Đề tài Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: con kênh đen

Trong thời gian qua nguy cơ ô nhiễm đang có xu hướng tăng trên hệ thống sông và kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa và tăng dân số quá nhanh trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Bên cạnh đó, ý thức tự giác bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, và cơ chế, chính sách quản lý môi trường nước của thành phố còn lỏng lẻo. Những ai đã từng một lần đi qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chắc hẳn không thể quên được cái mùi rất đặc trưng, bốc lên từ dòng nước đen kịt và đặc sánh bởi đủ thứ rác rưởi. Đã đến lúc cần phải rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về những "dòng sông đen" mà trước đây một số nước phát triển nền công nghiệp quá nhanh bằng mọi giá, đã phải trả giá đắt. Vì vậy nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là bằng mọi cách phải bảo vệ bằng được môi trường, dòng kênh ở nội và ngoại thành thành phố. Ngăn chặn không cho các loại nước thải: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp chảy trực tiếp xuống các dòng kênh. Bảo vệ nguồn nước và môi trường nước của các dòng kênh chính là bảo vệ sự sống của con người. Ðừng để các dòng sông, kênh rạch bị ô nhiễm quá nặng rồi mới ra tay. Bởi lẽ, cái giá phải trả cho những “dòng sông đen" là rất đắt và sẽ khó có thể lường trước được hậu quả tai hại của sự chủ quan này.

doc18 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4678 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: con kênh đen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục trang LỜI MỞ ĐẦU 2 I. Lý Luận Chung Về Hàng Hóa Công 3 1.Định Nghĩa 3 a. Hàng hóa công thuần túy (Pure Public Goods) 3 b.Hàng hóa công không thuần túy (Impure Public Goods) 4 2. Tính không hiệu quả của việc cung cấp tư nhân hàng hóa công 5 3.Hàng Hóa cá nhân được cung cấp công cộng 7 a. Khái niệm: 7 b. Các biện pháp định suất hàng hóa cá nhân được cung cấp công cộng 8 b.1 Định suất đồng đều 9 b.2 Xếp hàng 10 II. Nhiêu Lộc -Thị Nghè - Con kênh đen 10 1.Thực trạng 10 2. Nguyên nhân 12 3. Thất bại của thị trường 13 a. Về phía nhà nước 13 b. Về phía người dân 14 4. Giải pháp 14 KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian qua nguy cơ ô nhiễm đang có xu hướng tăng trên hệ thống sông và kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa và tăng dân số quá nhanh trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Bên cạnh đó, ý thức tự giác bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, và cơ chế, chính sách quản lý môi trường nước của thành phố còn lỏng lẻo. Những ai đã từng một lần đi qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chắc hẳn không thể quên được cái mùi rất đặc trưng, bốc lên từ dòng nước đen kịt và đặc sánh bởi đủ thứ rác rưởi. Đã đến lúc cần phải rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về những "dòng sông đen" mà trước đây một số nước phát triển nền công nghiệp quá nhanh bằng mọi giá, đã phải trả giá đắt. Vì vậy nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là bằng mọi cách phải bảo vệ bằng