1. Sự cần thiết của đề tài
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì các nhà quản trị phải quan tâm đến việc hoạch định và kiểm soát chi phí vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kế toán chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về chi phí, giúp cho các nhà quản trị hoạch định, kiểm soát được chi phí và đưa ra quyết định kinh doanh. Vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đóng vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt mục đích sản xuất ra khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí thấp nhất. Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định, tính toán kết quả kinh tế trong doanh nghiệp.
Việc hoạch toán giá thành liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, việc hoạch toán giá thành đòi hỏi phải chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp. Từ những nhận định trên cho thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp nên em chọn đề tài nghiên cứu là ‟ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang-phân xưởng 5 ”.
Việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta hiểu rỏ hơn về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tìm hiểu xem công tác kế toán tại phân xưởng có khác gì so với lý thuyết đã học ở nhà trường. Đề tài này cũng là cơ sở cho doanh nghiệp tiết kiệm vốn và hạ giá thành sản phẩm thông qua việc kiểm soát trặt trẽ chi phí nâng cao công suất máy móc thiết bị tạo điều kiện cạnh tranh thuận lợi trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở phân xưởng 5 - chi nhánh công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang, cộng với sự kết hợp của lý thuyết đã học ở trường giúp em nắm rỏ hơn về công tác kế toán và rút ra bài học thực tế trên nền lý thuyết. Đồng thời đưa ra một số biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động của phân xưởng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo của phân xưởng 5 - chi nhánh công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang. Phân xưởng sản xuất chủ yếu trên 4 sản phẩm gạo, gạo 5%, 10%, 15%, 20% tấm. Cụ thể trong báo cáo này em nghiên cứu trên sản phẩm gạo 5% tấm.
Chi nhánh chuyên gia công gạo để xuất khẩu nhưng gạo nguyên liệu lại có tính chất thời vụ nên công việc gia công của xưởng cũng mang tính thời vụ. Để có nhiều số liệu nghiên cứu đề tài tôi đã thu thập số liệu trong tháng 3 năm 2010 tức là vụ đông xuân của nông dân trồng lúa.
4. Phương pháp nghiên cứu
► Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp các chú phòng kế toán, giám đốc và nhân viên trong xưởng 5 có liên quan đến đề tài để tìm hiểu cách thức tổ chức sản xuất, tập hợp chi phí và tính giá của sản phẩm.
► Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập thực tế sản xuất trong tháng 3 năm 2010 của phòng kế toán, tham khỏa sách, báo và các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
► Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Dựa trên số liệu và thông tin thu thập từ 2 phương pháp trên sẽ tiến hành phân tích, xữ lý theo nội dung đề tài.
5. Nội dung nghiên cứu
Để phân tích hiệu quả và chính xác công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo em sẽ tiến hành nghiên cứu chủ yếu qua 3 chương như sau:
• Chương 1: Giới thiệu chi nhánh công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang.
• Chương 2: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang - phân xưởng 5 tháng 03 năm 2010.
• Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
41 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty cổ phần kinh doanh nông sản Kiên Giang phân xưởng 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
( ( (
1. Sự cần thiết của đề tài
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì các nhà quản trị phải quan tâm đến việc hoạch định và kiểm soát chi phí vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kế toán chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về chi phí, giúp cho các nhà quản trị hoạch định, kiểm soát được chi phí và đưa ra quyết định kinh doanh. Vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đóng vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt mục đích sản xuất ra khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí thấp nhất. Giá thành sản xuất là căn cứ để xác định, tính toán kết quả kinh tế trong doanh nghiệp.
Việc hoạch toán giá thành liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, việc hoạch toán giá thành đòi hỏi phải chính xác, kịp thời, phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp. Từ những nhận định trên cho thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp nên em chọn đề tài nghiên cứu là ‟ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang-phân xưởng 5 ”.
Việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta hiểu rỏ hơn về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tìm hiểu xem công tác kế toán tại phân xưởng có khác gì so với lý thuyết đã học ở nhà trường. Đề tài này cũng là cơ sở cho doanh nghiệp tiết kiệm vốn và hạ giá thành sản phẩm thông qua việc kiểm soát trặt trẽ chi phí nâng cao công suất máy móc thiết bị tạo điều kiện cạnh tranh thuận lợi trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ việc nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở phân xưởng 5 - chi nhánh công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang, cộng với sự kết hợp của lý thuyết đã học ở trường giúp em nắm rỏ hơn về công tác kế toán và rút ra bài học thực tế trên nền lý thuyết. Đồng thời đưa ra một số biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động của phân xưởng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo của phân xưởng 5 - chi nhánh công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang. Phân xưởng sản xuất chủ yếu trên 4 sản phẩm gạo, gạo 5%, 10%, 15%, 20% tấm. Cụ thể trong báo cáo này em nghiên cứu trên sản phẩm gạo 5% tấm.
Chi nhánh chuyên gia công gạo để xuất khẩu nhưng gạo nguyên liệu lại có tính chất thời vụ nên công việc gia công của xưởng cũng mang tính thời vụ. Để có nhiều số liệu nghiên cứu đề tài tôi đã thu thập số liệu trong tháng 3 năm 2010 tức là vụ đông xuân của nông dân trồng lúa.
4. Phương pháp nghiên cứu
► Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp các chú phòng kế toán, giám đốc và nhân viên trong xưởng 5 có liên quan đến đề tài để tìm hiểu cách thức tổ chức sản xuất, tập hợp chi phí và tính giá của sản phẩm.
► Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập thực tế sản xuất trong tháng 3 năm 2010 của phòng kế toán, tham khỏa sách, báo và các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
► Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Dựa trên số liệu và thông tin thu thập từ 2 phương pháp trên sẽ tiến hành phân tích, xữ lý theo nội dung đề tài.
5. Nội dung nghiên cứu
Để phân tích hiệu quả và chính xác công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo em sẽ tiến hành nghiên cứu chủ yếu qua 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu chi nhánh công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang.
Chương 2: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang - phân xưởng 5 tháng 03 năm 2010.
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH NÔNG SẢN KIÊN GIANG - PHÂN XƯỞNG 5
1.1. TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH NÔNG SẢN KIÊN GIANG
Tiền thân của công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang là xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu Tân Hiệp trực thuộc công ty Thương mại Kiên Giang. Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 1136/QĐ - UB của chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ngày 09/10/1996 về việc phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thương mại Kiên Giang.
Ngày 14/12/2007 căn cứ vào luật tổ chức của HĐND và UBND ngày 26/11/2003 và kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 27/06/2007 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc sắp xếp và cổ phần hoá các công ty Nhà nước do tỉnh quản lý, UBND tỉnh Kiên Giang đã ra Quyết định số 2615/QĐ - UBND chuyển đổi xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu Tân Hiệp thành công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang. Với giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp lại số 1700566610 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp ngày 18/01/2008.
Công ty chuyên kinh doanh mua bán và hợp đồng xuất khẩu gạo. Xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất khẩu gạo nếp, gạo thơm, hạt tiêu và các loại nông sản. Nhận uỷ thác xuất khẩu gạo và các mặt hàng khác từ đối tác. Kinh doanh khí đốt, vật liệu xây dựng, thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm…
Tên giao dịch: KIEN GIANG AGICULTURE PRODUCT TRADING JOINT STOCK COMPANY ( KIGITRACO ).
Địa chỉ: 12 Lý Tự Trọng, Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá, Kiên Giang.
Văn phòng đại diện: 51 Nguyễn Trường Tộ, Quận 4, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (0773) 962288 - 962280
Fax: (0773) 962292
Email: kigitraco@yahoo.com.vn
Tổng vốn kinh doanh: 5.000.000.000đ
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH NÔNG SẢN KIÊN GIANG - PHÂN XƯỞNG 5
1.2.1 Đặc điểm của chi nhánh
Phân xưởng 5 thành lập năm 2003 hoạt động theo uỷ quyền của công ty Cổ Phần Kinh Doanh Nông Sản Kiên Giang.
