Đề tài Khái niệm và phạm vi áp dụng hình phạt tử hình

Nghị quyết số 49N-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu các nhiệm vụ cải cách tư pháp, trong đó việc hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự có đề cập đến chủ trương “hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Thực hiện chủ trương này, năm 2006, Bộ Công an đưa ra Đề án về hình phạt tử hình. Bên cạnh đó, tháng 10/2007, Bộ Tư pháp cũng thành lập Ban soạn thảo Dự án sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999. Tháng 4/2008, Ban soạn thảo họp phiên đầu tiên để thống nhất quan điểm điều chỉnh chính sách hình sự. Một trong những vấn đề Ban soạn thảo quan tâm là phạm vi áp dụng hình phạt tử hình. Chúng tôi góp một vài suy nghĩ về khái niệm và phạm vi áp dụng hình phạt này.

doc8 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khái niệm và phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái niệm và phạm vi áp dụng hình phạt tử hình Nghị quyết số 49N-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu các nhiệm vụ cải cách tư pháp, trong đó việc hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự có đề cập đến chủ trương “hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Thực hiện chủ trương này, năm 2006, Bộ Công an đưa ra Đề án về hình phạt tử hình. Bên cạnh đó, tháng 10/2007, Bộ Tư pháp cũng thành lập Ban soạn thảo Dự án sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1999. Tháng 4/2008, Ban soạn thảo họp phiên đầu tiên để thống nhất quan điểm điều chỉnh chính sách hình sự. Một trong những vấn đề Ban soạn thảo quan tâm là phạm vi áp dụng hình phạt tử hình. Chúng tôi góp một vài suy nghĩ về khái niệm và phạm vi áp dụng hình phạt này. 1. Khái niệm hình phạt tử hình và quy định trong BLHS Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất do Nhà nước áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng (tội tử) để loại trừ vĩnh viễn người đó ra khỏi đời sống xã hội. Quan niệm thế nào là phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và khi nào áp dụng hình phạt tử hình không giống nhau ở các nước và các thời đại khác nhau. Trong tiếng Anh, hình phạt tử hình gọi là “death penalty” - hình phạt chết người. Ngoài ra, nó còn được gọi là “capital punishment”. “Capital punishment” có nguồn gốc từ capitalis (tiếng Latin), là một hình phạt mà khi áp dụng, người bị áp dụng sẽ bị mất đầu[1]. Vì thế, hình phạt tử hình lúc khởi thuỷ, ở phương Tây, người ta thường dùng để chỉ hình phạt chém đầu. Còn theo Từ điển Lịch sử chế độ chính trị Trung Quốc, “tử” ở đây được hiểu là chết, “hình” là hình phạt tội, bao gồm chữ “tỉnh” (giếng) và chữ “đao” (dao) ghép lại. Từ đó, có thể hiểu tử hình là hình phạt giết chết bằng cách thả xuống giếng hoặc chém bằng đao[2]. Trong luật hình sự của các nước theo hệ thống pháp luật Anglo -Saxon, tử hình được định nghĩa là hình phạt tước đi mạng sống của người phạm tội, được áp dụng đối với những người phạm tội nghiêm trọng. Tội nghiêm trọng ở đây nhằm ám chỉ các tội như: phản bội tổ quốc, khủng bố, giết người, cướp tài sản, hiếp dâm… Đây là những tội phạm gây hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội mà các hình phạt khác được áp dụng không tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của nó. Theo Điều 35 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (BLHS) thì, “tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Tử hình là hình phạt đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó thể hiện ở tính nghiêm khắc mà không hình phạt nào có thể sánh được - tước đi mạng sống. Khi hình phạt tử hình được thi hành, người bị kết án không còn cơ hội cải tạo, ăn năn hối cải. Hơn thế nữa, nếu có sai sót trong quá trình tố tụng, việc sửa chữa là không thể khi hình phạt đã được thi hành. Tuy nhiên, khi nghiên cứu khái niệm hình phạt tử hình tại Điều 35 của BLHS, chúng tôi thấy một vài điểm chưa ổn, cần được sửa đổi. Trước hết, luật quy định hình phạt tử hình “chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Trong khi đó, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng lại được xác định là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (Khoản 3, Điều 8 của BLHS). Cách định nghĩa này và nội hàm của khái niệm rõ ràng là không thật logic và khá luẩn quẩn. Hơn nữa, khái niệm hình phạt tử hình trong BLHS cũng không thể hiện được nội dung của hình phạt này - đó là việc tước đi mạng sống của người phạm tội. Như vậy là không hợp lý. Vì vậy, theo chúng tôi, khái niệm hình phạt tử hình tại Điều 35 của BLHS cần được sửa đổi thành: “Hình phạt tử hình là hình phạt đặc biệt, tước đi mạng sống của người phạm tội và chỉ được áp dụng đối với người phạm tội có tính nguy hiểm đặc biệt cao cho xã hội do Bộ luật này quy định”. 