Đề tài Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần giầy Thăng Long

Nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất với tư cách là đối tượng lao động. Đây là một trong ba yếu tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với công ty sản xuất, lắp ráp, chế tạo sản phẩm. Sự ổn định về đầu vào là một yêu cầu tất yếu để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục trong thời buổi cạnh tranh của cơ chế thị trường. Khác với thời kỳ bao cấp, khi mọi vấn đề tài chính của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào ngân sách và sự chỉ đạo của Nhà nước, ngày nay trong thời buổi kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo, phát triển đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ để hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh, điều đó đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, chi phí về nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm, nên việc thực hiện tốt công tác quản lý nguyên vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạ giá thành của sản phẩm. Cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất khác hạch toán và quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ, đúng đắn là vấn đề luôn được Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long quan tâm đặc biệt. Xuất phát từ những lý do trên, em xin chọn đề tài: “Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần giầy Thăng Long” làm chuyên đề thực tập chuyên ngành.

doc67 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4165 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần giầy Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề tài: Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần giầy Thăng Long MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………….3 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIÊU…………………………………………4 LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………….5 PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY THĂNG LONG………………………………………………………………………...6 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty………………………….6 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty…………………...8 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất ………………………………....8 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây….10 1.3 Đặc điểm tổ chức của bộ máy quản lý ………………………………….12 1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty………………………...15 1.4.1 Đặc điểm bộ máy kế toán……………………………………………...15 1.4.2 Hình thức sổ kế toán áp dụng………………………………………….16 1.4.3 Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty……………………………….18 1.4.4 Hệ thống tài khoản sử dụng……………………………………………19 PHẦN II - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY………………………………………………………20 2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu và tình hình quản lý NVL tại Công ty……….20 2.2 Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty……………………………………21 2.3 Đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty……………………………………22 2.3.1 Giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho……………………………..22 2.3.2 Giá vốn nguyên vật liệu xuất kho……………………………………...25 2.4 Thủ tục nhập xuất kho nguyên vật liệu và chứng từ sử dụng …………..26 2.4.1 Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu và chứng từ sử dụng……………....26 2.4.2 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu và chứng từ sử dụng ……………....31 2.5 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu ………………………………………....33 2.6 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty……………………….......37 2.6.1 Tài khoản sử dụng…………………………………………………......37 2.6.2 Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu……………………………......37 2.6.3 Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu…………………………….......49 2.7 Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu…………………………………….......55 PHẦN III - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY........................................................57 3.1 Nhận xét về công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu tại Công ty............................................................................................................57 3.1.1 Ưu điểm..................................................................................................57 3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại.......................................................................59 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ NVL tại Công ty...61 KẾT