Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu được trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. TSCĐ không những phản ánh năng lực sản xuất trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, mà còn phản ánh được bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ xét về mặt tồn tại thì nó là điều kiện cần có để doanh nghiệp được thành lập, xét về mặt phát triển thì nó là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng xuất lao động. Trong giai đoạn hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp.
Để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp không chỉ đơn giản là quan tâm đến vấn đề có và sử dụng TSCĐ mà điều quan trọng là phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo toàn, phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ. Muốn vậy các doanh nghiệp phải xây dựng được chế độ quản lý khoa học toàn diện để có thể sử dụng hợp lý, đầy đủ phát huy hết công suất của TSCĐ, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất trang thiết bị và đổi mới công nghệ. Hạch toán kế toán với chức năng và nhiệm vụ của nó là một công cụ đắc lực của quản lý, cung cấp các thông tin chính xác kịp thời cho quản lý. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và bảo toàn vốn cho doanh nghiệp. Một trong những phần của hạch toán kế toán đó là kế toán TSCĐ. Kế toán TSCĐ giúp cho việc hạch toán TSCĐ được chính xác và theo dõi tình hình TSCĐ một cách chặt chẽ và đầy đủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, được tổ chức và hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước, TSCĐ của công ty có phần đặc biệt so với các doanh nghiệp khác bao gồm: vườn cây cao su, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng. Từ thực tế đó, trên cơ sở những kiến thức đã tích luỹ đựợc, với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Hữu Cường cùng các anh chị trong phòng Tài chính kế toán của Công ty em đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV cao su Mang Yang" Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 3 phần chính:
Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang.
Chương II: Thực tế kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang.
Chương III: Nhận xét và ý kiến đề xuất về kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang.
43 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV cao su Mang Yang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu được trong bất kỳ một nền kinh tế quốc dân nào cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. TSCĐ không những phản ánh năng lực sản xuất trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, mà còn phản ánh được bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ xét về mặt tồn tại thì nó là điều kiện cần có để doanh nghiệp được thành lập, xét về mặt phát triển thì nó là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng xuất lao động. Trong giai đoạn hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ là yếu tố quan trọng để tạo sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp.
Để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp không chỉ đơn giản là quan tâm đến vấn đề có và sử dụng TSCĐ mà điều quan trọng là phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo toàn, phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ. Muốn vậy các doanh nghiệp phải xây dựng được chế độ quản lý khoa học toàn diện để có thể sử dụng hợp lý, đầy đủ phát huy hết công suất của TSCĐ, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để tái sản xuất trang thiết bị và đổi mới công nghệ. Hạch toán kế toán với chức năng và nhiệm vụ của nó là một công cụ đắc lực của quản lý, cung cấp các thông tin chính xác kịp thời cho quản lý. Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và bảo toàn vốn cho doanh nghiệp. Một trong những phần của hạch toán kế toán đó là kế toán TSCĐ. Kế toán TSCĐ giúp cho việc hạch toán TSCĐ được chính xác và theo dõi tình hình TSCĐ một cách chặt chẽ và đầy đủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, được tổ chức và hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước, TSCĐ của công ty có phần đặc biệt so với các doanh nghiệp khác bao gồm: vườn cây cao su, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng. Từ thực tế đó, trên cơ sở những kiến thức đã tích luỹ đựợc, với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Hữu Cường cùng các anh chị trong phòng Tài chính kế toán của Công ty em đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV cao su Mang Yang" Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 3 phần chính:
Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang.
Chương II: Thực tế kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang.
Chương III: Nhận xét và ý kiến đề xuất về kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang.
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH, TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA
CÔNG TY TNHH MTV CAO SU MANG YANG
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
Do mang đặc thù của nền sản xuất nông nghiệp và quy trình công nghệ sản xuất được cơ giới hóa khoảng 70% công việc, số còn lại là thủ công. Trong quá trình sản xuất Công ty chia làm ba bộ phận sản xuất khác nhau, đó là: Bộ phận xây dựng cơ bản (gồm trồng mới, chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản), bộ phận khai thác mủ cao su, bộ phận chế biến mủ cao su. Mỗi bộ phận sản xuất được chia thành phân xưởng sản xuất hay từng nông trường, mỗi nông trường đều có các bộ phận quản lý riêng.
- Tổ trồng mới chăm sóc kiến thiết cơ bản có trách nhiệm trồng, chăm sóc cây cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản.
