Như chúng ta đã biết thuế là một trong phần hành kế toán quan trọng - Đối với doanh nghiệp kế toán thuế phản ánh được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp lãi, hay lỗ, tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước như thế nào và từ đó phản ánh được nhiều vấn đề khác liên quan như vấn đề hạch toán, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, lỗ, lãi của doanh nghiệp.
Đối nhà nước thuế là nguồn thu chủ yếu để duy trì hoạt động bộ máy và phục vụ công tác dân sinh, xã hội, phát triển đất nước Từ đó ta hiểu kế toán thuế được dùng để phản ánh mối quan hệ giữ doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách nhà nước trong kỳ kế toán năm.
Chính vì nhận thức được vai trò và tầm quan trọng phần hành kế toán thuế đối doanh nghiệp và nhà nước em chọn đề tài nghiên cứu là: “Kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần Vật Tư Nghiệp Hà Nội”.
Mục đích của đề tài là vận dụng lý thuyết về kế toán thuế vào nghiên cứu thực tế tại công ty CP vật Tư Nông Nghiệp Hà Nội, qua đó nêu lên nhận xét về thực tế quản lý phần hành kế toán thuế của công ty và đề xuất ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như thiếu sót về kinh nghiệm và kiến thức của bản thân, bài viết của em không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót, vậy em kính mong các thầy cô cùng toàn thể các bạn sẽ rộng lòng đón nhận và cho em góp ý chân thành nhất để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty cổ phần Vật Tư Nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết thuế là một trong phần hành kế toán quan trọng - Đối với doanh nghiệp kế toán thuế phản ánh được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp lãi, hay lỗ, tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước như thế nào và từ đó phản ánh được nhiều vấn đề khác liên quan như vấn đề hạch toán, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, lỗ, lãi của doanh nghiệp.
Đối nhà nước thuế là nguồn thu chủ yếu để duy trì hoạt động bộ máy và phục vụ công tác dân sinh, xã hội, phát triển đất nước… Từ đó ta hiểu kế toán thuế được dùng để phản ánh mối quan hệ giữ doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách nhà nước trong kỳ kế toán năm.
Chính vì nhận thức được vai trò và tầm quan trọng phần hành kế toán thuế đối doanh nghiệp và nhà nước em chọn đề tài nghiên cứu là: “Kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần Vật Tư Nghiệp Hà Nội”.
Mục đích của đề tài là vận dụng lý thuyết về kế toán thuế vào nghiên cứu thực tế tại công ty CP vật Tư Nông Nghiệp Hà Nội, qua đó nêu lên nhận xét về thực tế quản lý phần hành kế toán thuế của công ty và đề xuất ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như thiếu sót về kinh nghiệm và kiến thức của bản thân, bài viết của em không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót, vậy em kính mong các thầy cô cùng toàn thể các bạn sẽ rộng lòng đón nhận và cho em góp ý chân thành nhất để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin Chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT
1.1. Những vấn đề chung về thuế GTGT
1.1.1. Khái niệm thuế Giá trị gia tăng
Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, thuế GTGT đánh trên từng khâu bán hàng hóa, dịch vụ.
1.1.2. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (báo gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT (Quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008).
1.1.3. Người nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi tắt là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (gọi chung là người nhập khẩu) bao gồm:
Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước (nay là luật doanh nghiệp) và hợp tác xã.
Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị , xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là luật đầu tư), các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam.
1.1.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế
1.1.4.1: Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT.
Giá tính thuế GTGT.
Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT. Đối với hàng nhập khẩu là giá bán nhập tại cửa khẩu cồng với thuế XNK (nếu có) cộng thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm các khoản lãi trả góp, trả chậm.
Đối gia công hàng hóa là giá gia công, chưa có thuế GTGT.
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước.
Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng, giá tính thuế là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá chưa có thuế GTGT
=
Giá thanh toán
1+ Thuế suất của hàng hóa dịch vụ
Thời điểm xác định thuế GTGT
Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày nghi chỉ số diện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng, căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Thuế suất thuế GTGT
Mức thuế suất được quy định chi tiết tại mục II. Thuế suất thuế GTGT thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài Chính và Điều 8 Chương II Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008.
Dưới đây là một vài nét sơ lược, tiêu biểu về thuế suất thuế GTGT được trích trong các sắc luật thuế kể trên.
Hiện tại theo quy định Việt Nam có 3 mức thuế suất được áp dụng như sau:
Mức thuế suất 0% áp dụng đối hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài, dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phát sinh, dịch vụ bưu chính viễn thông, sản phẩm xuất khẩu và tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến…
Mức thuế suất 5% áp dụng đối hàng hóa, dịch vụ sau:
Nước sạch phục vụ sản xuất sinh hoạt.
Phân bón, quặng để sản xuất phân bón, chất phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi cây trồng.
Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác
Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng chăm sóc, phòng trừ bệnh cho cây trồng, sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến
Mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, lưới dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá.
Thực phẩm tươi sống, lâm sản chưa qua chế biến
Đường, phụ phẩm trong sản xuất đường bao gồm gỉ đường, bá mía, bã bùn.
Sản phẩm đay cói, tre, lứa. lá, rơm, sọ rừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp.
Máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Thiết bị dụng cụ y tế
Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học
Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim.
Đồ chơi trẻ em, sách các loại từ sách
Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của luật khoa học và công nghệ.
Mức thuế suất 10% áp dụng đối với tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ không thuộc quy định tại hàng hóa, dịch vụ chịu mức thuế suất 0% và 5% kể trên.
1.1.4.2 Phương pháp tính thuế
Theo hệ thống luật pháp hiện hành quy định cơ sở kinh doanh được phép tự xác định và nộp thuế một theo một trong hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng như sau: Phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp thuế GTGT.
1.1.4.2.1. Phương pháp thuế GTGT được khấu trừ thuế.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
Phương pháp tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGt đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT
Thuế GTGT ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng = giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ là giá thành toán = Giá thanh toán – Giá tính thuế
Thuế GTGT đầu vào được xác định bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ tài chính áp dụng đối với tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thi cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính thuế để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào.
1.1.4.2.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Điều kiện áp dụng: Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật.
Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
Phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp.
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x thuế suất áp dụng hàng hóa dịch vụ đó.
Trong đó: Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ được xác định (bằng) = giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra – Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.
Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào hặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng
Giá trị gia tăng xác định đối với ngành nghề xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình – chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực , vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
1.2. Kế toán thuế GTGT
1.2.1. kế toán thuế GTGT đầu vào (SƠ ĐỒ 1.1 Phụ lục trang 04).
Thuế GTGT đầu vào của người mua hàng do người bán hàng tính và ghi trên hóa đơn bán hàng, đối với trường hợp nhập khẩu thuế GTGT là người nhập khẩu hàng hóa tính và nộp thuế GTGT vào NSNN. Vì vậy thuế GTGT đầu vào là số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn mua hàng của doanh nghiệp mua hàng hoặc số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế GTGT của người nhập khẩu. Thuế GTGT đầu vào phát sinh khi có hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ.
Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTGT-3LL), Bảng kê hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ (mẫu 03/GTGT) chứng từ nộp thuế GTGT ở khẩu nhập khẩu, sổ theo dõi số thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng: Để hạch toán thuế GTGT đầu vào kế toán sử dụng tài khoản 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ.
Nội dung và kết cấu tài khoản.
TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ
Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại
Số thuế GTGT của hàng mua trả lại
Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ
Số thuế GTGT được hoàn lại nhưng chưa được hoàn lại
Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2.
Tài khoản 133(1) Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Tài khoản 133(2) Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Ngoài TK 133 kế toán thuế GTGT còn sử dụng các tài khoản TK 111, 112, 152, 153, 154, 156, 211, 331 được phản ánh trong sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ như sau:
1.2.2. kế toán thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Thuế GTGT đầu ra của người bán hàng do người bán hàng tính (doanh thu chưa có thuế x thuế suất thuế GTGT), và ghi trên hóa đơn bán hàng. Vì vậy thuế GTGT đầu ra là số thuế GTGT do người bán hàng tính và ghi trên hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp bán hàng. Thuế GTGT đầu ra phát sinh mỗi khi có hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ.
Chứng từ sử dụng là: Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTGT – 3LL), Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (mẫu số 06/GTGT), Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 02/GTGT), sổ theo dõi số thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng: Để hạch toán thuế GTGT đầu ra, kế toán sử dụng TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp. Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào NSNN
Kết cấu tài khoản:
TK: 3331 – Thuế GTGT đầu ra được khấu trừ
Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ Số thuế GTGT đầu ra phải nộp
Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ
Số thuế GTGT được giảm trừ vào số Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của
Thuế GTGT phải nộp hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi
Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại biếu tặng, sử dụng nội bộ
Số thuế GTGT phải nộp của hoạt
Động tài chính, thu nhập khác
Số thuế GTGT phải nộp của hàng
NK
Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN Số thuế GTGT còn phải nộp vào
NSNN
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3
Tài khoản 333(11) – Thuế GTGT đầu ra phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ
Tài khoản 333(12) – Thuế GTGT hàng nhập khẩu phản ánh số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.
Ngoài TK 333 kế toán thuế GTGT đầu ra còn sử dụng cả TK 111, 112, 331, 511, 512 để phản ánh các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong kỳ được thể hiện trên sơ đồ tài khoản sau: (SƠ ĐỒ 1.2 Phụ lục trang 05).
1.2.3. Kê khai thuế GTGT.
Theo thông tư số 28/2011/ TT-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2011 của Bộ tài chính ban hành thay thế thông tư số 60 quy định cụ thể và chi tiết về kê khai, nộp thuế là phần mềm hỗ trợ kế khai thuế 3.0 và tại thời điểm này đã được nâng cấp 3.1.6 quy định và hướng dẫn chi tiết về cách thức, trình tự và thời gian kê khai thuế GTGT.
Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo
Địa điểm nộp tờ khai thuế GTGT là cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Dưới đây là một vài mẫu tờ khai thuế GTGT thông dụng phần mềm khai thuế.
Mẫu số 01/GTGT: Tờ khai thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ
Mẫu số 01-1/GTGT: Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV bán ra
Mẫu số 01-2/GTGT: Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào.
Mẫu số 03/GTGT: Tờ khai thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
Mẫu số 04/GTGT: Tờ khai thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu.
Mẫu số 06/GTGT: Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế GTGT….
1.2.4. Khấu trừ, hoàn thuế Giá trị Gia tăng
1.2.4.1: Khấu trừ thuế GTGT
Điều kiện khấu trừ thuế GTGT:
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thếu GTGT đầu vào.
Có hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.
Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng.
Đối hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định trên thì phải có chứng từ: hợp đồng thương mại, hóa đơn bán hàng, dịch vụ, chứng từ thanh toán quan ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
Phương pháp khấu trừ thuế:
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Trường hợp thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ.
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ.
Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai khấu trừ bổ sung, thời gian để kê khai bổ sung tối đa là sáu tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.
1.2.4.2 Hoàn thuế GTGT
Trường hợp được hoàn thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGTT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được
khấu trừ thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới , đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều kiện được hoàn thuế.
Giấy phép đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh
Nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
Có con dấu riêng
Giữ sổ sách kế toán, chứng từ, hóa đơn theo quy định
Có tài khoản gửi tại ngân hàng
Có mã số thuế.
Thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế
Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với trường hợp trong 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết, trường hợp đang trong gia đoạ