Theo các tài liệu lịch sử cho thấy, “nước Âu Lạc là nhà nước đầu tiên của chúng ta xuất hiện trên lịch sử ” [35, tr 245]. Nhà nước phong kiến tự chủ của ta do các nhà Ngô- Đinh-Lê- Lý xây dựng dần dần thành nước Đại Việt ở thời nhà Lý [35, tr 246]. Tuy nhiên, “đối với lĩnh vực bằng chứng sử học, thì ta không có một tài liệu nào ghi chép một sự ban hành pháp luật trong các thời vua nói trên, Ngô, Đinh và Tiền Lê” [36, tr 22].
Thời đại triều Lý (1010- 1225) mở ra một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc và duới triều Lý đã có pháp luật thành văn. Do đó, nền pháp luật thành văn đầu tiên của dân tộc ta là nền pháp luật nhà Lý [36, tr 22]. Mặc dù còn sơ khai nhưng cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các lĩnh vực của đời sống xã hội đã được pháp luật nhà Lý quy định. Lý Thái Tổ vừa mới lên ngôi liền “ ban chiếu rằng, từ nay ai có việc tranh kiện nhau, cho đến triều tâu bày, vua thân giải quyết”. Lý Thái Tôn “xuống chiếu từ nay trở đi phàm nhân dân trong nước ai có việc kiện tụng gì, đều giao cho Khai Hoàng Vương xử đoán rồi tâu lên, lại cho lấy điện Quảng Vũ làm nơi xử kiện” [39, tr 299]. Vào năm 1053, tháng 3, Lý Thái Tông cho người đúc chuông lớn đặt ở Long Trì và xuống chiếu cho dân ai oan ức gì không bày tỏ được thì đánh chuông ấy để tâu lên [39, tr 313].
12 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2237 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về phiên toà sơ thẩm dân sự
1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945Theo các tài liệu lịch sử cho thấy, “nước Âu Lạc là nhà nước đầu tiên của chúng ta xuất hiện trên lịch sử ” [35, tr 245]. Nhà nước phong kiến tự chủ của ta do các nhà Ngô- Đinh-Lê- Lý xây dựng dần dần thành nước Đại Việt ở thời nhà Lý [35, tr 246]. Tuy nhiên, “đối với lĩnh vực bằng chứng sử học, thì ta không có một tài liệu nào ghi chép một sự ban hành pháp luật trong các thời vua nói trên, Ngô, Đinh và Tiền Lê” [36, tr 22].Thời đại triều Lý (1010- 1225) mở ra một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc và duới triều Lý đã có pháp luật thành văn. Do đó, nền pháp luật thành văn đầu tiên của dân tộc ta là nền pháp luật nhà Lý [36, tr 22]. Mặc dù còn sơ khai nhưng cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các lĩnh vực của đời sống xã hội đã được pháp luật nhà Lý quy định. Lý Thái Tổ vừa mới lên ngôi liền “ ban chiếu rằng, từ nay ai có việc tranh kiện nhau, cho đến triều tâu bày, vua thân giải quyết”. Lý Thái Tôn “xuống chiếu từ nay trở đi phàm nhân dân trong nước ai có việc kiện tụng gì, đều giao cho Khai Hoàng Vương xử đoán rồi tâu lên, lại cho lấy điện Quảng Vũ làm nơi xử kiện” [39, tr 299]. Vào năm 1053, tháng 3, Lý Thái Tông cho người đúc chuông lớn đặt ở Long Trì và xuống chiếu cho dân ai oan ức gì không bày tỏ được thì đánh chuông ấy để tâu lên [39, tr 313].Dưới thời nhà Trần, trình tự, thủ tục xét xử các vụ kiện dân sự chưa được quy định, nhưng những nguyên tắc của việc xét xử đảm bảo cho việc xử án được đúng đắn đã được đề cập đến. Năm 1250 Trần Thái Tôn “xuống chiếu rằng các việc kiện tụng đã xét xong, phải cùng với quan thẩm hình viện xét nghĩ định tội”[39, tr 460]. Sau khi xét xử xét thấy những việc kiện mà không có căn cứ đều bị trừng trị “ phàm tranh nhau ruộng đất, khám xét ra không phải là của mình mà cố tranh bậy, thì phải phản tọa, tính số tiền về giá ruộng đất bắt phải bồi lại gấp đôi. Nếu làm văn khế giả mạo thì chặt một đốt ngón tay bên trái” [39, tr 592].Dưới triều Lê, tố tụng là một trong những lĩnh vực được chú trọng, phát triển và đạt được nhiều thành tựu [38, tr 262]. Theo Lịch triều hiến chương loại chí, ngay sau khi