Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Tuynen tại Chi nhánh công ty cổ phẩn 1 - 5 Nhà máy gạch Tuynen 1 - 5

Cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới năm 2008 đã gây ra những tác động làm giá nhiên liệu và giá cả các mặt hàng trên thị trường trong nước những năm qua không ngừng biến động, cùng với đó là tình hình lãi suất thay đổi liên tục của các ngân hàng thương mại trong năm 2010, 2011 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đứng vững trên thị trường, duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh là điều không phải dễ. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường và kiểm soát được chi phí trong sản xuất, quản lý là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự sống còn của Doanh nghiệp. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tổ chức tốt trong mỗi Doanh nghiệp là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý theo dõi được gần như toàn diện tình hình sản xuất: tổng chi phí trong kỳ, sản lượng tạo ra trong kỳ, giá thành đơn vị, thành phẩn có trong một đơn vị sản phẩm. Từ đó đưa ra các chính sách đúng đắn về giá bán (bán với giá bao nhiêu để bù đắp được chi phí sản xuất, bán với giá bao nhiêu thì mới thu được lợi nhuận.), sản lượng (nguồn lực tại đơn vị có thế sản xuất được bao nhiêu đơn vị sản phẩm, tại mức sản lượng nào thì Doanh nghiệp mới hòa vốn.), chất lượng (so sánh với các đối thủ cạnh tranh, đưa ra quyết định có nên tăng chi phí để nâng cao chất lượng hay không.) vừa đảm bảo tính cạnh tranh vừa đảm bảo khả năng tiêu thụ được cho sản phẩm. Công ty cổ phần 1- 5, một doanh nghiệp vửa và nhỏ gia nhập thị trường không lâu (năm 2003), kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng và trồng rừng,với các thành viên sáng lập đa phần là công dân của địa phương đã không ngừng phát triển và đóng góp không nhỏ cho nền kinh t tỉnh nhà, đặc biệt là Huyện Phong Điền. Hiện nay, công ty có 2 công ty con và 1 chi nhánh Nhà máy gạch Tuynen đặt trụ sở trên địa bàn huyện, tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương, đóng góp một phần cho ngân sách tỉnh nhà và cung cấp nguồn sản phẩm gạch chủ yếu trên địa bàn Huyện và một phẩn cho các địa phương lân cận. Nhà máy đã khẳng định được thương hiệu Gạch Tuynen 1- 5 với chất lượng và giá cả hợp lý được người tiêu dùng đón nhận. Trong quá trình tham gia thực tập tại Chi nhánh công ty cổ phẩn 1- 5 Nhà máy gạch Tuynen 1- 5, một đơn vị sản xuất điển hình, tôi đã có điều kiện được tìm hiểu về tình hình thực tế công tác kế toán tại đơn vị. Nhận thức được tẩm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm đối với Nhà máy nói chung và đối với bộ phận kế toán nói riêng, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo nhà máy, các anh chị trong phòng tài chính- kinh doanh và sự hường dẫn tận tình của Giảng Viên Chính- Nhà giáo ưu tú Phan Đình Ngân, tôi dã mạnh dạn chọn đề tài tốt nghiệp: “kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Tuynen tại Chi nhánh công ty cổ phẩn 1- 5 Nhà máy gạch Tuynen 1- 5”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Mô tả thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Tuynen tại Chi nhánh Công ty cổ phần 1- 5 Nhà máy gạch Tuynen 1- 5. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạch Tuynen tại Chi nhánh Công ty cổ phần 1- 5 Nhà máy gạch Tuynen 1- 5. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: trên cơ sở các tài liệu hướng dẫn, giáo trình chuyên ngành kê toán đã giúp em hình thành nên nền tảng cơ sở lý luận cho đề tài. Phương pháp quan sát: trong thời gian thực tập, được quan sát bộ máy kế toán hoạt động và quan sát các nghiệp vụ kế toán xảy ra đã giúp em có cái nhìn tổng quan về bộ máy kế toán tại nhà máy và có cơ sở đưa ra những nhận định của bản thân về công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại nhà máy. Phương pháp phỏng vấn: giúp em khai thác thông tin từ phía cán bộ, công nhân viên nhà máy mà đặc biệt là nhân viên phòng kế toán để có thông tin hoàn thiện đề tài. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: căn cứ vào số liệu thu thập được từ đơn vị, bằng phương pháp này, thông tin thực tế được trình bày chọn lọc và có xử lý, phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề tài.

