Báo chí là một loại hình thông tin. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin của công chúng càng cao, nội dung thông tin trong báo chí cũng phải hết sức phong phú, về nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề trong đời sống xã hội.
Mặt khác, trên cơ sở một nền báo chí hiện đại, rất nhiều loại hình báo chí cạnh tranh nhau, để giữ được vị trí của mình, giữ được độc giả, mỗi nhà báo đều sử dụng sapô như một phương tiện biểu đạt mới đầy hiệu quả.
Hiện nay, sapô được sử dụng ở hầu hết các báo và tạp chí. Nhiều tờ báo xem sapô như một thành phần không thể thiếu trong kết cấu tác phẩm. Đồng thời, đó cũng là công việc cần thiết trong hoạt động nghiệp vụ, thúc đẩy trách nhiệm người viết, góp phần nâng cao chất lượng tin, bài.
Nhận thức được tầm quan trọng của sapô trên báo chí hiện nay, Tôi đã quyết định chọn đề tài “Khảo sát cách viết sapô trên báo Hà Nam từ 10/5/2012 đến 15/6/2012”. Nghiên cứu đề tài này, Tôi đã sống và hoc tập ở Hà Nam hơn 4 năm nên tôi muốn làm một cái gì đó, dù là nhỏ bé, như muốn đưa ra những đánh giá, nhận xét của riêng mình về việc sử dụng sapô trên báo tỉnh Hà Nam. Tôi hi vọng niên luận này sẽ là tài liệu có ích để tòa soạn báo Hà Nam tham khảo trong qúa trình phát triển và nâng cao chất lượng báo chí. Cũng như có ai muốn nghiên cứu về cùng đề tài, hay gần với đề tai: Khảo sát cách viết sapô trên báo, tham khảo.
33 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4442 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát cách viết sapô trên báo Hà Nam từ 10/5/2012 đến 15/6/2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU 2
1. Lý do lựa chọn đề tài 2
3. Mục đích nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
7. Cấu trúc của niên luận 3
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SAPÔ 4
1.1. Khái niệm Sapô 4
1.2. Vị trí và dung lượng sapô 4
1.3. Chức năng của Sapô 4
1.3.1. Xác định chủ đề của bài báo 4
1.3.2. Chứng minh tính thời sự của bài báo 5
1.3.3. Nêu những ý chính 5
1.3.4. Thu hút sự chú ý của độc giả 5
1.4. Phân loại sapô 5
1.4.1. Sapô gọi tên 5
1.4.2. Sapô tóm tắt 5
1.4.3. Sapô nêu sự việc dẫn đường 6
1.4.4. Sapô chân dung 6
1.4.5. Sapô tả cảnh 6
1.4.6. Sapô nêu luận cứ 7
1.4.7. Sapô kể chuyện 7
1.4.8. Sapô nêu cảm xúc và những suy tư riêng của tác giả. 7
1.4.9. Sapô tiếp nối tiêu đề 8
1.5. Yêu cầu đối với sapô. 8
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁCH VIẾT SAPÔ TRÊN BÁO HÀ NAM 9
TỪ 20/2/2012 ĐẾN 16/3/2012 9
2.1. Giới thiệu chung về báo Hà Nam 9
2.2. Cách sử dụng sapô trên báo Hà Nam 9
2.2.1. Thể loại báo chí thường sử dụng sapô 9
2.2.2. Loại sapô thường được dùng 11
2.2.3. Dung lượng sapô 14
2.2.4. Số lượng sapô đạt yêu cầu 16
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÁCH VIẾT SAPÔ CHO BÁO HÀ NAM 19
3.1. Nhận xét 19
3.1.1. Ưu điểm 19
3.1.2. Hạn chế 20
3.2. Đề xuất một số giải pháp cho báo Hà Nam 22
KẾT LUẬN............................................................................................................................. 24
MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Báo chí là một loại hình thông tin. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin của công chúng càng cao, nội dung thông tin trong báo chí cũng phải hết sức phong phú, về nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề trong đời sống xã hội.
