Đề tài Khai thác các hoạt động du lịch về đêm tại quận 5 Thành Phố Hồ Chí Minh

Ngày nay, cuộc sống ngày càng bận rộn, ai cũng vùi đầu vào công việc và nhiều hoạt động khác khiến họ cảm thấy căng thẳng ,mệt mỏi,stress Do đó, để giải tỏa những áp lực trong việc, hiện nay, nhiều người có nhu cầu đi du lịch rất cao. Việt Nam là một nước có nhiều điều kiện phát triển du lịch(điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân văn). Khi du khách nước ngoài đến với Việt Nam, nhất là thành phố Hồ Chí Minh, du khách thường được các hướng dẫn viên dẫn đến các khu bảo tàng, các điểm văn hóa, vào ban ngày. Còn ban đêm, du khách chỉ có việc ăn uống xong là có xu hướng về khách sạn ngủ. Theo các hãng lữ hành, có đến 80% du khách nước ngoài đến TP HCM muốn tham quan “Sài Gòn by night” (Sài Gòn về đêm) nhưng phần lớn không biết đi đâu.Vì không biết làm gì nên du khách chỉ muốn đi ngủ sớm để dưỡng sức chinh phục hành trình của ngày mai.Theo đại diện của Công ty du lịch Bến ThànhTourist cho biết, hiện không có một công ty du lịch nào trong thành phố khai thác tour du lịch về đêm mặc dù nhu cầu đi chơi về đêm của du khách là rất lớn. Trong khi ở quận 5, một nơi được xem là “China town” c ủa Việt Nam nói chung hay thành phố Hồ Chí Minh nói riêng , với những nét văn hóa độc đáo, khác biệt, là khu vực có nhiều điều kiện phát triển tour du lịch đêm để du khách có thể tham quan, thưởng thức ẩm thực,.nhưng lại không phát triển. Chính vì thế, nhóm chọn đề tài “Khai các hoạt động du lịch về đêm ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh” để góp phần hình thành, phát triển các hoạt động du lịch về đêm cho tại quận 5 và thành phố Hồ Chí Minh nóichung.

pdf25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2895 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khai thác các hoạt động du lịch về đêm tại quận 5 Thành Phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP ĐỊA LÝ DU LỊCH-K30 MÔN VĂN HÓA DU LỊCH ĐỀ TÀI: Khai thác các hoạt động du lịch về đêm tại quận 5 Thành Phố Hồ Chí Minh GVHD: ThSPhạmThịThúyNguyệt Nhóm Hương Gió Nguyễn Chí Bình: 0956080009 Nguyễn Thị Quê Hương: 0956080061 Võ Thị Tuyên: 0956080203 Thạch Thị Ly Hoa: 0956080229 Kiều Diễm Ngọc: 0956080231 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, cuộc sống ngày càng bận rộn, ai cũng vùi đầu vào công việc và nhiều hoạt động khác khiến họ cảm thấy căng thẳng ,mệt mỏi,stress…Do đó, để giải tỏa những áp lực trong việc, hiện nay, nhiều người có nhu cầu đi du lịch rất cao. Việt Nam là một nước có nhiều điều kiện phát triển du lịch(điều kiện tự nhiên và điều kiện nhân văn). Khi du khách nước ngoài đến với Việt Nam, nhất là thành phố Hồ Chí Minh, du khách thường được các hướng dẫn viên dẫn đến các khu bảo tàng, các điểm văn hóa,… vào ban ngày. Còn ban đêm, du khách chỉ có việc ăn uống xong là có xu hướng về khách sạn ngủ. Theo các hãng lữ hành, có đến 80% du khách nước ngoài đến TP HCM muốn tham quan “Sài Gòn by night” (Sài Gòn về đêm) nhưng phần lớn không biết đi đâu.Vì không biết làm gì nên du khách chỉ muốn đi ngủ sớm để dưỡng sức chinh phục hành trình của ngày mai.Theo