……năm 2013 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ˜&™ XN: Xí nghiệp DN: Doanh nghiệp CT: Chứng tử VAT: Thuế giá trị gia tăng HLT: Hàng lương thực TK: Tài khoản LT – TP: Lương thực Thực phẩm TGNH: Tiền gửi ngân hàng DANH MỤC BẢNG BIỂU ˜&™ DANH MỤC SƠ ĐỒ ™&˜ Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ lau bóng gạo 8 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Bình Minh 9 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của XN Bình Minh 15 Sơ đồ 1.4: Hình thức sổ kế toán tại XN Bình Minh 16 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức nhật ký chung 17 MỤC LỤC ˜&™ LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Sự cần thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Bố cục của chuyên đề 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC BÌNH MINH – VĨNH LONG 3 1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long 3 1.1.1 Giới thiệu khái quát về Xí nghiệp chế biến lương thực Bình Minh – Vĩnh Long 3 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Xí nghiệp Bình Minh 4 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 5 1.1.3.1 Chức năng 5 1.1.3.2 Nhiệm vụ 6 1.1.3.3 Quyền hạn 6 1.1.4 Mặt hàng kinh doanh chủ yếu 7 1.2 Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh 8 1.2.1 Lĩnh vực hoạt động 8 1.2.2 Quy mô hoạt động 9 1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý Xí nghiệp 9 1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý 9 1.3.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận 9 1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp 15 1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 15 1.4.2 Nhiệm vụ 15 1.4.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại XN 16 1.4.4 Tổ chức vận dụng các chế độ, phương pháp kế toán 18 1.4.5 Ứng dụng tin học trong công tác kế toán 19 1.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 19 1.5.1 Thuận lợi 19 1.5.2 Khó khăn 20 1.5.3 Phương hướng phát triển 21 1.6 Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp năm 2011 – 2012: 22 CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN DOANH THU TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC BÌNH MINH – VĨNH LONG 25 2.1 Kế toán các khoản doanh thu 25 2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25 2.1.1.1 Đặc điểm hạch toán: 25 2.1.1.2 Chứng từ và thủ tục kế toán 25 2.1.1.3 Phương pháp hạch toán 26 2.1.1.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 26 2.1.1.5 Sổ kế toán chi tiết 28 2.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ 29 2.1.2.1 Đặc điểm hạch toán 29 2.1.2.2 Chứng từ kế toán 29 2.1.2.3 Phương pháp hạch toán 29 2.1.2.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 29 2.1.2.5 Sổ kế toán chi tiết 31 2.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 32 2.1.3.1 Đặc điểm hạch toán 32 2.1.3.2 Chứng từ và thủ tục kế toán 32 2.1.3.3 Phương pháp hạch toán 32 2.1.3.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 32 2.1.3.5 Sổ kế toán chi tiết 33 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 34 1. Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động của Xí nghiệp Bình Minh 34 2. Đánh giá về công tác kế toán tại Xí nghiệp 35 3.Kiến nghị 36 KẾT LUẬN 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU ˜&™ 1. Sự cần thiết của đề tài Sau 11 năm đàm phán, ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây chính là cơ hội lớn giúp cho các doanh nghiệp nước ta khai thác lợi thế kinh doanh, tăng cường khả năng hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát huy tốt nội lực vốn có nhằm mở rộng thị trường, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp chưa có bước chuẩn bị kỹ về nguồn lực và công nghệ. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, am hiểu và nghiên cứu thị trường để có thể đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường. Vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp phải làm thế nào để sản phẩm của mình làm ra đạt chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và được thị trường chấp nhận. Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều muốn đạt được lợi nhuận tối đa, do đó việc thực hiện hệ thống kế toán về doanh số tiêu thụ sẽ đóng vai trò quan trọng, trong việc xác định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng trên kết hợp giữa lý thuyết và tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp Bình Minh và em muốn hiểu rõ hơn các phương pháp cũng như quy trình thực hiện kế toán doanh thu cụ thể trong doanh nghiệp nên em chọn đề tài “ Kế toán doanh thu tại chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long – Xí nghiệp Bình Minh” cho kỳ thực tập ngắn hạn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu phương pháp hạch toán các khoản doanh thu tại Xí nghiệp Bình Minh. - Thực hiện công tác kế toán, xác định các khoản doanh thu thu được trong quá trình tiêu thụ của Xí nghiệp. - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp. Qua đó nêu lên một số nhận xét về công tác kế toán, cũng như hoạt động của Xí nghiệp, để Xí nghiệp và Công ty cổ phần xem xét và có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế. Từ đó hoàn thiện công tác kế toán tại Xí nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Xí nghiệp Bình Minh cũng như Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ tại Xí nghiệp. - Nghiên cứu công tác kế toán ở bộ phận kế toán của Xí nghiệp - Thực hiện công tác kế toán tiêu thụ tại Xí nghiệp . - Tổng hợp những nghiên cứu thực tế trong thời gian thực tập, tiến hành so sánh giữa thực tế và lý thuyết. Từ đó rút ra nhận xét về tình hình hoạt động tại Xí nghiệp. 4. Phương pháp nghiên cứu - Thông qua việc trao đổi cùng Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng Kế toán, quan sát và tìm hiểu tình hình thực tế tại Xí nghiệp trong thời gian thực tập. - Đồng thời thu thập số liệu từ báo cáo, tài liệu của Xí nghiệp để phân tích, so sánh, đối chiếu lý thuyết, các tài liệu ghi chép trong sổ sách của Xí nghiệp, các loại sách chuyên ngành kế toán, các văn bản quy định chế độ tài chính hiện hành, chính sách kế hoạch kinh doanh của Xí nghiệp. 5. Bố cục của chuyên đề Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu khái quát về Xí nghiệp chế biến lương thực Bình Minh – Vĩnh Long Chương 2: Kế toán doanh thu tại Xi nghiệp chế biến lương thực Bình Minh – Vĩnh Long Chương 3: Nhận xét và kết luận CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC BÌNH MINH – VĨNH LONG 1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long Tiền thân của Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long là Doanh nghiệp nhà nước Công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam. Công ty được cổ phần hóa và đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/01/2007 với tổng vốn điều lệ là 52 tỷ đồng, trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước là 20,8 tỷ đồng, chiếm 40% vốn điều lệ theo Quyết định thành lập số 2204/QĐ/BNN-ĐMDN ngày 01/08/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tóm tắt vài nét về Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long - Tên công ty: Công ty Cổ phần Lương thực Thực Phẩm Vĩnh Long - Tên giao dịch quốc tế: VINHLONG FOOD - Tên viết tắt: VINHLONG FOOD -Trụ sở giao dịch: Số 38, đường 2/9, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - Điện thoại: 0703.822512 - Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần - Công ty có 8 xí nghiệp sản xuất, hệ thống cửa hàng tiện lợi và Nhà máy thức ăn thủy sản Domyfeed trực thuộc. - Mã số thuế: 1500170900 1.1.1 Giới thiệu khái quát về Xí nghiệp chế biến lương thực Bình Minh – Vĩnh Long Xí nghiệp Bình Minh trực thuộc Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long. Địa chỉ: Số 544/10, đường Phan Văn Năm, Khóm 1, phường Cái Vồn, thị xã Bình Minh, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Điện thoại: 0703.890330 Fax: 0703892299 Mã số thuế: 1500170900-003 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Xí nghiệp Bình Minh Trước đây, Xí nghiệp có tên gọi là Công ty Chế biến Lương thực huyện Bình Minh là doanh nghiệp Nhà nước. Do chính sách, chủ trương của Ban Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long nhằm tăng cường khả năng kinh tế của tỉnh, đẩy mạnh xuất khẩu gạo, và nâng cao vị thế cho tỉnh nhà tiến hành sáp nhập Công ty Lương thực tỉnh Vĩnh Long và Công ty Chế biến Lương thực Thị xã Vĩnh Long thành lập Công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long. Từ đó, Công ty Chế biến Lương thực huyện Bình Minh trở thành đơn vị trực thuộc của Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long và mang tên Xí nghiệp chế biến lương thực số 3 năm 1993. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp là thu mua nguyên liệu gạo lức và gạo xô về lau bóng để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Xí nghiệp đã được hiệu quả cao trong lĩnh vực kinh doanh này và ngày càng tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. Thành quả mà Xí nghiệp đạt được đã góp phần to lớn vào việc phát triển , đem lại lợi nhuận cho Công ty và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, từ năm 2002 Xí nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. Riêng công tác kế toán, Xí nghiệp áp dụng chương trình phần mềm máy tính Pacific KeyMan 5.5 nên các nghiệp vụ được thực hiện rất nhanh chóng và chính xác. Xí nghiệp có đội ngũ cán bộ nhân viên công tác lâu năm có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác. Tháng 01/2007, Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long tiến hành cổ phần hóa theo cơ chế thị trường với cổ phần gần 52 tỷ đồng, vì vậy Xí nghiệp chế biến lương thực số 3 chuyển thành chi nhánh của Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long. Từ đó, Công ty tiến hành thay đổi cơ chế quản lý và hoạt động của Công ty, đồng thời cũng thay đổi cơ chế quản lý các đơn vị trực thuộc cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, Xí nghiệp đã từng bước khắc phục được những mặt yếu kém của cơ chế kinh tế cũ, từng bước phát huy thế mạnh để phát triển, từng bước đi lên không ngừng trang bị thêm thiết bị, nguồn nhân lực nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, luôn hoàn thành tố nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng phương châm của Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long là: “ Lắng nghe và đáp ứng vượt sự mong đợi của khách hàng”. Tháng 02/2011, Xí nghiệp chế biến lương thực số 3 đổi tên thành Xí nghiệp Bình Minh. 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 1.1.3.1 Chức năng - Xí nghiệp tổ chức thu mua, dự trữ chế biến gạo nguyên liệu ra thành phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo chỉ tiêu Công ty giao. Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin và điều tra tình hình sản xuất lương thực ở địa phương để báo cáo và đề xuất lên ban Giám đốc công ty nhằm đưa ra các phương án kinh doanh phù hợp và đạt hiệu quả cao. - Dự trữ, bảo quản nguồn nguyên liệu, lương thực đảm bảo đủ hàng phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu của Công ty giao và kinh doanh nội địa. - Thường xuyên kiểm tra hệ thống công nghệ, cải tiến bộ máy tổ chức, bổ sung trang thiết bị, mở rộng địa điểm kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của đơn vị, quản lý xí nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, an toàn, có hiệu quả và đúng pháp luật. - Mạnh dạn đề xuất cho Ban Giám đốc Công ty về vấn đề quản lý và sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao tối đa hiệu quả hoạt động cho Xí nghiệp và Công ty. 1.1.3.2 Nhiệm vụ - Quán triệt chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển trước mắt và lâu dài của Công ty, nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của Công ty để Xí nghiệp thực hiện chính xác, hiệu quả. - Xây dựng mạng lưới kho chứa hợp lý để việc thu mua được thuận tiện, tổ chức chế biến gạo nguyên liệu ra thành phẩm có chất lượng tốt, giá thành thấp và đúng theo tiêu chí phân bổ, tìm kiến thị trường và đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh. - Sử dụng tiền vốn đúng mục đích, quản lý chặt chẽ tiền hàng, không để phát sinh nợ khó đòi tồn đọng, không để tổn thất tài sản, hàng hóa vật tư lao động mà Công ty giao cho Xí nghiệp quản lý. - Nắm sát tiến độ sản xuất, diện tích giống lúa, kết quả thu hoạch quanh khu vực để có kế hoạch đề xuất với cấp trên tổ chức thu mua đúng thời điểm, trang bị kho chứa, máy móc, nhân sự cho phù hợp với hoạt động của Xí nghiệp. - Chấp hành các nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính, hành chính theo quy định của Nhà nước, tuân thủ các nội quy, quy định của cơ quan. - Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong vận hành máy móc thiết bị, sử dụng điện, nhiên liệu phục vụ cho việc sấy gạo, phòng ngừa triệt để tai nạn lao động, những sự cố xảy ra trong Xí nghiệp. 