Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển dẫn đến chất lượng cuộc sống của người
dân cũng phát triển tốt hơn, các nhu cầu của người dân cũng theo đó tăng lên, trong số đó
nhu cầu sử dụng xe ô tô không còn gói gọn trong mục đích công việc mà còn phục vụ cho
sinh hoạt đời sống hằng ngày.
- Với chính sách mở cửa của chính phủ Việt Nam, nhiều nhãn hiệt xe ô tô trên th ế
giới đã có mặt tại Việt Nam,họ đã và đang tiến hành xây dựng hệ thống dây chuyền nhà
máy sản xuất và hệ thống cung ứng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm sử dụng
mặt hàng xe ô tô của xã hội.
- Tuy nhiên, cùng một mặt hàng là xe ô tô nhưng xe các hãng khác nhau lại có giá
bán khác nhau. Để tìm hiểu vấn đề này, nhóm đã quyết định lựa chọn đề tài như đã nêu
trên để tiến hành nghiên cứu.
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4989 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán xe ô tô trên thị trường Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TP HCM
BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI :
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIÁ BÁN XE Ô TÔ TRÊN THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện:
1. Dương Diệp Quý 1203015043
2. Nguyễn Công Đức 1203015011
3. Đỗ Bách Khoa 1203015023
4. Nguyễn Thị Thu Vân 1203015062
5. Trịnh Thị Thuỷ 1203025043
PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG
1.1 Lý do chọn đề tài:
- Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển dẫn đến chất lượng cuộc sống của người
dân cũng phát triển tốt hơn, các nhu cầu của người dân cũng theo đó tăng lên, trong số đó
nhu cầu sử dụng xe ô tô không còn gói gọn trong mục đích công việc mà còn phục vụ cho
sinh hoạt đời sống hằng ngày.
- Với chính sách mở cửa của chính phủ Việt Nam, nhiều nhãn hiệt xe ô tô trên thế
giới đã có mặt tại Việt Nam,họ đã và đang tiến hành xây dựng hệ thống dây chuyền nhà
máy sản xuất và hệ thống cung ứng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm sử dụng
mặt hàng xe ô tô của xã hội.
- Tuy nhiên, cùng một mặt hàng là xe ô tô nhưng xe các hãng khác nhau lại có giá
bán khác nhau. Để tìm hiểu vấn đề này, nhóm đã quyết định lựa chọn đề tài như đã nêu
trên để tiến hành nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu:
- Nhóm không có tham vọng sẽ giải thích được đầy đủ nguyên nhân về giá bán của
xe ô tô tại thị trường Việt Nam, nhóm chỉ hy vọng bài tiểu luận này sẽ đóng góp một góc
nhìn về một khía cạnh nhỏ tạo ra sự khác biệt về giá bán xe.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Bài tiểu luận của nhóm được dựa trên các bảng báo giá về giá xe ô tô của các
hãng xe phổ biến trên thị trường Việt Nam được các thành viên trong nhóm thu thập.
- Qua thảo luận nhóm đã quyết định đưa các yếu tố được nhóm thống nhất cho là
có khả năng cao ảnh hưởng đến nội dung của bài tiểu luận, đa phần các yếu tố đều dựa
vào các thông số kỹ thuật của xe ô tô.
1.4 Kết cấu của bài tiểu luận:
Bài tiểu luận gồm các phần sau:
Phần 1: Tổng quan chung.
Phần 2: Cơ sở lý luận về đề tài.
Phần 3: Tổng quan về địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Phần 4: Kết quả nghiên cứu.
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI
I. CÁC QUAN NIỆM VỀ Ô TÔ:
2.1. Thuật ngữ và định nghĩa:
2.1.1. Ô tô (motor vehicle):
Là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ bốn bánh xe trở lên,
không chạy trên đuờng ray và thường được dùng để:
- Chở người và /hoặc hàng hóa
- Kéo các rơ moóc, sơmi rơ moóc;
- Thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt.