Mặt khác, trên cơ sở một nền báo chí hiện đại, rất nhiều loại hình báo chí cạnh tranh nhau, để giữ được vị trí của mình, giữ được độc giả, mỗi nhà báo đều sử dụng sapô như một phương tiện biểu đạt mới đầy hiệu quả.
Hiện nay, sapô được sử dụng ở hầu hết các báo và tạp chí. Nhiều tờ báo xem sapô như một thành phần không thể thiếu trong kết cấu tác phẩm. Đồng thời, đó cũng là công việc cần thiết trong hoạt động nghiệp vụ, thúc đẩy trách nhiệm người viết, góp phần nâng cao chất lượng tin, bài.
Nhận thức được tầm quan trọng của sapô trên báo chí hiện nay, Tôi đã quyết định chọn đề tài “Khảo sát cách viết sapô trên báo Hà Nam từ 10/5/2012 đến 15/6/2012”. Nghiên cứu đề tài này, Tôi đã sống và hoc tập ở Hà Nam hơn 4 năm nên tôi muốn làm một cái gì đó, dù là nhỏ bé, như muốn đưa ra những đánh giá, nhận xét của riêng mình về việc sử dụng sapô trên báo tỉnh Hà Nam. Tôi hi vọng niên luận này sẽ là tài liệu có ích để tòa soạn báo Hà Nam tham khảo trong qúa trình phát triển và nâng cao chất lượng báo chí. Cũng như có ai muốn nghiên cứu về cùng đề tài, hay gần với đề tai: Khảo sát cách viết sapô trên báo, tham khảo.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong thực tiễn báo chí nước ta, sapô không còn mới. Tuy nhiên, nó vẫn còn nhiều vấn đề mới mẻ mà nhà báo vẫn chưa hiểu hết được. Theo sự khảo sát của Tôi, hiện nay chỉ có một số khóa luận, hay tiểu luận nhỏ của sinh viên các trường báo chí nghiên cứu về sapô. Mặt khác, từ trước tới bây giờ, chưa có cuốn giáo trình nào nghiên cứu sâu về đề tài này.
Trong giáo trình “ Phóng sự báo chí” của Tập thể giáo viên Học viện báo chí Tuyên Truyền, chỉ đề cập đến sapo như một tiểu mục trong kết cấu bài phóng sự. Hay trong “Phóng sự, từ giảng đường đến trang viết” của Huỳnh Dũng Nhân, NXB.Thông Tấn, cũng đề cập đến sapô, nhưng chỉ dừng lại ở một mục nhỏ trong kết cấu và bố cục của một bài phóng sự, chưa đặt sapô như một bài nghiên cứu chuyên sâu. Vì vậy thông tin về nó chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu của độc giả.
Với niên luận này, sapô được nghiên cứu sâu hơn, với vị trí là đối tượng nghiên cứu chính. Vì vậy, thông tin về nó phong phú và đầy đủ hơn, giúp người đọc hiểu sâu hơn về sapô.
Mục đích nghiên cứu
Nhằm làm rõ khái niệm, vai trò của sapô trên báo. Đồng thời làm rõ cách viết sapô trên báo Hà Nam, từ đó tổng kết những thành công và tồn tại của việc rút sapô. Mục đích cuối cùng nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực, cho báo Hà Nam nói riêng và các cơ quan báo chí nói chung, để nâng cao chất lượng khi sử dụng sapô trong bài viết.
Thông qua nghiên cứu, người viết cung cấp thông tin một cách có hệ thống về công tác tuyên truyền, phản ánh của báo chí trong thời gian qua. Từ đó chỉ ra những hạn chế, tồn tại, những thiếu sót, rút ra bài học kinh nghiệm, góp phần vào việc xây dựng kế hoạch, nội dung của tác phẩm phù hợp nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền của báo trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Báo Hà Nam là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nam. Nó có vai trò và sự ảnh hưởng rất lớn đối với nhân dân và nền báo chí trong tỉnh cũng như cả nước. Vì vậy, Tôi đã chọn các sapô trên báo Hà Nam làm đối tượng nghiên cứu cụ thể.