pdf90 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Tuynen tại Chi nhánh công ty cổ phẩn 1 - 5 Nhà máy gạch Tuynen 1 - 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp SVTH : Hồ Thị Mẫu Đơn 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do lựa chọn đề tài Cuộc khủng hoàng kinh tế thế giới năm 2008 đã gây ra những tác động làm giá nhiên liệu và giá cả các mặt hàng trên thị trường trong nước những năm qua không ngừng biến động, cùng với đó là tình hình lãi suất thay đổi liên tục của các ngân hàng thương mại trong năm 2010, 2011 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đứng vững trên thị trường, duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh là điều không phải dễ. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường và kiểm soát được chi phí trong sản xuất, quản lý là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự sống còn của Doanh nghiệp. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tổ chức tốt trong mỗi Doanh nghiệp là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý theo dõi được gần như toàn diện tình hình sản xuất: tổng chi phí trong kỳ, sản lượng tạo ra trong kỳ, giá thành đơn vị, thành phẩn có trong một đơn vị sản phẩm... Từ đó đưa ra các chính sách đúng đắn về giá bán (bán với giá bao nhiêu để bù đắp được chi phí sản xuất, bán với giá bao nhiêu thì mới thu được lợi nhuận...), sản lượng (nguồn lực tại đơn vị có thế sản xuất được bao nhiêu đơn vị sản phẩm, tại mức sản lượng nào thì Doanh nghiệp mới hòa vốn...), chất lượng (so sánh với các đối thủ cạnh tranh, đưa ra quyết định có nên tăng chi phí để nâng cao chất lượng hay không...) vừa đảm bảo tính cạnh tranh vừa đảm bảo khả năng tiêu thụ được cho sản phẩm. Công ty cổ phần 1- 5, một doanh nghiệp vửa và nhỏ gia nhập thị trường không lâu (năm 2003), kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng và trồng rừng,với các thành viên sáng lập đa phần là công dân của địa phương đã không ngừng phát triển và đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế tỉnh nhà, đặc biệt là Huyện Phong Điền. Hiện nay, công ty có 2 công ty con và 1 chi nhánh Nhà máy gạch Tuynen đặt trụ sở trên địa bàn huyện, tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương, đóng góp một phần cho ngân sách tỉnh nhà và cung cấp nguồn sản phẩm gạch chủ yếu trên địa bàn Huyện và một phẩn cho các địa phương lân cận. Nhà máy đã khẳng định được TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH : Hồ Thị Mẫu Đơn 2 thương hiệu Gạch Tuynen 1- 5 với chất lượng và giá cả hợp lý được người tiêu dùng đón nhận. Trong quá trình tham gia thực tập tại Chi nhánh công ty cổ phẩn 1- 5 Nhà máy gạch Tuynen 1- 5, một đơn vị sản xuất điển hình, tôi đã có điều kiện được tìm hiểu về tình hình thực tế công tác kế toán tại đơn vị. Nhận thức được tẩm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm đối với Nhà máy nói chung và đối với bộ phận kế toán nói riêng, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo nhà máy, các anh chị trong phòng tài chính- kinh doanh và sự hường dẫn tận tình của Giảng Viên Chính- Nhà giáo ưu tú Phan Đình Ngân, tôi dã mạnh dạn chọn đề tài tốt nghiệp: “kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Tuynen tại Chi nhánh công ty cổ phẩn 1- 5 Nhà máy gạch Tuynen 1- 5”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Mô tả thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Tuynen tại Chi nhánh Công ty cổ phần 1- 5 Nhà máy gạch Tuynen 1- 5. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạch Tuynen tại Chi nhánh Công ty cổ phần 1- 5 Nhà máy gạch Tuynen 1- 5. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: trên cơ sở các tài liệu hướng dẫn, giáo trình chuyên ngành kê toán đã giúp em hình thành nên nền tảng cơ sở lý luận cho đề tài. Phương pháp quan sát: trong thời gian thực tập, được quan sát bộ máy kế toán hoạt động và quan sát các nghiệp vụ kế toán xảy ra đã giúp em có cái nhìn tổng quan về bộ máy kế toán tại nhà máy và có cơ sở đưa ra những nhận định của bản thân về công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại nhà máy. Phương pháp phỏng vấn: giúp em khai thác thông tin từ phía cán bộ, công nhân viên nhà máy mà đặc biệt là nhân viên phòng kế toán để có thông tin hoàn thiện đề tài. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: căn cứ vào số liệu thu thập được từ đơn vị, bằng phương pháp này, thông tin thực tế được trình bày chọn lọc và có xử lý, phù hợp với nội dung, yêu cầu của đề tài. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH : Hồ Thị Mẫu Đơn 3 4. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: đề tài nghiên cứu về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên các mặt: - Chi phí cấu thành nên giá thành sản xuất của sản phẩm gạch Tuynen tại nhà máy gạch Tuynen 1 - 5. - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng tại nhà máy gạch Tuynene 1 - 5. Về phạm vi: - Không gian: đề tài được thực hiên nghiên cứu tại Chi nhánh công ty cổ phần 1 - 5 Nhà máy gạch Tuynen 1 - 5. - Thời gian: số liệu dùng để phân tích là báo cáo tài chính năm 2011 và các chứng từ, số sách liên quan được ghi nhận trong năm 2011. 5. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành bao gồm: - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 6. Tóm tắt bố cục khóa luận Khóa luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị sản xuất kinh doanh. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh công ty cố phần 1 - 5 Nhà máy gạch Tuynen 1 - 5. Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh cong ty cổ phần 1 - 5 nhà máy gạch Tuynen 1 - 5. RƯ ỜN G Đ ẠI HỌ C K INH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH : Hồ Thị Mẫu Đơn 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất - Khái niệm chi phí “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu” (Chuẩn mực số 01- Chuẩn mực chung, ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ- BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) Nói cụ thể hơn, chi phí chính là những biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Khái niệm chi phí sản xuất “Những hao tốn về tài sản hay nợ phải trả phát sinh gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm được gọi là chi phí sản xuất.” (Kế toán tài chính doanh nghiệp- Võ Văn nhị,NXB Tài Chính, 2009) 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong đơn vị sản xuất rất đa dạng và đặc trưng theo loại sảm phẩm mà đơn vị đó sản xuất ra. Việc phân loại chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp chia chi phí sản xuất ra thành các nhóm cụ thể đáp ứng yêu cầu quản lý, theo dõi những biến động của chúng trong quá trình sản xuất. Thông thường, chi phí sản xuất được phân loại theo các tiêu thức sau:  Phân loại theo nội dung kinh tế (theo yếu tố chi phí) Căn cứ theo nội dung kinh tế thì chi phí được phân thành: Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm chi phí nguyên vật liêu chính, chi phí nghuyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và các chi phí khác như chi phí nguyên vật liệu đặc thù, chi phí về phế phẩm, phế liệu tận dụng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH : Hồ Thị Mẫu Đơn 5 Chi phí công cụ dụng cụ: bao gồm giá mua và chi phí mua công cụ dụng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi phí liên quan để đưc công cụ dụng cụ vào sử dụng. Chi phí nhân công: Bao gồm các khoản tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp theo hương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN. Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ, tài sản dài hạn dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí dịch vụ thuê ngoài: bao gồm giá mua dịch vụ từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh như giá mua dịch vụ điện, nước, phí bảo hiểm tài sản, giá thue nhà cửa phương tiện Chi phí bằng tiền khác: bao gồm các khoản chi phí phát sinh bằng tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cách thức phân loại này giúp nhà quản lý chủ động trong dự trữ vật tư, tiền mặt, liên hệ dịch vụ đảm bảo hoạt động sản xuất liên tục.  Phân loại theo công dụng kinh tế (theo khoản mục chi phí) Chi phí sản xuất được phân chia thành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong hoạt động sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất chung: Gồm các khoản chi phí sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, thường có các khoản sau: Chi phí lao động gián tiếp, chi phí phục vụ, chi phí tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng. Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị. Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, TSCĐ khác dùng trong hoạt động sản xuất. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH : Hồ Thị Mẫu Đơn 6 Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại xưởng sản xuất. Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.  Phân loại theo mô hình ứng xử chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất gồm có: Chi phí cố định: là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Chí phí biến đổi: là chi phí nếu xét trên tổng số thì thay đổi theo mức độ hoạt động (số lượng sản phẩm, số giờ máy) Chi phí hỗn hợp: là chi phí bao gồm cả hỗn hợp định phí và biến phí. Cách phân loại này có vai trò quan trọng trong công tác quản trị chi phí.  Phân loại theo phương pháp quy nạp Chi phí sản xuất được phân thành 2 loại: Chi phí trực tiếp. Chi phí gián tiếp.  Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả Chi phí sản xuất được phân thành: Chi phí sản phẩm. Chi phí thời kỳ. Mỗi cách phân loại chi phí sản xuất đều có ý nghĩa riêng đối với công tác kế toán và quản lý, mỗi doanh nghiệp tùy vào điều kiện cụ thề của mình mà lựa chon cách thức phân loại phù hợp. 1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí Đây là việc xác định giới hạn về mặt phạm vi mà chi phí cần được tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH : Hồ Thị Mẫu Đơn 7 Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng như đặc điểm của sản phẩm mà đối tượng gánh chịu chi phí có thể là: một loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn sản xuất, phân xưởng sản xuất 1.1.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Quá trình tập hợp chi phí được tiến hành như sau: Những chi phí trực tiếp được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí. Những chi phí gián tiếp được tập hợp thành từng nhóm và phân bổ vào từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức đã chọn. Hệ số phân bổ CP = Tổng CPSX phát sinh trong kỳ Tổng tiêu thức phân bổ Mức phân bổ CP của đối tượng i = hệ số phân bổ CP x Tiêu thức phân bổ của đối tượng i 1.1.5. Tổng hợp chi phí sản xuất Cuối kỳ tính giá thành, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công, khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Điều chỉnh các khoản xuất dùng, sử dụng không phù hợp với chi phí sản xuất thực tế phát sinh để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm. 1.2. Giá thành sản phẩm 1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm “Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định” (Kế toán tài chính Doanh nghiệp- Võ Văn Nhị, NXB Tài Chính, 2009) 1.2.2. Bản chất của giá thành Có nhiều quan điểm khác nhau về giá thành, sau đây là một số quan điểm phổ biến: Quan điểm thứ nhất: Giá thành là hao phí lao động sống và lao động vật hóa được dùng để sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hoặc một khối lượng sản phẩm nhất định. Quan điểm thứ 2: Giá thành sản phẩm là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bất kể nó nằm ở bộ phận nào trong các bộ phận cấu thành giá trị sản phẩm. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH : Hồ Thị Mẫu Đơn 8 Quan điểm thứ 3: Giá thành là biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa chi phí sản xuất và kết quả đạt được trong từng giai đoạn nhất định. Vậy, “ Bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ” (Võ Văn Nhị, 2006) 1.2.3. Chức năng của giá thành Giá thành là thước đo bù đắp chi phí: giá thành sản phẩm là biểu hiện của toàn bộ hao phí vật chất và lao động mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm. Những hao phí này phải được bù đắp đày đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất. Thông qua chỉ tiêu giá thành được xác định chính xác, doanh nghiệp có thể bù đắp được chi phí sản xuất đã bỏ ra. Chức năng đòn bẩy kinh tế: Doanh lợi của doanh nghiệp cao hay thấp đều phụ thuộc trực tiếp vào mức giá thành sản phẩm. hạ thấp giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng doanh lợi, tạo tích lũy để tái sản xuất mở rộng. Cùng với các phạm trù khác như giá cả, lãi giá thành sản phẩm là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường hiệu quả kinh doanh. Chức năng lập giá: Sản phẩm của các doanh nghiệp được trao đổi, mua bán trên thị trường theo mỗi mức giá bán mà doanh nghiệp đó đặt ra, một trong những cơ sở quan trọng để xác định một mức giá bán phù hợp chính là giá thành của sản phẩm, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể bù đắp được chi phí và duy trì sản xuất hay mở rộng hơn quy mô. 1.2.4. Phân loại giá thành Trong các đơn vị sản xuất, thường sử dụng các loại giá thành sau: Giá thành định mức: Được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất. Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở giá thành định mức nhưng có điều chỉnh theo năng lực hoạt động trong kỳ kế hoạch. Đây là mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra, làm cơ sở để phấn đấu trong quá trình sản xuất. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH : Hồ Thị Mẫu Đơn 9 Giá thành thực tế: Là giá thành được tính toán dựa trên chi phí thực tế phát sinh trong kỳ tính giá thành, được tính cuối kỳ tính giá thành. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh. 1.2.5. Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành Đối tượng tính giá thành Xác định đối tượng tính giá thành là việc xác định những đối tượng mà những hao phí vật chất bỏ ra trong sản xuất đã được kết tinh trong đó, nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Đối tương tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Ví dụ như: một chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh, đơn đặt hàng, hạng mục công trình Xác định đối tượng tính giá thành thường căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, chủng loại và đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị đại lượng, kết quả hoàn thành. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau (quý, tháng, năm). Xác định kỳ tính giá thành giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành để cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản lý trong từng thời kỳ. 1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thường có cùng bản chất kinh tế là hao phí lao động sống và lao động vật hóa nhưng khác nhau về phạm vi, giới hạn, thời kỳ. = + - - Giá thành SP CPSX dở dang đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ CPSX dở dang cuối kỳ Điều chỉnh giảm giá thành TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH : Hồ Thị Mẫu Đơn 10 Các khoản giảm giá thành là các khoản chi phí phát sinh gắn liền với CPSX nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản CP phát sinh nhưng không tạo ra giá trị sản phẩm chính như chi phí sản phẩm song song, sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại sản xuất, chi phí sản phẩm hỏng, phế liệu Tùy theo giá trị và tính thường xuyên của các khoản điều chỉnh giảm giá thành mà kế toán tiến hành điều chỉnh theo nguyên tắc giá bán hoặc giá vốn hoặc tách biệt khỏi chi phí ở thời kỳ phát sinh. 1.4. Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ “Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình chế biến công nghệ sản phẩm” (Kế toán chi phí - Huỳnh Lợi, 2010). Việc đánh giá một cách hợp lý chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác giá thành sản phẩm.  Các phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp này thường vận dụng phù hợp với doanh nghiệp mà trong cấu thành giá thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu chính hay chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỉ trọng lớn, thường trên 70% Nếu tất cả nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng ngay từ đầu của quy trình sản xuất, tham gia trong SPDD và thành phẩm với cùng một mức độ thì chi phí sản xuất SPDD cuối kỳ được tính như sau: + = X + CPSX dở dang cuối kỳ CP NVLTT dở dang đầu kỳ CP NVLTT phát sinh trong kỳ Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành trong kỳ Số lượng SPDD cuối kỳ Nếu Nguyên vật liệu chính sử dụng ngay từ đầu quy trình sản xuất và tham gia trong sản phẩm dở dang và thành phẩm ở cùng mức độ, nguyên vật liệu phụ sử dụng theo mức độ sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành thì chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH : Hồ Thị Mẫu Đơn 11 + = X + CP NVL chính dở dang cuối kỳ CP NVL chính dở dang đầu kỳ CP NVL chính phát sinh trong kỳ Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành trong kỳ Số lượng SPDD cuối kỳ + = X + x M CPSX phụ dở dang cuối kỳ CP NVL phụ dở dang đầu kỳ CP NVL phụ phát sinh trong kỳ Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành trong kỳ Số lượng SPDD cuối kỳ x M Trong đó: M là
Luận văn liên quan