lên ngôi, năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Lê Thái Tổ đã sai các đại thần bàn định luật lệ về việc kiện tụng [41, tr 291]. Tuy nhiên, đại diện tiêu biểu cho pháp luật tố tụng của triều Lê là Bộ Quốc triều hình luật và Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ.Bộ Quốc triều hình luật của Nhà Lê không chỉ quy định về pháp luật nội dung mà còn là bộ luật đầu tiên quy định khá chi tiết về thủ tục tố tụng. Thủ tục tố tụng được quy định tại chương Đoán ngục( xử án). Tuỳ theo tính chất phức tạp của các việc kiện mà pháp luật có những quy định về phân định thẩm quyền xét xử giữa các cấp xã, huyện, phủ, trấn, ty, kinh đô ( Điều 672 Quốc triều hình luật). Những quy định mang tính chất nguyên tắc của về thủ tục xử án đã được đề cập. Trước hết, án phải được xử công khai ở công đường. Nếu quan xử kiện dùng nơi khác để xét xử hoặc các đương sự ở công đường đứng ngồi không đúng phép, đều phải bị phạt ( Điều 709 Quốc triều hình luật). Việc xử án phải được tiến hành trong thời hạn do pháp luật quy định, việc điền thổ phải được xét xử trong ba tháng, việc hộ hôn, tạp tụng phải được xét trong hai tháng, tính từ ngày bắt đương sự đến hầu kiện lần đầu. Những quan xét án, dùng dằng để việc quá kỳ hạn không xử thì bị tội theo luật (Điều 671 Quốc triều hình luật). “ Ngày quyết tụng, quan đại thần và các quan xét án đều phải hội đồng lại xét hỏi kỹ càng cho rõ sự phải trái, cốt để mọi người yên lòng. Nếu có điều gì chưa rõ phải thẩm xét lại, không được cố chấp ý riêng mình, bắt mọi người phải theo… ” (Điều 720 Quốc triều hình luật). Trong bản án phải viện dẫn đủ điều luật, nếu viện dẫn điều luật không đúng, tuỳ ý xử nặng nhẹ sẽ bị khép tội ( Điều 683,685,722 Quốc triều hình luật).Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ được ghi lại trong Lịch triều hiến chương loại chí với tiêu đề Luật về lệ khám xét việc kiện [41, tr 390]. Đây là Bộ luật tố tụng duy nhất và cũng là bộ luật dành trọn cho một ngành luật- luật tố tụng trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam [38, tr 262]. So với Bộ Quốc triều hình luật, những quy định về thủ tục xử án đã tiến xa hơn một bước. Bộ luật đã quy định về thành phần xử án, quy định các quan xử án phải phân xử trên tinh thần công bằng, xác định sự thật của vụ việc, để đảm bảo việc xét xử khách quan các quan xử án không được tham gia xử án hai lần đối với mỗi vụ việc, quy định về trình tự nghị án, về trách nhiệm của người tiến hành tố tụng. “ Những án do( Chính đường) công đồng xét xử, mỗi án cử hai viên thiêm sai nghĩ trước, biên ở sau lời luận tích; nếu sau có bên nào kêu xin xét lại thì giao cho viên khác tra xét, như có sai khác thì viên khởi luận phải chịu trách nhiệm… Quan xét xử tra xét cả hai bên, xem có hay không hư hay thực để dựa vào đấy mà đoán xử gian ngay, không được xử phiếm hồ đồ” [41, tr 393]. Bên cạnh đó để đảm bảo quyền lợi cho đương sự thì phiên xét xử sẽ được hoãn khi có những trở ngại khách quan. “ Nhật kỳ hạn xét kiện đã có chuẩn định, phải theo kỳ hạn mà xét xử. Việc kiện nào có xin hoãn xét thì phải xét người ấy có việc quan phải đi xa, hoặc trở ngại vì có việc tang cha mẹ, hay quả thực ốm thì mới nhận đơn xin hoãn cho về, nếu ngoài hạn không đến cho một kỳ đôi nữa rồi mới được xét xử ” [41, tr 396]. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc xét xử công khai, tránh sai sót, Quốc triều khám tụng điều lệ còn quy định việc niêm yết bản án, nghiã vụ của các bên kiện, quyền chống lại bản án... “ Việc kiện đã xử xong phải niêm yết luận tích đã xử cho hai bên và người liên can sao lấy, nhưng phải cho hai bên nộp tiền tạ và tiền đảm (bên thua nộp tiền đảm, bên được nộp tiền tạ). Ngày vào nộp tiền phải làm hai bản tờ trình, quan xét xử phê một bản đính vào bản án để làm bằng… án xử xong thì cho tuỳ ý kêu xin xét lại” [41, tr 396].Có thể nói, cách thức tổ chức phiên xử án của triều Lê thể hiện mối quan tâm của nhà làm luật đối với sự bảo đảm cho dân chúng một nền công lý hữu hiệu, đồng thời để tổ chức một nền tư pháp vừa duy trì được trật tự trong xã hội, vừa tôn trọng quyền lợi của bị can (đương sự)[40, tr 227].Thành tựu pháp luật điển hình của triều Nguyễn là Bộ Hoàng Việt Luật lệ ( Bộ luật Gia Long). Bộ luật này quy định về xét xử tại quyển 19, 20 và một số điều trong phần Danh lệ. Điểm tiến bộ so với pháp luật triều Lê là pháp luật thời kỳ này đã quy định về những trường hợp quan xử án không được tham gia xét xử. Quan xử kiện không được là người thân thuộc, thông gia, họ ngoại với người đi thưa kiện. Kể cả trong trường hợp người đi thưa kiện là thầy dạy học của quan xử kiện hoặc là thượng ty cũ hay quan trưởng trong cùng một làng với mình thì quan xử kiện phải làm giấy xin không xét xử vụ đó. Ngoài ra, khi tiến hành xét xử pháp luật cũng yêu cầu quan xử án phải chú ý đến các nhân chứng có liên quan, phải y theo sự việc trong đơn thưa kiện của nguyên cáo mà xử (Điều 371 HVLL). Những quy định này đã bảo đảm cho việc xử án được khách quan, tôn trọng chứng cứ, sự thật, đặc biệt là quyền tự định đoạt của các đương sự được tôn trọng. Thời hạn xét xử cũng là vấn đề được chú trọng. Khi nhận được đơn kiện tụng về các việc liên quan đến hôn nhân, ruộng nương, nhà cửa, viên quan có thẩm quyền phải tiến hành xét hỏi ngay. Việc xét xử phải theo hình thức công khai ở chính đường và phải viện dẫn rõ việc áp dụng các điều lệ…(Điều 371 HVLL).Như vậy, trong cổ luật Việt Nam “không có danh từ dân luật vì hai quan niệm dân- luật và hình - luật không được phân biệt rõ rệt” [37, tr 3]. Tuy nhiên, qua các Bộ luật của triền Lê và Nguyễn đã “ chứng tỏ rằng cha ông ta đã ý thức được sự phân biệt giữa các luật về nội dung và pháp luật về hình thức tố tụng” [38, tr 262]. Mặc dù, thuật ngữ phiên toà chưa được đề cập trong các bộ luật này nhưng cách thức tổ chức các phiên xét xử ngày càng hoàn bị, một số quy định thể hiện yêu cầu các phiên xử án phải đảm bảo như: xét xử công khai, xét xử đúng thời hạn, xét xử khách quan, công bằng, xét xử tập thể, tôn trọng quyền định đoạt của người thưa kiện…đã được quy định. Trình tự tiến hành phiên xét xử tại công đường chưa được quy định cụ thể nhưng vấn đề hoãn phiên toà, vấn đề xét hỏi, nghị án, viết bản án, niêm yết bản án, quyền chống bản án… cũng đã được đề cập. Có thể các quy định này còn sơ khai và có những điểm còn hạn chế nhưng cùng với các quy định khác về pháp luật tố tụng, “nó là một di sản quý báu và đặc sắc trong kho tàng lịch sử văn hoá của dân tộc Việt Nam” [38, tr 262].Sau chế độ phong kiến là thời kỳ hơn 80 năm Pháp thuộc. Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên vào Đà Nẵng, mở đầu cho thời kỳ xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Ngày 5/6/1862 “ Hiệp ước hoà bình và hữư nghị” được ký kết giữa nhà Nguyễn và Pháp, theo đó sáu tỉnh phía Nam (Miền Nam) trở thành thuộc địa của Pháp. Ngày 6/6/1884 bản hoà ước Giáp Thân được ký kết giữa triều đình Huế với Pháp, nước Việt Nam trở thành một nước bảo hộ của Pháp. Năm 1898, Hoàng đế Đồng Khánh ký đạo dụ nhượng cho nước Pháp ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng làm đất nhượng địa Pháp. Tất cả những điều kiện chính trị nói trên đã tạo cho nền tư pháp Việt Nam trong thời kỳ này một tính cách cực kỳ phức tạp, phức tạp về cách thức tổ chức các pháp đình cũng như về phương diện luật