Thông qua việc khảo sát 19 số báo Hà Nam từ 10/5/2012 đến 15/6/2012 với 52 sapô Tôi có thể đưa ra những kết quả khách quan nhất về cách viết sapô trên báo Hà Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích nội dung, bao gồm các thao tác như: thống kê, phân tích hay đánh giá nội dung thông điệp, và từ đó rút ra kết luận chung.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Tuy thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nhưng niên luận là kết quả của sự nghiên cứu khoa học và có mục đích của cô và trò trong thời gian gần hai tháng. Vì vậy, niên luận có ý nghĩa thực tiễn đối với báo Hà Nam nói riêng và là tài liệu tham khảo có ích cho các cơ quan báo chí nói chung trong việc sử dụng sapo, nâng cao chất lượng tin, bài.
Cấu trúc của niên luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận thì niên luận này gồm 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về Sapô
Chương 2. Khảo sát cách viết Sapô trên báo Hà Nam từ 10/5/2012 đến 15/6/2012
Chương 3. Một số nhận xét và giải pháp về cách viết sapô trên báo Hà Nam.
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SAPÔ
Khái niệm Sapô
Theo nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trong “Phóng Sự, Từ giảng đường đến trang viết” (2009): Sapô (chapeau) trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”. Những người làm báo Việt Nam quen với cách gọi phiên âm sapô hay mào đầu, lời dẫn với tư cách là một thuật ngữ - từ nghề nghiệp.
Lời mào đầu đứng sau tiêu đề và đứng trước phần nội dung của bài báo. Nó là một văn bản hoàn chỉ, có thể bao một câu hay nhiều câu. Song độ quan trọng của lời mào đầu không phụ thuộc vào độ dài của nó. Trong báo chí hiện đại, lời mào đầu thường có xuhuwowngs ngày càng ngắn gọn càng tót (tất nhiên, ngắn gọn phải đi kèm với dễ hiểu).
Sapô được dùng trên báo chí Việt Nam từ thời của Nam Phong và nó đã trở thành một tên gọi quen thuộc, đặc biệt có tác dụng đối với những bài báo dài.
Có nhiều cách hiểu về Sapô: “Sapô là những thông tin chắt lọc nhất rút ra từ bài báo, ý tưởng chủ đạo mà người viết muốn gửi gắm” hay “Sapô là lời mào đầu nằm ngay sau tít”. Tuy nhiên, cách hiểu đầy đủ nhất: “Sapô là cái thần của bài báo được hoặc rút ra từ một đến vài câu nguyên văn trong bài báo hoặc là được tác giả, tòa soạn sinh thành từ cái thần đó bằng một hoặc vài câu có sức hấp dẫn và ngăn gon, dễ hiểu”.
Vị trí và dung lượng sapô
Sapô là một yếu tố thu hút độc giả, đứng sau tít và đứng trước phần nội dung của bài báo. Thường được dùng cỡ chữ khác, đậm và to hơn chữ trong bài báo.
Đối với báo in, vai trò của sapô quan trọng, thì với phát thanh hay truyền hình nó càng quan trọng hơn. Đặc biệt là đối với báo Internet, sapô không thể không có. Nó vừa tóm tắt nội dung thông tin,vừa làm cho bài viết có kết cấu chặt chẽ hơn.
Lời mào đầu có thể là một câu hoặc một vài câu. Trong báo chí hiện đại, sapô thường có xu hướng ngắn gọn, súc tích, nhưng vẫn đảm bảo được cái cốt của bài báo. Tuy nhiên độ dai hay ngắn của sapo cũng còn phụ thuộc vào độ dài của bài báo.
Chức năng của Sapô
Theo quan điểm của tác giả Phương Nguyên 123, trên trang báo điện tử Tailieu.vn, và sự hiểu biết của bản thân, Tác giả có cùng quan điểm là sapô có 4 chức năng:
Xác định chủ đề của bài báo
Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của Sapo. Nó mang đến cho người đọc khái niệm chung về đề tài của bài viết, về góc độ mà tác giả lụa chọn xử lý. Nó hoàn thiện tít.