được môi trường, dòng kênh ở nội và ngoại thành thành phố. Ngăn chặn không cho các loại nước thải: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp chảy trực tiếp xuống các dòng kênh. Bảo vệ nguồn nước và môi trường nước của các dòng kênh chính là bảo vệ sự sống của con người. Ðừng để các dòng sông, kênh rạch bị ô nhiễm quá nặng rồi mới ra tay. Bởi lẽ, cái giá phải trả cho những “dòng sông đen" là rất đắt và sẽ khó có thể lường trước được hậu quả tai hại của sự chủ quan này. Nhằm tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp bảo vệ, để mang lại một dòng kênh xanh sạch, trong lành, nhóm đã chọn đề tài “Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè - con kênh đen”. Với sự cố gắng thực sự khi nghiên cứu một vấn đề khoa học nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự hướng dẫn và đóng góp của quý thầy cô và các bạn. NỘI DUNG I. Lý Luận Chung Về Hàng Hóa Công 1.Định Nghĩa Hàng hóa công là loại hàng hóa mà tất cả mọi thành viên trong xã hội có thể sử dụng chung với nhau. Việc sử dụng của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của người khác. Ví dụ: Lợi ích của quốc phòng, chương trình y tế quốc gia, chương trình giáo dục công cộng. Như vậy, hàng hóa công là loại hàng hóa thỏa mãn 1 hoặc 2 đặc điểm: Một là, nó không phải được dành riêng cho ai, không ai có quyền sở hữu cá nhân về hàng hóa ấy. thật khó để buộc mọi người phải trả tiền trực tiếp khi sử dụng hàng hóa mà không dành riêng cho mình, bởi vì nếu không trả tiền trực tiếp, họ cũng không thể hưởng thụ được hàng hóa ấy. ví dụ như lợi ích quốc phòng. Giả sử như một cá nhân nào đó không chịu trả chi phí để hưởng lợi từ các chương trình quốc phòng, nhưng rõ ràng không thể loại trừ họ ra khỏi việc hưởng thụ lợi ích từ các chương trình này.. Hai là, việc sử dụng hàng hóa công của người này không ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng của n gười khác.. bởi vì chi phí tăng thêm để tiêu dùng hàng hóa tăng thêm là rất nhỏ, gần như bằng không. Chúng ta hãy xem xét việc các tàu biển sử dụng hải đăng. Khi ngọn hải đăng được xây dựng và đang hoạt động thì việc có bao nhiêu tàu biển sử dụng hải đăng hầu như không làm ảnh hưởng gì đến chi phí hoạt động của hải đăng. Lợi ích sử dụng của tàu biển nào đó từ ngọn hải đăng không vì thế mà giảm đi lợi ích tàu khác khi sử dụng hải đăng ấy. Tuy nhiên, không phải bất kì một hàng hóa được gọi là hàng hóa công nào cũng đảm bảo một cách nghiêm ngặt các đặc điểm trên, mà tùy theo mức độ bảo đảm, mà người ta có thể chia thành hai loại hàng hóa công. Đó là hàng hóa công thuần túy và hàng hóa công không thuần túy. a.Hàng hóa công thuần túy (Pure Public Goods) Là loại hàng hóa công không thể định suất sử dụng và việc đinh suất sử dụng là không cần thiết. Có nghĩa là mọi người đều có thể sử dụng hàng hóa.. mức độ sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu của họ và các quy định chung. Trong nhiều trường hợp mức độ này không thể định suất hoặc định suất sẽ không có hiệu quả. Như vậy hàng hóa công thuần túy là loại hàng hóa công phải đảm bảo được đặc điểm đầu tiên là hàng hóa thuộc quyền sỡ hữu