Địa chỉ liên hệ: Ấp Phụng Phụng, Xã Thạnh Tiến, Huyện Vĩnh Thạnh , Thành Phố Cần Thơ.
Điện thoại: (0710) 651445.
Fax: (0710) 651445.
Mã số thuế: 1700566610 - 004.
Khi mới thành lập phân xưởng sản xuất gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vì công cụ, máy móc sản xuất còn thô sơ, hoạt động sản xuất nhỏ lẽ nên năng suất sản xuất chỉ đạt 3.000 tấn/ năm. Tuy nhiên sau gần 7 năm phấn đấu phát triển, cãi thiện công nghệ máy móc thiết bị sản xuất và mở rộng qui mô hoạt động năng suất sản xuất đã tăng lên gần 11.000 tấn/năm.
1.2.2 Chức năng chính của chi nhánh
Được sự uỷ nhiệm của công ty, chi nhánh đảm nhiệm chức năng sản xuất sản phẩm gạo xuất khẩu bao gồm gạo 5%, 10%, 15%, 20% tấm và tổ chức phân phối sản phẩm theo yêu cầu của công ty hoặc theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Chi nhánh giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất và cung ứng nguồn thành phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu ISO 9001-2008 mà công ty đã cam kết thực hiện.
Phân xưởng 5 là một trong bốn phân xưởng sản xuất chính của công ty đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hàng năm của công ty và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, vị thế công ty trên thị trường thế giới. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu thị trường góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như của quấc gia.
1.3 QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠO
Theo như chúng ta đã biết chức năng chính của phân xưởng 5 là sản xuất gạo vì thế quá trình sản xuất là một phần rất quan trọng quyết định sự thành bại của xưởng. Xuất phát từ điều đó phân xưởng đã tổ chức và thiết kế qui trình sản xuất sao cho đạt được năng suất và chất lượng tối đa. Đồng thời đảm bảo sự tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Quá trình sản xuất sản phẩm gạo chủ yếu là đưa gạo nguyên liệu vào gia công sản xuất ra thành phẩm theo tiêu chuẩn. Gia công gạo ở đây chủ yếu là lau bóng, làm trắng, tách hạt…Ngoài ra tuỳ theo nhu cầu xuất khẩu gạo thành phẩm sẽ được chế biến tiếp qua quá trình tái chế hoặc đấu trộn.
Để có được nguồn nguyên liệu chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất, hàng ngày bộ phận kinh doanh không ngừng tìm kiếm, thu mua gạo nguyên liệu trực tiếp từ những xí nghiệp xay xát, thương buôn, bạn hàng…trong và ngoài huyện đem về nhập kho. Sau đó khi có lệnh sản xuất của cấp trên phân xưởng bắt đầu gia công gạo theo qui trình sau.
SƠ ĐỒ 1 : QUI TRÌNH GIA CÔNG GẠO
Ghi chú:
gạo tải, băng tryền.
công nhân.
Khi có lệnh sản xuất, nhà máy sẽ thực hiện những bước chuẩn bị như sau:
- Đội trưởng điều động cho công nhân đổ nguyên liệu vào hộc lô hàng cần gia công để tổ máy chuẩn bị vận hành máy.
- Chuẩn bị vận hành máy để quá trình gia công đạt hiệu quả cao và an toàn, tổ vận hành máy cần có sự chuẩn bị về máy móc thiết bị.
- Vận hành máy: quá trình vận hành gắn liền với quá trình luân chuyển hàng hoá đưa vào, được thực hiện liên tục và qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có sự chuyển hoá về số lượng lẫn chất lượng của nguyên liệu. Qui trình vận hành máy được thực hiện qua 3 công đoạn như sau:
♦ Công đoạn 1
Cho thiết bị khởi động chạy không tải theo trình tự nhất định, đồng thời kiểm tra hoạt động của máy, cần lưu ý là không được khởi động cùng lúc hai hay nhiều động cơ vì vậy làm cho dòng điện tăng lên nhiều lần.