đại diện của Công ty du lịch Bến ThànhTourist cho biết, hiện không có một công ty du lịch nào trong thành phố khai thác tour du lịch về đêm mặc dù nhu cầu đi chơi về đêm của du khách là rất lớn. Trong khi ở quận 5, một nơi được xem là “China town” của Việt Nam nói chung hay thành phố Hồ Chí Minh nói riêng , với những nét văn hóa độc đáo, khác biệt, là khu vực có nhiều điều kiện phát triển tour du lịch đêm để du khách có thể tham quan, thưởng thức ẩm thực,....nhưng lại không phát triển. Chính vì thế, nhóm chọn đề tài “Khai các hoạt động du lịch về đêm ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh” để góp phần hình thành, phát triển các hoạt động du lịch về đêm cho tại quận 5 và thành phố Hồ Chí Minh nóichung. II. MỤC TIÊU Để thực hiện được đề tài này, nhóm đã đề ra một số mục tiêu sau: -Tìm hiểu về Quận 5 và cộng đồng người Hoa ở đây -Tìm hiểu các hoạt động về đêm ở thành phố HCM , đặc biệt là quận 5 -Tìm hiểu nhu cầu về đêm của người dân thành phố và du khách. -Khảo sát quận 5 và đưa ra các tiềm năng để phát triển du lịch về đêm tại quận 5. - Kết hợp các khu phố, chợ đêm, khu mua sắm, giải trí…và các con đường tại quận 5 và các vùng lân cận thành một sản phẩm du lịch về đêm. -Đưa ra đề xuất,giải pháp để phát triển du lịch về đêm ở quận 5. 3 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUẬN 5 1.Vị trí địa lý Quận 5 là một trong 24 quận và huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận 5 có diện tích 4,27 km², bao gồm 15 phường (được đánh số từ 1 đến 15), nằm bên phía Bắc của Kinh Tàu Hủ, chung quanh giáp liền với các quận 1, 3, 6, 8, 10 và 11. Khi đi liền với quận 6, hai quận này còn được gọi chung là Chợ Lớn, một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam. Chính những điều kiện địa lý thuận lợi đã tạo cho quận 5 có tiềm năng khá lớn trong việc phát triển du lịch. với những hình thức kiến trúc đa dạng, kết hợp giữa kiến trúc cổ đặc trưng khu vực Chợ lớn (khu phố cổ Chợ Lớn quận 5 - Triệu Quang Phục-Lương Nhữ Học-Nguyễn Trãi-Trần Hưng Đạo…, chùa chiền) và hiện đại với các khu xây dựng mới (kiến trúc cao tầng với chức năng ở kết hợp thương mại dịch vụ) đã tạo cho quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh một kiểu kiến trúc độc đáo, thu hút du khách đến với quận 5 nhiều hơn. 2. Đặc điểm dân cư Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và cũng là một trong những trung tâm chính trị, xã hội và văn hóa quan trọng, đồng thời là đô thị có số dân đông nhất, có nguồn gốc tộc người rất đa dạng, trong đó nổi bật nhất là cư dân người Việt, Hoa, Khơme, Chăm. Quận 5 là một trong những quận tập trung đông dân cư. Theo thống kê của cuộc điều tra dân số ngày 1/4/2009, quận 5 có số dân là 170.462 người (chiếm 2,4 % dân số Tp.HCM), mật độ dân số khá cao, khoảng 39.642 người/km2 (mật độ dân số của Tp.HCM là 3.419 người/km2, mật độ ở khu vực nội thành là 11.906 người/km2), với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm… Người Kinh chiếm đại bộ phận dân số ở Quận 5. Người Chăm sinh sống ở quận 5 tập trung ở một số khu vực nhất định: khu vực cộng đồng người Chăm ở Nguyễn Trãi, phường 11, Quận 5; khu vực cộng đồng người Chăm ở Xóm Chỉ, phường 13, Quận 5. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt gốc Hoa mới làm nên đặc sắc về bản sắc văn hóa cho quận 5. 4 *Cộng đồng người Việt gốc Hoa ở Quận 5: Ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 414.045người Việt gốc Hoa, bằng 50,3% người Việt gốc Hoa cả nước và chiếm khoảng 5,78% dân số thành phố. Người gốc Hoa sống chủ yếu ở quận 5, quận 6, quận 8, quận 10 và quận 11.Riêng ở quận 5, ngưởi gốc Hoa chiếm khoảng 38% dân số của quận. Người Hoa đến khu vực Đàng Trong sau khi nhà Thanh lật đổ hoàn toàn nhà Minh vào năm 1644.Những người ra đi thuộc thành phần "phản Thanh phục Minh" và những người bị triều đình nhà Thanh đàn áp. Người Hoa đến đàng trong và được Chúa Nguyễn đồng ý cho cư trú tại Cù Lao Phố và Đông Phố, (Gia Định) và một số địa điểm khác ở Nam Bộ. Cù Lao Phố là một cù lao trên sông Đồng Nai, ngày nay thuộc thành phố Biên Hòa. Người Hoa đã lập chợ buôn bán, phố xá đông đúc ở đây. Năm 1778, quânTây Sơn đã đàn áp những người Hoa ở Cù Lao Phố do họ đã ủng hộ Nguyễn Ánh, việc đàn áp lại diễn ra vào năm 1782. Do đó, năm 1778, người Hoa từ Cù Lao Phố đã chuyển đến Chợ Lớn mà người Hoa gọi là "Đề Ngạn". Trong thời kỳ Pháp thuộc, việc buôn bán của người Hoa phát đạt do họ có quan hệ tốt với giới cầm quyền Pháp tại Đông Dương, nổi bật nhất là Quách Đàm - một nhà buôn người Hoa xây Chợ Lớn. Trong thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, cộng đồng người Hoa có quan hệ tốt với chính quyền và thường ủng hộ tài chính trong các kỳ tranh cử.Năm 1979, chiến tranh Việt-Trung 1979 nổ ra tại biên giới nổ ra. Lo ngại bị trả thù, nhiều người gốc Hoa đã vượt biên, làm thuyền nhân đến các nước trong khu vực Đông Nam Á. Kể từ khi Việt Nam cải cách mở cửa từ năm 1986, cộng đồng người Hoa đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, thương mại. Hoa kiều tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận 5 nói riêng chủ yếu là người Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Khách Gia và Hải Nam. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Hẹ. Dù định cư đã qua nhiều đời, Hoa kiều vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vẫn giữ được các phong tục tập quán truyền thống và vẫn sử dụng tiếng Hoa làm ngôn ngữ chính thức trong các giao dịch nội bộ. Hiện tại tuy chỉ chiếm chưa đến 10% dân số ở TP.HCM, nhưng cộng đồng Hoa kiều đã chiếm 30% số doanh nghiệp (của 23.000 người gốc Hoa). Cộng đồng người Hoa thường tham gia buôn bán, sản xuất hàng tiêu dùng quy mô vừa và nhỏ, nắm giữ một số lĩnh vực bán sỉ quan trọng như hàng kim khí, điện máy, vàng, vải...Một số doanh nghiệp do người Hoa nắm giữ nổi tiếng có thể kể đến như: Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (thương hiệu Biti's), Công ty thời trang Thái Tuấn, Công ty thực phẩm Kinh Đô ... 