- Tổ khai thác mủ cao su: Bao gồm các cán bộ và công nhân có trình độ chuyên môn nhất định về kỹ thuật lấy mủ, khi chưa đến mùa khai thác tổ này còn có trách nhiệm phải chăm sóc vườn cây và một phần công việc khác mà Công ty phân công.
- Tổ chế biến: Đây là tổ chức có trình độ tay nghề được chuyên môn hóa cao nhất, bộ phận này có trách nhiệm sơ chế mủ cao su, đóng gói nhập kho để đưa đi tiêu thụ.
- Tổ vận chuyển: Bao gồm công nhân lái xe chuyên dùng hoặc không chuyên, tổ có trách nhiệm sơ chế mủ cao su, đóng gói nhập kho để đưa đi tiêu thụ.
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
1.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của
Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
KIỂM SOÁT VIÊN
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng Tài Chính
Kế Toán
Phòng
Kỹ Thuật
Phòng Tổ Chức LĐTL
Phòng
Quản
Lý
Chất
Lượng
Phòng
Thanh
Tra
Bảo
Vệ
Phòng
Thi đua Văn thể
Văn Phòng
Phòng
Kế
Hoạch
Đầu
Tư
06 Nông
Trường
Xí nghiệp
Phân hữu cơ vi sinh
Trung tâm
Y Tế
Xí nghiệp
Chế biến
mủ
- Hội đồng Thành viên 03 người gồm: Chủ tịch Hội đồng Thành viên và các thành viên Hội đồng.
- Kiểm soát viên 03 người : 01 người chuyên trách và 02 người kiêm nhiệm.
- Ban Tổng Giám đốc gồm: Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc.
- Các phòng nghiệp vụ:
- Các đơn vị trực thuộc:
+ Nông trường Cao su K’Dang.
+ Nông trường Cao su Đoàn Kết.
+ Nông trường Cao su Hòa Bình.
+ Nông trường Cao su Tân Lập
+ Nông trường Cao su Bờ Ngoong.
+ Nông trường cao su Kon Thụp.
+ Xí nghiệp chế biến mủ K’Dang.
+ Xí nghiệp Phân hữu cơ vi sinh.
+ Trung tâm Y tế.
1.2.2. Chức năng của từng bộ phận
+ Tổng Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp với nhà nước.
+ Phó Tổng Giám đốc: Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc và trực tiếp quản lý, điều hành công tác, sản xuất, an toàn lao động, hành chính, giải quyết công việc khi Tổng Giám đốc đi vắng.
+ Phòng Tài chính kế toán: Theo dõi công tác tài chính toàn Công ty, từng tháng, quý báo cáo tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh lãi, lỗ của Công ty cho Ban Tổng Giám đốc để có hướng giải quyết.
+ Phòng Kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất dự trù mua và bán các loại vật tư, cung ứng đầy đủ, kịp thời đảm bảo tiến độ sản xuất.
+ Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của Công ty.
+ Văn phòng: Chịu trách nhiệm trang bị cơ sở vật chất Công ty, điều động phương tiện đi lại hợp lý.
+ Phòng Tổ chức lao động tiền lương: Có nhiệm vụ quản lý và điều phối lao động của Công ty một cách hợp lý và có hiệu quả, đồng thời duyệt lương hằng tháng của Công ty.
+ Phòng Quản lý chất lượng: Chịu trách nhiệm về chất lượng thành phẩm của Công ty.
+ Phòng Thanh tra - Bảo vệ & Quân sự: Có nhiệm vụ giữ gìn, bảo quản tài sản của toàn Công ty cũng như tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
+ Phòng Thi đua Văn thể: Chịu trách nhiệm về công tác thi đua khen thưởng trong toàn Công ty.
+ Các Xí nghiệp: Có nhiệm vụ sản xuất và chế biến sản phẩm.
+ Các Nông trường: Có nhiệm vụ chăm sóc, khai thác, sản xuất.
+ Trung tâm y tế: Có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho CBCNV toàn công ty.
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán
a. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Phó phòng kế toán
Kế toán TSCĐ, XDCB, Tiền lương
Kế toán Vật tư,
Tiêu thụ sản phẩm
Kế toán
tổng hợp
Kế toán thanh toán, tiền mặt
Kế toán
tiền
TGNH,thuế
Kế toán Bảo hiểm
Thủ
kho
Thủ
quỹ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
`
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
b. Nhiệm vụ của các nhân viên kế toán
+ Kế toán trưởng: Phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán tại doanh nghiệp, làm việc ở bất cứ bộ phận nào. Chịu trách nhiệm giám sát và điều hành mọi hoạt động tài chính của Công ty, tham mưu cho Tổng Giám đốc trong công việc sản xuất kinh doanh.