2. Phạm vi áp dụng hình phạt tử hình Theo Đề án của Bộ Công an, có 09 loại tội cần bỏ hình phạt tử hình là: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139); Tội buôn lậu (Điều 153); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197); Tội đưa hối lộ (Điều 289); Tội phá hoại hoà bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 341); Tội chống loài người (Điều 342); Tội phạm chiến tranh (Điều 343)[3]. Ban soạn thảo Dự án sửa đổi, bổ sung BLHS đề xuất loại bỏ hình phạt tử hình đối với 12 tội, bao gồm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), Tội buôn lậu (Điều 153), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157), Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180), Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197), Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231), Tội tham ô tài sản (Điều 278), Tội nhận hối lộ (Điều 279), Tội đưa hối lộ (Điều 289), Tội chống mệnh lệnh (Điều 316), Tội đầu hàng địch (Điều 322), Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334)[4]. Như vậy, so với Đề án về hình phạt tử hình, Dự án sửa đổi, bổ sung BLHS đã loại ra khỏi danh sách các tội bỏ hình phạt tử hình đối với ba tội của Chương các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Đồng thời, Ban soạn thảo còn đề xuất thêm sáu tội cần bỏ hình phạt tử hình. Có thể nói, nhân loại càng tiến bộ, xã hội càng phát triển thì phạm vi áp dụng hình phạt tử hình càng có xu hướng bị thu hẹp. Theo kết quả thống kê gần đây, số quốc gia xoá bỏ hình phạt tử hình đang tăng lên. Trung bình mỗi năm có gần ba quốc gia xoá bỏ hình phạt tử hình. Tính từ năm 1990 đến năm 2005, thế giới có trên 40 quốc gia xoá bỏ hình phạt này đối với tất cả các tội phạm. Theo thống kê của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International Organization), hiện nay, có 85 quốc gia và vùng lãnh thổ xoá bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội phạm; 11 quốc gia xoá bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm thường, chỉ giữ lại đối với tội phạm chiến tranh; 24 quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình trong luật nhưng chưa bao giờ áp dụng trên thực tế trong 10 năm trở lại đây; 76 quốc gia và vùng lãnh thổ vẫn duy trì hình phạt tử hình trong luật và có áp dụng trên thực tế[5]. Theo pháp luật hình sự của những quốc gia còn lưu giữ hình phạt tử hình, thì hình phạt này thường chỉ dành cho các tội phạm có tính nguy hiểm đặc biệt cao, xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng đến nền hòa bình thế giới, tội giết người, tội cướp tài sản, tội phạm ma tuý… Các tội phạm có tính chất kinh tế hoặc các tội phạm có thể kiểm soát được bằng sự nỗ lực quản lý của Nhà nước đều không có chế tài tử hình. ở nước ta, trong xu thế hội nhập mạnh mẽ, việc xem xét bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội hiện có chế tài tử hình được quy định trong BLHS là cần thiết, phù hợp với xu thế chung của thế giới và tình hình nước ta. Tuy nhiên, loại bỏ hình phạt tử hình đối với tội phạm nào thì cần phải có sự cân nhắc thấu đáo và phải có lộ trình. Nếu không, việc làm này sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, giảm đi tác dụng răn đe của pháp luật hình sự và không được đa số người dân đồng tình. So với Đề án về hình phạt tử hình của Bộ Công an, Dự án sửa đổi, bổ sung BLHS do Ban soạn thảo đề nghị vẫn giữ hình phạt tử hình đối với các tội thuộc Chương các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Chúng tôi tán thành với Ban soạn thảo về quan điểm này. Bởi lẽ, đây là những tội phạm có tính nguy hiểm cực kỳ cao. Ước mơ của nhân dân Việt Nam là được sống trong cảnh hòa bình, độc