Ô tô bao gồm cả các loại xe sau:
a) các xe được nối với một đường dây dẫn điện, ví dụ ô tô điện bánh lốp (Trolley bus);
b) các xe ba bánh có khối lượng bản thân (2) lớn hơn 400kg.
(Một số xe ba bánh nêu trong mục b cũng được xếp vào loại ô tô)
2.1.2. Ô tô con (Passenger car):
- Định nghĩa:
Ô tô (3.1) có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chở người, hành lý mang theo và /hoặc
hàng hóa, có số chỗ ngồi bao gồm cả chỗ người lái không nhiều hơn 9.
Ô tô con cũng có thể kéo theo một rơ moóc.
Chú thích:
Ô tô được gọi là “Ô tô thể thao” cũng thuộc một số loại ô tô con dưới đây.
Trong các định nghĩa dưới đây, cửa sổ là loại cửa kính mở được, gồm một hoặc nhiều ô
kính (Ví dụ: cửa thông gió là một bộ phận của cửa sổ).
Ghi chú: (*): Các hình vẽ trong tiêu chuẩn này chỉ là minh hoạ, trong thực tế hình dạng
của các ô tô cụ thể có thể thay đổi.
2.2.1 Ô tô con kiểu Saloon/Sedan
-Định nghĩa:
+Thân xe (Body):Kín, có hoặc không có trụ giữa cho các cửa sổ bên.
+Mui xe (Hood/Roof):Cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể
mở đuợc.
+Chỗ ngồi (Accommodation) :Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế.
+Cửa (Doors):Có 2 hoặc 4 cửa bên.Có thể có cửa sau mở được.
+Cửa sổ (Window):Có 4 cửa sổ bên.
2.2.2 Ô tô con kiểu saloon mui gập(Convertible saloon)
-Định nghĩa:
+Thân xe: Mở được.
+Mui xe: Khung thành bên cố định, mui xe có thể gập đuợc.
+Chỗ ngồi: Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế.
+Cửa: Có 2 hoặc 4 cửa bên.
+Cửa sổ: Có từ 4 cửa sổ bên trở lên.
2.2.3. Ô tô con kiểu Saloon Pullman (Pullman saloon, Pullman sedan, Executive
limousine)
-Định nghĩa:
+Thân xe: Kín, có thể có một vách ngăn giữa các ghế phía trước và phía sau.
+Mui xe: Cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở được.
+Chỗ ngồi: Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế. Các ghế phía trước
hàng ghế sau cùng có thể gập lại được.
+Cửa: Có 4 hoặc 6 cửa bên. Có thể có cửa sau mở được.
+Cửa sổ: Có từ 6 cửa sổ bên trở lên.
2.2.4. Ô tô con kiểu Station Wagon(1)
-Định nghĩa:
+Thân xe: Kín
+Phần đuôi xe được thiết kế để tăng thể tích chứa bên trong.
+Mui xe: Cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở được.
+Chỗ ngồi: Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế. Các ghế sau có thể
tháo ra hoặc gập lại được để tăng diện tích chất hàng/hành lý.
+Cửa: Có 2 hoặc 4 cửa bên và cửa sau mở được.
+Cửa sổ: Có từ 4 cửa sổ bên trở lên.
Đối với những ô tô con kiểu Station Wagon có cùng loại xe cơ sở với ô tô chở
hàng thì chỗ ngồi có đặc điểm riêng như sau : Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2
hàng ghế; Các ghế sau có thể tháo ra hoặc gập lại được để tăng diện tích chất
hàng/hành lý; Khoảng cách từ điểm R của ghế người lái ( theo thiết kế của nhà sản xuất )
đến mặt đỗ xe phải từ 750 mm trở lên (được đo khi xe không chất tải theo TCVN
6529:1999, điều 4.6).
2.2.5. Ô tô con kiểu coupe (Coupé)
-Định nghĩa:
+Thân xe: Kín, thường có thể tích đuôi bị hạn chế.