+ Phó phòng Tài chính kế toán: Kiểm tra chứng từ kế toán phát sinh tại đơn vị.
+ Kế toán tổng hợp: Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp các thành phần kế toán trong công ty, có những ý kiến tham mưu, giúp kế toán trưởng trong công tác điều hành, chỉ đạo kịp thời.
+ Kế toán TSCĐ: Phản ánh ghi chép tổng hợp số liệu một cách kịp thời đầy đủ về số lượng, giá trị hiện có và tình hình tăng giảm tài sản cố định. Tính toán và phân bổ kịp thời, đầy đủ khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Kế toán XDCB: Theo dõi những khoản dầu tư về XDCB.
+ Kế toán tiền lương: Thực hiện việc tính toán tiền lương, tiền công phải trả cho CBCNV trên cơ sở các tài liệu liên quan của các bộ phận lao động thực hiện việc thanh toán các chế độ và các khoản nợ phải trả cho người lao động.
+ Kế toán vật tư: Theo dõi và phản ánh đầy đủ toàn bộ giá trị vật tư nhập, xuất, tồn trong kỳ.
+ Kế toán tiền mặt: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt; và công nợ của công ty.
+ Kế toán ngân hàng và kế toán thuế: Theo dõi tình hình thu, chi tiền gửi tại ngân hàng, lập tờ khai thuế hàng tháng và quý theo quy định của nhà nước.
+ Kế toán Bảo hiểm: Theo dõi các khoản thu - nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Giải quyết các chế độ bảo hiểm cho người lao động
+ Thủ quỹ: Thu chi tiền, định kỳ lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
+ Thủ kho: Nhập xuất kho vật tư, hàng hóa ...
1.3.2. Chính sách tổ chức công tác kế toán đang áp dụng tại Công ty
- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là VND. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch.
- Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài Chính. Thực hiện tuân thủ Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành.
- Báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.
- Tổ chức bộ máy kế toán công ty theo kiểu tập trung, Các nông trường, xí nghiệp, đơn vị trực thuộc hạch toán hình thức báo sổ. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tập hợp về phòng tài chính kế toán Công ty theo dõi, hạch toán và ghi sổ. Theo hình thức này đảm bảo được sự lãnh đạo thống nhất, tập trung đối với công tác kế toán. Giúp cho lãnh đạo thực hiện tốt việc kiểm tra, chỉ đạo giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở những thông tin cung cấp từ phòng tài chính kế toán.
1.3.3. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Hiện nay Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, sổ in theo mẫu của hình thức kế toán nhật ký chung
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ theo theo hình thức kế toán
Trên máy vi tính:
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
Chứng từ kế
toán
Sổ kế toán
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp, chứng từ kế toán cùng loại
Báo cáo tài chính.
Báo cáo kế toán quản trị
MÁY VI TÍNH
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
CHƯƠNG II
THỰC TẾ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY
TNHH MTV CAO SU MANG YANG
2.1. Đặc điểm về tài sản cố định của Công ty
Xuất phát từ đặc trưng hoạt động của Công ty là trồng, chăm sóc, chế biến và tiêu thụ cao su nên phần lớn tài sản cố định của Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang là vườn cây cao su dây chuyền máy móc, nhà xưởng, kho bãi.
Công ty có 02 nhà máy chế biến, 06 nông trường trực thuộc nên phần lớn tài sản cố định của Công ty không tập trung một chỗ mà phân tán thành nhiều nơi nên việc quản lý tài sản cố định là tương đối phức tạp.
Một đặc điểm nổi bật nữa là TSCĐ của Công ty có quy mô tương đối lớn, chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu tài sản của Công ty. Do đó TSCĐ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Chất lượng TSCĐ quyết định chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng suất lao động và qua đó phần nào quyết định sự tồn tại của Công ty trong cơ chế thị trường. Nắm bắt được vấn đề đó, Công ty coi việc không ngừng đổi mới TSCĐ là công việc quan trọng, đồng thời coi kế toán là một công cụ đắc lực trong việc giám sát chặt chẽ sự biến động của TSCĐ, quá trình sửa chữa, bảo dưỡng, trích khấu hao cơ bản, để tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, để TSCĐ phát huy hết vai trò của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.2. Phân loại tài sản cố định tại Công ty
TSCĐ gồm nhiều loại và khác nhau về công dụng kinh tế, đơn vị tính toán, chức năng kỹ thuật và thời gian sử dụng. Do đó để tạo điều kiện cho việc quản lý TSCĐ, toàn bộ TSCĐ được phân thành nhiều loại, nhiều nhóm theo những đặc trưng nhất định. Việc phân loại TSCĐ nhằm mục đích lập kế hoạch sản xuất, sửa chữa và hiện đại hoá TSCĐ; là cơ sở để xác định mức khấu hao và giá trị còn lại. Nếu như việc phân loại TSCĐ chính xác sẽ phát huy hết tác dụng của TSCĐ, phục vụ tốt cho công tác quản lý TSCĐ.
Như vậy, phân loại TSCĐ là sắp xếp TSCĐ thành từng loại, từng nhóm theo những đặc trưng về công dụng, tính chất, quyền sơ hữu, nguồn hình thành... Để tổ chức công việc kế toán một cách phù hợp, hiệu quả cao.
TSCĐ được phân loại theo nhiều cách khác nhau, dựa trên các tiêu thức khác nhau. Tại Công ty hiện đang phân loại TSCĐ theo một số cách sau:
Phân loại theo hình thái biểu hiện
Theo cách phân loại này, toàn bộ TSCĐ được chia thành hai loại: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình.
TSCĐ hữu hình
Là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể có đủ tiêu chuẩn giá trị, thời gian sử dụng theo chế độ qui định. Loại này gồm:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như: Nhà cửa, kho tàng, bể tháp nước... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD).
- Máy móc, thiết bị: Gồm các loại máy móc, thiết bị dùng trong SXKD.
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Bao gồm các phương tiện vận tải đường bộ, đường không, đường biển, thiết bị truyền dẫn...
- Thiết bị dụng cụ quản lý: Bao gồm thiết bị và dụng cụ sử dụng cho hoạt động quản lý kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như: dụng cụ đo lường, máy tính, máy điều hoà...
- Thiết bị dụng cụ quản lý: Bao gồm thiết bị và dụng cụ sử dụng cho hoạt động quản lý kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như: dụng cụ đo lường, máy tính, máy điều hoà...
- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Bao gồm các loại cây gieo trồng và cho sản phẩm trong nhiều năm ở các nông lâm trường như cà phê, cao su... và các loại súc vật làm việc, cho sản phẩm.
- TSCĐ hữu hình khác: Ngoài các loại kể trên còn có tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật... cũng được xếp vào TSCĐ hữu hình.
TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả Loại này gồm:
- Quyền sử dụng đất.
- Phần mềm máy tính.
Số liệu ngày 31/12/2015 cụ thể như sau:
Bảng số 2.1: Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Stt
Tên tài sản
Nguyên giá
Gt đã khấu hao
Gt còn lại
I
Tài sản cố định hữu hình
438.534.558.373
198.846.868.751
239.687.689.622
1
Nhà cửa, vật kiến trúc
155.901.790.302
73.178.374.549
82.723.415.753
2
Máy móc, thiết bị
37.924.744.422
18.701.514.808
19.223.229.614
3
Phương tiện vận tải
29.375.109.638
22.665.022.045
6.710.087.593
4
Thiết bị, dụng cụ quản lý
234.942.727
131.149.301
103.793.426
5
Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho SP
213.319.931.879
82.830.726.273
130.489.205.606
6
Vườn cây cà phê
1.778.039.405
1.340.081.775
437.957.630
II
Tài sản cố định vô hình
21.175.170.774
1.735.941.103
19.439.229.671
1
Quyền sử dụng đất
20.861.459.926
1.609.112.053
19.252.347.873
2
Phần mềm máy tính
313.710.848
126.829.050
86.881.798
Tổng cộng
459.709.729.147
200.582.809.854
59.126.919.293
Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
Theo cách phân loại này, TSCĐ chia làm hai loại: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
TSCĐ tự có
Là những TSCĐ xây dựng hoặc mua sắm, chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, do ngân sách cấp, do đi vay, nguồn vốn tự bổ sung...
TSCĐ thuê ngoài
Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp hoặc cá nhân ngoài đơn vị, qua quan hệ thuê mượn mà doanh nghiệp có quyền sử dụng chúng vào hoạt động SXKD của mình trong thời gian thuê mượn. TSCĐ thuê ngoài gồm hai loại sau:
- TSCĐ thuê tài chính.
- TSCĐ thuê hoạt động.