Do xu hướng phát triển của xã hội, trong cùng một khoảng thời gian nhất định, công chúng muốn thu nhận được càng nhiều thông tin càng tốt. Bạn đọc sẵn sàng bỏ qua bài báo nếu không tìm thấy ở mào đầu một điều gì đó hấp dẫn, có ý nghĩa, đáng để quan tâm, khiến họ phải đọc cho hết. Bởi vậy, Sapo phải đặt tiêu chí này lên hàng đầu, để “giữ chân” độc giả.
1.3.2. Chứng minh tính thời sự của bài báo
Quy luật nghiệt ngã của báo chí là: Một bài báo thường được viết trong vài giờ, đọc trong vài phút và bị quên sau 24 giờ. Một bài báo có ý nghĩa khi nó liên quan trực tiếp đến vấn đề hiện tại, đang được xã hội quan tâm và có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Chính vì điều đó, ngay từ lời dẫn của bài báo, phải nhấn mạnh được tính thời sự của thông tin mà bài viết phản ánh. Đây cũng là lí do mà chúng ta thường gặp các từ: đang, hôm nay, gần đây, vừa mới, đang đến gần. Rồi những cấu trú có chức năng gắn kết quá khứ với hiện tại: "tưởng chừng như chuyện đẫ qua nhưng giờ đây nó vẫn còn", "cho đến thời điểm này"… trên Sapô.
Nêu những ý chính
Lời dẫn phải nêu được các ý chính, nội dung cơ bản của bài viết. Điều này giúp cho độc giả dù không đọc hết bài báo cũng có thể nắm bắt được thông tin khái quát, quan trọng của tác phẩm.
Tuy nhiên, việc nêu các ý chính thường gây sự dài dòng cho Sapô. Mặt khác, nếu lời dẫn tập trung những thông tin chính thì độc giả sẽ không đọc đến nội dung bài báo. Điều này làm giảm hiệu quả báo chí, vì vậy chức năng này không phải là yêu cầu bắt buộc.
Thu hút sự chú ý của độc giả
Có một câu ví von về Sapô: “Nếu như tít báo nhóm lên đốm lửa đầu tiên của sự đam mê trong lòng người đọc thì sapô phải thổi bùng đốm lửa ấy thành một ngọn lửa, làm cho ngọn lửa đó bùng lên”. Để làm được điều đó, mào đầu phải được viết thật ấn tượng, hấp dẫn, gợi những thông tin có tính chất kích thích nhu cầu đọc và khơi dậy tính tò mò tìm hiểu tiếp của độc giả bằng cách thể hiện tốt thần thái của vấn đề hay sự kiện.
1.4. Phân loại sapô
Theo quan điểm của tác giả Phương Nguyên 123, trên trang báo điện tử Tailieu.vn, và sự hiểu biết của bản thân, đồng thời căn cứ vào ý nghĩa, mục đích của sapô Tác giả thống nhất quan điểm với tác giả Phương Nguyên 123, là chia sapô thành 9 loại như sau:
Sapô gọi tên
Sapô này thường chỉ gọi tên vấn đề sẽ được trình bày trong bài viết, kèm theo nó là lời bình luận ngắn gọn của tác giả.
Ví dụ: “ Việc các hãng tàu biển nước ngoài liên tiếp “đẻ” ra các khoản phụ phí, trong đó có nhiều khoản rất vô lý càng khiến các doanh nghiệp tăng gánh nặng chi phí , giảm ưu thế cạnh tranh hàng xuất khẩu.”- Bài viết “ Loạn phí tàu biển” của M.Vọng-Q.Thuần- N.T.Tâm – Báo Thanh niên, Ngày 26/8/2011.
1.4.2. Sapô tóm tắt
Đây là loại sapô giúp chúng ta có thể nắm bắt được những thông tin cốt lõi của vấn đề, từ đó có cái nhìn khái quát tới sự kiện được phản ánh.
