Đề tài Kết quả nghiên cứu rà soát lồng ghép quản lý thiên tai vào lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam

Chiến lược Quốc gia vềcông tác phòng chống và giảm nhẹthiên tai của Việt Nam đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) thểhiện tầm nhìn tổng thể đối với các mục tiêu, nội dung và chiến lược của Việt Nam trong công tác giảm nhẹthiên tai, là văn bản có ý nghĩa quan trọng trên góc độquản lý thiên tai. Chiến lược đã xác định nhiệmvụvàgiảiphápphù hợp với điều kiện tựnhiên và kinh tế, xã hội của từng vùng cụthể. Chiến lược đã xây dựng các nội dung giám sát đánh giá, đặc biệt nội dung chiến lược đã đềcấp đến vấn đềlồng ghép giảm nhẹthiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tếxã hội ởcác cấp: Quốc gia, cấp tỉnh, huyện, xã và các lĩnh vực (các ngành). Lần đầu tiên Việt Nam có được một chiến lược toàn diện vềGNTT, bao hàm hết các lĩnh vực của Phòng chống, giảm nhẹthiên tai, khắc phục được những hạn chếcủa các văn bản chính sách tản mạn trước đây, là cơsởpháp lý đểcác cấp, các ngành thực hiện việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kếhoạch phát triển kinh tê - xã hội trong thời gian tới.

pdf66 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kết quả nghiên cứu rà soát lồng ghép quản lý thiên tai vào lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỐI TÁC GIẢM NHẸ THIÊN TAI BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU RÀ SOÁT LỒNG GHÉP QUẢN LÝ THIÊN TAI VÀO LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Bình yên nơi mắt bão đi qua. Ảnh chụp ở Kỳ Anh đêm 3/10/2007.Ảnh: Chi Mai.(Vietnamnet.vn) Hà Nội, tháng 12/2007 MỤC LỤC Tóm tắt kết quả nghiên cứu...........................................................................................................3 I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ........................................................................................................5 1.1 Bối cảnh..........................................................................................................................5 1.2 Mục tiêu nhiệm vụ ........................................................................................................5 1.3 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội Việt Nam ........................................................7 1.4 Đặc điểm một số loại hình thiên tai chủ yếu ở Việt Nam ..........................................9 1.5 Hậu quả của thiên tai đối với phát triển kinh tế xã hội...........................................12 1.6 Tính cấp thiết của việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào KH PTKTXH ..............15 II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ...........................................................................................16 2.1 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................16 2.2 Cơ sở để đánh giá lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào Kế hoạch phát triển KT- XH 16 III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ.......................................................................................................20 3.1 Rà soát lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào KH PT KT-XH 5 năm 2006-2010 của quốc gia .............................................................................................................................21 3.2 Rà soát lồng ghép phòng chống giảm nhẹ thiên tai của một số bộ ngành .............29 3.3 Nghiên cứu điển hình của một số tỉnh: Hà Tĩnh và Quảng Bình .....................................31 3.3.1Vài nét về địa bàn nghiên cứu .......................................................................................31 3.3.2 Hậu quả của thiên tai đối với 2 tỉnh ..........................................................................34 3.3.3 Đánh giá mức độ lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào KH PT KT-XH......................35 3.3.4 Kiến nghị giải pháp.....................................................................................................50 3.4 Thách thức đối với lồng ghép phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội .........................................................................................................52 IV KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................................56 