công cộng, không thể loại trừ các cá nhân sử dụng chúng, bởi vì: ● Không thể đo lường mức độ sử dụng của từng người, do đó không thể buộc người tiêu dùng phải trả tiền trực tiếp khi sử dụng hàng hóa. Chi phí cho việc sản xuất hàng hóa công chỉ có thể bù đắp thông qua hệ thống thuế. Ví dụ: Chương trình quốc phòng, hệ thống đường sá, hải đăng, không khí trong sạch… Đối với loại hàng hóa công này người ta hoàn toàn không thể dịnh suất hoặc loại trừ một cá nhân nào đó trong việc sử dụng hàng hóa. Điều đó là không thực hiện được. Dù có trả tiền hay không thì các cá nhân vẫn có thể được sử dụng hàng hóa. ● Việc định suất hoặc loại trừ các cá nhân sử dụng hàng hóa có khả năng dẫn đến tình trạng kém hiệu quả, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ: Chương trình phòng chống bệnh lây nhiễm; chương trình phòng, chữa cháy; chương trình xóa nạn mù chữ… Đối với các loại hàng hóa công này việc địn suất hoặc loại trừ một cá nhân nào đó trong việc sử dụng hàng hóa sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhân khác, hiệu quả kinh tế - xã hội bị giảm đi. Giả sử có một cá nhân nào đó không đồng ý trả tiền cho việc phòng - chữa cháy. Tuy nhiên, đội phòng - chữa cháy cũng không thể bỏ rơi các cá nhân đó trong hỏa hoạn xảy ra. Bởi vì thiệt hại của cá nhân đó sẽ dẫn đến thiệt hại cho các cá nhân khác và ngược lại. Đối với hàng hóa công thuần túy, đặc điểm thứ hai của hàng hóa công là việc sử dụng hàng hóa không ảnh hưởng đáng kể giữa các cá nhân sử dụng có thể được bảo đảm hoặc không bảo đảm. Hàng hóa công thuần túy bảo đảm đặc điểm thứ hai, bao gồm: chương trình quốc phòng, chương trình y tế, chương trình phòng chữa cháy, hải đăng, chương trình phổ thông giáo dục…. Việc tăng thêm một cá nhân nào đó tiêu dùng hàng hóa trên không làm ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích của các cá nhân khác. Hàng hóa công thuần túy không bảo đảm đặc điểm thứ hai bao gồm: không khí trong sạch, sông ngòi ao hồ, đường sá có mật độ lưu thông cao. Những chất xả thải của một hãng có thể có tác động đến chất lượng không khí trong sạch; việc quá nhiều người đánh bắt cá trên sông ngòi ao hồ có thể làm ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng đánh bắt lẫn nhau; trên một đoạn đường có mật độ lưu thông quá cao, việc tăng thêm một người đi trên đường sẽ có những cản trở lưu thông nào đó đối với những người dang lưu thông khác…. Hàng hóa công không thuần túy (Impure Public Goods) Là hàng hóa công có thể định suất sử dụng, có thể loại trừ các cá nhân sử dụng nhưng phải chấp nhận một khoản tốn kém chi phí nhất định. Như vậy hàng hóa công không thuần túy là loại hàng hóa công không đảm bảo được điều kiện đầu tiên nhưng bảo đảm được điều kiện thứ hai. Có nghĩa là hàng hóa công không thuần túy hoàn toàn có thể thuộc quyền sở hữu của một cá nhân nào đó và do đó nó có thể được đinh suất và loại trừ các cá nhân khác trong việc sử dụng. Tuy nhiên, việc tiêu dùng hàng hóa của người này cũng không làm ảnh hưởng đáng kể đến việc tiêu dùng của người khác. Ví dụ: Đường cáp vô tuyến truyền hình, mạng lưới điện thoại, đường cao tốc, lớp học… bằng