+Mui xe: Cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở đuợc.
+Chỗ ngồi: Có từ 2 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 1 hàng ghế.
+Cửa: Có 2 cửa bên. Có thể có cửa sau mở được.
+Cửa sổ: Có từ 2 cửa sổ bên trở lên.
2.2.6. Ô tô con kiểu mui gập (Convertible, Open tourer, Roadster, Spider)
-Định nghĩa:
+Thân xe: Mở được.
+Mui xe: Mềm hoặc cứng vững; có ít nhất là 2 vị trí: vị trí thứ nhất, mui xe phủ
toàn bộ thân xe, vị trí thứ hai mui xe được gập lại.
+Chỗ ngồi: Có từ 2 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 1 hàng ghế.
+Cửa: Có 2 hoặc 4 cửa bên.
+Cửa sổ: Có từ 2 cửa sổ bên trở lên
2.2.7. Ô tô con đa năng (Multipurpose passenger car)
-Định nghĩa:
+Thân xe: Kín, hở hoặc mở được. Ô tô này được thiết kế để khi cần có thể chở
được hàng.
+Chỗ ngồi: Có 1 hoặc nhiều chỗ ngồi.
2.2.8. Ô tô con đầu bằng (Forwardcontrol passenger car)
-Định nghĩa: Ô tô con có tâm vô lăng lái nằm trong phạm vi một phần tư (1/4) phía trước
của chiều dài toàn bộ xe (bao gồm cả thanh chắn bảo vệ và các chi tiết phụ, nếu có).
2.2.9. Ô tô con chuyên dùng (Special passenger car)
-Định nghĩa: Ô tô con (3.1.1) có đặc điểm khác với đặc điểm của các loại ô tô con đã nêu
trên, có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt.
2. Đo lường giá cả xe ô tô:
Khuôn khổ của đề tài chỉ đề cập đến giá cả ô tô con (Passenger car) tại Mục 2.2 và
các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán ô tô
Ô tô nhập khẩu:
Giá bán = Giá xe nhập khẩu + Thuế nhập khẩu (83%) + Thuế tiêu thụ đặc biệt (xe 5 chỗ
trở xuống: 50%; Xe 5 chỗ trở lên: 30%) + Thuế GTGT (10%).
Thuế nhập khẩu = Giá xe nhập khẩu x 83%
Thuế TTĐB = (Giá xe nhập khẩu + Thuế nhập khẩu) x thuế suất TTĐB
Thuế GTGT = (Giá xe nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB) x 10%
Ô tô lắp ráp trong nước:
Giá bán = Giá xe + Thuế GTGT (10%).
3. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến giá ô tô:
Các nguyên nhân chủ yếu liên quan đến biến động giá ô tô là:
- Xuất xứ xe: Mỹ, Nga, Nhật, Châu Âu, lắp ráp trong nước…
- Đẳng cấp xe: Xe hạng sang, xe gia đình.
- Tình trạng xe: Mới 100%, second-hand…
- Khả năng vận hành: Công suất máy, dung tích xy lanh, momen xoắn, tỷ số
truyền...
- Đời xe: Date xuất xưởng của xe
- Dạng nhiên liệu: Xăng, dầu, Hybrid, Điện, Năng lượng mặt trời…
- Chính sách bảo hành: Có tính phí, không tính phí, thời hạn bảo hành phụ tùng…
4. Mô hình đề nghị nghiên cứu:
Giá bán ô tô
Xuất xứ xe Đẳng cấp xe Tình trạng xe Vận hành
Đời xe Độ thông dụng Nhiên liệu Dung tích máy
PHẦN 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Sơ lược về đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Thị trường Việt Nam trẻ trung với các tiềm năng phát triển kinh tế khó dự đoán
trước đã từ lâu là một trong những thị trường mà các nhà sản xuất ô tô trên thế giới nhắm
đến như một trong những thị trường khá tiềm năng ở khu vực Châu Á sau thời kỳ đóng
cửa.