5 Cộng đồng này cũng là cầu nối quan trọng cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư của các quốc gia có người Hoa sinh sống như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore (nơi người gốc Hoa chiếm 70% dân số), Malaysia (người gốc Hoa chiếm 34% dân số nhưng lại nắm những lĩnh vực kinh tế then chốt), Thái Lan (người gốc Hoa chiếm 14% dân số). Vai trò của người Hoa đã được khẳng định khi chính quyền thành phố đã cho tổ chức Ngày hội văn hóa của người Hoa đầu năm 2007. Chính những nét văn hóa và những lễ hội đặc sắc của người Hoa đã tạo điều kiện cho Quận 5 phát triển du lịch.Văn hóa quận 5 mang đậm văn hóa của người Hoa; thể hiện qua cách ăn, ở, mặc; qua các khu khố cổ duy nhất còn lại của thành phố; qua các sản phẩm thủ công; qua cách bán buôn, làm ăn, kinh tế,… Chính vì vậy nên thường thu hút trí tò mò của những ai muốn khám phá văn hóa người Hoa ở Việt Nam. CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG KHAI THÁC HOẠT ĐỘNG VỀ ĐÊM TẠI QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Sơ lược các hoạt động về đêm 6 Đêm là khoảng thời gian mà mọi người có thể được khuây khỏa, trút bớt mệt nhọc sau một ngày lao động mệt nhoài, được đắm mình ngắm nhìn những cảnh vật huyền ảo, lung linh dưới ánh đèn. Thật vậy, nhiều quốc gia trên thế giới, vào ban đêm diễn ra rất nhiều hoạt động như: vui chơi, giải trí, thưởng thức ẩm thực, mua sắm, dạo chơi ngoài đường phố hay la cà trong các công viên… Ở Singapore khi màn đêm buông xuống, nhiều khu phố đêm Singapore mới bắt đầu cuộc sống náo nhiệt trong ngày.Một người Singapore giải thích: “Singapore là một trong những thành phố an ninh nhất trên thế giới nên du khách có thể dạo phố, bách bộ mua sắm an toàn ngay cả vào ban đêm”. Một lý do nữa khiến du khách thích thú với thế giới về đêm tại Singapore là khí trời dịu hẳn, cái nóng ban ngày được thay bằng những làn gió mát mẻ, dễ chịu. Đi dọc con phố, từng đoàn người nườm nượp tấp vào các quán cà phê và những quán bar dọc đường. Bạn có thể ghé bất kỳ quán nào để thưởng thức bia lạnh và tán gẫu, ngắm không khí đêm sôi động. Đảo quốc nhỏ bé này quả là có nhiều điều kỳ thú để khám phá, để bạn “móc hầu bao” mà tự nhủ phải quay lại đây một lần nữa… Trên thế giới có rất nhiều thành phố chơi đêm.Riêng ở Mỹ có 10 thành phố chơi đêm.Đứng đầu danh sách là New Orleans chứ không phải là thành phố sòng bạc Las Vegas như mọi người vẫn thường nghĩ về chốn ăn chơi. Tạp chí Travel + Leisure vừa khảo sát và công bố top 10 thành phố có cuộc sống nhộn nhịp nhất về đêm ở Mỹ, dựa trên các tiêu chí về số lượng quầy bar, tiếng ồn, tiếng nhạc…, trong đó đứng đầu là New Orleans, sau đó mới đến Las Vegas, New York, Chicago, Austin, Miami, San Juan, Nashville, Providence - một thành phố nhỏ nhưng có rất nhiều tụ điểm ăn chơi, Los Angeles Ở Việt Nam các hoạt động về đêm để phục vụ du lịch chỉ diễn ra ở các thành phố lớn như: Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội. Ban ngày Sài Gòn tấp nập, thế còn ban đêm? Đằng sau một Sài Gòn nhộn nhịp và có phần xô bồ kia vẫn còn một thành phố khác với đủ các gam màu nổi, trầm, nóng, lạnh... Những gam màu nổi trong đêm . Về đêm Sài Gòn vẫn thức. Cuộc sống ở các quận trung tâm vẫn tiếp tục nhịp sống nhộn nhịp của ban ngày. Những đêm cuối năm se lạnh nhưng vẫn có nhiều người đổ ra đường để đeo đuổi cuộc chơi tới sáng. 2. Nhu cầu du lịch về đêm của du khách Bất kỳ du khách