4.1 Các kiến nghị chung .........................................................................................................56 4.2 Kiến nghị các hoạt động cần được Đối tác GNTT tiếp tục hỗ trợ hoặc thực hiện: ....57 PHỤ LỤC ....................................................................................................................................58 5.1 Phụ lục 1 – Thuật ngữ sử dụng .................................................................................58 5.2 Phụ lục 2 – Tài liệu tham khảo..................................................................................62 5.3 Phụ lục 3 – Các văn bản pháp quy của chính phủ về PCBL và giảm nhẹ thiên tai 63 1 Phụ lục bảng Tên bảng Trang Bảng số 1: Tình trạng xói lở vùng ven biển 12 Bảng số 2: Mức độ hiểm họa của các loại hình thiên tai ở các vùng 12 Bảng số 3: Tần suất của một số loại hiểm họa tại Việt Nam. 13 Bảng số 4: Thiệt hại do thiên tai gây ra trong các năm và % đối với GDP 13 Bảng số 5: Cơ sở để lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào KHPTKTXH 5 năm 2006-2010 17 Bảng số 6: Rà soát về QLRRTT trong định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực 26 Bảng số 7: Tài nguyên nước của các con sông 54 Bảng số 8: Phân vùng hiểm hoạ thiên tai tại Hà Tĩnh 33 Bảng số 9: Lịch mùa vụ về thiên tai tại 2 tỉnh 34 Bảng số 10: Tần suất của một số loại hiểm họa tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình 35 Phụ lục hộp Nội dung hộp Trang Hộp số 1: Những đổi mới về quy trình và phương pháp xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 22 Hộp số 2: Kết quả tham vấn dự thảo Kế hoạch 5 năm tại tỉnh Nỉnh Thuận 23 Hộp số 3: Các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai được thể hiện trong các nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 25 Hộp số 4: Mô hình lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào lập kế hoạch của ngành thuỷ sản Hà Tĩnh 39 Hộp số 5: Hợp đồng trách nhiệm giữa cá nhân và Ban PCBL ngành thuỷ sản 40 Hộp số 6: Lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch của Chi cục thuỷ lợi Hà Tĩnh 41 Hộp số 7: Những hoạt động lồng ghép của ngành NN&PTNT 42 Phụ lục đồ thị, hình, sơ đồ Đồ thị Đồ thị số 1: Thiệt hại kinh tế do thiên tai (tỷ đồng) từ năm 1995-2006 13 Đồ thị số 2: Thiệt hại vật chất do thiên tai gây ra (tỷ đồng) từ năm 1995-2006 14 Đồ thị số 3: Thiệt hại kinh tế do thiên tai (% so với GDP toàn quốc hàng năm) 14 Hình Hình số 1: Biến đổi khí hậu 53 Hình số 2: Chu trình quản lý thiên tai (tại phần phụ lục) 59 Chữ cái viết tắt BCHPCBL: Ban chỉ huy phòng chống bão lụt BVMT: Bảo vệ môi trường CT-DA: Chương trình, dự án ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GD: Giáo dục GĐ: Giám đốc GD- ĐT: Giáo dục và Đào tạo GNTT: Giảm nhẹ thiên tai HĐND: Hội đồng Nhân dân KH&ĐT: Kế hoạch và Đầu tư KT-XH: Kinh tế -Xã hội KHPTKT-XH: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội KHCN: Khoa học công nghệ LDTBBXH: Lao động Thương binh và Xã hội LLVT: lực lượng vũ trang NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NDMP: Đối tác giảm nhẹ thiên tai PN: Phụ nữ PCBL: Phòng chống bão lụt PCLBTW: Phòng chống lụt bão trung ương PC&GNTT: Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai QLRRTT: Quản lý rủi ro thiên tai RMN: Rừng ngập mặn SKSS: Sức khoẻ sinh sản UBND: Uỷ ban Nhân dân UNDP: Chương trình phát triển liên hiệp quốc 2 3 Tóm tắt kết quả nghiên cứu Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai 2020 Chiến lược Quốc gia về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của Việt Nam đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) thể hiện tầm nhìn tổng thể đối với các mục tiêu, nội dung và chiến lược của Việt Nam trong công tác giảm nhẹ thiên tai, là văn bản có ý nghĩa quan trọng trên góc độ quản lý thiên tai. Chiến lược đã xác định nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của từng vùng cụ thể. Chiến lược đã xây dựng các nội dung giám sát đánh giá, đặc biệt nội dung chiến lược đã đề cấp đến vấn đề lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các cấp: Quốc gia, cấp tỉnh, huyện, xã và các lĩnh vực (các ngành). Lần đầu tiên Việt Nam có được một chiến lược toàn diện về GNTT, bao hàm hết các lĩnh vực của Phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, khắc