Cách phân loại này cho phép xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các TSCĐ, từ đó có được phương pháp quản lý đúng đắn đối với mỗi loại TSCĐ, tính toán hợp lý các chi phí về TSCĐ để đưa vào giá thành sản phẩm.
Toàn bộ TSCĐ của Công ty hiện nay là tài sản cố định tự có, không có tài sản đi thuê.
Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
Theo cách này TSCĐ gồm có:
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp (Ngân sách cấp trên)
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay.
- TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn tự bổ sung của đơn vị (Quỹ phát triển, quỹ phúc lợi...).
- TSCĐ nhận góp liên doanh bằng hiện vật. Cách phân loại này chỉ rõ nguồn hình thành các tài sản, từ đó có kế hoạch bù đắp, bảo toàn các nguồn vốn bằng các phương pháp thích hợp.
Bảng số 2.2: Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành:
Stt
Tên tài sản
Nguyên giá
Gt đã khấu hao
Gt còn lại
1
Vốn nhà nước
318.180.656.638
142.397.587.635
75.783.069.003
2
Vốn vay TD ngân hàng
44.205.223.856
18.560.713.571
25.644.510.285
3
Vốn vay AFD
77.444.003.204
33.556.556.294
3.887.446.910
4
Nguồn vốn Phúc lợi
19.879.845.449
6.067.952.354
3.811.893.095
Tổng cộng
459.709.729.147
200.582.809.854
259.126.919.293
Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng
Theo cách phân loại này, toàn bộ TSCĐ được phân thành 4 loại: TSCĐ dùng trong SXKD, TSCĐ dùng trong hành chính sự nghiệp, TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, TSCĐ chờ xử lý.
Cách phân loại này giúp người quản lý thấy rõ kết cấu tài sản, nắm được trình độ trang bị kỹ thuật của mình, tổng quát được tình hình sử dụng về số lượng,chất lượng TSCĐ hiện có, vốn cố định còn tiềm tàng hoặc ứ đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý TSCĐ và tính khấu hao chính xác, phân tích và đánh giá tiềm lực sản xuất cần được khai thác.
Bảng số 2.3: Phân loại TSCĐ theo công dụng và tính hình sử dụng:
Stt
Tên tài sản
Nguyên giá
Gt đã khấu hao
Gt còn lại
1
Khai thác
246.227.309.188
101.844.100.111
144.383.209.077
2
Chế biến
69.049.526.345
33.400.437.932
35.649.088.413
3
Quản lý sản xuất
18.048.347.893
11.536.216.567
6.512.131.326
4
Quản lý sự nghiệp
7.912.708.748
5.052.470.255
2.860.238.493
5
Quản lý công cụ
54.787.438.057
16.299.545.987
38.487.892.070
6
Phúc lợi cộng đồng
18.096.147.321
5.604.894.644
12.491.252.677
7
Vận chuyển mủ
21.427.302.623
17.250.480.582
4.176.822.041
8
Quản lý chế biến
12.160.218.130
3.731.371.163
8.428.846.967
9
Bán hàng
493.422.867
493.422.867
10
Vườn cây cà phê
1.953.227.552
1.424.661.626
528.565.926
11
Sản xuất phân bón
9.554.080.423
3.945.208.121
5.608.872.302
Tổng cộng
459.709.729.147
200.582.809.854
259.126.919.293
2.3. Đánh giá TSCĐ tại Công ty
Nguyên giá TSCĐ.
Khái niệm
Nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã bỏ ra để có TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ đi vào hoạt động bình thường như: Giá mua thực tế của TSCĐ, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử, lãi tiền vay cho đầu tư TSCĐ khi chưa bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)
Ý nghĩa của việc tính giá theo nguyên giá
- Tính giá TSCĐ phục vụ cho yêu cầu quản lý và hạch toán TSCĐ .
- Thông qua đó ta có được thông tin tổng hợp về tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp.
- Xác định được giá trị TSCĐ để tiến hành khấu hao.
- Sử dụng tính giá TSCĐ để phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.
Các trường hợp xác định nguyên giá
- Đối với các TSCĐ hữu hình tuỳ thuộc vào các nguồn hình thành khác nhau, nguyên giá được xác định như sau:
+ Nguyên giá TSCĐ loại mua sắm ( Kể cả mua mới và cũ ) bao gồm: Giá mua thực tế phải trả theo hoá đơn của người bán cộng với thuế nhập khẩu và các khoản phí tổn mới trước khi dùng ( Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ) trừ các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng (nếu có)
Nếu doanh nghiệp áp