Ví dụ: “ Trả lời báo chí sau phiên họp Ban chấp hành ngày 28/2 vừa qua, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ cho biết, do hợp đồng phức tạp nên VFF cần chờ ý kiến của Vụ pháp chế Bộ VH – TT&DL, đồng thời phải ngồi lại với VPF một lần nữa trước khi bàn giao” – Bài viết “ Bao giờ VFF chuyển giao hợp đồng cho VPF” của Hồng Phất – Báo Tiền Phong, Ngày 1/3/2012.
Sapô nêu sự việc dẫn đường
Sapô này thường kể về các sự việc đã thúc đẩy tác giả viết nên bài báo. Nó sẽ khơi gợi cho bạn đọc về mối liên quan giữa bài báo với lí do thôi thúc nhà báo viết tác phẩm này. Từ đó, tăng tính thuyết phục đối với độc giả.
Ví dụ : “ Đọc kỹ tập hồ sơ và lá đơn của ông Phạm Xuân, thương binh hạng 2/4 ở Tân Kỳ, Kỳ Anh, Hà Tĩnh gửi đến, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và sửng sốt: Ông đã phải chắp tay lạy nhiều lần trước bác sĩ Dương Quang Phúc, trưởng khoa ngoại, bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh để cầu xin được nằm điều trị tiếp. Tại sao lại có chuyện xót xa đến như vậy?...” – Bài chân dung “Có một bệnh nhân chắp lạy bác sĩ” của Trung Chính – Báo Lao Động, ngày 2/8/2000.
Sapô chân dung
Đây là loại sapô, người viết phác thảo nên những nét chân dung nào đó của nhân vật chính trong tác phẩm.
Đó có thể là ngoại hình nhân vật
Đó có thể là những nét về sự nghiệp, thân thế
Đó có thể là sự pha trộn nhiều khía cạnh của một chân dung.
Ví dụ: “ Đang là một bí thư chi đoàn thôn rất có uy tín, còn đúng hai ngày nữa thì anh được kết nạp Đảng, không ngờ một quả bom bi còn sót lại trong vườn nhà đã nổ tung, làm Nguyễn Đức Vệ đứt lìa cả hai cánh tay và cụt luôn cả chân trái. Dù với tấm thân tàn phế như thế, Nguyễn Đức Vệ không chịu khuất phục trước cuộc sống mà chính anh, bằng nghị lực phi thường, đã làm nên một huyền thoại đẹp như một khúc tráng ca về sự vươn dậy đáng kinh ngạc của một con người. Tôi tìm đến nơi anh sống - tìm đến trán ca huyền thoại – tại xã Quảng Đông, Quảng Trạch – Quảng Bình.” – Bài viết “ Năm trăm ngàn là nửa triệu”, tác giả Nguyễn Quang Vinh, trong sách “Phóng sự: Từ giảng đường đến trang viết” của Huỳnh Dũng Nhân.
Sapô tả cảnh
Đọc sapô này, độc giả như được xem một bức tranh sống động về thiên nhiên, sự vật. Câu từ trong lời mào đầu có độ gợi cảm cao, tạo ra nhiều cảm xúc cho công chúng.
Ví dụ: “ Người ta gọi Hoàng Liên Sơn là vùng “ Alpes Bắc Bộ” vì đó là dãy núi đồ sộ cao nhất Việt Nam cũng như của cả bán đảo Đông Dương. Và những cư dân quanh vùng núi non hiểm trở này gọi con đường đi lên đỉnh núi cao nhất Đông Dương mang tên Phanxipan với độ cao 3.143 mét là “ đỉnh giá rét”. Vượt lên trên những đỉnh núi hình chóp, sắc nhọn, che kín cả một bầu trời phía tây, đỉnh Phanxipan gần như quanh năm mây mù bao phủ với nhiệt độ thường xuống âm độ bách phân…” – Bài phóng sự “ Đường lên đỉnh Phanxipan” của Binh Nguyên, trong cuốn “Phóng sự: Từ giảng đường đến trang viết” – Huỳnh Dũng Nhân, NXB Thông Tấn.
Sapô nêu luận cứ
Loại sapô này tác giả đưa ra các con số hay dữ kiện ấn tượng, có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc. Những con số này nằm trong quan hệ nhân quả với vấn đề hay sự kiện.