1.1.3.3 Quyền hạn - Xí nghiệp được sử dụng con dấu riêng để giao dịch trong phạm vi được Công ty ủy nhiệm và đúng pháp luật của Nhà nước. - Được chủ động khai thác mở rộng thị trường, trực tiếp giao dịch đàm phán với tất cả các đối tượng khách hàng để mua bán lương thực đạt tiêu chuẩn về chất lượng lẫn số lượng do Công ty quy định - Xí nghiệp được hợp đồng thuê nhân công bốc xếp để giải quyết công việc phát sinh hàng ngày - Xí nghiệp được phép phân công lao động, theo dõi đánh giá chất lượng công nhân viên để đề xuất với Công ty thưởng phạt thỏa đáng, được xây dựng nội quy riêng cho Xí nghiệp nhưng không được trái với quy định chung của Công ty. 1.1.4 Mặt hàng kinh doanh chủ yếu Mang đặc thù là một Xí nghiệp thu mua, chế biến và tiêu thụ gạo xuất khẩu. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Xí nghiệp là gạo và các phụ phẩm của gạo như tấm cám. Bảng 1.1: Bảng mô tả các sản phẩm của Xí nghiệp Bình Minh Sản phẩm Mô tả Sản phẩm chính Gạo 5% tấm Gạo gồm 5% tấm và 95% gạo bán thành phẩm Gạo 10% tấm Gạo gồm 10% tấm và 90% gạo bán thành phẩm Gạo 15% tấm Gạo gồm 15% tấm và 85% gạo bán thành phẩm Gạo 20% tám Gạo gồm 20% tấm và 80% gạo bán thành phẩm Gạo 25% tấm Gạo gồm 25% và 75% gạo bán thành phẩm Sản phẩm phụ Tấm 1 Gạo bị gãy có kích cỡ > 2.8 mm và <= 4.56 mm Tấm 2 Gạo bị gãy có kích cỡ < 2.8 mm Cám Sấy Là phôi và cám bao quanh hạt gạo Lau Xát 1.2 Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ lau bóng gạo Gạo nguyên liệu Loại bỏ tạp chất Xát trắng Tách thóc Phun nước Lau bóng Tách tấm Sấy Thành phẩm (Nguồn: Tài liệu Iso – XN Bình Minh) 1.2.1 Lĩnh vực hoạt động - Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Xí nghiệp là sản xuất và kinh doanh mặt hàng lương thực (gạo và phụ phẩm của gạo) nhằm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu theo hợp đồng của Công ty. Thu mua gạo nguyên liệu và gạo đã xát trắng, tiến hành chế biến các sản phẩm gạo theo đúng tiêu chuẩn quản lý chất lượng. - Phạm vi hoạt động của Xí nghiệp là trong và ngoài tỉnh Vĩnh Long. Tùy theo nhiệm vụ, nhu cầu tiêu thụ mà Xí nghiệp tiến hành thu mua ở các vùng lân cận như: Đồng Tháp, Cần Thơ…..thông thường thương lái các nơi mua gạo đến Xí nghiệp tiến hành mua bán. 1.2.2 Quy mô hoạt động - Xí nghiệp có diện tích gần 4000m2, có trụ sở giao dịch, phòng làm việc tiện nghi với đầy đủ phương tiện phục vụ cho công tác quản lý. - Hệ thống kho bãi với sức chứa khoảng 5.500 tấn và 2 hệ thống dây chuyền công nghệ lau bóng gạo hiện đại đạt tiêu chuẩn với công suất hoạt động đạt khoảng 6-8 tấn/giờ đáp ứng tốt nhu cầu thu mua, dự trữ và cung ứng gạo cho thị trường. 1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý Xí nghiệp 1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý Tuy là đơn vị trực thuộc nhưng Xí nghiệp Bình Minh vẫn có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, cụ thể qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Bình Minh Kiểm phẩm Vận hành máy Tổ nhân công Thủ kho Thủ quỹ Kế toán Phó Giám đốc sản xuất Phó Giám đốc tài chính kế toán Giám đốc Xí nghiệp (Nguồn: Tài liệu Iso – XN Bình Minh) 1.3.