Đề tài Khảo sát đặc tính của hydroxyethyl cellulose trong công nghệ bảo quản măng cụt

Măng cụt, một loại quả nhiệt đới đã được giới tiêu thụ Âu Mỹ đánh giá là một trong những trái cây ngon nhất. Jacobus Bonitus cũng đã gọi măng cụt là: “Hoàng hậu của các loại trái cây” (Queen of fruits). Măng cụt là loại quả quý, có phẩm chất rất ngon vì vị ngọt, mát và thơm đặc biệt, được mọi người ưa chuộng; vì thế, quả măng cụt có giá trị thương phẩm rất cao và là một trong những loại quả tiềm năng xuất khẩu của nước ta. Măng cụt có nhiều tên gọi khác nhau như: tên tiếng Anh ( Mỹ ) là Mangosteen ; tên Pháp là mangoustanier ; tên Trung Quốc là Sơn trúc tử, Thái Lan là Mankhut. Măng cụt có tên la tinh là Garcinia mangostana tên “Garcinia” để ghi nhớ nhà thực vật học Laurence Garcia, người đã sưu tập các mẫu cây cỏ và sống tại Ấn-độ vào thế kỷ XVIII. “Mangostana” và tên tiếng Anh mangosteen đều phát xuất từ tên Mã-lai là “mangustan”. Còn tên Việt Nam và Thái Lan thì lại gần giống nhau.

doc40 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát đặc tính của hydroxyethyl cellulose trong công nghệ bảo quản măng cụt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về Măng cụt 1.1.1. Giới thiệu chung Măng cụt, một loại quả nhiệt đới đã được giới tiêu thụ Âu Mỹ đánh giá là một trong những trái cây ngon nhất. Jacobus Bonitus cũng đã gọi măng cụt là: “Hoàng hậu của các loại trái cây” (Queen of fruits). Măng cụt là loại quả quý, có phẩm chất rất ngon vì vị ngọt, mát và thơm đặc biệt, được mọi người ưa chuộng; vì thế, quả măng cụt có giá trị thương phẩm rất cao và là một trong những loại quả tiềm năng xuất khẩu của nước ta. Măng cụt có nhiều tên gọi khác nhau như: tên tiếng Anh ( Mỹ ) là Mangosteen ; tên Pháp là mangoustanier ; tên Trung Quốc là Sơn trúc tử, Thái Lan là Mankhut. Măng cụt có tên la tinh là Garcinia mangostana tên “Garcinia” để ghi nhớ nhà thực vật học Laurence Garcia, người đã sưu tập các mẫu cây cỏ và sống tại Ấn-độ vào thế kỷ XVIII. “Mangostana” và tên tiếng Anh mangosteen đều phát xuất từ tên Mã-lai là “mangustan”. Còn tên Việt Nam và Thái Lan thì lại gần giống nhau. Măng cụt được giới khoa học phân loại như sau: Bảng 1.1. Phân loại của măng cụt Giới Plantae Bộ Malpighiales Họ Clusiaceae Chi Garcinia Loài G. mangoostana Chi Garcinia còn gồm một số cây tương cận, đa số mọc trong vùng Đông Ấn (West Indies) trong đó có thể kể Garcinia cambogia, Garcinia cowa cung cấp quả “cowa-mangosteen” lớn hơn và có khía màu vàng apricot, hay Garcinia indica hay “Cocum-Conca” cho quả chua, áo hạt màu tím, dùng làm giấm , hạt ép lấy dầu. 1.1.2. Nguồn gốc và phân bố 1.1.2.1 Nguồn gốc Cây măng cụt là cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc từ Malaysia và những đảo thuộc vùng xích đạo gần Indonesia, có lịch sử hàng chục thế kỷ. Loại cây này đã được thuyền trưởng Cook mô tả khá chi tiết từ năm 1770, và được đưa đến Tích-lan năm 1880, trồng tại Anh trong các nhà kiếng từ năm 1855, sau đó đưa đến vùng West Indies ( bờ biển Trung Mỹ dưới Florida) từ giữa thế kỷ IXX. Ở Việt Nam, măng cụt được các nhà truyền