lập. Chúng ta đã phải trả giá cho ước mơ đó bằng xương máu của biết bao người. Hơn ai hết, dân tộc Việt Nam rất căm ghét chiến tranh và luôn tích cực hưởng ứng phong trào chống chiến tranh, phong trào bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới. Hiện nay, trên thế giới, chiến tranh chưa phải đã chấm dứt khi tham vọng quyền lực thống trị nhân loại vẫn còn. Đâu đó vẫn thường nổ ra các cuộc xung đột đẫm máu và nhiều người dân vô tội bị giết. Việc BLHS duy trì hình phạt tử hình đối với các tội phạm liên quan đến chiến tranh là sự thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định con đường hoà bình và độc lập dân tộc, chống chiến tranh. Đó cũng là những hưởng ứng cụ thể của nhân dân Việt Nam trong việc hợp tác với nhân loại “tẩy chay” chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới. Không thể lấy lý do Việt Nam đã chấm dứt chiến tranh, các loại tội phạm này ít xảy ra ở Việt Nam để bỏ chế tài tử hình trong khi tính nguy hiểm cho xã hội của chúng vẫn còn rất cao. Chúng tôi cũng đồng ý với Ban soạn thảo về đề xuất xoá bỏ hình phạt tử hình đối với: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), Tội buôn lậu (Điều 153), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157), Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180), Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231), Tội đưa hối lộ (Điều 289), Tội chống mệnh lệnh (Điều 316), Tội đầu hàng địch (Điều 322), Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 334). Nhìn chung, các tội phạm trên có tính nguy hiểm cao cho xã hội. Tuy nhiên, việc duy trì hình phạt tử hình đối với các tội này là không cần thiết và chưa tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của chúng. ở đây, chỉ cần hình phạt cao nhất là tù chung thân cũng đủ đạt được mục đích răn đe, phòng ngừa và có thể khắc phục được hậu quả nếu Nhà nước biết kết hợp với các biện pháp đồng bộ khác trong công tác quản lý. Việc xoá bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm này phù hợp với xu thế chung của thế giới[6]. Điều này được lý giải bởi những lý do sau: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: so với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác, Tội này có tính nguy hiểm cao hơn vì nó được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối. Vì lý do đó, nếu các tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác có mức chế tài cao nhất (trừ Tội cướp tài sản) từ 20 năm đến tù chung thân thì Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có mức cao nhất là tử hình. Điều đó là không hợp lý, bởi lẽ, dù hành vi phạm tội trực tiếp gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, tổ chức và công dân thông qua hành vi gian dối, nhưng khi Nhà nước đã xây dựng cơ chế bảo đảm các giao dịch được kiểm soát một cách cơ bản nhằm tránh thiệt hại của các bên xuất phát từ hành vi gian dối, thì Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ không còn tính nguy hiểm cao nữa. Do đó, không thể vì Nhà nước không nỗ lực kiểm soát các giao dịch nhằm bảo vệ lợi ích của mình và người dân mà vẫn xử người lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải chết. Tội buôn lậu: dấu hiệu khách quan của Tội buôn lậu là buôn bán trái phép qua biên giới các loại hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, hàng cấm… Hành vi phạm tội chỉ xảy ra trong bối cảnh nước ta cấm hoặc hạn chế xuất, nhập khẩu một mặt hàng nào đó dẫn đến sự khan hiếm hoặc thuế suất cao; chênh lệch giá cả hàng hoá giữa trong và ngoài nước khá cao. Hiện nay, nước ta đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tương lai sẽ mở cửa thị trường, giảm dần dẫn đến xoá bỏ hàng rào thuế quan trong khuôn khổ của AFTA, WTO. Khi đó, cạnh tranh trong thương mại sẽ trở nên khốc liệt, giá cả hàng hoá tiếp cận dần với giá cả của khu vực và thế giới. Việc mở cửa thị trường tín dụng và khả năng trong thanh toán quốc tế sẽ ngăn chặn được hành vi chuyển tiền trái phép qua biên giới. Như vậy, hành vi buôn lậu sẽ không còn nguy hiểm cao cho xã hội đến mức chúng ta phải áp dụng hình phạt tử hình. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh: Đây là những hành vi rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của cộng đồng và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất. Để hạn chế các hành vi phạm tội này thì, nền sản xuất trong nước phải đủ mạnh, chi phí sản xuất thấp, tạo ra nhiều sản phẩm là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh với giá thành thấp. Bên cạnh đó, chúng ta phải có hành lang pháp lý vững chắc về chất lượng hàng hóa, bảo hộ sở hữu công nghiệp cũng như việc thực thi pháp luật phải được tiến hành nghiêm minh, đúng pháp luật. Các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền như công an, quản lý thị trường, hội bảo vệ người tiêu dùng, hiệp hội các doanh nghiệp và các nhà sản xuất phải hoạt động tích cực, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, cần có cơ chế để mọi người dân có thể nhận biết đâu là hàng giả, hàng thật khi giao dịch và sử dụng nhằm bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của mình. Tất cả các bảo đảm trên đều có thể thực hiện được nếu có sự nỗ lực của Nhà nước, các doanh nghiệp và người dân. Khi đó, chỉ cần mức phạt tiền thật cao cùng với chế tài tù chung thân, thậm chí là tù có thời hạn cũng đủ răn đe và phòng ngừa các hành vi phạm tội thuộc loại này. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả: khoa học, kỹ thuật và công nghệ phát triển đã tạo ra khả năng thuận lợi cho các hành vi làm tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả. Ngoài ra, do đa số người dân không nhận biết được tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả trong giao dịch nên tội phạm này có điều kiện phát triển, gây rối loạn hoạt động tiền tệ trong nước và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng giúp Nhà nước có thể phát hiện hành vi phạm tội này một cách dễ dàng. Đồng thời, công nghệ cao cũng tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán qua tín dụng phát triển mạnh mẽ. Như vậy, nếu các cơ quan quản lý nhà nước nỗ lực phối hợp với hệ thống ngân hàng tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân về tác hại và cơ sở nhận biết tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả và các ngân hàng tăng cường dịch vụ thanh toán thông qua tín dụng, thì các hành vi phạm tội này ít có cơ hội tồn tại và phát triển. Khi đó, việc duy trì hình phạt tử hình đối với chúng là không cần thiết. Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia: Đối tượng của tội phạm này là các công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá - xã hội. Tội phạm này được nhà làm luật cho là xâm phạm trật tự, an toàn công cộng, đồng thời xâm hại sở hữu nhà nước đối với các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia nên ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia. Vì vậy, nó có tính nguy hiểm khá cao so với các tội xâm phạm trật tự, an toàn công cộng khác. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như những người phạm tội bị xét xử về tội này đều xuất phát từ sự vô tình chứ không cố ý. Họ gây thiệt hại cho các công trình, phương tiện công cộng do thiếu hiểu biết, không nghĩ hoặc nhận thức được đó là các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia. Họ vô tình xâm hại đến các đối tượng được Nhà nước bảo vệ đặc biệt cũng như vô tình gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia. Do vậy, việc quy định hình phạt tử hình đối với người phạm Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là không cần thiết và không tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Nếu người phạm tội có mục đích chống chính quyền nhân dân mà cố ý xâm hại đến các đối tượng này thì bị xem là phạm Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 85) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. Tội đưa hối lộ: Hành vi đưa hối lộ cũng có tính nguy hiểm cao cho xã hội vì nó góp phần làm tha hoá cán bộ, công chức. Tuy nhiên, việc coi hành vi này có tính nguy hiểm ngang bằng với hành vi nhận hối lộ là không hợp lý. Người đưa hối lộ, công bằng mà nói, họ có thể vừa là người phạm tội, vừa là nạn nhân trong nhiều trường hợp. Nếu thủ tục hành chính được cải cách, mọi yêu cầu của người dân được các cơ quan và công chức, cán bộ nhà nước giải quyết nhanh chóng, đúng thủ tục thì, rất ít người nghĩ đến việc đưa hối lộ. Có nạn đưa hối lộ trước hết phải xuất phát từ sự yếu kém của Nhà nước trong công tác chống tham nhũng, công tác quản lý cán bộ, công chức. Nếu cán bộ, công chức không nhận hối lộ, không gây khó khăn cho người dân khi giải quyết công vụ thì khó có thể có người đưa hối lộ. Do đó, hình phạt áp dụng cho người đưa hối lộ ngang bằng với người nhận hối lộ là không công bằng. Và ở đây, duy trì hình phạt tử hình đối với Tội hối lộ là không cần thiết và không tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Các tội phạm do chủ thể là quân nhân thực hiện như: Tội chống mệnh lệnh, Tội đầu hàng địch, Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự: Nhìn chung, đây là các tội có tính nguy hiểm cao cho xã hội. Tuy nhiên, nếu bỏ qua dấu hiệu về chủ thể (quân nhân), các hành vi phạm các tội này không khác nhiều so với các hành vi xâm phạm trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính… Chẳng hạn, có thể so sánh hành vi chống mệnh lệnh với hành vi không chấp hành quyết định, chỉ thị của cấp trên trong quản lý hành chính; hành vi huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự của quân nhân với hành vi này của dân thường. Hành vi không chấp hành quyết định, chỉ thị của cấp trên trong quản lý hành chính, hoặc hành vi huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự của chủ thể thường không bị xem là tội phạm. Việc nhà làm luật xem các hành vi nói trên được thực hiện bởi quân nhân là hành vi phạm tội đã thể hiện thái độ nghiêm khắc đối với quân nhân, những người đang đảm nhận vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến nền an ninh, quốc phòng của quốc gia. Tuy nhiên, nếu vì lẽ đó mà đánh giá chúng có tính nguy hiểm đặc biệt để quy định chế tài tử hình thì không tương xứng với tính nguy hiểm của chúng trong tình hình hiện tại của nước ta. Đây không phải là tội phạm mang tính chất quốc tế nên các tội phạm này chỉ có tính nguy hiểm đặc biệt cao đối với xã hội khi đất nước đang trong hoặc sau chiến tranh một thời gian. Khi chiến tranh đã lùi xa, tính nguy hiểm của các tội phạm này giảm đi rất nhiều, không đáng phải chịu mức chế tài tử hình. Đối với các tội còn lại mà Ban soạn thảo đề xuất bỏ hình phạt tử hình, bao gồm: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197), Tội tham ô tài sản (Điều 278), Tội nhận hối lộ (Điều 279), chúng tôi chưa thấy thuyết phục, vì: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý: Đây là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm rất cao cho xã hội. Tội này chẳng những trực tiếp xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước về sử dụng chất ma tuý mà còn xâm hại tính mạng, sức khoẻ của người khác thông qua hành vi dụ dỗ, lôi kéo và tạo điều kiện cho người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Cùng với hành vi sản xuất, mua bán trái phép chất ma tuý, hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý góp phần đe doạ tính mạng, sức khoẻ của toàn thể cộng đồng, trở thành nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội, nhiều loại bệnh và tội phạm nguy hiểm. Hãy hình dung một con nghiện đang lên cơn, không tiếc mạng sống của mình, sẵn sàng làm bất cứ việc gì, kể cả giết người, để có tiền mua ma tuý. Họ sẽ là “nguồn nguy hiểm cao độ” đối với xã hội. Với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, người phạm tội có thể lôi kéo được nhiều người trở thành con nghiện như thế. Hành vi này rất cần chế tài có tính răn đe và phòng ngừa cao như hình phạt tử hình. Tội tham ô tài sản; Tội nhận hối lộ: giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, nạn tham nhũng đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo và toàn xã hội Việt Nam. Trong những năm gần đây, tham nhũng ở nước ta diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh nước Việt Nam, tác động xấu đến môi trường đầu tư quốc tế, đặc biệt là làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Theo các báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), năm 2003, Việt Nam đứng thứ hạng thứ 107 còn đến năm 2007 là thứ hạng 123 về tham nhũng trên tổng số 180 quốc gia[7]. Điều này cho thấy, tình trạng tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn trầm trọng dù Đảng và Nhà nư
Luận văn liên quan