- Trên thực tế thì xe hơi đã xuất hiện ở Việt Nam từ những thập niên 40 – 50 với
các nhãn hiệu cổ như xe con bọ của Wolwagen ( Đức ), Cadilac ( dành cho các quan chức
trong chính phủ Sài Gòn trước đây ) hoặc Renault ( dành cho các địa chủ, quan chức địa
phương ) – đây cũng là dòng xe hơi xuất hiện phổ biến trên các đường phố Việt Nam vào
thời điểm đó.
- Sau giải phóng 1975 thì với chính sách phát triển nền kinh tế theo hướng đóng
cửa của chính phú Việt Nam, nền công nghiệp ô tô gần như không được quan tâm đến và
chủ yếu là trưng dụng lại các xe cũ đã có của chính phú Sài Gòn trước đó.
- Trong giai đoạn từ thập niên 90 đến đầu những năm 2000 thì khi lựa chọn mua
xe ô tô, người tiêu dùng Việt Nam chỉ có rất ít lựa chọn và chỉ xoay quanh các nhãn hiệu
quen thuộc như: Toyota, Ford, Kia, GM-Daewoo…Nhưng với phát triển bùng nổ của
ngành công nghiệp ô tô trên thế giới thì hiện nay người tiêu dùng Việt Nam đã có nhiều
hơn những sự lựa chọn cho chiếc xe trong mơ của mình với các nhà sản xuất khác từ các
quốc gia như Hàn Quốc, Ý, Pháp…Nhờ sự phát triển đó dẫn đến một yếu tố tất yếu là các
hãng phải thay đổi chính sách giá để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình ở thị
trường Việt Nam và mặc nhiên người tiêu dùng Việt Nam được hưởng đôi chút lợi ích từ
sự cạnh tranh này.
- Đến những năm đầu thế kỷ 21 thì hầu hết các nhãn hiệu ô tô lớn trên thế giới đều
đã xây dựng các chi nhánh đại diện ở thị trường Việt Nam như: BMW, Mercedes-Benz,
Audi, Nissan..v…v… và tạo cho người tiêu dùng Việt Nam có nhiều sự lựa chọn hơn.
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm đã tiến hành thu thập số liệu bảng giá của hơn 200 chủng loại xe ô tô đang
được bán tại thị trường Việt Nam ( từ các nhãn hiệu cao cấp như Audi, Chrysler, BMW
đến những nhà cung cấp bình dân và quen thuộc hơn như: Honda, Hyundai, Toyota,
Ford..v…v.).
- Nguồn thu thập bảng giá từ các trang web điện tử của các hãng cung cấp như:
www.honda.com.vn; www.mercedes-benz.com.vn; www.audi.vn...v...v.. Bên cạnh đó
nhóm còn tìm thêm bảng giá tổng hợp, thông tin kỹ thuật chi tiết của tất cả các dòng sản
phẩm từ những chuyên trang điện tử dành cho dân chơi xe ô tô như:
www.autovietnam.com; www.otofun.net; www.thegioioto.com.... và đặc biệt là từ
chuyên trang của Hiệp hôi các nhà sản xuất ô tô Việt Nam ( VAMA ).
- Về những biến định tính đưa vào mô hình khảo sát ( như xuất xứ , động cơ, dung
tích, tình trạng xe..v…v..) thì nhóm đã chọn lọc từ ý kiến của các thành viên trên các diễn
đàn ( forum) về công nghệ xe hơi ở Việt Nam như: www.otosaigon.com;
www.phamgiaauto.com.vn..v...v.. và trên các fanpage facebook của những người yêu
công nghệ xe hơi.
- Để tăng thêm tính thực tế cho các biến đưa vào mô hình nghiên cứu nhóm còn tổ
chức cho các thành viên đóng vai các khách hàng đi mua xe để lấy thêm thông tin về thị
hiếu hiện tại của người tiêu dùng Việt Nam đối với phân khúc hàng cao cấp này.
