Đề tài Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam

Từ năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đất nước ta có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ tiếp cận với thị trường quốc tế rộng lớn. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong nước đang phải đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trên bước đường hội nhập và phát triển của mình.Trong thị trường cạnh tranh gay gắt này, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì buộc phải luôn nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật và tìm phương pháp để dần thích nghi và phát triển lâu dài nếu không tất yếu sẽ bị đào thải. Trong những thay đổi đó, công tác kế toán là một lĩnh vực dành được nhiều sự quan tâm ở tất cả các doanh nghiệp. Bởi vì làm tốt công tác hạch toán kế toán đồng nghĩa với việc quản lý tốt đồng vốn, đảm bảo mỗi đồng vốn bỏ ra luôn vì lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến bộ máy kế toán, cách thức hạch toán, quản lý và sử dụng. Trong công tác kế toán ở doanh nghiệp, đảm bảo việc hạch toán chính xác, kịp thời chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán. Thông qua các thông tin về chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do kế toán cung cấp nhà quản lý sẽ đánh giá được thực trạng của doanh nghiệp mình từ đó tìm cách đổi mới, đề ra phương pháp quản lý kinh doanh, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Mặt khác, hạch toán chi phí nguyên vật liệu là khâu quan trọng nhất và là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành sản phẩm. Việc quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu cả ở quá trình thu mua, bảo quản và sử dụng sẽ tiết kiệm chi phí vật liệu làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận tạo được lợi thế cạnh tranh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Hơn nữa, quá trình thu mua nguyên vật liệu nếu được lên kế hoạch hợp lý sẽ giảm thiểu được rủi ro khi mua nguyên vật liệu về giá cả, chất lượng và từ đó luôn đảm bảo sản xuất được sản phẩm với chất lượng cao và ổn định giá cả. Khi doanh nghiệp quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng sẽ tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, khi được thực tập ở Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam, em đã chọn đề tài “Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam”.

doc92 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Từ năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đất nước ta có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ tiếp cận với thị trường quốc tế rộng lớn. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong nước đang phải đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trên bước đường hội nhập và phát triển của mình.Trong thị trường cạnh tranh gay gắt này, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì buộc phải luôn nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật và tìm phương pháp để dần thích nghi và phát triển lâu dài nếu không tất yếu sẽ bị đào thải. Trong những thay đổi đó, công tác kế toán là một lĩnh vực dành được nhiều sự quan tâm ở tất cả các doanh nghiệp. Bởi vì làm tốt công tác hạch toán kế toán đồng nghĩa với việc quản lý tốt đồng vốn, đảm bảo mỗi đồng vốn bỏ ra luôn vì lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán, các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến bộ máy kế toán, cách thức hạch toán, quản lý và sử dụng. Trong công tác kế toán ở doanh nghiệp, đảm bảo việc hạch toán chính xác, kịp thời chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán. Thông qua các thông tin về chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do kế toán cung cấp nhà quản lý sẽ đánh giá được thực trạng của doanh nghiệp mình từ đó tìm cách đổi mới, đề ra phương pháp quản lý kinh doanh, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. Mặt khác, hạch toán chi phí nguyên vật liệu là khâu quan trọng nhất và là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành sản phẩm. Việc quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu cả ở quá trình thu mua, bảo quản và sử dụng sẽ tiết kiệm chi phí vật liệu làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận tạo được lợi thế cạnh tranh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Hơn nữa, quá trình thu mua nguyên vật liệu nếu được lên kế hoạch hợp lý sẽ giảm thiểu được rủi ro khi mua nguyên vật liệu về giá cả, chất lượng và từ đó luôn đảm bảo sản xuất được sản phẩm với chất lượng cao và ổn định giá cả. Khi doanh nghiệp quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng sẽ tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, khi được thực tập ở Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam, em đã chọn đề tài “Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ở Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam”. Mục tiêu chọn đề tài Mục tiêu của em khi chọn đề tài này là vận dụng