Đề tài Khả năng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Vinh Nghệ An

Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư càng ngày nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v Về chất thải rắn, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì lượng chất rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%. Trên thực tế, việc xử lý ô nhiễm môi trường và quản lý nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. CTRSH chiếm khối lượng lớn (80%) và đang gia tăng nhanh chóng cùng với quá trình gia tăng dân số, sự tập trung dân do làn sóng di cư đến các đô thị lớn và mức sống người dân ngày một nâng cao. Mức phát thải trung bình ở đô thị VN là 21.500 tấn CTRSH/ngày (2008), dự báo đến 2020 là 59 nghìn tấn/ngày cao gấp 2 - 3 lần hiện nay. Như vậy, lượng CTR này đi đâu? 20% không được thu gom và nằm tại các con đường, khu phố, công viên.; 80% được thu gom trong đó 95% được chôn lấp ở các bãi chôn lấp tập trung, trong khi 82/89 BCL không hợp vệ sinh, 439 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng QĐ 64/2003 của Thủ tướng Chính phủ thì trong đó có 52 bãi chôn lấp, xung đột môi trường tại các bãi rác giữa người dân và chính quyền (như bãi rác Khánh Sơn, Đà Nẵng, bãi rác Sơn Tây, Hà Nội) đang gia tăng; Chỉ 5% lượng chất thải rắn sinh hoạt được tái chế, tuy nhiên các cơ sở tái chế này cũng cần được đánh giá và giám sát thường xuyên hơn (mốt số cơ sở gây ô nhiễm môi trường, chất lượng sản phẩm tái chế không đảm bảo). Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội của tỉnh Nghệ An, với tốc độ tăng truởng kinh tế khá cao và đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt. Nhưng điều đáng lo ngại là chất luợng môi truờng ngày càng suy giảm. Đặc biệt là luợng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng trong khi tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt 60- 70% Toàn thành phố vẫn chưa có một quy trình xử lí rác thải nào đáp ứng được yêu cầu thực tế. Xuất phát từ thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải và từ yêu cầu thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ khả năng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Vinh Nghệ An”.

doc53 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3899 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khả năng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Vinh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất với quy mô ngày càng lớn, các khu tập trung dân cư càng ngày nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v… Về chất thải rắn, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì lượng chất rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Dự báo đến năm 2010 lượng chất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30%. Trên thực tế, việc xử lý ô nhiễm môi trường và quản lý nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. CTRSH chiếm khối lượng lớn (80%) và đang gia tăng nhanh chóng cùng với quá trình gia tăng dân số, sự tập trung dân do làn sóng di cư đến các đô thị lớn và mức sống người dân ngày một nâng cao. Mức phát thải trung bình ở đô thị VN là 21.500 tấn CTRSH/ngày (2008), dự báo đến 2020 là 59 nghìn tấn/ngày cao gấp 2 - 3 lần hiện nay. Như vậy, lượng CTR này đi đâu? 20% không được thu gom và nằm tại các con đường, khu phố, công viên....; 80% được thu gom trong đó 95% được chôn lấp ở các bãi chôn lấp tập trung, trong khi 82/89 BCL không hợp vệ sinh, 439 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng QĐ 64/2003 của Thủ tướng Chính phủ thì trong đó có 52 bãi chôn lấp, xung đột môi trường tại các bãi rác giữa người dân và chính quyền (như bãi rác Khánh Sơn, Đà Nẵng, bãi rác Sơn Tây, Hà Nội) đang gia tăng; Chỉ 5% lượng chất thải rắn sinh hoạt được tái chế, tuy nhiên các cơ sở tái chế này cũng cần được đánh giá và giám sát thường xuyên hơn (mốt số cơ sở gây ô nhiễm môi trường, chất lượng sản phẩm tái chế không đảm bảo). Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội của tỉnh Nghệ An, với tốc độ tăng truởng kinh tế khá cao và đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt. Nhưng điều đáng lo ngại là chất luợng môi truờng ngày càng suy giảm. Đặc biệt là luợng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng trong khi tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt 60- 70% Toàn thành phố vẫn chưa có một quy trình xử lí rác thải nào đáp ứng được yêu cầu thực tế. Xuất phát từ thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải và từ yêu cầu thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ khả năng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Vinh Nghệ An”. 2. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau: - Giới thiệu tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt - Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Vinh - Phân tích đặc tính lý hóa, hệ thống thu gom và xử lý rác thải - Đề xuất các giải pháp khả thi xử lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt Vinh CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN I. KHÁI NIỆM CHẤT THẢI RẮN Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. II. PHÂN LOẠI, THÀNH PHẦN VÀ NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách. Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà , ngoài nhà, trên đường phố, chợ… Theo thành phần hóa học và vật lý:người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo… Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các loại: Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau: Chất thải thực phẩm bao gồm các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…Đặc điểm quan trọng của loại chất thải này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường gây ra các mùi hôi thối khó chịu. Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm của người và phân của các động vật khác. Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá…Ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp. Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói… Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm: Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất; Các phế thải trong quá trình công nghệ; Bao bì đóng gói sản phẩm. Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình v.v…chất thải xây dựng gồm: Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng; Đất đá do việc đào móng trong xây dựng; Các vật liệu như kim loại, chất dẻo… Chất thải từ các nhà máy xử lý: chất thải rắn từ hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật… Theo mức độ nguy hại, chất thải rắn được phân thành các loại: Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người, động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp. Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm: - Các loại bông băng, gạc, nẹm dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật; - Các loại kim tiêm, ống tiêm; - Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ; - Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân; - Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân, cadmi, arsen, xianua… - Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện. Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc hại cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó. Các chất thải nguy hại từ các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật. Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. III. THÀNH PHẦN LÝ HÓA HỌC CỦA CHẤT THẢI RẮN 1. Thành phần lý học 1.1. Trọng lượng riêng hay trọng lượng thể tích: Trọng lượng riêng của chất thải rắn (BD) được xác định theo công thức sau: BD= (trọng lượng thùng chứa + chất thải) – (trọng lượng thùng chứa) dung tích thùng chứ 1.2 .Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy. Định nghĩa Thành phần Thí dụ 1. Các chất cháy được a. Giấy b. Hàng dệt c. Thực phẩm d. Cỏ, gỗ, củi, rơm, rạ e. Chất dẻo f. Da và cao su 2. Các chất không cháy a. Các kim loại sắt b. Các phi kim loại sắt c. Thuỷ tinh d. Đá và sành sứ 3. Các chất hỗn hợp Các vật liệu làm từ giấy, bột giấy Có nguồn gốc từ các sợi Các chất thải ra từ đồ ăn thực phẩm Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, rơm… Các sản phẩm chế tạo từ chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút Các vật liệu không bị nam châm hút Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thuỷ tinh Bất kì loại vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thuỷ tinh Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở bảng này. Loại này có thể chia làm 2 phần: kích thước lớn hơn 5mm và nhỏ hơn 5mm Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh vải, len, nilon Các cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô… Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, than, giường, đồ chơi, vỏ dừa… Phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng chất dẻo, dây bện… Bóng, giầy, ví, băng cao su… Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ Vỏ hộp, nhôm, giấy bao gói, đồ đựng… Vỏ trai ốc, xương, gạch, đá, gốm… Chai lọ, đồ đựng bằng thuỷ tinh, bóng đèn Đá cuội, cát, đất, tóc 2. Thành phần hóa học 2.1. Chất hữu cơ : Lấy mẫu, nung ở 9500C. phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ khi dao động trong khoảng 40 – 60%. Trong tính toán lấy trung bình 53% chất hữu cơ. 2.2. Chất tro : Phần còn lại sau khi nung tức là các chất hữu cơ dư hay chất vô cơ. 2.3. Hàm lượng chất hữu cơ cố định: Là lượng carbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác không phải là carbon trong tro, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5 –12%, trung bình là 7%. Các chất vô cơ khác trong tro bao gồm thủy tinh, kim loại…Đối với chất thải rắn đô thị, các chất này có trong khoảng 15 – 30%, trung bình là 20%. 2.4. Nhiệt trị: Giá trị nhiệt được tạo thành khi đốt chất thải rắn HỢP PHẦN % TRỌNG LƯỢNG THEO TRẠNG THÁI KHÔ C H O N S Tro Chất thải thực phẩm 48 6.4 37.6 2.6 0.4 5 Giấy 3.5 6 44 0.3 0.2 6 Catton 4.4 5.9 44.6 0.3 0.2 5 Chất dẻo 60 7.2 22.8 Không xác định Không xác định 10 Vải, hàng dệt 55 6.6 31.2 4.6 0.15 2.45 Cao su 78 10 Không xác định 2 Không xác định 10 Da 60 8 11.6 10 0.4 10 Lá cây, cỏ 47.8 6 38 3.4 0.3 4.5 Gỗ 49.5 6 42.7 0.2 0.1 1.5 Bụi gạch, vụn tro 26.3 3 2 0.5 0.2 68 IV. CÁC LOẠI CHẤT THẢI RẮN. 1. Chất thải rắn sinh hoạt. 1.1.Khái niệm. Chất thải rắn, còn gọi là rác, là các chất bị loại bỏ trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. Chất thải dạng rắn phát sinh từ khu vực đô thị gọi là chất thải rắn đô thị, trong đó rác sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất. Chất thải rắn đô thị bao gồm các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại,các công trình xây dựng, khu xử lý chất thải…Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt sinh ra từ các hộ gia đìnhthường được gọi là rác sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất. 1.2.Nguồn gốc. Rác đô thị sinh ra từ các nguồn sau: Nguồn phát sinh Nơi phát sinh Các loại chất thải rắn Khu dân cư Họ gia đình, biệt thư, chung cư. Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá (bắng giấy, gỗ, vài, da, cao su, PE, PP, thiếc, nhôm, thuỷ tinh…), tro, đồ dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thuỷ tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng…bám trên rác thải… Khu thương mại Nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ, các trạm sữa chữa, bảo hành và dịch vụ. Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim loại, chất thải nguy hại Cơ quan, công sở Trường học, bệnh viện, văn phòng cơ quan chính phủ. Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim loại, chất thải nguy hại Công trình xây dựng Khu nhà xây dựng mới,sữa chữa nâng cấp sữa chữa đường phố, cao ốc, sàn nền xây dựng. Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, bê tông, gỗ, ống dẫn… Dịch vụ công cộng đô thị Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh… Rác, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh… Khu công nghiệp Công nghiệp xây dựng chế tạo, công nghiẹp nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nhiệt điện. chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu, và các rác thải sinh hoạt Nông nghiệp Đồng cỏ, đồng ruộng, vườn cây ăn quả, nông trại. Thực phẩm bị thối rửa, chất thải nông nghiệp như lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư hỏng, rơm rạ, chất thải từ lò giết mổ, sản phẩm sữa…, chất thải đặc biệt nhưthuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu được thải ra cùng với bao bì đựng hoá chất đó. 1.3. Đặc điểm. Cơ cấu thành phần rác đô thị ở các nước khác nhau. Ở các nước phát triển, thành phần giấy và plastic chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là rác thực phẩm. Ở các nước có thu nhập thấp, thành phần rác thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất, thành phần giấy, nhựa thấp hơn. 2. Chất thải rắn công nghiệp Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN) là phần dư của sản phẩm công nghiệp được bỏ đi. Chất thải công nghiệp được phân chia thành 2 loại: không nguy hại và nguy hại. 2.1. Nguồn gốc Chất thải rắn được hiểu là phần dư đa dạng theo thành phần và tính chất hóa lí, được đặc trưng bởi giá trị sử dụng và theo bản chất tự nhiên là tài nguyên thứ cấp, mà việc sử dụng trong sản xuất hàng hóa yêu cầu một số công đoạn bổ sung xác định với mục đích tạo cho chúng các tính chất cần thiết. Sự tích lũy khối lượng đáng kể phế thải trong nhiều ngành công nghiệp là do trình độ công nghệ chế biến nguyên liệu hiện có và do không sử dụng toàn bộ nó. Việc vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn là một biện pháp tốn kém. Trong luyện kim, trạm nhiệt điện và máy tuyển than chi phí cho chúng khoảng 8-30% giá thành sản xuất sản phẩm chính. Trong khi đó, phần lớn chất thải của các ngành công nghiệp có thể sử dụng hiệu quả trong nền kinh tế. Công nghiệp xây dựng và công nghiệp vật liệu xây dựng hàng năm khai thác và tiêu thụ gần 3,5 tỉ tấn nguyên liệu, mà phần lớn có thể được thay thế bằng chất thải công nghiệp. việc tận dụng chất thải cho phép giảm chi phí 2-3 lần so với việc sản xuất từ nguyên liệu quặng mỏ khai thác. Sự hình thành chất thải rắn là quy luật tất yếu của sản xuất. Chất thải rắn có thể sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào, của sản xuất bất kỳ loại hàng hóa nào. Nguyên nhân cụ thể của sự phát triển chất thải rắn rất đa dạng, nhưng ta cần lưu ý rằng có những nguyên nhân có thể được khắc phục một cách dễ dàng và nhanh chóng, tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân mà để khắc phục nó cần có thời gian và chi phí lớn. Sự phân loại chất thải rắn có thể theo ngành sản xuất như chất thải ngành hóa chất, luyện kim, nhiên liệu…, hoặc theo nhóm sản xuất cụ thể như chất thải rắn của ngành sản xuất axit sunphuaric, soda, axit foctoric). Tuy nhiên do tính đa dạng của chất thải và thành phần rất khác nhau ngay cả với chất thải có cùng tên nên chưa thể có sự phân loại chính xác và trong trường hợp cụ thể phải tìm phương án xử lý riêng biệt. Mặc dù các phương pháp được ứng dụng là chung trong công nghệ chế biến vật liệu. 2.2. Đặc điểm Chất thải rắn công nghiệp sinh ra trong nhà máy có những đặc điểm thuận lợi trong việc quản lý chất thải là: - Nguồn thải tập trung nằm ngay trong nhà máy - Cơ sở sàn xuất có trách nhiệm, có nhân viên thu gom tại nhà máy. - Có dụng cụ chứa chuyên dùng được nhà máy đầu tư. - Chi phí cho xử lý, quản lý chất thải nằm trong hạch toán giá thành sản phẩm - Đã có luật môi trường, quy chế về quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, chất thải rắn công nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn rác sinh hoạt. do đó chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định. 3. Chất thải rắn nguy hại. 3.1. khái niệm. Chất nguy hai là những chất có tính độc hại tức thời đáng kể hoặc tiềm ần đối với con nguời và các sinh vật khác do: không phân hủy sinh học hay tồn tại lâu bền trong tư6 nhiên; gia tăng số lượng đáng kể không thể kiểm soát; liều lượng