- Đối tượng để khảo sát thông tin là các sales consultant ( tư vấn bán hàng ) hoặc
các trưởng phòng dịch vụ của các showroom ô tô ở các quận như: Q.1, Q.7, Q.3, Q.12.
- Ngoài các yếu tố trên trong quá trình khảo sát, nhóm còn tham khảo thêm ý kiến
của các tư vấn bán hàng ở các showroom về các yếu tố khác như: màu xe, độ rộng
khoang xe, tiện nghi đi kèm,..v….v.
- Trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài, nhóm đã sử dụng kiến thức của môn
kinh tế lượng cũng với sự hỗ trợ của các phần mềm như: Word, Excel. Power Point,
Eviews để hoàn thành đề tài.
3.3 Mô hình kinh tế lượng:
3.3.1 Xây dựng mô hình:
- Mô hình gồm 10 biến: biến phụ thuộc là giá xe ô tô trên thị trường Việt Nam,
còn lại 9 biến độc lập
- Các biến độc lập:
Ký hiệu Giải thích các biến
Biến định lượng
X2 Công suất động cơ (HP)
X3 Momen xoắn (Nm)
X4 Dung tích buồng đốt (lít)
Biến định tính
Z5 Z5=1 Xuất xứ châu Âu (xuất xứ khác = 0)
Z6 Z6 = 1 Xuất xứ châu Á (xuất xứ khác =0)
Z7 Nhiên liệu hoạt động (Z7=1 động cơ chạy xăng, Z7=0 động cơ chạy dầu)
Z8 Truyền động hộp số (Z8=1 hộp số sàn, Z8=0 hộp số tự động)
Z9 Đẳng cấp (Z9=1 loại cao cấp, Z9=0 loại tiêu chuẩn)
Z10 Tình trạng (Z10=1 mới, Z10=0 cũ)
-Nhận xét các thông số:
Số quan sát của nhóm gồm 175 mẫu, trong đó:
Giá bán cao nhất là 10 320 triệu đồng. Giá bán thấp nhất là 90 triệu đồng. Khoảng
chênh lệch giữa hai giá bán này khá lớn là do có sự khác biệt về xuất xứ, tình trạng và
khả năng vận hành (công suất, dung tích buồng đốt, momen xoắn, truyền động hộp
số)
Mẫu quan sát có xuất xứ từ châu Âu là 46 mẫu, châu Á là 64 mẫu, còn lại là xuất xứ
khác (Mỹ)
Mẫu quan sát có 16 mẫu xe dùng động cơ chạy dầu, còn lại là dùng động cơ chạy
xăng.
Có 64 mẫu dùng kiểu truyền động hộp số tự động, còn lại là số sàn
Có 40 mẫu được phân vào loại xe cao cấp, còn lại là dòng xe tiêu chuẩn.
Có 150 mẫu xe mới nhất tính đến thời điểm hết tháng 5/2013.
3.3.2 Mô hình tổng quát:
Yi=β1 +β2X2i+β3X3i+β4X4i+β5Z5i+β6Z6i+β7Z7i+β8Z8i+β9Z9i+β10Z10i + Ui
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Mô hình hồi quy gốc:
- Bảng Kết quả Eviews 1
Nhận xét:
Mức độ phù hợp của mô hình so với thực tế là R2=80,2251%, nghĩa là các biến độc lập
trong mô hình đã giải thích được 80,2251% sự biến động của biến phụ thuộc (giá xe ô tô
trên thị trường Việt Nam), mô hình khá phù hợp. Còn lại 19,7747% do các yếu tố khác
chưa đưa vào mô hình.
Các biến X2, Z5, Z8 có p-value < 0,05 nên các biến này thực sự có ý nghĩa thống kê. Các
biến còn lại có p-value > 0,05 nên các biến này không có ý nghĩa thống kê.