lý luận về hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ đã được học ở trường vào nghiên cứu thực tiễn tại Công ty từ đó phân tích và đưa ra các kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện thêm công tác kế toán ở Công ty. Phương pháp nghiên cứu - Tham khảo tài liệu Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam - Tham khảo ý kiến của các anh chị kế toán Phòng kế toán của Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam và giáo viên hướng dẫn - Tham khảo sách, tài liệu, trang web có liên quan đến đề tài cần nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam, qua việc tìm hiểu tài liệu và công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty. Đề tài bao gồm 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ - Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty CP Thuốc Sát Trùng Việt Nam – VIPESCO - Chương 3: Nhận xét và Kiến nghị CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ Khái niệm Hàng tồn kho là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị được giữ để bán, gởi bán, đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gởi bán, chi phí dịch vụ dở dang. (Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 2) Nguyên vật liệu: Nguyên liệu, vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Công cụ dụng cụ: Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy, công cụ dụng cụ được quản lý và hạch toán giống như nguyên vật liệu. 1.1.2. Đặc điểm Nguyên vật liệu: Chỉ tham gia vào một chu trình sản xuất nhất định. Bị biến đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể sản phẩm. Giá trị của vật liệu bị chuyển hoá hết một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ. Trong quá trình sản xuất, vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nên việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu có ý nghĩa quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công cụ dụng cụ: Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Giá trị công cụ dụng cụ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Theo quy định hiện hành những tư liệu sau đây không phân biệt tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng vẫn hạch toán là công cụ dụng cụ: Các lán trại tạm thời, đà giáo sử dụng vẫn gia lắp trong ngành xây dựng cơ bản. Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng. Các loại bao bì dùng để đựng nguyên vật liệu, hàng hóa trong quá trình thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Những dụng cụ đồ nghề bằng thủy tinh, sành sứ. Quần áo, giày dép chuyên dùng để lao động. 1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị của từng loại, từng thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập xuất tồn kho. Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập xuất, thực hiện đầy đủ, đúng đắn chế độ hạch toán ban đầu về vật liệu. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và tiêu hao nguyên vật liệu, phát hiện và xử lý kịp thời nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ứ đọng, kém phẩm chất ngăn ngừa việc sử dụng nguyên vật liệu sai mục đích, lãng phí. Thực hiện kiểm kê, đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo đúng quy định của Nhà nước, lập các báo cáo kế toán phục vụ công tác lãnh đạo quản lý. Nguyên tắc hạch toán Nguyên vật liệu: Trị giá vật liệu nhập xuất tồn phải theo đúng giá thực tế. Vật liệu phải được theo dõi chi tiết cả về mặt giá trị lẫn hiện vật của từng loại vật liệu. Vật liệu được dự phòng giảm giá theo chế độ nhà nước quy định. Việc hạch toán hàng tồn kho được áp dụng một trong hai phương pháp là kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Công cụ dụng cụ: - Công cụ dụng cụ được phản ảnh theo giá thực tế và được theo dõi cả về số lượng và giá tri. - Công cụ dụng cụ xuất dùng trong sản xuất kinh doanh có giá trị lớn và phục vụ cho nhiều kỳ kinh doanh có thể áp dụng phương pháp phân bổ nhiều lần hoặc trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.1.5. Phân loại nguyên vật liệu: 1.1.5.1. Căn cứ vào công dụng chủ yếu và tính năng sử dụng: Nguyên vật liệu chính: bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để cấu tạo nên thực thể bản thân của sản phẩm. Vật liệu phụ: là loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể sản phẩm, mà chỉ kết hợp với nguyên vật liệu chính để làm tăng chất lượng hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm. Nhiên liệu: bao gồm các loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất. Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại vật liệu được sử dụng cho việc thay thế, sửa chữa các loại tài sản cố định, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải… Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản. Phế liệu: là những phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu hồi được (bên cạnh các loại thành phẩm) trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.5.2. Căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu: Nguyên vật liệu mua ngoài: là nguyên vật liệu mà doanh nghiệp mua bên ngoài từ các nhà cung cấp. Vật liệu tự chế biến: là vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng như nguyên liệu để sản xuất sản phẩm. Vật liệu thuê ngoài gia công: là loại vật liệu thuê các cơ sở gia công làm nên. Nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh: là nguyên vật liệu do các bên liên doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanh. Nguyên vật liệu được cấp: là nguyên vật liệu do đơn vị cấp trên cấp theo quy định… 1.1.6. Phân loại công cụ dụng cụ: Trong công tác quản lý, công cụ dụng cụ được chia thành 3 loại - Công cụ dụng cụ lao động: dụng cụ gỡ lắp, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quần áo bảo vệ lao động, khuôn mẫu, lán trại. - Bao bì luân chuyển - Đồ dùng cho thuê Căn cứ vào giá trị và thời gian sử dụng công cụ dụng cụ - Loại phân bổ 1 lần - Loại phân bổ nhiều lần 1.1.7. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 1.1.7.1. Đánh giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho Giá gốc nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho mua ngoài Giá gốc  =  Giá mua ghi trên hoá đơn  +  Các khoản thuế không được hoàn lại  +  Chi phí thu mua thực tế  -  Các khoản giảm trừ   Giá gốc nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tự chế biến Giá thực tế nhập kho  =  Giá thực tế vật liệu xuất chế biến  +  Chi phí chế biến   - Giá gốc nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công chế biến Giá thực tế nhập kho  =  Giá thực tế vật liệu xuất thuê ngoài gia công  +  Chi phí gia công  +  Chi phí vận chuyển   Giá gốc nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh Giá thực tế nhập kho  =  Giá thoả thuận giữa các bên tham gia góp vốn  +  Chi phí liên quan   1.1.7.2. Đánh giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ được tính theo đơn giá bình quân như sau: Giá thực tế xuất kho  =  Số lượng NVL, CCDC xuất kho  x  Đơn giá bình quân   Đơn giá bình quân  =  Giá trị NVL,CCDC tồn kho  +  Giá trị NVL, CCDC nhập kho     Số lượng NVL,CCDC tồn kho  +  Số lượng NVL, CCDC nhập kho   Phương pháp nhập trước - xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả định là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được mua trước hoặc sản xuất trước và nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ còn lại cuối kỳ là được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ. Phương pháp nhập sau - xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả định là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ còn lại cuối kỳ là được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho. Phương pháp giá thực tế đích danh: Phương pháp này được áp dụng đối với đơn vị có ít loại mặt hàng, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được. Khi xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ doanh nghiệp chỉ định rõ giá xuất. 1.2. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU 1.2.1. Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho. Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa. Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho. 1.2.2. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 1.2.2.1. Phương pháp thẻ song song Sổ kế toán Sổ kho (thẻ kho) Sổ kế toán chi tiết (thẻ chi tiết) Trình tự ghi chép Sơ đồ 1.1. Kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra . Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Sổ kế toán Sổ kho Sổ đối chiếu luân chuyển Trình tự ghi chép Sơ đồ 1.2. Kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra . Phương pháp ghi sổ số dư Sổ kế toán Sổ kho Sổ số dư vật liệu Trình tự kế toán Sơ đồ 1.3. Kế toán chi tiết theo phương pháp ghi sổ số dư Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra 1.3. KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1.3.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên . Tài khoản sử dụng: Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường” : Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng cuối kỳ nguyên vật liệu chưa về nhập kho. Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế. Tài khoản 153 “Công cụ dụng cụ”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm của các loại công cụ dụng cụ của doanh nghiệp. Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2: Tài khoản 1531 “Công cụ dụng cụ” Tài khoản 1532 “Bao bì luân chuyển” Tài khoản 1533 “Đồ dùng cho thuê” Và các tài khoản có liên quan khác: 111, 112, 133, 141, 142, 242, 331, 515, 632, 711, 811… . Sơ đồ hạch toán Trình tự kế toán được biểu diễn bằng sơ đồ sau (áp dụng cho cả doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp). Sơ đồ 1.4. Hạch toán Tổng hợp NVL, CCDC theo PP kê khai thường xuyên 1.3.