giáo đạo Gia Tô di thực vào miền Nam nước ta, vua Minh Mạng đã cho đem cây này ra trồng ở Huế và giao cho một ông Hoàng trông nom, và sau đó trồng tại các lăng tẩm, phủ đệ và chùa chiền tại Huế . Vua Minh Mạng đặt tên cho trái măng cụt là Giáng Châu. 1.1.2.2 Phân bố Ngày nay, cây măng cụt được bắt gặp ở những nước thuộc vùng xích đạo như khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ, Myanma cũng như ở Sri Lanka, Philipines, … Riêng tại Việt Nam, do thích hợp với điều kiện nóng ẩm nên măng cụt chủ yếu được trồng ở phía Nam, các tỉnh như Tây Ninh, Đồng Nai,Bình Dương .... Việt Nam đã có lúc là nơi có những vườn măng vụt lớn nhất thế giới. Ở Việt Nam, măng cụt chủ yếu được phân bố ở hai vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ, trong đó ĐBSCL với tổng diện tích trồng khoảng 4,9 nghìn hecta, cho sản lượng khoảng 4,5 nghìn tấn/năm. Nam Bộ hiện có khoảng 5.400 hecta măng cụt, trong đó có vườn măng cụt trăm tuổi. Dưới 1/3 diện tích măng cụt cho thu hoạch, trong đó phần lớn diện tích chưa ổn định năng suất. Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Bình Dương, Sóc Trăng, Đồng Nai là các địa phương chủ yếu trồng măng cụt và đặc biệt Bến Tre là tỉnh dẫn đầu do tác động của chương trình trồng xen trong vườn dừa lão đang vận hành. Theo số liệu thống kê hiện nay toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 4,5 nghìn hecta đất trồng măng cụt (chiếm 77% diện tích cả nước). Hiện nay, Bến Tre là tỉnh đã có công bố chính thức về việc chọn măng cụt là loại cây trồng chủ lực để đầu tư phát triển theo hướng chuyên canh. 1.1.3. Đặc điểm thực vật Cây măng cụt thuộc họ Clusiaceae; đây là một họ lớn gồm nhiều loại của vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. Ở Việt Nam có 3 giống là họ dọc, họ tai chua và họ măng cụt. Những cây này có tính thích nghi mạnh, hiện chủ yếu còn mọc hoang trong rừng. Thân và rễ: Là cây thân gỗ lớn, cao khoảng 10 – 25 m, đường kính thân khoảng 15 – 35 cm. Thân thẳng, gốc to ngọn nhỏ dần, tán lá dày, xanh và gọn, dáng đẹp. Cành cách đều nhau trên thân, góc cành và thân to, đầu cành hơi rũ xuống. Gỗ thân nặng và bền, thường được sử dụng làm đồ mộc, trang trí, ... Bộ rễ phát triển tương đối chậm và yếu, tập trung phần lớn ở độ sâu 20 -30 cm. Rễ không có hệ thống lông hút mềm khả năng hấp thu nước bị hạn chế. Lá: Lá măng cụt khá lớn, dài 12 – 25 cm, rộng 7 – 13 cm, dạng hình trứng, dày, mọc đối nhau, cuống nhắn. Các đường gân hai bên nổi lên, phân bố đều đặn, hình lông chim. Mặt trên lá xanh đen và bóng, mặt dưới lá xanh nhạt và hơi mốc. Khả năng quang hợp của lá kém. Hoa: Hoa đơn hoặc kép ở đầu những cành 1 - 2 năm tuổi. Hoa cứng có cuống dài 7 - 9 mm. Kích thước hoa tương đối lớn, khi nở đường kính hoa 4 - 6 cm, dài 1,5 - 2 cm. Bốn cánh hoa màu xanh vàng xen lẫn mảng phớt hồng ở tâm. Hoa măng cụt là loại hoa bất toàn, về hình thái là những hoa lưỡng tính nhưng về chức năng thì là hoa cái vì tuy có nhị đực nhưng hoàn toàn bất thụ. Hạt măng cụt không phải hình thành từ phôi đã thụ phấn theo đường hữu tính, mà là một phôi giả hình thành không