LUẬN....................................................................................................65 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NVL : Nguyên vật liệu CCDC : Công cụ dụng cụ XDCB : Xây dựng cơ bản CKTM : Chiết khấu thương mạI GTGT : Giá trị gia tăng CF : Chi phí TNHH : Trách nhiệm hữu hạn SX : Sản xuất TK : Tài khoản DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU I - SƠ ĐỒ 1 Quy trình công nghệ sản xuất giầy : trang 9 2 Bộ máy quản lý của Công ty : trang 12 3 Bộ máy kế toán của Công ty : trang 15 4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ : trang 18 5 Trình tự nhập kho nguyên vật liệu : trang 30 6 Trình tự xuất kho nguyên vật liệu : trang 32 7 Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu : trang 34 II – BẢNG BIỂU 1 Kết quả SXKD của Công ty trong những năm gần đây : trang 11 2 Phiếu nhập kho : trang 27 3 Hóa đơn giá trị gia tăng : trang 29 4 Phiếu xuất kho : trang 31 5 Thẻ kho : trang 33 6 Sổ chi tiết vật tư : trang 35 7 Sổ chi tiết thanh toán với người bán : trang 38 8 Nhật ký chứng từ số 5 : trang 39 9 Nhật ký chứng từ số 1 : trang 42 10 Nhật ký chứng từ số 2 : trang 44 11 Sổ chi tiết thanh toán tạm ứng : trang 46 12 Nhật ký chứng từ số 10 : trang 47 13 Bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu : trang 49 14 Bảng phân bổ nguyên vật liệu : trang 50 15 Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí SX theo các phân xưởng : trang 51 16 Bảng kê số 5 : trang 52 17 Sổ cái tài khoản 152 : trang 53 LỜI NÓI ĐẦU Nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất với tư cách là đối tượng lao động. Đây là một trong ba yếu tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với công ty sản xuất, lắp ráp, chế tạo sản phẩm. Sự ổn định về đầu vào là một yêu cầu tất yếu để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục trong thời buổi cạnh tranh của cơ chế thị trường. Khác với thời kỳ bao cấp, khi mọi vấn đề tài chính của doanh nghiệp đều phụ thuộc vào ngân sách và sự chỉ đạo của Nhà nước, ngày nay trong thời buổi kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo, phát triển đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ để hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh, điều đó đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, chi phí về nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm, nên việc thực hiện tốt công tác quản lý nguyên vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạ giá thành của sản phẩm. Cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất khác hạch toán và quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ, đúng đắn là vấn đề luôn được Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long quan tâm đặc biệt. Xuất phát từ những lý do trên, em xin chọn đề tài: “Kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần giầy Thăng Long” làm chuyên đề thực tập chuyên ngành. PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY THĂNG LONG 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty cổ phần giầy Thăng Long trước kia là Công ty giầy Thăng Long vốn là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 210/ QĐ/TCTD ngày 14/ 04/ 1990 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công Thương) với tên gọi Nhà máy giầy Thăng Long. Sau đó ngày 23/ 03/ 1993 theo quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước trong Nghị định 386/HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ ) và quyết định số 397/ CNN- TCTD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ, Nhà máy giầy Thăng Long được đổi tên là Công ty giầy Thăng Long. Tên giao dịch chính của Công ty : Thang Long Shoes Company. Trụ sở chính : 411 - Nguyễn Tam Trinh – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Công ty có tổng diện tích 8087m2, trong đó 2600m2 là xây dựng nhà xưởng sản xuất, phần còn lại là nhà kho, phòng làm việc, nhà để xe và đường giao thông nội bộ. Công ty cổ phần giầy Thăng Long có quá trình hình thành và phát triển chưa dài, nhưng Công ty đã không ngừng phấn đấu để phát triển và đứng vững trên thị trường. Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể qua các giai đoạn phát triển của mình. Giai đoạn 1990 - 1993 Theo luận chứng kỹ thuật được duyệt, Công ty giầy Thăng Long được thành lập với số vốn là 300.000.000 đồng. mục tiêu của Công ty là gia công mũ giầy cho các nước Xã Hội Chủ Nghĩa mà chủ yếu là Liên Xô ( cũ ) với công suất là 4.000.000 đôi mũ giầy/ năm. Trong những năm đầu khi mới thành lập, Công ty đã xây dựng được hai xưởng sản xuất và một số công trình phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhưng đến năm 1992 tình hình kinh tế chính trị ở các nước Liên Xô và Đông Âu có nhiều biến động, các đơn đặt hàng với các nước bị cắt đứt. Mặt khác, quá trình sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ, thời gian ngừng sản xuất kéo dài ( khoảng 3 tháng: tháng 5, tháng 6, tháng 7) đã gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trước tình hình đó, lãnh đạo Công ty cùng toàn thể công nhân viên đã cùng nhau tìm hướng đi mới cho Công ty. Kết quả là Công ty đã tìm được thị trường mới, cải tiến sản xuất, chuyển sang giầy vải xuất khẩu. Công ty vừa đầu tư xây dựng, vừa đào tạo lại đội ngũ công nhân viên để chuẩn bị cho giai đoạn sau. Từ sau năm 1993 đến nay. Đây là giai đoạn Công ty thực sự chuyển từ sản xuất kinh doanh theo cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trưòng. Công ty đã chủ động tìm kiếm thị trường dể ký hợp đồng trực tiếp với công ty nước ngoài . Hàng năm, Công ty luôn tổ chức chế thử và cải tién mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng, chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Công ty đã tạo ra uy tín về chất lượng, phong phú về kiếu dáng và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các hoạt động, các giá trị tạo ra của Công ty tăng không ngừng. Kể từ năm 1996 Công ty đã bắt đầu làm ăn có lãi với những bạn hàng lớn, tên tuổi sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín lớn trong nước và trên thị trường Quốc tế . Đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty đã phần nào được cải thiện, sản phẩm làm ra đã có thị trường tiêu thụ ổn định, mặt khác Công ty còn thu nạp thêm nhiều lao động để mở rộng sản xuất kinh doanh. Hiện nay Công ty có 03 cơ sở sản xuất giầy xuất khẩu tại ba địa bàn khác nhau. Công ty nhận Nhà máy giầy Chí Linh (đóng trên địa bàn Chí Linh - Hải Dương ) vào năm 1999. Đến năm 2000 công ty nhận thêm Xí nghiệp giầy Thái Bình (đóng trên địa bàn Thị xã Thái Bình ) làm đơn vị thành viên. Ngày 15/ 02/ 2008 Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần giầy Thăng Long. Tên giao dịch : Thang Long Shoes Joint Stock Company Vốn điều lệ : 7.000.000.000 đồng. Trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công ty đã được tặng thưởng nhiều bằng khên các cấp như bằng khen của Bộ Công Nghiệp, Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Hà Nội... về các thành tích đã đạt được. * Chức năng,lĩnh vực hoạt động của Công ty cổ phần giầy Thăng Long Căn cứ vào giấy phép kinh doanh và quyết định thành lập doanh nghiệp của Công ty, Công ty có chức năng, lĩnh vực hoạt động là : Sản xuất giày dép, túi cặp. Sản xuất kinh doanh tổng hợp vật tư ngành giầy. Kinh doanh các dịch vụ thương mại xuất nhập. 1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất và kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 1.2.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty Đặc điểm sản xuất của Công ty cổ phần Giầy Thăng Long là sản xuất theo một chu trình khép kín để hoàn thành một sản phẩm. Từ khâu pha chặt các tấm vải thành các bán thành phẩm theo mẫu phục vụ cho phân xưởng may của phân xưởng chuẩn bị sản xuất. Giúp phân xưỏng may, may các bán thành phẩm thành mũ giầy hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn; Đến phân xưởng cán luyện cao su có nhiệm vụ cán cao su và làm Rafooxing, luyện ép đế giầy để cung cấp cho cho phân xưởng gò và hoàn thiện. Cuối cùng là phân xưởng gò và hoàn thiện có nhiệm vụ gò những đôi mũ giầy và đế giầy thành đôi giầy hoàn chỉnh và kiểm tra chất lượng cũng như vệ sinh công nghiệp của dôi giầy cho đến khi sẵn sang đưa giầy vào tiêu thụ. Sản phẩm chủ đạo của Công ty là giầy vải xuất khẩu, máy móc trang bị cho các phân xưởng cũng mang tính đặc thù riêng của ngành. Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất giầy có thể khái quát theo sơ dồ sau: Phân xưởng chuẩn bị sản xuất Phân xưởng may Phân xưởng gò và hoàn thiện Phân xưởng cán luyện cao su Quy trình công nghệ sản xuất giầy vải. - Phân xưởng cán luyện cao su: Cao su sống được pha thêm bột màu cùng các hoá chất khác cần thiết để cán thành từng miếng cao su, các miếng này được ép trong để tạo thành đế giầy và được chuyển đến cho xưởng gò và hoàn thiện để gò thành đôi giầy hoàn chỉnh theo quy cách và mẫu mã đã được đăng ký trong các hợp đồng. - Phân xưởng chuẩn bị sản xuất: Vải được dùng để sản xuất giầy chủ yếu là các loại bạt công nghiệp, trước khi được đưa vào sản xuất chúng được kiểm tra kỹ thuật