♦ Công đoạn 2
Mở van nạp liệu ( hộc gạo ) cho gạo nguyên liệu vào thùng chứa nguyên liệu. Đường đi của nguyên liệu gắn liền với cách bố trí thiết bị được mô tả như sau:
+ Nguyên liệu được đưa vào hệ thống cối xát trắng (qua cối xát trắng 1 hoặc cối xát trắng 2 hoặc cối xát trắng 3 hoặc cả ba cối) tuỳ theo nguyên liệu đưa vào hoặc yêu cầu thành phẩm thu được.
Trong khâu này tuỳ theo chất lượng nguyên liệu đưa vào (độ ẩm hạt, tỷ lệ hạt vàng, tỷ lệ hạt đỏ…) tổ vận hành sẽ vận hành mức độ thích hợp để đạt được độ trắng hạt theo yêu cầu mẩu gạo và hạn chế được tỷ lệ gạo gãy nhằm tăng cường tỷ lệ thu hồi thành phẩm. Ngoài ra trong khâu này phụ phẩm gồm cám ướt và cám khô cũng được loại ra khỏi qui trình.
+ Nguyên liệu tiếp tục qua các máy lau bóng 1 hoặc máy lau bóng 2 hoặc máy lau bóng 3 hoặc cả ba máy để làm bóng hạt gạo. Tuỳ theo yêu cầu chất lượng thành phẩm mà tổ vận hành điều chỉnh hệ thống phun sương để đạt độ bóng thích hợp. Tại đây những hạt tấm 2/3 và tấm 3/4 sẽ được đẩy ra ngoài nhờ hệ thống sàn lộc.
+ Sau khi lau bóng bán thành phẩm sẽ được đưa vào thùng chứa gạo xử lý (sấy) để đạt độ ẩm thích hợp.
+ Sau đó được đưa lên sáng đảo rồi xuống trống bắt tấm để tách hạt, tách tấm hạt 1/2 còn lại thành phẩm theo yêu cầu nhập kho.
♦ Công đoạn 3
Sau một chu trình sản xuất hoặc tan ca vận hành, tổ vận hành tiến hành tắt máy theo trình tự và vệ sinh thiết bị.
Hàng hoá sau khi sản xuất do đội trưởng xếp dở và thủ kho tiến hành giao nhận tất cả các thành phẩm và phụ phẩm sản xuất được thông qua việc cân, đo, điếm chính xác số lượng hàng thực nhập. Sau đó lập báo cáo gia công và báo cáo liên quan về kế toán và giám đốc.
Gia công là quá trình sản xuất chính tạo ra thành phẩm còn đối với giai đoạn tái chế và đấu trộn chỉ là một phần nhỏ sau khi sản xuất xong. Tuỳ theo nhu cầu xuất khẩu mà phát sinh hai giai đoạn này.
- Tái chế là đem gạo thành phẩm lau bóng lại để đạt yêu cầu trước khi xuất giao cho khách hàng.
- Đấu trộn là đem gạo thành phẩm và tấm phụ phẩm trộn lại với nhau để tạo thành phẩm thích hợp. Ví dụ muốn có gạo 10% tấm thì trộn gạo 5% tấm với tấm 3/4.
1.4 TỔ CHỨC QUẢN LÝ Ở CHI NHÁNH
Từ khi thành lập phân xưởng không ngừng phấn đấu phát triển đổi mới bộ máy quản lý sau cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ của công ty KIGIRACO, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về quyền lợi của người lao động gắn liền với quyền lợi của công ty và của phân xưởng.
Bộ máy tổ chức quản lý ở chi nhánh thiết kế theo kiểu trực tuyến đứng đầu là giám đốc theo sơ đồ sau.
SƠ ĐỒ 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận:
► Giám đốc
♦ Là người lãnh đạo cao nhất do công ty KIGITRACO bổ nhiệm. Giám đốc tổ chức và điều hành mọi hoạt động của phân xưởng, là người chịu trách nhiệm trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của chi nhánh trước công ty và pháp luật.