qua thụ phấn. Trong điều kiện thuận lợi, cây ra hoa vào năm thứ 6 hoặc thứ 7 sau khi gieo, thường thì từ 10 - 12 năm. Ở miền Nam nước ta cây măng cụt ra hoa vào tháng 1 - 3 dương lịch và trái chín vào tháng 5 - 9 dương lịch ( khoảng 104 - 108 ngày sau khi hoa nở ). Quả và hạt: Quả măng cụt thuộc loại quả nang còn mang đại hoa ở cuống và núm nhụy ở đầu quả. Vỏ quả khi sống có màu xanh đọt chuối, khi chín vỏ đỏ dần, rồi chuyển sang tím và tím sẫm khi mùi chín. Quả hình cầu, đáy phẳng, đường kính 4 - 7 cm, nặng 70 - 100 g. Vỏ quả bóng láng, dày 0,8 - 1 cm, chứa một loại dịch đắng màu vàng tiết ra khi quả non bị thương. Bên trong quả có 5 - 7 múi trắng, rất dễ tách, cơm không sượng, vị chua ngọt (độ Brix 17 - 19 %). Phần thịt quả ăn được chỉ chiếm khoảng 25 - 30 % trọng lượng quả, còn lại là vỏ và hạt. Mỗi múi có một hạt mẩy hoặc lép. Các hạt có màu tím sẫm được bao bọc bởi một lớp xơ mỏng phát triển bên trong múi. Hạt dùng để nhân giống, nếu cây càng trồng xa vùng xích đạo thì hạt càng dễ bị lép. Phẩm chất quả có thể thay đổi do điều kiện khí hậu khác nhau. 1.1.4. Đặc điểm sinh hóa 1.1.4.1 Thành phần dinh dưỡng Trong 100 g quả tươi có chứa các thành phần qua bảng sau : Bảng 1.2. Thành phần dinh dưỡng Calories 60-63 Chất đạm 0.5-0.60 g Chất béo 0.1-0.60 g Carbohydrates 10-14.7 g Chất xơ 5.0-5.10 g Calcium 0.01-8.0 mg Sắt 0.20-0.80 mg Phosphorus 0.02-12.0 mg Thiamin B1 0.03 mg Vitamin C 1.0- 2.0 mg (Nguồn: Phân tích tại Đại học Nông Lâm, 1994) 1.1.4.2 Thành phần hóa học Như các loại quả khác, măng cụt ngọt nhờ có nhiều chất đường: sucrose, fructose, glucose và có thể cả maltose. Nó thơm nhờ một số lớn các chất dễ bốc hơi. Phổ sắc ký lỏng tinh dầu chiết xuất phát hiện khoảng 50 hóa chất hữu cơ, trong số đó, hơn 30 chất đã được xác định. Chiếm nhiều nhất là (%) hexenol, bên cạnh đó còn có octan, hexyl acetat, α-copaen, aceton, furfural, hexanol, methyl butenon, toluen. Những chất khác đều dưới 2% nhưng kết hợp với các chất trên cấu thành hương vị của măng cụt. Ngoài hexyl acetat và hexenyl acetat đặc biệt của măng cụt, mùi trái cây là do các chất hexenal, hexanol, a-bisabolen mà ra, thêm vào mùi xoài với α-copaen, mùi hoa lài với furfuryl methylceton, mùi huệ dạ hương với phenyl acetaldehyd, mùi cỏ với hexenol, hexanal, mùi cỏ héo với pyridin, mùi lá ướt với xylen, mùi hoa khô với benzaldehyd, mùi hồ đào với d-cadinen . Aceton, ethyl cyclohexan đóng góp tính chất dịu ngọt trong lúc toluen, a-terpinol đem lại mùi đường thắng, methyl butenol, guaien mùi dầu, valencen đặc biệt mùi mứt cam . Đáng để ý là nếu furfural methylceton cống hiến hương thơm dễ chịu thì furfural lại cho thoáng vào một mùi hôi khó ngửi. Tóm lại, mùi vị của măng cụt là kết quả của sự kết hợp phức tạp của nhiều hợp chất khác nhau. Những nghiên cứu về dược tính của măng cụt gần đây cho thấy măng cụt có thành phần hóa học khá phức tạp. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào vỏ quả. Thành phần chính đã được xác định là một loạt xanthon mà những chất chính là α-mangostin, β-mangostin, g-mangostin, những isomangostin, normangostin, bên cạnh trioxyxanthon, pyranoxanthon, dihydroxy-methyl-butenyl-xanthon, trihydroxy methyl butenyl xanthon, pyrano xanthenon. Những garcinon A, B, C, D, E, mangostinon, garcimangoson A,B,C, gartanin, egonol, epicatechin, procyanidin từ măng cụt nguồn gốc Việt Nam, benzophenon glucosid tuy số lượng ít cũng đã được tìm ra. Cũng có một vài bản báo cáo trình bày thành phần hóa học của lá măng cụt. Bên cạnh protein (7,8%), tanin (11,2%), đã xác định được những trihydroxy-methoxy-methyl-butenyl-xanthon, 2,3-ethyl-methyl-maleimid-glucopyranosid, cùng những triterpenoid như cycloartenol, friedlin, b-sitosterol, betulin, mangiferadiol, mangiferolic acid, cyclolanostendiol , hydroxy cyclolanostenon . Từ ruột thân cây, tetrahydroxy xanthon và dẫn xuất O-glucosid của nó cùng pentahydroxy xanthon, maclurin, cũng đã được tìm ra. Còn tử y thì chứa đựng mangostin, những calaba xanthon, dihydroxy và trihydroxy–dimethyl-allyl xanthon. 1.1.5. Đặc điểm sinh thái Măng cụt là một loại cây đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng khắt khe, cần điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và không được trồng lên cao quá vĩ tuyến 10 - 150. Cây lớn rất chậm, sau hai ba năm chỉ cao đến đầu gối, và chỉ bắt đầu cho quả sau 10 – 15 năm trồng, tuổi thọ cây dài, cây già 60 - 70 năm vẫn ra hoa và kết quả tốt. Khí hậu: Vì là loại cây nhiệt đới xích đạo, nên măng cụt ưa khí hậu nóng và ẩm với nhiệt độ khoảng tư 25 - 300C và ẩm độ không khí thấp nhất là 80%. Nhiệt độ thấp hơn 200C cây tăng trưởng chậm, khi nhiệt độ từ 380C trở lên và dưới 50C có thể làm chết cây. Lượng mưa hàng năm thích hợp trên 1.200 mm, phân bố đều trong năm và không mưa nhiều ở giai đoạn cây mang trái là tốt nhất. Khi cây còn nhỏ (dưới 5 năm), măng cụt cần râm mát vì vậy phải che bớt ánh năng trực tiếp bằng vật liệu che chắn hoặc trồng cây che bóng. Đất: Cây măng cụt có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là trồng trên đất màu mỡ, giàu hữu cơ, tơi xốp, tầng canh tác dày, ẩm nhưng thoát nước tốt, gần nguồn nước tốt để có đủ nước tưới trong mùa khô. Đất hơi chua, độ pH từ 5,5 - 7 là thích hợp, không trồng được trên đất phèn, mặn. 1.1.6. Yêu cầu dinh dưỡng Tuy cây măng cụt không đòi hỏi nhiều về dinh dưỡng, nhưng nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, tuổi thọ dài, cho năng suất và chất lượng cao. Giai đoạn cây còn nhỏ và khi đâm chồi cây cần nhiều đạm và lân, giai đoạn chuẩn bị ra hoa cần lân, khi cây hình thành quả và nuôi quả lớn cần thêm kali để tăng chất lượng quả. Những nhu cầu về chất vi lượng chưa được thể hiện rõ. 1.1.7. Kỹ thuật trồng trọt 1.1.7.1 Giống Hiện nay, hầu hết các cây măng cụt được trồng ở các nước vùng nhiệt đới đều bắt nguồn từ một dòng ban đầu và được trồng từ hạt. Do hạt măng cụt bất thụ và cây con phát triển từ phôi giả nên ít có biến động về di truyền để tạo thành nhiều giống khác nhau. Tuy vậy, trong quần thể cây trồng vẫn có những cây có biểu hiện một số đặc tính tốt hơn các cây khác và được sử dụng làm nguồn giống để nhân ra. 1.1.7.2 Nhân giống Măng cụt có thể nhân giống