nào dù là trong hay ngoài nước, khi đến một thành phố nào đó lần đầu tiên cũng đều muốn “đánh một vòng” thành phố để xem nơi mà họ đến 7 có gì hấp dẫn. Hiện nay, theo các hãng lữ hành, có đến 80% du khách nước ngoài đến TP HCM muốn tham quan “Sài Gòn by night” (Sài Gòn về đêm) và hòa mình vào để cảm nhận cuộc sống đời thường của người dân Sài Gòn. Vì thế, họ luôn mong muốn mình có thể thưởng thức khung cảnh thành phố về đêm với công viên trong lành; những con đường trải dài nhộn nhịp; những quán ăn mang đậm hương vị bản xứ, mới lạ; những khu mua sắm tấp nập… và quan sát, tìm hiểu thêm về lối sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Một yếu tố nữa là sự khác nhau về thời gian giữa Việt Nam và các nước khác.Du khách nước ngoài đến với Việt Nam, đặc biệt là Tp.HCM thường với số lượng lớn và ở lại nhiều ngày nên họ muốn có thời gian để thích nghi với môi trường mới.Vì thế những khu phố đêm, những trung tâm mua sắm, khu ẩm thực…là nơi họ thường lui tới. Quận 5 là một quận trung tâm thành phố, là nơi tập trung đông dân cư, có các con đường nối dài từ quận 1, quận 3 - là nơi tập trung đông du khách trong và ngoài nước.Quận 5 cũng là nơi có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật tương đối phát triển, có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào…khá phù hợp để phát triển các hoạt động về đêm này. 3. Điều kiện phát triển du lịch về đêm ở Q.5 a. Vị trí địa lí Quận 5 có vị trí địa lý khá thuận lợi, giáp quận 1, quận 3, quận 6, quận 8, quận 10, quận 11, có các con đường lớn nối liền với các quận trung tâm, thuận lợi cho du khách di chuyển. Là nơi có nhiều người Hoa sinh sống nên văn hóa ở đây rất đặc sắc không chỉ trong sinh hoạt mà còn trong lối kiến trúc, ẩm thực,… b. Các công trình kiến trúc Quận 5 là nơi tập trung nhiều công trình kiến trúc đặc sắc mang kiến trúc người Hoa, kiến trúc Pháp, kiến trúc xưa trước 1975, mang đậm dấu ấn cuộc sống Sài Gòn thuở xưa, như: - Khu phố cổ trên đường Hải Thượng Lãn Ông. Phố Hải Thượng Lãn Ông cùng với nhiều khu phố cổ ở Sài Gòn xưa được hình thành từ sau năm 1864 khi Pháp kiểm soát Nam kỳ.Khi đó, chuẩn đô đốc Pháp là G.Roze đã ký nhiều văn bản cấm dựng nhà lá tại các dãy phố này. Nhà cổ Sài Gòn còn được mô tả chi tiết về kiến trúc trong bài Gia Định phú với câu: Ngói lợp vếnh lên, phố thương khách tòa ngang tòa dọc 8 Hàm che cánh én, nhà quan dân hàng vắn hàng dài. Hầu hết nhà cổ ở các khu phố cổ của Sài Gòn trước đây như Lương Nhữ Học, Hùng Vương, Phù Đổng Thiên Vương... đều được xây trước năm 1920, sau đó ngưng trệ vì tình hình tài chính khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, phố Hải Thượng Lãn Ông là một ngoại lệ khi việc kinh doanh của người Hoa, chủ yếu là buôn bán thuốc bắc, vẫn phát đạt.Vì thế nhà cổ theo phong cách lai tạp chủ yếu châu Âu và Trung Hoa vẫn được xây thêm. Hiện khu phố cổ nằm ở ngã tư Hải Thượng Lãn Ông - Triệu Quang Phục (Q.5) với tổng thể gồm 16 nhà kiến trúc xưa còn giữ được hình dáng phố cổ ở phía ngoài như hiện trạng thời kỳ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhưng nội thất bên trong đã bị chia nhỏ.