♦ Điều hành mọi hoạt động của công ty, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện các mục tiêu kinh tế của công ty.
♦ Có quyền phân công, bổ nhiệm cán bộ cấp dưới, quyết định khen thưởng, kỷ luật đúng đắn. Trực tiếp quản lý các nhân viên dưới cấp.
► Kế toán
♦ Hoạch toán đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh số liệu chính xác, báo cáo đúng thời hạn.
♦ Tham mưu với giám đốc về tình hình sản xuất và tài chính của chi nhánh.
♦ Nắm vững công nợ chi tiết từng khách hàng để có biện pháp đôn đốc, nhắc nhở thu hồi công nợ, tránh bị chiếm vụng vốn.
♦ Giải quyết nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế ở địa bàn tỉnh nơi chi nhánh đang hoạt động.
► Thủ quỹ
♦ Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt đảm bảo thu chi đúng thủ tục, đúng nguyên tắc.
♦ Hàng ngày kiểm tra số tồn quỹ, cuối tháng đối chiếu sổ quỹ với sổ kế toán. Theo dõi sát tình hình chênh lệch giá ngoại tệ nhằm đảm bảo ký hợp đồng được chính xác.
► Nhân viên kinh doanh
♦ Trực tiếp kinh doanh, tham mưu ký kết hợp đồng mua bán sản xuất kinh doanh với nhà cung cấp và khách hàng.
♦ Tham gia tổ chức gia công chế biến gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và kết hợp với phòng kế toán để thực hiện kế hoạch.
♦ Nghiên cứu thị trường nhằm xác định hướng kinh doanh và xây dựng các phương án kinh doanh xuất khẩu.
► Thủ kho
Quản lý bảo quản hàng hoá trong kho đảm bảo độ ẩm thích hợp cho hạt gạo. Phản ánh kịp thời chính xác quá trình nhập - xuất và tồn kho nhằm đảm bảo sản xuất liên tục.
► Bộ phận kỹ thuật
♦ Là bộ phận chuyên môn kỹ thuật, báo cáo cho Giám đốc về vấn đề có liên quan đến công tác chuẩn bị sản xuất.
♦ Xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, công đoạn sản xuất sản phẩm, năng suất lao động.
♦ Vận hành máy móc thiết bị kiễm tra chất lượng thành phẩm sản xuất trong kỳ.
1.5 TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ở PHÂN XƯỞNG
Tháng 11/2006, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng hoá sang thị trường các nước dễ dàng hơn. Một trong những yêu cầu gắt gao của thị trường tiêu dùng các nước này đối với hàng hoá là các tổ chức sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn Quấc tế về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp.
Vì vậy, để thương hiệu KIGITRACO đứng vững trên thị trường buộc công ty phải quan tâm hơn nữa về chất lượng, cãi tiến chất lượng toàn diện, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, giảm thiểu đáng kể mức tồn kho cần thiết. Từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt, mức giá hợp lý nâng cao sức cạnh tranh của gạo nông sản.
Để đạt được mục tiêu trên công ty đã uỷ nhiệm công việc sản xuất gạo chất lượng cho từng phân xưởng tổ chức thực hiện cụ thể. Được sự uỷ nhiệm của công ty phân xưởng tổ chức sản xuất như sau:
♦ Cơ sở vật chất thiết bị sản xuất: gồm ba cối xát trắng, ba máy lau bóng, khoảng 20 gạo tải và băng truyền để truyền tải nguyên liệu qua các thiết bị trong quá trình sản xuất. Ngoài ra còn có các máy móc thiết bị khác phục vụ quá trình chế biến gạo, một nhà kho khoảng 1ha để phục vụ sản xuất, lưu kho và quản lý.
♦ Nhân sự gồm có 10 nhân viên văn phòng và 20 công nhân sản xuất. Ngoài ra còn có nhân viên vệ sinh và nhân viên giữ kho.
♦ Công tác quản lý và quá trình sản xuất cụ thể như đã nêu trong phần 1.3 và 1.4 trong chương này.