phục được những hạn chế của các văn bản chính sách tản mạn trước đây, là cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành thực hiện việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tê - xã hội trong thời gian tới. Rà soát thực trạng lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hộ 5 năm 2006-2010 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) đã bước đầu đã cho thấy một số phát hiện như sau: - Về mục tiêu của Kế hoạch đặt ra không chỉ dừng lại ở mức đạt mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 đến 2010 mà còn phải phấn đấu cao hơn, tạo ra bước phát triển đột phá vững chắc để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp, tạo nhiều việc làm với năng suất và chất lượng cao hơn, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân theo hướng phát triển bền vững. - Các chỉ tiêu chủ yếu được xác lập trên cơ sở phát triển bền vững dựa trên 3 trục: Kinh tế- xã hội- môi trường. - Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 đã xây dựng được khung “Chính sách và giải pháp" để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch. Đây là khung chính sách đầu tiên được xây dựng trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm. Trong khung chính sách thể hiện rõ ràng mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các giải pháp, chính sách đề thực hiện mục tiêu đó, một số kết quả dự kiến sẽ đạt được và cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách và giải pháp đó. - Một nội dung mới được đưa vào Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010 là vấn đề giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch. Được sự uỷ quyền của Thủ tướng chính phủ, Bộ kế hoạch và Đầu tư đã ban hành khung theo dõi giám sát dựa trên kết quả tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Đây là khung theo dõi đánh giá được xây dựng khoa học và logic được thể hiện dưới dạng ma trận, bao gồm các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ cụ thể, các hoạt động đầu vào, các chỉ số đầu ra, kết qủa tác động và cuối cùng là cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu, chỉ số và tần suất báo cáo, đánh giá. Đánh giá mức độ lồng ghép giảm nhẹ thiên tai Tiền đề cho việc lồng ghép - Phương pháp lập kế hoạch có nhiều đổi mới phù hợp cho việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai - Nội dung kế hoạch đã đề cập đến các vấn đề phát triển xã hội, môi trường tạo điều kiện cho việc lồng ghép đầy đủ các chỉ số kinh tế, xã hội lẫn môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững - Quy trình lập Kế hoạch theo phương pháp tiến cận từ dưới lên, được chia ra thành nhiều bước, cho nên có sự tham gia của hầu hết các ngành, các cấp, đặc biệt là sự tham gia của người dân. Do vậy, nội dung kế hoạch sát với tình hình thực tiễn của địa phương, có tính 4 khả thi cao. Có các giải pháp chung và giải pháp riêng cho từng vùng lãnh thổ, phù hợp với điều kiện tự nhiên - xã hôi của từng vùng, cho nên đã tạo cơ sở khoa học cho việc lồng ghép các chỉ số kinh tế, xã hội, tự nhiên thích hợp giảm nhẹ thiên tai cho từng vùng, từng vùng kinh tế và tiểu khí hậu (7 vùng) khác nhau - Kế hoạch đã đề cập đến một cách cụ thể những thuận lợi, khó khăn thách thức về điều kiện tự nhiên, về điều kiện kinh tế, xã hội và cơ chế, thể chế (năng lực của bộ máy lãnh đạo) của từng vùng sinh thái, từ đó đưa ra được cơ sở khoa học cho việc lồng ghép. Kết quả lồng ghép - Xét theo nghĩa rộng, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 (KHPTKTXH) đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến GNTT, như đã đưa ra các giải pháp dựa trên cơ sở đánh giá tình hình đặc điểm tự nhiên- kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như của từng vùng. Đã đưa ra các giải pháp giảm nhẹ thiên tai thông qua nâng cao khả năng ứng phó của cả xã hội. - Mặt khác đối với từng vùng đã có những giải pháp riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. - Đã xây dựng khung giám sát đánh giá (như đã trình bày trên đây) Hạn chế của việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội - Nhìn chung, những nội dung lồng ghép PC&GNTT chưa được lồng ghép một cách toàn diện. Chủ yếu vẫn là các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Đâu đó đã đề cập đến PC&GNTT, những vẫn mới chỉ là những ý kiến còn tản mạn chưa đi vào theo một hệ thống thống nhất theo phương pháp tiếp cận tổng hợp theo yêu cầu chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Ở những lĩnh vực nhạy cảm như phát triển thuỷ hải sản, kinh tế ven biển, môi trường vẫn chưa có lồng ghép các chỉ số cụ thể... Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải chưa đưa ra được các chỉ số bền vững của công trình trong các vùng thường xuyên bị thiên tai: như mức đầu tư, thiết kế, vật liệu xây dựng.... Hoặc vùng Bắc Trung bộ, duyên hải Đông Nam Bộ cần có các chỉ số về thiết kế cơ sở hạ tầng và nhà ở: xây dựng các mô hình nhà ở phù hợp với vùng bão lũ....(theo tinh thần của Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai) - Cần có Thông tư hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện lồng ghép giảm nhẹ thiên tai cho các ngành, các cấp. Mặt khác, các chỉ tiêu, giải pháp cho từng ngành, từng lĩnh vực và từng vùng lãnh thổ còn dừng lại ở mức độ liệt kê đầu việc, chưa xác định thời gian, tiến độ và phân công chủ trì, phối hợp của các cơ quan thực hiện cụ thể theo từng lộ trình và có sự theo dõi, giám sát, nghiệm thu đối với các sản phẩm kể cả các giải pháp công trình và phi công trình về phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai. - Đi sâu vào từng ngành, lĩnh vực thấy nhiều ngành, lĩnh vực chưa để cập chỉ tiêu, giải pháp cụ thể thể hiện nội dung lồng ghép trong kế hoạch phát triển lĩnh vực đó, ngành đó. Thậm chí chưa đề cập tới PC&GNTT và các rủi ro do thiên tai gây ra. - Kế hoạch có những nội dung lồng ghép nhưng về tổ chức thực hiện chưa giao cho một tổ chức cụ thể nào. Kiến nghị về lồng ghép giảm nhẹ thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Xây dựng lộ trình cho việc lồng ghép Do những hạn chế nêu trên, trên tinh thần của Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vừa mới được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, cần thiết phải có một lộ trình để thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc lồng ghép một cách triệt để hơn vào Chiến lược, Quy hoạch và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tầm quốc gia. Đồng thời cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc lồng ghép giảm nhẹ thiên tai cho các cấp các ngành (các tỉnh, ngành, và các chương trình phát triển, chương trình xoá đói giảm nghèo, các dự án và Chiến lược đầu tư và hoạt động đầu tư của các đối tác khác nhau trên lãnh thổ Việt nam…). Các kiến nghị cụ thể được trình bày tại phần IV, trang 57 của Báo cáo này. 5 I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ 1.1 Bối cảnh Trên phạm vi toàn cầu, trong vài thập kỷ gần đây, thiên tai xảy ra với mức độ ngày càng trầm trọng, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên, là vấn đề của toàn cầu. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động của con người như phát triển công nghệ, đô thị hoá, bùng nổ dân số, suy thoái tài nguyên môi trường đã làm gia tăng mức độ, hậu quả do thiên tai gây ra. Trong hai thập kỷ qua, trên thế giới, trung bình mỗi năm có hơn 200 triệu người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những thảm hoạ do thiên tai gây ra. Việt Nam là một nước còn nghèo, phải mất một thời gian dài để khôi phục lại sau những thiệt hại do chiến tranh. Việt nam phải đối đầu với nhiều thách thức trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp trong giai đoạn trước thập kỹ 90. Cùng với chính sách Đổi mới, kinh tế Việt Nam dần dần được phục hồi và bắt đầu tăng trưởng mạnh. Cuộc cải cách toàn diện thành công, bắt đầu từ giữa năm 1980, đã đem lại tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng cùng với sự giảm đói nghèo. Từ năm 1990 đến 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 7,5%. Quá trình Đổi mới đã giúp cải tổ chính sách kinh tế và hình thành thị trường phi tập trung từ đó tạo điều kiện cho đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong vòng 10 năm, quy mô nền kinh tế đã tăng lên gấp đôi và Chính phủ đã tiến hành nhiều Chương trình hỗ trợ cho vùng nghèo, người nghèo, cho nên trong một thời gian ngắn đã giảm mạnh số người nghèo đói, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng bà con dân tộc thiểu số sinh sống. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai. Ngoài công cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước, nhân dân Việt Nam còn phải đương đầu với công cuộc chiến đấu với thiên tai hàng năm hết sức ác liệt, nhất là lũ và bão. Trong những năm qua, thiên tai xảy ra ở khắp các khu vực trên cả nước, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Chỉ tính 11 năm gần đây (1995-2006), các loại thiên tai như: bão, lũ, lốc... đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản: làm chết và mất tích 9.416 người, bị thương 7.622 người; làm đổ, trôi, ngập, hư hỏng khoảng 7.966 tỷ ngôi nhà. Thiệt hại vật chất ước tính 61.479 tỷ đồng. (Nguồn www.ccfsc.org.vn/ndm-p) Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, mức độ thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường. Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đặc biệt là ngành nông nghiệp và ngư nghiệp. Những khu vực đồng bằng châu thổ cũng là nơi tập trung đông dân cư và với dân số khoảng 80 triệu người, tốc độ tăng hàng năm 1,4% (tốc độ tăng trưởng năm 2000). Theo một số đánh giá gần đây của Ngân hàng Thế giới về biến đổi khí hậu, thì những khu vực này sẽ gặp phải những áp lực lớn trong tương lai do hậu quả của Biến đổi khí hậu toàn cầu. Tỷ lệ hộ nghèo ở những vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai còn cao, còn tiềm ẩn các nguy cơ tái nghèo. Vẫn còn có tới hơn 70% dân số sống ở nông thôn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, xuống cấp. Một số chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, trong đó phải kể đến chính sách xây mới và duy tu bão dưỡng các công trình, như đường giao thông, công trình thuỷ lợi….công trình công cộng trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc…Tất cả những hạn chế trên đã hạn chế khả năng ứng phó của người dân, đặc biệt là người nghèo trước những thảm hoạ do thiên tai gây ra như bão, lũ lụt, hạn hán…làm tăng nguy cơ rủi ro trước thảm hoạ thiên tai Để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, việc lồng ghép các yêu cầu PCGNTT trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được đặt ra trong Chiến lược PCGNTT như là điều kiện tiên quyết. 1.2 Mục tiêu nhiệm vụ Mục tiêu chung: Tăng cường lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào Kế hoạch phát triển KT- XH tại cấp tỉnh, cấp quốc gia ở Việt Nam nhằm phát triển một cách bền vững 6 Để đạt được mục tiêu chung, báo cáo của tư vấn phải đề cập đến các vấn đề như sau: - Rà soát Kế hoạch phát triển KT-XH quốc gia đến năm 2010 để có đánh giá tổng thể về lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển tại cấp quốc gia; - Đưa ra khuyến nghị cho các nhà lập kế hoạch liên quan để lồng ghép quản lý thiên tai vào kế hoạch phát triển của những vùng bị thiệt hại do thiên tai (khuyến nghị để khắc phục những bài học kinh nghiệm và những khó khăn nêu trên): Những khuyến nghị đó phải thực tế, khả thi và chấp nhận được với chính quyền địa phương để đảm bảo có thể áp dụng ngay được vào quá trình lập kế hoạch ở địa phương cho những vùng bị ảnh hưởng. - Đánh giá mức độ lồng ghép phòng chống thiên tai (bão và lũ) trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hiện nay của 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.(được xem như nghiên cứu điển hình bao gồm: Xác định khoảng trống và nhu cầu của lồng ghép quản lý thiên tai vào kế hoạch phát triển của những địa phương sau được lũ đầu tháng 8 năm 2007 tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình). - Dựa vào các bài học kinh nghiệm về lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào kế hoạch phát triển KH-XH cấp tỉnh, rà soát về quy hoạch, kế hoạch, chính sách, và các tài liệu liên quan và đưa ra khuyến nghị liên quan đến lồng ghép quản lý thiên tai ở cấp quốc gia. - Đánh giá phạm vi tiên liệu các rủi ro thiên tai trong kế hoạch hiện thời của cấp tỉnh; - Đánh giá phạm vi các biện pháp phòng chống thiên tai được kết hợp trong kế hoạch hiện thời; - Đánh giá phạm vi thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai ở một số vùng (huyện hoặc xã) bị ảnh hưởng nặng của trận lụt vừa qua; - Phân tích những lợi ích của kế hoạch được lồng ghép với quản lý rủi ro thiên tai thông qua phân tích, đánh giá những tổn thất không đáng có hoặc có thể tránh được sau trận lụt vừa qua nếu quản lý thiên tai được lồng ghép tốt hơn trong kế hoạch phát triển của địa phương. - Khuyến nghị để lồng ghép quản lý thiên tai hiệu quả hơn vào kế hoạch tái thiết cho các khu vực bị ả
Luận văn liên quan