pháp áp dụng [42, tr 398].Các Toà án Pháp tại Việt Nam được thiết lập ở Nam kỳ, ba thành phố nhượng địa của Pháp ( Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng) và hai thành phố khác là Nam Định, Vinh, các Toà án Pháp tại Việt Nam để giải quyết những vụ kiện mà đương sự là người Pháp hay đồng hoá với Pháp hoặc người nước ngoài được ưu đãi như người Pháp và áp dụng các quy định của Bộ Dân sự Tố tụng Pháp năm 1806. Các Toà án Việt Nam được thiết lập ở Bắc kỳ và Trung kỳ để giải quyết các việc kiện giữa người Việt Nam với nhau hoặc người nước ngoài có địa vị như người Việt Nam.ở Bắc kỳ, thủ tục giải quyết các vụ kiện dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự thương sự, tố tụng Bắc kỳ và Bộ Bắc kỳ pháp viện biên chế (công bố bằng nghị định ngày 2/12/1921).ở Trung kỳ, thủ tục giải quyết các vụ kiện dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự thương sự, tố tụng Trung kỳ và Bộ Trung kỳ pháp viện biên chế được ban hành vào năm 1935. Trong các văn bản pháp luật trên, đã xuất hiện thuật ngữ “ phiên toà sơ thẩm”, tuy nhiên trình tự thủ tục tiến hành phiên toà sơ thẩm vẫn chưa được quy định cụ thể nhưng đã đã quy định một số vấn đề mới so với pháp luật của thời kỳ trước như: ngoài việc quy định nguyên tắc xét xử công khai, phápluật còn quy định việc xét xử kín trong trường hợp có phương hại đến sự trị an và phong tục nhưng phải tuyên án công khai, vấn đề cấp sao bản án (Điều 352 Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng Bắc kỳ); vấn đề người làm chứng phải cam đoan; cách giải quyết trong trường hợp nguyên cáo, bị cáo vắng mặt tại phiên toà (Điều 35 đến Điều 38 Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng Bắc kỳ); mẫu án văn (Điều 56 Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng Bắc kỳ) [44].…Như vậy, qua nghiên cứu quá trình phát triển của Nhà nước và pháp luật dân sự, tố tụng dân sự từ thế kỷ X đến thời kỳ Pháp thuộc có thể thấy, các vấn đề về phiên toà sơ thẩm ngày càng quy định cụ thể hơn nhưng trình tự, thủ tục tiến hành phiên toà mới chỉ được đề cập sơ sài và không được quy định thành một mục hoặc chương riêng.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà- Nhà nước công nông tiên ở Đông Nam châu á. Ngay sau khi giành được chính quyền, để xây dựng, củng cố chính quyền cũng như để đáp ứng đòi hỏi mới của đời sống dân sự, bên cạnh việc ban hành Sắc Lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho tạm giữ các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ “cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn cõi Việt Nam”, nếu “ không trái trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà”, nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật mới. Trong đó, các văn bản về xây dựng hệ thống tư pháp mới và thủ tục tố tụng được đặc biệt chú trọng, đáng chú ý nhất là Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/1/1946 về tổ chức Toà án và quy định các ngạch Thẩm phán. Sắc lệnh số 13/SL đã đặt cơ sở đại cương đầu tiên cho việc tổ chức nền tư pháp nói chung và pháp luật TTDS của nước ta nói riêng. Theo Tiến sĩ Đinh Ngọc Hiện thì “ Lịch sử tố tụng dân sự tại Toà án bắt đầu từ ngày 24/1/1946”. Ngoài các quy định về thẩm quyền giải quyết các việc kiện, tổ chức các ngạch tư pháp, phân công nhiệm vụ, quyền hạn giữa các nhân viên trong Toà án, những quy định về phiên toà sơ thẩm cũng đã được đề cập đến. Mỗi tuần lễ ít ra phải có hai phiên toà công khai: một phiên hộ và một phiên hình. Tại phiên toà Thẩm phán xử một mình, lục sự giữ bút ký, lập biên bản án từ. Thẩm phán sơ cấp ngày nào cũng xử kiện, dù là ngày chủ nhật hay ngày lễ cũng được. Lại có thể cũng cần đến mở phiên toà ngoài trụ sở toà án... (Điều 10). Về dân sự, thương sự Chánh án xử một mình ( Điều 17). Không ai có thể làm phụ thẩm trong việc mình làm đương sự hoặc đã điều tra, đã làm chứng hay giám định ( Điều 21). Nghị án xong, toà án họp lại, và ông Chánh án tuyên đọc công khai (Điều 31) [6].Có thể thấy, Sắc lệnh 13/SL chưa có quy định về trình tự, thủ tục phiên toà sơ thẩm dân sự nhưng những quy định về thành phần HĐXX, việc xét xử công khai, việc xét xử lưu động, vấn đề tuyên án v.v..