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ . Tài khoản sử dụng Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường” và Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” chỉ sử dụng ở thời điểm đầu kì và cuối kì. Tài khoản 611 “Mua hàng” Tài khoản 6111 “Mua nguyên liệu, vật liệu” Tài khoản 6112 “ Mua hàng hoá” Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế của số nguyên vật liệu mua vào và xuất trong kỳ. Và các tài khoản có liên quan khác: 111, 112, 133, 141, 331, 515, 632, 711, 811... Sơ đồ hạch toán Sơ đồ 1.5. Hạch toán Tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ KẾ TOÁN KIỂM KÊ NGUYÊN LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ Nguyên tắc hạch toán - Trong quá trình bảo quản sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ có thể bị mất mát, hư hỏng, kém phẩm chất, thừa thiếu do các nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, định kỳ phải tiến hành kiểm kê để xác định số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thực tế, đối chiếu với sổ sách kế toán phát hiện và tìm ra nguyên nhân nhằm ngăn chặn kịp thời những sai sót trong quản lý và sử dụng vật liệu. - Tùy từng điều kiện và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể thực hiện kiểm kê toàn bộ, kiểm kê từng phần hoặc kiểm kê chọn mẫu. Thời hạn kiểm kê có thể định kỳ vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm hoặc bất thường theo yêu cầu của công tác quản lý. 1.4.2. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý” - Tài khoản 3381 “ Tài sản thừa chờ xử lý” 1.4.3. Trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán kế toán kiểm kê phát hiện thiếu NVL, CCDC Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán kế toán kiểm kê phát hiện thừa NVL, CCDC - Nếu vật liệu, công cụ dụng cụ thừa giữ hộ người bán Nợ TK 002 – Tài sản nhận giữ hộ Khi trả lại cho người bán Có TK 002 – Tài sản nhận giữ hộ 1.5. KẾ TOÁN LẬP DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TỒN KHO 1.5.1. Nguyên tắc hạch toán - Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 2: Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. - Phải lập dự phòng cho từng loại vật liệu, CCDC tồn kho nếu có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên trong năm tài chính. - Số dự phòng giảm giá của năm sau nhỏ hơn số đã lập dự phòng giảm giá năm trước thì số chênh lệch được hoàn nhập vào giá vốn hàng bán, nếu ngược lại, thì căn cứ vào số chênh lệch để lập dự phòng bổ sung. - Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó. 1.5.2. Phương pháp lập dự phòng - Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa  =  Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính  x  ( Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán  -  Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho )   - Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính). (Thông tư số 288/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản sự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp) 1.5.3. Tài khoản sử dụng TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” dùng để phản ánh các dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá thường xuyên liên tục của hàng tồn kho của doanh nghiệp. TK 632 “Giá vốn hàng bán” Sơ đồ hạch toán Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM – VIPESCO 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM – VIPESCO 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Tên Công ty: Công ty Cổ Phần Thuốc Sát Trùng Việt Nam Tên giao dịch: Vietnam Pesticide Joint Stock Company Tên viết tắt: VIPESCO Trụ sở chính của Công ty: Địa chỉ: 102 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận I, Tp.HCM Điện thoại: (08)38295730; 8224364 Fax: (08)38230752 Website: www.vipesco.com.vn Email: vipesco@hcm.vnn.vn Vốn điều lệ: 174.719.940.000 VNĐ (Một trăm bảy mươi bốn tỷ bảy trăm mười chín triệu chín trăm bốn mươi nghìn) trong đó 51% vốn nhà nước, 49% vốn cổ phần. Các đơn vị trực thuộc: Chi nhánh I Hà Nội (Văn phòng đại diện tại Hà Nội) Chi nhánh II Huế (Văn phòng đại diện tại Huế) Chi nhánh III – Nhà máy Nông dược Bình Dương (tỉnh Bình Dương) Xí nghiệp Bình Triệu (TP.Hồ Chí Minh) Kho Tân Thuận (TP.Hồ Chí Minh) Kho Nam Định (tỉnh Nam Định) Trung tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Dược (TP.Hồ Chí Minh) Nông trại Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) - Các đơn vị tham gia hợp tác, liên doanh: Công ty TNHH Nông Dược KOSVIDA. Liên doanh với Hàn Quốc, chuyên sản xuất nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật CARBOFURAN, BPMC… Công ty Liên Doanh Sản Xuất Thuốc Nông Dược Vi Sinh VIGUATO. Liên doanh với Trung Quốc, chuyên sản xuất nguyên liệu thuốc trừ nấm vi sinh Validamycin. Công ty Liên Doanh MOSFLY Việt Nam. Liên doanh chuyên sản xuất nhang muỗi và bình xịt muỗi Mosfly. Công ty Cổ Phần Trừ Mối và Khử Trùng. Chuyên dịch vụ khử trùng mối mọt kho hàng, công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5-noi dung.doc
  • doc1-phieu giao de tai.doc
  • doc2-loi cam doan.doc
  • doc3-loi cam on.doc
  • doc4-mucluc.doc
  • doc6-so phu luc.doc
  • docbia.doc
  • rarfile PDF.rar
Luận văn liên quan