Ví dụ: “ - Chỉ trong tháng 12/97, cơ quan này chi 761,083 triệu đồng tiếp khách. Bình quân 31,7 triệu đồng/ ngày (tháng làm việc 24 ngày).
- “Lập chứng từ giả quyết toán khống ngót 54 triệu đồng” – Bài phản ánh “ Mỗi ngày tiếp khách…4 trâu” của Phan Lợi, đăng trên Nhà Báo và Công Luận, từ 18 đến 24/8/2000.
1.4.7. Sapô kể chuyện
Đây là loại sapô khiến người đọc có cảm giác đang được nghe tác giả kể lại những câu chuyện nào đó. Loại này đặc biệt hữu dụng đối với chủ đề khô khan hoặc các vấn đề có tính khoa học. Câu chuyện mà tác giả nêu ra gắn với chủ đề bài viết.
Ví dụ: “ Một vài năm trước đây, một người bạn ngoài 40 tuổi kể với tôi rằng chị bị điếc từ năm lên sáu. Sau ca phẫu thuật, thính giác của chị trở lại hoạt động bình thường. Xúc động nhất, chị kể, là khi tỉnh thuốc mê, thấy cô y tá mở vời nước trong phòng tắm, chị có thể nghe được tiếng nước đang chảy. “Đó là một giai điệu tuyệt vời”, chị nói.”
Đây là một lời mào đầu bài báo nói kể về những tiến bộ trong ngành khám chữa bệnh thính giác. Nếu tác giả kể về lịch sử của ngành y tế khám chữa bệnh thính giác, hay tập hợp những số liệu về bệnh nhân thính giác, thì bài viết sẽ rất khô khan, độc giả sẽ không đọc nó.
1.4.8. Sapô nêu cảm xúc và những suy tư riêng của tác giả.
Sapô thể hiện tâm tư, suy nghĩ, những trăn trở của tác giả về sự kiện, vấn đề nào đó, diễn ra trong đời sống xã hội. Nó mang tính thời sự và có ý nghĩa xã hội.
Sapô này có yếu tố chủ quan của tác giả. Phù hợp với những chủ đề mang tính xã hội.
Ví dụ: “ Có những miền đất bán sơn địa phong thủy hữu tình, với những nền văn minh thuần chất của người Việt ta, những di tích văn hóa từ thủa xa xưa và những câu chuyện có thật về nhân vật, về lịch sử, về miền quê của những vị anh hùng dân tộc như truyền thuyết trong miền cổ tích nhưng lại sống động hiện thực ngay trước mắt ta.”- Bài phản ánh “ Những triền văn hóa Xứ Đoài” của Thủy Vân, trên báo Sài Gòn giải phóng , ngày 2/7/2000.
1.4.9. Sapô tiếp nối tiêu đề
Sapô này không phải là một tiểu văn bản tồn tại độc lập mà là bộ phận được viết tiếp theo tiêu đề. Nó phụ thuộc vào tít cả về mặt hình thức lẫn nội dung.
Ví dụ: “ Ca sĩ Ngọc Tân đã nói thế và để đánh dấu kỉ lục 150 suất độc diễn trong suốt 32 năm làm ca sĩ, Ngọc Tân chuẩn bị “điểm” lại đời mình bằng một chương trình riêng: “ Có một tình yêu”. Trời cho anh một giọng hát trẻ lâu đến mức đáng ngạc nhiên, và nụ cười lấp lóa sau cặp kính trắng có vẻ như không mấy vướng bận lắm với cuộc đời. Nhưng sự thực lại không phải thế…” Trong Bài “ Ca sỹ Ngọc Tân: “ Tôi đã đóng đủ thuế cho cuộc đời mình!”,của Tác giả: Nhật Lệ, đăng trên báo Lao Động, ngày 10/11/1999.
Yêu cầu đối với sapô.
Sapô phải đảm bảo trả lời được 5 câu hỏi: ai?, cái gì?, ở đâu?, khi nào?, tại sao?. Đây là quy tắc này giúp tác giả có thể đưa ra rất nhiều thông tin hấp dẫn ngay từ mào đầu.