bằng các phương pháp như ghép và cắt cành nhưng ít được sử dụng trong sản xuất vì sức chịu đựng kém, cây mau già cỗi, mặc dù cây sớm cho trái. Phương pháp nhân giống chủ yếu là bằng hạt vì phương pháp này dễ làm, cho số lượng cây nhiều và đặc biệt là vẫn giữ được đặc tính tốt của cây mẹ chứ không bị biến dị nhiều như phần lớn những giống cây ăn trái khác. Phương pháp này tuy thời gian cho trái lâu (thường từ 8 - 10 năm, có khi lâu hơn), nhưng hiện nay có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách kéo dài thời gian trong vườn ươm, để khi trồng cây nhanh cho trái hơn, đồng thời trồng xen một số cây khác trong những năm đầu để có thêm thu hoạch. Chọn trái to, tròn đều và chín đầy đủ từ những cây tốt đã được chỉ định làm giống. Từ những trái này chọn những hạt to, mẩy và nặng. Hạt măng cụt nhanh mất sức nảy mẩm vì vậy sau khi lấy hạt đã được chọn ngâm vào nước để rửa sạch phần xơ và thịt bám quanh vỏ hạt, trải hạt lên giá cho ráo nước rồi đem ngâm vào các loại thuốc ngừa nấm bệnh trong vài phút thì phải đem gieo ngay. Hạt có thể được gieo trên liếp ươm hoặc trong bầu. Đất gieo hạt cần phải tơi xốp, thoát nước tốt, trộn them đất cát, tro trấu hoặc xơ dừa và chất hữu cơ. Nơi gieo hạt cần được che mát và tưới nước giữ ẩm thường xuyên, hạt gieo sâu khoảng 1 cm. Sau khi gieo 20 - 30 ngày thì hạt nảy mầm. Khi cây được 2 lá thật, đánh ra ươm tiếp trên liếp hoặc bầu mới, cần loại bỏ bớt cây xấu. Đất trên liếp ươm phải làm kỹ, bón phân đầy đủ để cây con phát triển tốt. Khoảng cách cây trên liếp 30 - 40 cm. Nếu ươm trong bầu thì bầu phải lớn hơn, khoảng 20 x 35 cm để rễ có thể phát triển thuận lợi. Sau khoảng 1 năm, nếu chăm sóc tốt cây cao 30 - 35 cm có thể để nguyên trên liếp ươm hoặc chuyển sang bầu mới có kích thước lớn hơn. Tiếp tục ươm 1 năm nữa, cây cao 40 - 60 cm thì có thể mang ra trồng cố định trong vườn hoặc làm gốc ghép. Trong quá trình ươm cần bón thêm phân hữu cơ hoai mục, tưới nước đầy đủ và che nắng cho cây, 2 tháng 1 lần tưới nhẹ phân NPK (15 : 15 : 15) hoặc urê và lân pha loãng. Cần giữ bóng râm cho cây trong suốt thời gian ươm vì cây con chịu nắng rất yếu. Ngoài ra cũng cần phải thường xuyên theo dõi, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Nếu mua cây giống ở ngoài thì cần chọn mua ở những nơi đáng tin cậy, rõ nguồn gốc và chọn những cây giống tốt, đạt tiêu chuẩn. 1.1.7.3 Thời vụ và khoảng cách trồng Cây măng cụt có thể trồng được quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa để đất có đủ độ ẩm và giảm chi phí tưới cho cây trong thời gian đầu. Có thể giữ cây con trong vườn ươm để trồng vào thời vụ thích hợp vẫn tốt hơn là trồng vào mùa khô. Cây măng cụt là cây than gỗ cao lớn, tán lá rộng, thời gian sinh sống lâu năm nên cần trồng thưa với khoảng cách xa nhau để vườn cây được thông thoáng, cây khỏe mạnh, khoảng cách cây 8 - 10 m. Trong những năm đầu cây còn nhỏ, chậm phát triển cần có cây trồng xen để tận dụng đất và che bóng râm. 1.1.7.4 Cách trồng Chuẩn bị đất trồng: Ở những vùng cao và Đông Nam Bộ cần đào giếng hoặc lập hồ chứa nước để tưới trong mùa khô