đã được đề cập. Đó chính là những viên gạch đầu tiên cho những quy định về nguyên tắc, thủ tục tiến hành phiên toà sơ thẩm dân sự sau này.Sau đó, Sắc lệnh 51/SL ngày 17.4.1946 về ấn định thẩm quyền các Toà và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án tiếp tục bổ sung thêm những quy định về phiên toà sơ thẩm dân sự. Trước khi mang một việc ra Toà xét xử, ông Biện lý có nhiệm vụ phải đem tất cả các vật chứng cùng đòi các người đương sự và nhân chứng đôi bên để Toà án có thể bằng cứ vào đó mà xét xử được ( Điều 25). Ông biện lý bó buộc phải có mặt tại các phiên toà hộ. Khi ra phiên toà, ông biện lý cũng như bên bị cùng bên bên dân sự nguyên cáo, có quyền yêu cầu toà án thi hành mọi phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật (Điều 26) [7]. Như vậy, mặc dù còn sơ khai nhưng Sắc lệnh 51/SL đã có những bước tiến đáng kể so với Sắc lệnh 13/SL về các thủ tục phải tiến hành trước khi mở phiên toà xét xử, quyền cung cấp chứng cứ của đương sự, vai trò của ông biện lý( mà sau này là Kiểm sát viên) tại phiên toà...Ngày 9/11/1946 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thông qua bản Hiến pháp năm 1946 - “ Đó là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà, một vết tích lịch sử đầu tiên trong cõi á Đông” [34, tr 186] . Những nguyên tắc cơ bản nhất của việc xét xử và tiến hành phiên toà đã được đề cập đến như: “ Các phiên toà đều phải mở công khai, trừ những trường hợp đặc biệt”(Điều 67), “ Trong khi xét xử, các viên Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp”(Điều 69)[10, tr22]. Việc ban hành Hiến pháp năm 1946 là sự kiện pháp lý quan trọng để Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiến hành cải cách bộ máy tư pháp và hoạt động tư pháp. Sắc lệnh số 85- SL ngày 25.5.1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật Tố tụng được ban hành, ngoài việc đổi tên các Toà án thành TAND huyện, TAND tỉnh, Sắc lệnh đã quy định về thành phần HĐXX, vai trò của HTND khi tham gia HĐXX. Để xét xử việc hộ, TAND huyện và TANDn tỉnh gồm một Thẩm phán và hai HTND...HTND có quyền xem hồ sơ và biểu quyết...(Điều 3) [8].Nhìn chung các quy định của tố tụng của giai đoạn này chủ yếu điều chỉnh quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng tại phiên toà, nguyên tắc xét xử công khai, thành phần HĐXX, vai trò của HTND, của ông Biện lý, quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự, về thủ tục nghị án… đã được đề cập “nhưng chỉ mang tính đại cương, tạm thời và chưa đầy đủ, chưa cụ thể, thực tế cũng chỉ nằm rải rác trong các Sắc lệnh, Thông tư đơn hành” [15, tr 16]. Tuy nhiên, những quy định kể trên không những đã đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử, mà còn đặt nền móng cho việc hoàn thiện các qui định pháp luật về phiên toà sơ thẩm dân sự trong các giai đoạn sau này.3.2 Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1989Tháng 7/1954, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải ký vào Hiệp định Giơnevơ và cùng các nước tham dự Hội nghị ký tuyên bố cuối cùng. Đại diện Chính phủ Mỹ không ký Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ. Đế quốc Mỹ dựa vào đó xúc tiến kế hoạch xâm chiếm Miền Nam để thay thế thực dân Pháp [33, tr 102]. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng đất nước vẫn chưa hoàn toàn thống nhất, Miền Nam vẫn chịu sự thống trị của Chính quyền nguỵ Sài Gòn và Đế quốc Mỹ, vì vậy, hai Miền Bắc, Nam có hai hệ thống pháp luật TTDS khác nhau.ở Miền Nam, trong thời gian dài Chính quyền bù nhìn Sài Gòn vẫn áp dụng những văn bản pháp luật cũ thời Pháp thuộc như Nghị định 16/3/1910, Dụ số 27 ngày 2/9/1954 về Toà Phá án, các đạo Dụ và Sắc lệnh khác ấn định thủ tục tố tụng mới đặc biệt điền địa (Dụ số 27 ngày 22/10/1956 và Sắc lệnh 27/1/1957), Dụ số 4 ngày 2/4/1953 về Toà án nhà phố, Dụ số 15 ngày 8/7/1952 về Toà án Lao động…“Kể từ ngày 16/9/1954 ký kết hiệp định thâu hồi hoàn toàn chủ quyền tư pháp, Việt Nam chỉ còn duy trì Nghị định 16/3/1910 như luật tố tụng duy nhất áp dụng cho tất cả tụng nhân có việc kiện thưa trước toà án của ta, bất kể quốc tịch nào”. Tuy nhiên, Nghị Định 1910 được biên tập cho Toà án Pháp sử dụng để xét xử người bổn quốc nên để giải thích các điều khoản trong Nghị định 1910 chính quyền Sài Gòn phải tham chiếu các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 1806 của Pháp. Ngoài ra, án lệ cũng là một trong các nguồn để các Toà án giải thích pháp luật. [31, tr 22,23,24]. Theo quy định của các văn bản pháp luật nói trên, phiên toà xét xử các vụ việc dân sự phải mở công khai, những người tham dự phiên toà phải tuân thủ nội quy phiên toà, trình tự phiên toà được tiến hành theo các bước: kiểm tra căn cước, thẩm vấn, tranh luận, nghị án, tuyên án. Trong một vụ kiện hộ, hãn hữu mới thấy các luật sư tham gia. Sau khi hai bên đương sự đã tranh luận, Biện lý bày tỏ ý kiến về vụ kiện. Việc nghị án có khi mất nhiều ngày, giờ nên luật cho phép đến cuối phiên toà hoặc phiên xử khác để tuyên án nhưng phải báo trước ngày đọc án [31, tr 525,526,527]. Ngoài ra, các văn bản pháp luật thời kỳ này còn quy định về thủ tục xét xử khuyết tịch( vắng mặt các đương sự hoặc một trong các đương sự).Ngày 5/6/1970 Chính quyền ngụy Sài Gòn ban hành Sắc lệnh số 72/SL/CCĐ/PTNNN quy định về thủ tục tố tụng của những vụ kiện điền địa, ngày 20/12/1972 ban hành Bộ luật dân sự và thương sự tố tụng [32]. Bộ luật đã có nhiều quy định về phiên toà: phiên toà công khai (Điều 201), việc thay đổi Thẩm phán(Điều 137 đến 152), thủ tục xét xử vắng mặt đương sự…Tại phiên toà đương sự có thể trình bày yêu cầu, lý lẽ của mình bằng miệng hoặc bằng văn bản (Điều 202). Tuy nhiên, các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành phiên toà được quy định rất phức tạp, không rõ ràng.ở Miền Bắc, sau khi hoàn toàn giải phóng, quân và dân Miền Bắc ra sức thi đua sản xuất, hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đưa miền Bắc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chi viện Miền Nam kháng chiến chống Mỹ. Cho nên, trong giai đoạn từ 1955 đến 1959, các văn bản mà nhà nước ta ban hành chủ yếu là các sắc lệnh về hành chính, hình sự và một vài Sắc lệnh về chính sách quản lý ruộng đất, các Sắc lệnh về TTDS không được đề cập đến. Ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 01/LCT công bố hiến pháp mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trên cơ sở Hiến pháp 1959, Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà đã thông qua Luật Tổ chức TAND ngày 14/7/1960 và Uỷ ban thường vụ quốc hội đã thông qua Pháp lệnh qui định cụ thể về tổ chức TANDTC và tổ chức của các TAND địa phương ngày 23/3/1961.Các văn bản pháp luật này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của ngành tư pháp nói chung và pháp luật TTDS nói riêng. Theo qui định tại các