việc sử dụng con người hoặc những phương tiện kĩ thuật thiết bị, người ta hoàn toàn có thể kiểm soát, định suất hoặc loại trừ việc sử dụng các hàng hóa này. Việc tính xem có bao nhiêu thời gian cho việc xem một kênh truyền hình, có bao nhiêu cuộc gọi điện thoại trong tháng, có bao nhiêu lần đi trên đường cao tốc…của một cá nhân nào đó hoàn toàn có thể thực hiện. Điều đó lý giải vì sao trong lĩnh vực này có sự xuất hiện của các nhà sản xuất tư nhân và vì lẽ dĩ nhiên họ có quyền sỡ hữu cá nhân về hàng hóa mà họ sản xuất ra. Trong giới hạn nhất định, việc tiêu dùng hàng hóa của cá nhân này hầu như không ảnh hưởng đáng kể đến việc tiêu dùng của người khác. Việc một cá nhân sử dụng nhiều hay ít thời gian cho một kênh truyền hình nào đó hầu như không ảnh hưởng đáng kể đến cá nhân khác đang sử dụng kênh truyền hình đó; việc một cá nhân đi nhiều lần hay ít lần trên một đoạn đường cao tốc có mật độ giao thông thấp cũng chẳng ảnh hưởng gì đến một cá nhân khác cũng đang đi trên đường đó. Chúng ta có thể phân biệt các loại hàng hóa công qua bảng 1. 2. Tính không hiệu quả của việc cung cấp tư nhân hàng hóa công: Giả sử một hàng hóa công mà chi phí biên duyên của người tiêu thụ chúng tăng thêm là 0 (gần bằng 0) được cung cấp tư nhân, thì việc sử dụng hàng hóa đó sẽ buộc phải nộp tiền bởi một tư nhân nào đó. Tất nhiên, mọi trường hợp buộc phải nộp tiền khi sử dụng đều không khuyến khích các cá nhân sử dung. Như vậy, khi hàng hóa công được cung cấp tư nhân sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng dưới mức cho phép của hàng hóa, một phần phúc lợi bị mất đi. Việc buộc phải nộp tiền sử dụng hàng hóa công là hoàn toàn có thể thực hiện được trong nhiều trường hợp, nhưng điều đó là không cần thiết. Tổn thất phúc lợi do phải nộp tiền càng lớn khi khoản tiền nộp càng lớn. Lượng hàng hóa sẽ được sử dụng ít trong khi khả năng cung cấp vẫn còn rất lớn. Giả sử trong trường hợp không thu tiền, số lượt qua cầu được sử dụng là QB = 5 (tương ứng với MU = 0) (Hình 2-1).  Thặng dư tiêu dùng của người sử dụng (Cosumer’s Surplus) là SC = dt (ODB) = ½ OD x O = 1/2x5x5 = 12,5. Trong trường hợp có thu tiền, nếu lệ phí thu tiền cho mỗi lượt qua cầu cố định MC = AC = 2, lập tức số lượt qua cầu sẽ giảm tương ứng QE = 3. Thặng dư tiêu dùng trong trường hợp này là S’C = dt (PEDE) = 1/2 PED x OQE = 1/2 x 3 x 3 = 4,5. So sánh hai trường hợp, thặng dư tiêu dùng trong trường hợp cung cấp tư nhân hàng hóa đã giảm đi một lượng là SC – S’C = dt (ODB) – dt (PEDE) = dt (OPEEB) = 12,5 – 4,5 = 8. Bảng 1: BẢNG PHÂN LOẠI HÀNG HÓA CÔNG  Việc sử dụng hàng hóa không ảnh hưởng đáng kể đến người khác  Việc sử dụng hàng hóa có ảnh hưởng đáng kể đến cá nhân khác   (Quyền sỡ hữu công cộng về hàng hóa) không thể định suất hoặc loại trừ việc sử dụng hàng hóa.  (Hành hóa công thuần túy) Chương trình quốc phòng. Hoạt động của chính phủ. Chương trình y tế quốc gia. Chương trình phổ cập tiểu học…..  (Hàng hóa công thuần túy) Sông ngòi, ao hồ. Không khí sạch. Đường sá có mật độ giao thông cao.   (Quyền sỡ hữu cá nhân về hàng hóa) có thể định suất hoặc loại trừ việc sử dụng hàng hóa.  (Hàng hóa công không thuần túy) - Mạng lưới điện thoại. Cáp truyền hình. Đường cao tốc. Cầu, phà.…  (Hàng hóa cá nhân) bánh mì. Quần áo. Thực phẩm. Rượu.…   Nếu chính phủ cung cấp công cộng hàng hóa thì mức độ tiêu dùng hàng hóa có khả năng tăng lên cho đến khi nào mà lợi ích biên từ việc tiêu dùng hàng hóa bằng không (MU = 0). Sản lượng hàng hóa tiêu dùng tương ứng là Qm. Lúc bấy giờ toàn bộ chi phí kiểm soát Ct = dt (PEPAAB) = 3 được tiết kiệm, đồng thời thặng dư tiêu dùng (Added Surplus – SA) cũng tăng lên, biểu thị bằng dt (BAE) = 1/2 QAQE x PAPE = 1/2 x 3 x 3 = 4,5 khi sản lượng hàng hóa tiêu dùng lên từ QA đến QE. Tuy nhiên lượng hàng hóa tiêu dùng không dừng lại ở QE mà tăng đến Qm do không phải trả tiền. Trong mức tiêu dùng này, sự tự nguyện trả tiền của mỗi người tiêu dùng tăng lên nhỏ hơn chi phí sản xuất hàng hóa. Mức tiêu dùng này được gọi là mức tiêu dùng hiệu quả, gây ra tổn thất phúc lợi do tiêu dùng quá mức (Welfare loss form excesive consumption - LE), được thể hiện bằng dt (EFQm) = 1/2 x OPE x QEQm = 1/2 x 2 x 2 = 2. Cũng cần phải lưu ý rằng đối với hàng hóa công, không phải lúc nào cũng xảy ra trường hợp sản lượng hàng hóa tiêu dùng cho đến khi lợi ích biên bằng 0 khi cung cấp công cộng. Do đó tổn thất do tiêu dùng quá mức không phải lúc nào cũng xảy ra tương ứng. Cuối cùng, để quyết định xem hàng hóa có nên được cung cấp công cộng hay không? Chúng ta phải so sánh giũa số tiền tiết kiệm được trong chi phí kiểm soát cộng với lợi ích tăng thêm do tăng tiêu dùng từ QA đến QE với tổn thất do tiêu dùng quá mức hàng hóa công. Tổn thất từ việc định suất để tài trợ cho việc cung cấp hàng hóa với tổn thất do tiêu dùng quá mức. Như vậy, rõ ràng là chi phí kiểm soát quá cao thì việc cung ứng công cộng tỏ ra hiệu quả hơn so với việc cung ứng bởi thị trường tư nhân thông qua các khoản tài trợ từ thuế. 3.Hàng Hóa cá nhân được cung cấp công cộng a. Khái niệm: Hàng hóa cá nhân được cung cấp công cộng là loại hàng hóa được cung cấp không mất tiền mà việc cung cấp cho các cá nhân tăng thêm tạo nên chi phí biên lớn. Ví dụ : sách, phần mềm máy tính, dịch vụ y tế………….. Khi hàng hóa cá nhân được cung cấp công cộng thì sẽ có sự tiêu dùng hàng hóa quá mức cần thiết.Người tiêu dung không phải trả tiền cho hàng hóa mà anh ta tiêu thụ.Vì vậy,họ tiêu dùng hàng hóa cho đến khi lợi ích biên mà họ nhận được từ hàng hóa đó bằng không. Mặc dù là trên thực tế có chi phí biên duyên thật sự liên quan đến việc cung cấp chúng.Tùy theo loại hàng hóa sử dụng mà độ dốc của đường cầu là cao hay thấp. Đối với đường cào có độ dốc cao thì tổn thất do tiêu dùng quá mức là thấp hơn và ngược lại.Do vậy,việc hàng hóa cá nhân được cung cấp công cộng được xem xét tùy theo độ co dãn của đường cấu. Nếu loại hàng hóa mà việc thỏa mãng nhu cầu của người tiêu dùng được thỏa mãn rất nhanh khi tăng sản lượng sử dụng thì độ dốc đường cầu đứng hơn.Lúc đó tổn thất phúc lợi do tiêu dùng quá mức sẽ nhỏ hơn. Nếu loại hàng hóa mà việc thỏa mãng nhu cầu của người tiêu dùng được thỏa mãn chậm hơn khi tăng sản lượng sử dụng thì độ dốc đường cầu xiên hơn. Lúc đó tổn thất phúc lợi do tiêu dùng quá mức sẽ lớn hơn. Nếu hàng hóa được cung cấp tư nhân, người tiêu dùng sẽ trả một khoảng tiền là MC khi tiêu dùng hàng hóa thì sản lượng hàng hóa tiêu dùng sẽ là QE (tương ứng với MU=MC).