Phương trình hồi quy gốc:
Y= -1248.481 + 16.3523X2 – 0,5431X3 – 128.8753X4 + 517.385Z5 – 320.9355Z6 +
59.3914Z7 + 281.8602Z8 – 3.8062Z9 + 253.1709Z10
4.2 Mô hình hồi quy đã bỏ các biến không có ý nghĩa thống kê:
-Bảng kết quả Evews 2:
Nhận xét:
Biến Z8 có p-value >0,05 nên không thực sự có ý nghĩa thống kê.
Tiến hành hồi quy lại bỏ biến Z8. Nhóm có bảng Kết quả Eviews mới.
Qua thảo luận nhóm quyết định đưa thêm biến Z6 vào mô hình, và tiến hành kiểm tra lại
sự phù hợp của mô hình. Bảng Kết quả Eviews thêm biến Z6.
Nhận xét: Giá trị Adjusted R-squared của mô hình thêm biến Z6 lớn hơn giá trị Adjusted
R-squared của mô hình không thêm biến Z6, có nghĩa là nên đưa thêm biến Z6 vào mô
hình.
Phương trình hồi quy tổng quát:
Y= -968.0643 + 14.5773X2 + 451.6528Z5 – 357.1888Z6
4.3 Kiểm định và khắc phục:
4.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến:
Xem xét ma trận tương quan giữa các biến:
Vì mức tương quan giữa các biến nhỏ hơn 0.8 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến
xảy ra.
4.3.2 Kiểm định phương sai thay đổi:
Tiến hành kiểm định White bằng Eviews, nhóm có kết quả sau:
- Bảng kết quả White test:
Nhận xét:
Giá trị Prob. Chi-Square <0.05, mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi.
4.3.3 Khắc phục phương sai thay đổi:
Qua thảo luận, nhóm tiến hành đưa thêm trọng số vào và hồi quy lại mô hình.
- Bảng Kết quả Eviews sau khi thêm trọng số.
- Bảng kết quả White test sau khi thêm trọng số.
Nhận xét:
Giá trị Prob. Chi-Square >0.05, mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi.
4.4 Kết luận về mô hình:
Phương trình hồi quy:
Y= -324.6668 + 8.7444X2 + 713.0648Z5 – 155.5428Z6
Mức độ phù hợp của mô hình so với thực tế tương đối cao R2=62.7213%
Các biến X2, Z5, Z6 đều có p-value<0,05 nên các biến này đều ảnh hưởng đến biến giá.
Ý nghĩa các hệ số hồi quy:
- Biến X2 (công suất, đơn vị HP): tác động cùng chiều với giá bán, có nghĩa là trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi công suất động cơ tăng thêm 1 HP thì giá
bán ô tô tăng thêm 8.7444 triệu đồng.
- Biến Z5: tác động cùng chiều với giá bán, có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi, nếu xe ô tô thuộc các hãng sản xuất từ các nước châu Âu thì giá
bán sẽ tăng thêm 713.0648 triệu đồng so với xe ô tô thuộc các hãng sản xuất từ
nước khác.
- Biến Z6: tác động ngược chiều với giá bán, có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi, nếu xe ô tô thuộc các hãng sản xuất từ các nước châu Á thì giá
bán sẽ giảm 155.5428 triệu đồng so với xe ô tô thuộc các hãng sản xuất từ nước
khác.
KẾT LUẬN CHUNG
Qua kết quả hồi quy cuối cùng, nhóm nhận thấy các yếu tố trên phù hợp với thực tế trên
thị trường mua bán ô tô của Việt Nam.
Mức độ phù hợp của mô hình tương đối cao, một phần do số mẫu nghiên cứu đều là
những mẫu thông dụng và phổ biến nhất. Tuy nhiên bài tiểu luận này không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế, với kiến thức hạn chế nhóm hy vọng rằng bài tiểu luận này có
thể đem lại một sự tham khảo nào đó cho những ai có ý định xây dựng một mô hình kinh
tế lượng.
TPHCM, ngày 8/6/2013
Nhóm thực hiện.