1.6 CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
► Nhân sự phòng kế toán
Chỉ gồm một nhân viên kế toán phụ trách công việc trong công tác kế toán và một thủ qũy giử nhiệm vụ chi, thu và giữ tiền. Tuy vậy bộ máy kế toán ở phân xưởng hoạt động rất hiệu quả đáp ứng được nhu cầu quản lý ở chi nhánh.
► Tổ chức kế toán
Do đặc điểm của phân xưởng 5 chủ yếu là gia công sản xuất nên xưởng tổ chức hình thức kế toán tập chung. Theo hình thức này thì phản ánh được toàn bộ hoạt động của xưởng giúp cho việc kiểm tra chỉ đạo quản lý hiệu quả sản xuất kinh doanh kịp thời chặt chẽ.
► Hình thức kế toán
Kế toán theo hình thức kế toán máy với phần mềm kế toán Star Advanced để ghi chép theo trình tự như sau:
SƠ ĐỒ 3: TRÌNH TỰ GHI CHÉP
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày.
In sổ sách, báo cáo tài chính vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Đối chiếu, kiểm tra.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính thiết kế theo hình thức chứng từ ghi sổ.
♦ Hàng ngày
Căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
♦ Cuối tháng
Phải tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh và Báo cáo tài chính.
♦ Đối chiếu kiểm tra
Phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản tương ứng trong các sổ phải bằng với con số thể hiện trên Báo cáo tài chính.
Các loại sổ liên quan
♦ Chứng từ ghi sổ
Là những chứng từ được lập từ chứng từ gốc có thẻ ghi thẳng từ chứng từ gốc hoặc tập hợp nhiều chứng từ gốc để lập Chứng từ ghi sổ.
♦ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Dùng để quản lý các Chứng từ ghi sổ đã lập.
♦ Sổ cái
Là sổ tập hợp các tài khoản đã sử dụng trong phân xưởng dùng để phản ánh mọi nghiệp vụ phát sinh.
♦ Sổ quỹ
Do thủ quỹ lập và giữ, dùng để theo dõi tình hình thu chi, tồn quỹ tiền mặt trong chi nhánh.
♦ Sổ chi tiết
Dùng để theo dõi các đối tượng kế toán cần quản lý cụ thể chi tiết.
► Hệ thống báo cáo kế toán
♦ Bảng cân đối kế toán: Mẩu số 01-DN
Là phương pháp kế toán đồng thời cũng là một báo cáo kế toán, phản ánh một cách tổng quát tình hình tài sản của phân xưởng tại một thời điểm nhất định theo loại hình tài sản và nguồn vốn dưới hình thức tiền tệ.
♦ Bảng kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số 02-DN
Là một báo cáo tài chính tổng hợp, phân tích tổng quát tình hình trong một kỳ kế toán.
♦ Bảng lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số 03-DN
Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong xưởng.
► Chế độ kế toán
♦ Hệ thống tài khoản công ty đang sử dụng là hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính quy định và chi tiết thêm nhằm phục vụ cho công tác quản lý.
♦ Đơn vị tiền tệ dùng ghi sổ kế toán là Đồng Việt Nam. Niên độ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm.
♦ Hoạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.
♦ Để phản ánh chính xác tình hình sản xuất kế toán sử dụng phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân liên hoàn sau mỗi lần nhập. Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng.
1.7 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH GẦN ĐÂY
BẢNG 1: BẢNG XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
NĂM 2008 - 2009
Đvt: Đồng
MỤC TIÊU
2008
2009
CHÊNH LỆCH
Tăng/giảm
%
1.Tổng DT
50.805.401.063
60.072.655.992
9.267.254.929
8,36
DT bán hàng
8.969.693.113
6.414.173.450
(2.555.519.663)
-16,61
DT bán hàng nội bộ
41.835.707.950
53.658.482.542
11.822.774.592
12,38
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
3.DT thuần
50.805.401.063
60.072.655.992
9.267.254.929
8,36
4.Giá vốn hàng bán
52.191.548.369
60.037.254.654
7.