tích lũy đến một mức độ nào đó sẽ gây tử vong hay gây ra tác động tiêu cực. 3.2.. Nhận biết các chất thải nguy hại. Bên cạnh việc nhận biết chất thải nguy hại qua các khái niệm và tính chất còn cóicách nhận biết chất thải nguy hại khác là dựa theo mô hình sàng lọc ( Screening model) của USEPA đưa ra.Ghi chú: MPC (Maximum Permissible Concentration ) – nồng độ tối đa cho phép. LD50 (Lethal Dose 50) – lượng độc chất gây tử vong 50% động vật thí nghiệm ( động vật trên cạn). TLm 96 (Median Threshold Limit) (khả năng chịu đựng trung bình) – lượng độc chất gây tử vong 50% động vật thí nghiệm sau 96 giờ nhiễm độc (động vật dưới nước) 3.3. Phân loại chất thải nguy hại Có nhiều cách phân loại chất thải rắn nguy hại dựa trên cơ sở về nguồn gốc, độ độc, cách bảo quản và sử dụng chất thải. Cách phân loại chất thải nguy hại còn phụ thuộc vào các yếu tố xã hội, kinh tế, MT … của đất nước đó. Phân loại chất thải nguy hại theo tính chất Chất thải phóng xạ : các chất thải bền vững có tác động gây rối loạn chức năng cơ thể sống. Các chất phát ra các bức xạ ion đều được xem là các chất phóng xạ. Hóa chất nguy hại: bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, các chất dược liệu… Hóa chất nguy hại sinh học. Chất gây cháy. Chất gây nổ. Phân loại theo độ bền vững Nhiều độc tố thường lưu đọng trong MT đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật. những độc tố này dễ gây những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. dựa vào tính bền vững của những độc tố có thể phân ra làm bốn nhóm : −Nhóm không bền vững : gồm các hợp chất photpho hữu cơ, cacbonat có độ bền vững kéo dài trong vòng từ 1 – 12 tuần. −Bền vững trung bình : độ bền vững từ 1-18 tháng ( chất độc 2,4 D). −Bền vững : các chất có độ bền vững trong thời gian từ 2-5 năm ( DDT…). −Rất bền vững : bao gồm các kim loại nặng như Hg, Pb, Cd… Phân loại theo phương pháp xử lý Cách phân loại này chủ yếu dựa vào mục đích bảo quản, kiểm tra và thanh toán khi vận chuyển. Phân loại chất thải theo mức độ gây độc Dựa vào mức độ độc của mỗi kim loai đối với động vật thủy sinh. Dựa vào chỉ số TLm có thể phân thành các nhóm độc tố làm các mức độ độc sau đây: −Nhóm độc tố cực mạnh: gồm các chất có TLm < 1mg/L −Nhóm độc tố mạnh: gồm các chất có TLm từ 1 –10mg/L −Nhóm độc tố trung bình : gồm các nhóm có TLm trong khoảng 100mg/L −Nhóm độc tố yếu: gồm các nhóm có TLm khoảng 1000mg/L CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: thành phố Vinh - Nghệ An Thời gian nghiên cứu: 02/7 – 12/7/2010 Đối tượng nghiên cứu Khả năng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Vinh - Nghệ An III. Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu và điều tra khảo sát -         Thu thập các tài liệu, số liệu: + Tài liệu về hiện trạng quản lý Nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt + Các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu + Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh qua các năm + Các kế hoạch, định hướng và quy hoạch phát triển ngành đã có. -         Điều tra khảo sát hoạt động của các tổ chức thu gom rác hiện hữu, kỹ thuật vận hành trong công tác thu gom, hệ thống quản lý hành chính về lực lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Các số liệu này là cơ sở cho việc thực hiện bước tiếp theo là đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý lực lượng thu gom hiện hữu. Phỏng vấn Thu mẫu và phân tích mẫu Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN I. Hiện trạng và khả năng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Vinh - Nghệ An 1. Hiện trạng ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt Ước tính hiện nay, tổng lượng chất thải rắn ở Việt Nam vào khoảng 49,3 nghìn tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 54,8% (khoảng 27 nghìn tấn), chất thải sinh hoạt chiếm khoảng 44,4% (khoảng 21,9 nghìn tấn) và chất thải bệnh viện chiếm khoảng 0,8% (khoảng 0,4 nghìn tấn). So với các nước trong khu vực và trên thế giới,
Luận văn liên quan