Không sử dụng đoạn mô tả dài dòng ngay trong phần mào đầu.
Hãy dùng những câu ngắn và những đoạn văn ngắn.
Không nên viết dài quá 4 dòng.
Phải dùng cỡ chữ khác, đậm và to hơn chữ trong bài báo.
Sapô phải nêu được chủ đề và cái cốt của bài viết.
Thông tin phải có tính gợi mở, tạo tính tò mò tìm hiểu tiếp của độc giả.
Trong phần phân loại sapo trên, chia sapô thành 9 loại, đây cũng chỉ là cách chia tương đối mà thôi, cũng có thể chia sapo ra thành nhiều cách, nhiều loại khác nhau...
Tiểu kết chương 1.
Chương một này chủ yếu đề cập đến lý thuyết về sapô như: Khái niệm sapô, chức năng sapô, các loại sapô và những yêu cầu đối với sapô. Đây là hệ thống kiến thức cơ bản, giúp bản thân em nói riêng, và những nhà báo tương lai hay đang tác nghiệp noi chung cũng những ai đọc niên luận này có thể hiểu sâu hơn về sapô. Mặt khác, nó giúp em hệ thống lại được những kiến thức đã được hoc nhờ đó có thể áp dụng vào việc đối chiếu, so sánh để làm nổi bật chủ đề trong phần khảo sát ở chương 2.
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT CÁCH VIẾT SAPÔ TRÊN BÁO HÀ NAM
TỪ 10/5/2012 ĐẾN 15/6/2012
2.1. Giới thiệu chung về báo Hà Nam
Báo Hà Nam thành lập năm 1996. Chính thức được cấp giấy phép xuất bản số 60/1998 do Bộ Văn hóa Thông tin cấp.
Tổng Biên tập báo Hà Nam là đồng chí Vũ Hiến
Trụ sở Báo đặt tại thôn Đình Tràng, xã Lam Hạ, TP Phủ Lý, Hà Nam
Báo Hà Nam là cơ quan của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Nam. Là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.
Báo phát hành vào các ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6 hàng tuần
Tính đến ngày 15/6/2012 báo ra được 2493 số báo
Trong một số báo có các chuyên trang: Tin tức – sự kiện, Kinh tế - Xã hội, Chính trị - Xã hội, Xây dựng Đảng - Chính quyền, Văn hóa – Giải trí, Sự kiện trong nước và quốc tế.
Màu của trang nhất thay đổi theo ngày: Thứ 2 và thứ 4 : màu đỏ
Thứ 3 và thứ 5 : màu xanh dương
Thứ 6 : màu xanh lục.
Từ khi thành lập đến nay, báo ngày càng thay đổi và hoàn thiện về mọi mặt. Không chỉ tăng về số lượng bài viết mà chất lượng thông tin trong bài cũng nâng cao rõ rệt. Cách sắp xếp, bố cục trang ngày càng hợp lý và đẹp hơn. Báo đáp ứng tốt nhu cầu thông tin cho nhân dân trong tỉnh. Đặc biệt, báo Hà Nam đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vai trò của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà.
2.2. Cách sử dụng sapô trên báo Hà Nam
2.2.1. Thể loại báo chí thường sử dụng sapô
Báo Hà Nam là một tờ báo tỉnh nên dung lượng bài viết có hạn, đặc biệt các dạng bài trên số báo cũng có phần hạn chế. Qua việc khảo sát 26 số báo, từ 10/5/ 2012 đến 15/6/2012, em nhận thấy, báo mình thường sử dụng các thể loại báo chí: tin, phóng sự, phỏng vấn, phản ánh, bình luận, ghi nhanh… Trong đó, sapô thường được sư dụng ở các thể loại: Phóng sự xã hội. phóng sự tư liệu, phóng sự chân dung, phỏng vấn, phản ánh, tin vắn, ghi nhanh, bình luận. Đặc biệt, lời mào đầu được sử dụng nhiều trên thể loại phản ánh và phóng sự.
Trong 26 số báo có: 53 bài phong sự, phản ánh sử dụ