và xẻ rãnh cho nước tiêu thoát tốt trong mùa mưa nhằm tránh hiện tượng cây bị ngập úng cục bộ. Tùy theo địa hình từng nơi mà khoảng cách và độ sâu của rãnh thay đổi khác nhau, rộng 0,5 - 1 m, sâu ít nhất 1 m. Ở ĐBSCL và những nơi đất thấp thì cần đào mương lên liếp để trồng nhằm tăng độ dày tầng canh tác, thoát nước trong mùa mưa và cung cấp nước tưới trong mùa khô. Nếu trồng hang đơn thì mặt liếp rộng 5 - 6 m, trồng hàng đôi thì mặt liếp rộng 9 - 10 m. Bề rộng mương khoảng ½ bề mặt liếp. Ở những địa phương thường bị ảnh hưởng bởi nước lũ, cần có hệ thống đê bao quanh, nhưng cũng cần có hệ thống đê bao quanh, nhưng cũng cần có hệ thống tiêu thoát nước khi cần thiết. Cách trồng: Những nơi đất cao đào hố trước khi trồng, hố đào với kích thước mỗi chiều 60 - 80 cm, sâu khoảng 60 cm. Bón lót cho mỗi hố 10 Kg phân chuồng hoai mục, 0,5 kg NPK (16 : 16 : 8), 0,5 Kg vôi bột. Sau khi lên liếp, thấy mặt liếp còn thấp cần đắp mô để trồng. Mô cao hơn mặt liếp khoảng 0,3 - 0,5 m, đường kính khoảng 1 m, đào hố trên mô, bón lót phân để trồng. Khi cây ươm được 2 năm trở lên, đạt tiêu chuẩn mới đưa ra vườn trồng. Khi bứng cây con ở liếp ươm cần cẩn thận nhằm bảo vê bộ rễ, lúc đặt cây con vào hố tránh làm vỡ bầu đất. Không để rễ tiếp xúc trực tiềp với phân bón, lấp đất quanh gốc cây. Sau khi trồng xong cần cắm cọc để giữ cây khỏi đổ ngã, tưới nước ngay sau khi trồng. Dùng rơm rạ, cỏ khô ủ quanh gốc để giữ ẩm. 1.1.7.5 Che bóng râm và trồng xen Măng cụt là loại cây ưa bóng, nhất là khi còn nhỏ. Cần che bóng cho cây trong 4 - 5 năm đầu, bị nắng quá là sẽ héo, cây chậm phát triển và có thể chết. Thường dùng các vật liệu như lá dừa, lá chuối, lưới nilong che sang, rơm rạ làm mái che cho cây hoặc trồng xen cây che bóng tạm thời như chuối, so đũa có thể hạn chế được 40 - 50 % ánh sáng mặt trời ảnh hưởng trực tiếp đến cây nhất là trong hai năm đầu sau khi trồng ra vườn. Cây trồng xen cách gốc măng cụt khoảng 2 m ở 4 hướng hoặc chỉ cần trồng 2 hướng Đông và Tây là được. Có thể trồng xen măng cụt vào trong vườn đã trồng dừa hoặc nhãn. Nếu vị trí nào chưa che bóng đúng yêu cầu thì vẫn phải dùng mái che hoặc trồng cây che bóng tạm thời cho cây con. Không cần trồng xen khi cây đã trưởng thành lúc 8 - 10 năm tuổi. Trồng xen cũng cần phải đảm bảo mật độ và đúng cách trồng. Ở những nơi đất cao, gió nhiều nên trồng thêm cây chắn gió để tránh làm hư quả và thêm bóng râm. 1.1.7.6 Chăm sóc Tủ gốc giữ ẩm: Sau khi trồng dùng rơm rạ hoặc cỏ khô phủ kín phần đất trên mô trồng một lớp dày khoảng 10 - 20 cm và cách xa gốc cây khoảng 10 - 20 cm. Biện pháp này rất hữu hiệu nhất là trong mùa khô để giảm bớt sự bốc thoát hơi nước. Phòng trừ cỏ dại: Những năm đầu khi cây còn nhỏ chưa khép tán thì cỏ dại phát triển mạnh, cần làm sạch cỏ, nhất là xung quanh gốc trong phạm vi tán cây. Chú ý không làm tổn thương rễ cây. Khi cây lớn có thể để 1 lượng cỏ nhất định trên mặt liếp để giữ ẩm và hạn chế xói mòn. Nên diệt cỏ bằng những phương pháp thủ công hoặc dùng máy cắt cỏ. Khi cỏ quá nhiều cũng có thể dùng các loại thuốc trừ cỏ như: Glyphosate, Gramoxone, ... Bồi