“TP.HCM chỉ còn một khu phố cổ duy nhất trên đường Hải Thượng Lãn Ông”- đó là kết quả đề án nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử giai đoạn 2006-2020 được công bố vào đầu tháng 7/2010 của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch TP.HCM. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì những khu nhà cổ còn sót lại với số lượng cực kỳ ít ỏi, phần lớn đã bị thay hình đổi dạng theo thời gian. - Các ngôi chùa Hoa: Chùa Bà Thiên Hậu (xây dựng khoảng năm 1760), ngôi chùa cổ kính và lớn bậc nhất thành phố. Toàn bộ vật liệu xây dựng chùa được mang từ Trung Quốc sang, nóc chùa có gắn đồ gốm diễn tả phong tục ngày xưa bên Trung Quốc như “đá võ đài”, “bái tổ vinh quy”... Bên trong điện có 2 đại hồng chung niên hiệu Càn Long năm thứ 60 (1796) và Đại Quang năm thứ 10 (1830)...Khi đến đây, nhất là đúng vào ngày vía Bà 23.3 âm lịch, hàng loạt vòng nhang cầu an treo lủng lẳng có đường kính khoảng 1m, đính kèm những mảnh giấy nhỏ ghi tên người cúng. Cũng nằm trên đường Nguyễn Trãi và nổi tiếng không kém chùa Bà đó là chùa Ông (thờ ông Quan Công, nhân vật tượng trưng cho trung cang, nghĩa khí).Vào ban đêm mọi người có thể đến đây thắp hương khấn hoặc cầu phúc cho người thân… - Các đình miếu: Những công trình lớn của người Hoa là đền miếu-thường là trụ sở của các bang và được gọi là Hội quán-đã làm cho diện mạo phố xá của xứ này, nhất là vùng Chợ Lớn có vẻ riêng. Xem xét tường tận những đền miếu của người Hoa, hình thức kiến trúc khác với hình thức kiến trúc của người Việt, song công trình chạm trổ bên trong bao gồm các bao lam, các phù điêu trên kèo, cột, đầu đao, xiên trích có không ít những sản phẩm do thợ người Việt tạo tác. Đặc biệt những hội quán của người Minh Hương như Gia Thạch hội quán (đường Trần Hưng Đạo-quận 5).Nghĩa Nhuận quán (đường Nguyễn Văn Khoẻ-quận 5).Phước An hội quán (đường Hùng Vương) là những công trình kiến trúc-mỹ thuật thuần Việt Nam. 9 - Các ngôi nhà thờ: Nhà thờ Cha Tam - 25 Học Lạc, quận 5. Nhìn chung, nhà thờ có lối kiến trúc Gothique, giống như các nhà thờ ở Châu Âu, nhưng yếu tố văn hóa Hoa vẫn được coi trọng. Như cổng nhà thờ xây kiểu tam quan, tên nhà thờ ghi bằng chữ Hán, mái lợp ngói âm dương, các đầu đao cong, hai bên cây thánh giá, có hai con cá chép. Trên nóc nhà thờ còn gắn hoa sen, hai bức liễn ở hai bên cửa ra vào cũng viết bằng chữ Hán, bốn cây cột nơi chính điện sơn đỏ, là màu không phổ biến trong nhà thờ Công giáo. Nơi treo hình tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh là hai bức liễn sơn son thiếp vàng, chạm chữ màu đen: Ảo thế phù vinh bất túc mãn nhân nguyện, Thiên hương vĩnh phúc phương năng suy thiện tâm. Tạm dịch: Những vinh hoa phù phiếm hư ảo không thể làm thỏa mãn ham muốn của con người, Ơn đức lâu dài thơm thảo của Thiên Chúa giúp người suy gẫm về lòng thiện. Nhà thờ Chợ Quán - 120 Trần Bình Trọng, quận 5. Nhà thờ Chợ Quán có kiến trúc theo kiểu Gothique, trải qua hơn 100 năm nhưng vẫn được xem là ngôi nhà thờ uy nghi, đồ sộ nhất khu vực Chợ Lớn. Chợ Quán cũng là một trong những họ đạo lâu đời nhất của Tồng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh. Chợ Bình Tây - 24 Nguyễn Hữu Thận, P.2. Với lịch sử hình thành và phát triển hơn 80 năm, mang lối kiến trúc cổ xưa của người Hoa, đây cũng là một công trình kiến trúc khá thu hút. Ở quận 5, các công trình kiến trúc hiện đại, các tòa nhà cao tầng không nhiều như ở Q.1, có thể kể đến như Thuận Kiều Plaza (190, Hồng Bàng) hay Hùng Vương Plaza (126, Hùng Vương), … Dạo quanh các khu phố, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các công trình cổ về đêm cũng là một trải nghiệm khá thú vị.Vào ban ngày, bạn sẽ thấy không khí ồn ào náo nhiệt với hàng trăm người ra vào tại các công trình kiến trúc này thì vào ban đêm,du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp khác. Đó là sự yên ả pha đôi chút vẻ lung linh dưới những ánh đèn mờ ảo. c. Các khu ẩm thực đêm 10 Ai cũng vậy, chúng ta hay du khách , sau khoảng thời gian hoạt động chân tay thì ăn uống là nhu cầu hiển nhiên.Vì thế các khu ẩm thực về đêm là nơi để thỏa mãn nhu cầu đó. Để biết cái cảm giác của việc ăn đêm như thế nào, cũng như ở Sài Gòn mà thưởng thức được hầu hết đặc sản của mọi miền đất nước Việt Nam cũng như các quốc gia khác thì xin mời du khách hãy đặt chân đến quận 5, là nơi điển hình tập trung rất nhiều điểm ăn uống. Chẳng thế mà từ khoảng thập niên 1980, dân Sài Gòn có 4 câu vè nói về 4 quận “đắc địa” của thành phố, mà quận 5 thì được đưa lên đầu: “Ăn quận 5-Nằm quận 3-Múa ca quận 1-Trấn lột quận 4”. Ngày nay, khu phố Tàu, quận 5 của người Hoa giữ chân du khách không chỉ bằng những nét văn hóa độc đáo mà còn hấp dẫn từ các món ăn của người Hoa chính hiệu. Trong chế biến thực phẩm, người Hoa có thói quen sử dụng nhiều nguyên liệu từ thực vật như khoai lang, khoai môn, bí đỏ, ngân hạnh, hạt sen, cam, củ cải trắng và các loại đậu để làm ngọt nước dùng. Cách chế biến món ăn tinh tế, khá cầu kì, và bài bản. Ví dụ, khi dọn lên bàn ăn, rau cải phải ăn với nước tương, tôm ăn với dầu quýt, cua ăn với giấm mỹ vị... thao tác làm bếp cũng không kém phần công phu. Nhiều người tỏ ra e dè với món Hoa vì cho rằng món Hoa thường có nhiều dầu mỡ và chuộng gia vị.Tuy nhiên, từ khi vào Việt Nam, những người Hoa ở đây đã biết tiết chế gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của người Việt nhất mà vẫn giữ được hương sắc riêng. Các món ăn đặc sắc, sang trọng với hương vị ngon nhất được phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng như Á Ðông , Thiên Hồng và Ái Huê, Bát Ðạt, Ðồng Khánh… Con đường Nguyễn Tri Phương là một trong những đường nổi tiếng ẩm thực vể đêm với : -Bánh bao Cả Cần-215,Nguyễn Tri Phương. -Bánh bao Bánh bao Thọ Phát-78,Nguyễn Tri Phương -Hủ tíu Nam Vang Hoàng- ngã tư Vĩnh Viễn ,Nguyễn Tri Phương -Mì vịt tiềm Mỹ Hương- 131,Nguyễn Tri Phương -Quán Nguyên Thái đường An Dương Vương, gần tới ngã tư Nguyễn Tri Phương có hủ tíu mì gà/cá/thập cẩm có kèm các món điểm tâm như há cảo, xíu mại. ... 11 -Tôm hùm, cá chưng tương Nguyễn Tri Phương Đại Gia Đạt 121 – 127 Nguyễn Tri Phương -Vịt quay Bắc Kinh -121 – 127 Nguyễn Tri Phương - Hủ tíu Sa Đéc: Bà Năm, ngã tư Hùng Vương - Nguyễn Tri Phương -Cơm tấm- 88,Nguyễn Tri Phương -Chè
Luận văn liên quan