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc: - Là người có quyền hành cao nhất trong XN, do Ban Giám đốc Công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm với Ban Giám đốc Công ty Cổ phần. - Quản lý các bộ phận của Xí nghiệp thông qua Phó Giám đốc. - Là người có quyền quyết định mọi hoạt động của XN. Phó Giám đốc tài chính kế toán - Nhận lệnh và thông tin của Giám đốc XN về phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch mua hàng, bán hàng để có kế hoạch chuẩn bị nguồn vốn thu mua (hoặc phương án sử dụng tiền hợp lý, hiệu quả). - Chỉ đạo và giám sát bộ phận nghiệp vụ thực hiện công tác theo đúng nguyên tắc tài chính kế toán, quản lý tiền hàng chặt chẽ, sử dụng vốn đúng mục đích không để phát sinh công nợ khó đòi, không để bị chiếm dụng vốn. - Tham mưu cho Giám đốc những nguyên tắc tài chính kế toán, thường xuyên kiểm tra theo dõi sổ sách, tiền mặt tồn quỹ. Thay mặt Giám đốc ký chứng từ thu chi, nhập xuất hàng hóa… Phó Giám đốc sản xuất - Nhận lệnh và thông tin từ Giám đốc XN để triển khai thực hiện các hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất. - Nắm bắt thông tin giá cả thị trường để tham mưu cho Giám đốc XN quyết định giá mua bán hàng. - Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn các bộ phận như: vận hành máy, kiểm phẩm, thủ kho, kế toán và công nhân bốc xếp hoạt động theo quy trình sản xuất. - Tham mưu cho Giám đốc XN về chất lượng gạo đầu vào, kiểm tra giám sát gạo đầu ra để từ đó lập kế hoạch sản xuất cho phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả của quy trình sản xuất. - Thường xuyên kiểm tra quá trình sản xuất gia công theo dõi tỷ lệ chế biến để có biện pháp xử lý chất lượng tốt. Nghiên cứu định mức kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản hàng hóa để có ý kiến đề xuất xây dựng định mức kỹ thuật cho phù hợp với thực tế. - Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng đề xuất bảo hành và sửa chữa, đổi mới trang thiết bị máy móc, công cụ, dụng cụ đảm bảo hoạt động tốt trong quá trình sản xuất, - Thay mặt Giám đốc ký chứng từ thu chi, nhập xuất hàng hóa…. Nhân viên kế toán - Thanh toán chi phí: Kiểm tra chứng từ hợp lệ, hợp lý của người đề nghị thanh toán (dự trữ được duyệt, bảng đề nghị thanh toán, hóa đơn mua hàng, biên bản kiểm tra, biên bản nghiệm thu, hợp đồng và thanh lý hợp đồng), nếu các chứng từ đã đạt yêu cầu thanh toán đề nghị lãnh đạo XN duyệt chi, viết phiếu chi và ghi vào sổ tiền mặt, hoặc chi chuyển khoản ghi vào sổ quỹ tiền gửi, sổ phân tích. - Thanh toán mua hàng: + Mua lẻ của dân, thương lái: Căn cứ vào chủng loại, số lượng trong phiếu cân hàng của thủ kho đã được lãnh đạo duyệt giá, kiểm tra họ tên người bán, địa chỉ người bán, số chứng minh nhân dân, kế toán lập phiếu nhập kho, phiếu chi mua hàng, kế toán ghi vào sổ quỹ tiền mặt và sổ kho. + Mua hàng của doanh nghiệp, nhà máy: Căn cứ vào loại, số lượng trong phiếu cân hàng của thu kho đã được lãnh đạo duyệt giá, kiểm tra hóa đơn bán hàng của khách hàng, kế toán lập phiếu nhập kho và phiếu chi mua hàng, phiếu chi chuyển khoản ghi vào sổ kho, sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi. + Mua hàng theo hợp đồng với các doanh nghiệp, nhà máy: Kế toán soạn thảo hợp đồng kinh tế với nội dung do Ban Giám đốc XN cung cấp; kiểm tra tính hợp lý của hợp đồng, phụ kiện hợp đồng; hóa đơn bán hàng của khách hàng; kế toán lập phiếu nhập kho và phiếu chi mua hàng ghi vào sổ theo dõi hợp đồng, sổ kho và sổ quỹ tiền mặt, sổ quỹ tiền gửi; soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng. + Gia công chế biến: Căn cứ vào kế hoạch gia công của lãnh đạo, báo cáo gia công của kiểm phẩm, sổ theo dõi gia công của thợ máy ghi vào sổ theo dõi gia công. Khi cắt gia công kế toán đối chiếu gia công với các bộ phận liên quan ghi chính xác số liệu nhập xuất gia công, tỷ lệ thu hồi thành phẩm, phụ phẩm trong gia công để so sánh với tỷ lệ trong định mức kinh tế kỹ thuật, lập phiếu nhập xuất gia công ghi vào sổ kho. - Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được cập nhật vào máy tính để lập bảng kê tập hợp số liệu và báo cáo về công ty kịp thời, đúng thời gian quy định. Lập bảng kê, báo cáo thuế giá trị gia tăng, tình hình sử dụng ấn chỉ. - Soạn thảo hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng, mở sổ theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng cụ thể theo từng hợp đồng và từng khách hàng. - Tham mưu cho Ban Giám đốc thực hiện đúng các nguyên tắc tài chính kế toán, quản lý tiền vốn, hàng hóa và công nợ tại
Luận văn liên quan