Đây là sản lượng tiêu dùng hiệu quả. Nếu hàng hóa được chính phủ cung cấp công cộng thì sản lượng tiêu dùng lập tức tăng lên là QA.Lúc này lợi ích do tiêu dùng hàng hóa mang lại nhỏ hơn chi phí sản xuất ra hàng hóa làm xuất hiện tổn thất do tiêu dùng quá mức : LE = dt(EAQA) LE = dt(EAQA) = 1/2 MC.(QA – QE) =1/2 MC.(Q ηd = - (Q/(P * P/Q (hệ số co dãn của cầu) => ׀(Q׀ =(P/P .Q. ηd (mà (P = P) => ׀(Q׀ =Q. ηd => LE = 1/2 MC .Q. ηd Trong trường hợp chi phí biên cố định MC = AC LE =1/2.TC. ηd ηd → 0 thì LE → 0.Việc cung cấp công cộng hàng hóa gây ra tổn thất nhỏ.Ví dụ :nước uống, lương thực, sách báo…. ηd → ∞ thì LE → ∞:Việc cung cấp công cộng gây ra tổn thất lớn.Ví dụ: Thời trang, vàng bạc, đá quý… b.Các biện pháp định suất hàng hóa cá nhân được cung cấp công cộng Bất kỳ một hàng hóa cá nhân nào được cung cấp công cộng đếu gây ra tổn thất kinh tế do việc tiêu dùng quá mức.Hệ thống biện pháp nhằm làm giảm sự tiêu dùng hàng hóa được gọi là hệ thống định suất. b.1 Định suất đồng đều Phương pháp này đưa ra một tiêu chuẩn định lượng nhất định đối với việc cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng và các tiêu chuẩn này là như nhau đối với tất cả mọi người mặc cho nhu cầu từng cá nhân đối với hàng hóa đó là khác nhau.  Như vậy khi định suất đồng đều, chúng ta phải chấp nhận một điều bất lợi là sẽ không cho phép phù hợp với sự đa dạng trong nhu cầu và mong muốn các cá nhân như là trong thị trường tư nhân. Khi có sự đa dạng về nhu cầu giữa các cá nhân phương pháp dịnh suất đồng đều sẽ đưa ra tiêu chuẩn định lượng thường ở mức trung bình. Ý định trả tiền thêm của cá nhân này lớn hơn chi phí để sản suất tăng thêm về loại hàng hóa đó,nhưng vẫn không thể tiêu dùng thêm.Trong khi ý định trả tiền tăng thêm của cá nhân khác thấp hơn chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó và vẫn cứ tiêu dùng tăng thêm mà vẫn không trả tiền cho sản lượng hàng hóa được tiêu thụ tăng lên. Như vậy ,ở đây chính phủ cần phải đưa ra một tiêu chuẩn định lượng nào đó mà có thể dẫn đến tổng tổn thất là nhỏ nhất.Tiêu chuẩn định lượng đó thường được lấy trung bình giữa các lượng cầu của cá nhân trong xã hội. b.2 Xếp hàng Xếp hàng cũng là một phương pháp được chính phủ áp dụng trong định suất sử dụng hàng hóa cá nhân.Thay vì trả tiền cho các hàng hóa và dịch vụ được cung cấp, chính phủ buộc họ phải trả giá bằng thời gian chờ đợi.Những người có nhu cầu cấp bách hơn sẽ sãn sàn bỏ ra một thời gian chờ đợi lâu hơn.Như vậy xếp hàng tỏ ra có hiệu quả trong trường hợp này. Ví dụ như: xếp hàng được hưởng trọ cấp thất nghiệp, xếp hàng chờ phương tiện đi lại nơi công cộng…….. Tuy nhiên, xếp hàng cũng không phải là một phương án hoàn hảo để thực hiện định suất sử dụng hàng hóa.Bởi vì xếp đòi hỏi chi phí một lượng thời gian mà không phải bất cứ ai có nhu cầu cấp bách về hàng hóa cũng có thể có được. II. Nhiêu Lộc -Thị Nghè - Con kênh đen 1.Thực trạng Ngoài các trục sông chính, thành