liếp: Khoảng cách giữa mặt liếp và mực nước mương trong vườn măng cụt ít nhất là khoảng 50 - 60 cm. Vào mùa nắng hàng năm cần vét bùn ở mương bồi lên mặt liếp nhằm nâng cao mặt liếp và cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Không nên bồi bùn quá dày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây, chỉ cần một lớp bùn mỏng khoảng 3 - 5 cm để sau vài ngày thì lớp bùn này sẽ khô và nứt ra tạo được sự thông thoáng cho vùng rễ cây. Tỉa cành tạo tán: Phải làm sớm và thường xuyên để có được tán cây cân đối và thông thoáng nhằm cho năng suất cao. Khi cây còn nhỏ cần tỉa bỏ những cành mọc dày đặc, cành vượt, cành yếu, cành bị sâu bệnh, chỉ giữ lại những cành mọc ngàng khỏe mạnh. Khi cây đã lớn cho trái, sau mỗi vụ phải tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái, những cành vô hiệu nằm trong tán cây. Những ngọn quá cao hoặc quá dài cũng cần cắt bỏ để thu hẹp tán cây, tránh cho cây giao nhau quá, nhằm giúp cây ra đọt nhanh, nhiều và đồng loạt hơn, tạo thuận lợi cho sự phát triển của trái. Khi cây cao 8 - 10 m có thể cắt ngọn để giảm chiều cao cây và tán ngang dễ phát triển. Việc tỉa cành và tạo tán cho cây măng cụt cần tiến hành nay sau đợt bón phân lần thứ nhất và phải được thực hiện trong vòng 1 tuần lễ để giúp cây có đủ dinh dưỡng ra chồi khỏe và đồng loạt. 1.1.7.7 Tưới nước Nhu cầu nước của cây măng cụt rất lớn nhưng vì bộ rễ lai kém phát triển và không có lông hút nên khi tiếp xúc với đất khó hút nước, vì vậy cần tưới nước và chăm sóc thường xuyên. Khi cây còn nhỏ, nhất là trong những tháng mùa khô phải tưới đủ nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khỏe mạnh, nhanh phát triển. Nhưng nếu cây con bị ngập úng sẽ chết nên cần chú ý thoát nước tốt cho vườn cây. Khi cây ra hoa kết trái thường vào mùa khô, cần tưới nước thường xuyên, nếu được có thể tưới cách ngày sẽ giúp hoa phát triển tốt, đậu trái nhiều và trái nhanh phát triển. Nếu thiếu nước ở giai đoạn này thì hoa sẽ rụng nhiều, trái nhỏ, giảm chất lượng. 1.1.7.8 Bón phân a. Giai đoạn cây chưa cho trái * Bón lót: Mỗi năm bón 5 - 10 Kg phân chuồng hoai mục và 1 - 2 Kg phân hữu cơ khoáng Compomix Đầu trâu cho mỗi cây. Trộn đều phân với lớp đất rồi cho vào hố trước khi đặt cây (đối với cây chuẩn bị trồng) hoặc xới đất theo hình chiếu tán cây, bón phân xuống rồi vùi lấp phân. * Bón thúc: Măng cụt thời kỳ kiến thiết cơ bản có thể dùng phân NPK (tỷ lệ 20 : 20 : 15) + TE hay N:P:K:S (16:16:8:13) Đầu trâu. Liều lượng bón tùy theo tuổi cây như sau: Năm thứ 1 : 0,5 Kg/cây/năm Năm thứ 2 : 0,75 - 1 Kg/cây/năm Năm thứ 3 : 1 - 1.25 Kg/cây/năm Năm thứ 4 : 1,25 - 1,5 Kg/cây/năm Năm thứ 5 : 1,5 - 2 Kg/cây/năm Lượng phân trên có thể chia ra làm 3 - 4 lần bón/năm. Có thể hòa phân vào nước để tưới hoặc bón vào đất. Nếu bón vào đất cần xới đất vòng theo tán cây, bón đều quanh gốc rồi lấp đất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 1.doc
  • docBia.doc
  • docCHUONG 2.doc
  • docCHUONG 3.doc
  • docCHUONG 4.doc
  • doclOI MO DAU.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
Luận văn liên quan