rất chặt chẽ. Tuỳ từng loại vải và chất lượng của chúng mà chúng được mang hồ hoặc bồi vải khác nhau, có những loại vải phải bồi một lớp, hai lớp hoặc bồi mành…Vải được bồi xong chúng được chặt thành các bán thành phẩm theo các mẫu quy định và chuyển cho phân xưởng may - Phân xưởng may: Khi nhận được các bán thành phẩm phân xưởng chuẩn bị sản xuất chuyển sang, phân xưởng may tiến hành kiểm tra, định vị đường may và may thành các đôi mũ giầy hoàn chỉnh. Các đôi mũ giầy sau khi may xong được kiểm tra kỹ thuật lần cuối - xếp thành đồng đôi trước khi chuyển sang cho phân xưởng gò và hoàn thiện. - Phân xưởng gò và hoàn thiện: Nhận mũ giầy từ phân xưởng may và đế giầy từ phân xưởng cán luyện cao su. Tại đây mũ giầy lại được kiểm tra chất lượng lần nữa về chủng loại, màu sắc, kích cỡ, sau đó đưa vào gò ráp để tạo thành các đôi giầy hoàn chỉnh. Giầy sau khi được gò xong, chúng được đưa vào nồi hấp trong thời gian khoảng 60 đến 90 phút, sau khi ra lò chúng được kiểm tra chất lượng và vệ sinh công nghiệp lần cuối rồi được dán tem đóng gói kết thúc quy trình sản xuất một đôi giầy hoàn chỉnh. 1.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. Bảng biểu:1- Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tốc độ phát triển ( % ) 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1.Tổng SPSX 1.760.000 2.003.200 1.920.800 113,8 95,9 - Giầy xuất khẩu 1.624.800 1.846.400 1.760.800 113,6 95,3 - Giầy nội địa 135.200 156.800 160.000 116 102 2. Doanh thu 40.256 45.817 43.933.5 112 95.8 - Doanh thu xuất khẩu 37.159 42.227 40.269,5 113 96 - Doanh thu nội địa 3.097 3.590 3.664 115,9 103 Nộp ngân sách 60,72 73,47 70,45 120,9 91,1 Lợi nhuận 1.731,6 2.084,7 1.899,9 120,4 91,1 Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Như vậy, qua bảng số liệu cho ta thấy: Tổng sản phẩm sản xuất của công ty có sự biến động. Tổng sản phẩm sản xuất năm 2006 là 2.003.200 đôi, đạt 113.8% so với năm 2005. Nhưng đến năm 2007 lại giảm xuống chỉ còn 1.920.800đôi, giảm 4,1% so với năm 2006, trong đó thị trường xuất khẩu giảm dần nhưng thị trường nội địa có xu hướng tăng lên. Do sản lượng sản xuất giảm dẫn đến doanh thu từ xuất khẩu giảm: Năm 2006 là 42.227 triệu đồng đạt 113% so với năm 2005. Năm 2007 giảm xuống chỉ còn 40.269,5 triệu đồng giảm 4% so với năm 2006. Dẫn tới doanh thu toàn Công ty giảm 4,2% so vớI năm 2006, nộp ngân sách Nhà nước giảm dần, cụ thể:năm 2005 nộp ngân sách là 60,72 triệu đồng, năm 2006 là 73,47 triệu dồng, năm 2007giảm xuống còn 70,45 triệu. Lợi nhuận của Công ty cũng đã giảm dần. Do sự tác động của vụ kiện bán phá giá giày mũ da vào thị trường EU nên các đơn hàng giảm làm cho lượng xuất khẩu giảm. Hơn nữa, công ty trong giai đoạn cổ phần hóa nên chưa đi vào hoạt động ổn định. 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần giầy Thăng Long Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Giầy Thăng Long : Phó tổng GĐ-PT kinhdoanh doanh Phòng y tế Phó tổng Giám đốc Phòng tài chính – kế toán Phòng kinh doanh Phòng TCHC – Bảo vệ TT Sản xuất – Mẫu Xưởng chuẩn bị sản xuất Xưởng gò và hoàn thiện Xưởng may Xưởng gò và hoàn thiện Xưởng chuẩn bị sản xuất Xưởng cán ép Xưởng cán ép Xưởng chuẩn bị sản xuất Xưởng may X/ N giầy Thái Bình Nhà máy giầy Chí Linh Xưởng cán ép Xưởng may Xưởng gò và hoàn thiện Tổng Giám đốc Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản lý: Công ty CP giầy Thăng Long được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đây là một cơ cấu quản lý mà toàn bộ công việc quản lý được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc, chỉ có lãnh đạo quản lý ở từng cấp mới có quyền ra lệnh cho cấp dưới làm việc trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình. Đồng thời các bộ phận chức năng lại chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về công việc được giao, các bộ phận chức năng này không ra lệnh trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới mà chỉ nghiên cứu, hướng dẫn lập kế hoạch, hướng dẫn và tổ chức thực thi kế hoạch, giám sát việc thực thi kế hoạch và hỗ trợ tổng giám đốc trong quá trình ra quyết định. Tổng Giám đốc : là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người lao động về các vấn đề của công ty, là người chủ trì các cuộc họp và tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế. Phó tổng Giám đốc: là người giúp tổng giám đốc trong việc quản lý công ty và trong quá trình ra quyết định, đồng thời thay giám đốc điều hành công ty khi Giám đốc đi vắng và là người có thể ra lệnh cho cấp dưới theo phạm vi chức