phố (TP) Hồ Chí Minh còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt với trên 100 tuyến sông rạch với chiều dài gần 700km. Hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng Thé, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, kênh Tẻ, kênh Đôi, Tàu Hủ. Ở phía nam TP, thuộc địa bàn Nhà Bè, Cần Giờ, mật độ kênh rạch dày đặc. Phía Củ Chi, Bình Chánh có các kênh cấp 3-4 của kênh Đông, kênh Tham Lương, kênh An Hạ, kênh Thái Mỹ, kênh Xáng … giúp cho việc tưới tiêu được thuận tiện. Riêng trong khu vực nội thành TP.Hồ Chí Minh hệ thống kênh rạch có tổng chiều dài khoảng 76 Km với 5 lưu vực chính bao gồm hệ thống các kênh: Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Kênh Đôi, kênh Tẻ - Bến Nghé, Tham Luơng - Bến Cát - Vàm Thuật. Các hệ thống kênh rạch này chảy qua nhiều khu vực và cung cấp nuớc tạo thành hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi và cảnh quan thoáng đãng, thuận tiện cho giao thông đường thủy ở nội ô TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hệ thống kênh rạch đang ngày dần “chết”, hiện nay có hàng chục ngàn hộ dân đang sinh sống ở nhiều khu dân cư được xây cất ngay bên cạnh các dòng kênh rạch như các khu dân cư dọc kênh Tân Hóa-Lò Gốm, các khu dân cư dọc kênh Đôi - kênh Tẻ (Quận 4, Quận 8)... Bên cạnh đó còn có nhiều bến đậu ghe thuyền, chợ trên sông buôn bán hàng hóa từ các tỉnh miền Tây lên, được hình thành ngay trên các kênh rạch như bến Bình Đông (kênh Đôi), bến Trần Xuân Sọan trên kênh Tẻ (Quận 4)... Từ họat động của các khu dân cư và các bến ghe thuyền ven kênh rạch đã  trực tiếp thải rác sinh họat, rác buôn bán, thậm chí xác súc vật ... xuống các kênh rạch, đã gây ô nhiễm nhiều kênh rạch, thậm chí nhiều kênh rạch đã bị rác thải lấp đầy đến mức ghe thuyền không thể di chuyển trên các dòng kênh. Bên cạnh đó, nhiều cửa cống cũng bị tắc nghẽn vì rác hoặc gây ngập lụt khi mưa làm  nuớc đen từ các kênh tràn vào các khu dân cư ven kênh rạch gây  mùi hôi thối làm người dân không chịu nổi. Trong tiến trình chỉnh trang đô thị, đô thị hóa ngoại thành, đã có một số lượng rất lớn các hộ dân sinh sống dọc 2 bên các con kênh, rạch bị giải tỏa. Đúng ra, số lượng rác thải đổ xuống đây phải giảm. Nhưng thực tế thì ngược lại. Theo thống kê, có 60 - 70% chiều dài các tuyến kênh rạch trong TP bị ô nhiễm nặng vì hằng ngày phải gánh chịu khoảng 40 tấn rác và 70.000 m3 nước thải. Theo Sở Tài nguyên - Môi trường, rác trên các tuyến kênh rạch trong TP chủ yếu là do các hộ dân và các ghe, thuyền buôn bán thải xuống. Theo quan sát của chúng tôi, rác tập trung nhiều ở những nơi có ghe, thuyền buôn bán như kênh Đôi (bến Bình Đông), kênh Tẻ... Người sống trên ghe, thuyền đã đành, ngay cả những hộ dân sống trên bờ, mặc dù đã có dịch vụ thu gom rác nhưng họ vẫn có thói quen thải xuống dòng kênh. Nhiêu Lộc - Thị Nghè là dòng kênh quan trọng của TPHCM, là một trong ba tuyến sông nước tự nhiên cổ nhất (cùng với sông Sài Gòn và kênh Bến Nghé), ăn sâu vào lòng thành phố với nhiều chi lưu và đi qua nhiều quận: 1, 3, 10, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình. Toàn tuyến kênh chính có chiề