năng và quyền hạn của mình. Phó tổng Giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm trước giám đốc về các lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu của công ty. Giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng cung ứng vật tư, các kế hoạch tìm kiếm và khai thác các thị trường mới, xây dựng và tìm kiếm các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Phòng kinh doanh có hai bộ phận là: - Bộ phận kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ khai thác thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn và dài hạn. Đồng thời phối hợp với phòng kỹ thuật, phòng tài chính kế toán xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tổ chức công tác quản lý hệ thống kho tàng bến bãi nhà xưởng của công ty. - Bộ phận xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ giao dịch với các cơ quan, công ty trong và ngoài nước để thực hiện các hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hoá. Phòng tổ chức hành chính bảo vệ: là phòng có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý cán bộ, lao động, tiền lương, hành chính quản trị. Đồng thời giải quyết các công việc liên quan đến quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định đảm bảo tính dân chủ trong quản lý và trong các vấn đề chung của công ty. Phòng tài chính kế toán: có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc về công tác tài chính, kế toán của Công ty nhằm sử dụng đồng tiền và vốn đúng mục đích, chế độ, chính sách hợp lý, hiệu quả và phục vụ cho sản xuất của Công ty có hiệu quả. Phòng y tế: có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ của người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức khám bệnh định kỳ cho cán bộ và công nhân viên trong toàn doanh nghiệp. Trung tâm sản xuất – Mẫu: chuyên sản xuất thử các mẫu giầy mới cho Công ty và sản xuất thử các đơn đặt hàng mới. Nhà máy giầy Chí Linh: có đầy đủ các phòng ban như ở Công ty nhưng quy mô nhỏ hơn và không có phòng giao dịch với nước ngoài. Các phòng ban có quan hệ bình đẳng, hỗ trợ nhau làm việc với mục đích đem lạị lợi ích chung cho Công ty. Xí nghiệp giầy Thái Bình cũng có đủ các phòng ban như nhà máy giầy Chí Linh, về tài chính doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc. Về sản xuất, khi có lệnh sản xuất phát ra từ Công ty, bộ phận kế hoạch vật tư của Công ty sẽ điều chuyển vật tư. Từ đó xí nghiệp tiến hành triển khai sản xuất theo quy trình công nghệ đã được duyệt. 1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của công ty cổ phần Giầy Thăng Long Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Kế toán công nợ và thanh toán Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ Kế toán tiền lương Kế toán doanh thu va XĐ KQKD Kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt và TGNH Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành như sau: Kế toán trưởng: là người phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động của phòng kế toán và các hoạt động khác của công ty có liên quan đến phòng kế toán. Phó phòng kế toán tài chính: là người giúp việc cho kế toán trưởng và trực tiếp thực hiện các công việc theo sự phân công của kế toán trưởng. Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: là người cùng với thủ quỹ và ngân hàng theo dõi, đối chiếu số dư trên sổ sách và thực tế, theo dõi các khoản ký quỹ ký cược của công ty. Kế toán công nợ và thanh toán: theo dõi các khoản công nợ với khách hàng, các khoản công nợ với nhà nước về các nghĩa vụ thuế, theo dõi tình hình thanh toán với từng khách hàng. Kế toán vật tư: là người có các nhiệm vụ sau: + Theo dõi tình hình nhập xuất tồn của từng thứ vật tư trong kỳ tại các kho, phục vụ cho công tác thu mua vật tư phục vụ sản xuất. + Kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của các chứng từ kế toán có liên quan, thực hiện kiểm kê các kho theo quy định. Kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm tài sản trong kỳ, giá trị còn lại của tài sản cố định trong doanh nghiệp đồng thời thực hiện việc tính khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Kế toán tiền lương: có trách nhiệm theo dõi tình hình thanh toán lương thưởng, phụ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp. Đồng thời tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, và thanh toán các khoản bảo hiểm theo chế độ cho cán bộ và công nhân viên trong toàn doanh nghiệp. Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh: có trách nhiệm theo dõi các khoản doanh thu từ việ
Luận văn liên quan