Đề tài Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy sáng đá RM74BRU

Ngày nay đất nước chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước theo xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự phát triển đó nền công nghiệp giao thông vận tải cũng có một bước phát triển đáng kể. Trong đó nghành đường sắt cũng đã được cải thiện và phát triển nhanh chóng, với các máy móc hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Các phương tiện giao thông không chỉ còn dùng phương thức điều khiển bằng cơ khí mà nó đã và đang vận dụng các phương thức điều khiển tiên tiến: điều khiển tự động bằng thủy lực, khí nén, điện cũng như điện tử. Đặc biệt trong ngành đường sắt Việt Nam các máy móc hầu như các chức năng điều khiển và truyền động đề dùng phương thức truyền động thủy lực. Đề tài tốt nghiệp lần này em được nhận là “ Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy sàng đá RM74BRU”. Qua đề tài này nó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về khả năng truyền động thủy lực được ứng dụng trong các máy móc đặc biệt là máy sàng đá. Nó cũng giúp em củng cố và nâng cao hiểu biết về các chi tiết thủy lực và khả năng truyền động của nó mà ta đã học trong thời gian qua.

doc87 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy sáng đá RM74BRU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay đất nước chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước theo xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự phát triển đó nền công nghiệp giao thông vận tải cũng có một bước phát triển đáng kể. Trong đó nghành đường sắt cũng đã được cải thiện và phát triển nhanh chóng, với các máy móc hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Các phương tiện giao thông không chỉ còn dùng phương thức điều khiển bằng cơ khí mà nó đã và đang vận dụng các phương thức điều khiển tiên tiến: điều khiển tự động bằng thủy lực, khí nén, điện cũng như điện tử. Đặc biệt trong ngành đường sắt Việt Nam các máy móc hầu như các chức năng điều khiển và truyền động đề dùng phương thức truyền động thủy lực. Đề tài tốt nghiệp lần này em được nhận là “ Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy sàng đá RM74BRU”. Qua đề tài này nó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về khả năng truyền động thủy lực được ứng dụng trong các máy móc đặc biệt là máy sàng đá. Nó cũng giúp em củng cố và nâng cao hiểu biết về các chi tiết thủy lực và khả năng truyền động của nó mà ta đã học trong thời gian qua. Đề tài này em được nhận và hoàn thành trong thời gian ba tháng. Vì thời gian và kiến thức có hạn nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong quý cô thầy thông cảm và đóng góp ý kiến cho đồ án được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Văn Hoàng cùng các thầy cô trong khoa cơ khí giao thông đã tận tình dạy dỗ truyền đạt kiến thức cho em trong 5 năm học tại trường đại học. Đà nẵng, ngày 03 tháng 06 năm 2011 Nguyễn Văn Vỹ Mục Lục Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 1.TỔNG QUAN 5 1.1.MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 5 1.2.GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC 6 1.2.1. Truyền động cơ khí 6 1.2.1.1.Truyền động bánh răng 6 1.2.1.2.Truyền động xích 6 1.2.1.3.Truyền động bánh vít 7 1.2.2. Truyền động thủy lực 7 1.2.2.1.Truyền động thủy động 7 1.2.2.2.Truyền động thủy lực thể tích 8 1.3.TỔNG QUAN VỀ MÁY SÀNG ĐÁ 9 1.3.1. Động cơ BF12L513C 11 1.3.1.1. Hệ thống nhiên liệu động cơ 17 1.3.1.2. Hệ thống bôi trơn 18 1.3.1.3. Hệ thống làm mát 19 1.3.1.5. Hệ thống tăng áp 20 1.3.1.6. Cơ cấu phân phối khí 21 1.4. CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRÊN MÁY SÀNG ĐÁ RM-74 BRU 22 1.4.1. Hệ thống di chuyển 22 1.4.2. Hệ thống công tác 23 1.4.2.1. Hệ thống nâng ray 23 1.4.2.2. Hệ thống xích đào đưa đá từ dưới đường ray lên hộp sàng 23 1.4.2.3. Hệ thống hộp sàng 24 1.4.2.4. Hệ thống băng tải 26 2. KHẢO SÁT HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG THỦY LỰC TRÊN MÁY 25 2.1. MỤC ĐÍCH 25 2.2. PHÂN LOẠI 25 2.3. CÁC PHẦN TỬ THỦY LỰC SỬ DỤNG TRÊN MÁY SÀNG ĐÁ 26 2.3.1. Giới thiệu về các loại bơm 26 2.3.1.1 . Bơm piston 27 2.3.1.2. Bơm bánh răng 28 2.3.1.3. Bơm piston roto hướng trục 30 2.3.2. Giới thiệu về các loại van 31 2.3.2.1. Van chặn 31 2.3.2.2. Van solenoid 33 2.3.2.3. Van phân phối 33 2.3.2.4. Van an toàn 34 2.3.2.5. Van giảm áp 35 2.3.2.6. Cơ cấu tiết lưu 36 2.3.2.7. Các bộ phận phụ 38 2.3.3. Cơ cấu chấp hành 39 2.4. KHẢO SÁT MẠCH THỦY LỰC TRÊN MÁY SÀNG ĐÁ RM74BRU 43 2.4.1. Cơ cấu di chuyển 43 2.4.2. Hệ thống nâng ray 46 2.4.2.1. Cấu tạo 46 2.4.2.2. Hệ thống thủy lực của cơ cấu nâng ray 48 2.4.3. Hệ thống xích đào 50 2.4.4. Hệ thống sàng 52 2.4.5. Hệ thống băng tải 57 3. THIẾT KẾ BƠM BÁNH RĂNG THAY THẾ 60 3.1. Các thông số của bơm 60 3.2. Công suất và lưu lượng của bơm 63 4. BẢO DƯỠNG, KIỂM TRA ĐỊNH KỲ VÀ AN TOÀN SỬ DỤNG 66 4.1. BẢO DƯỠNG, KIỂM TRA 66 4.1.1. Quy định bảo dưỡng, kiểm tra 66 4.1.2. Bảo dưỡng, kiểm tra kỹ thuật trên máy sàng 67 4.2. NGUYÊN TẮC AN TOÀN 79 4.3. MỘT SỐ BẢNG ĐIỀU KHIỂN TRÊN MÁY SÀNG ĐÁ 81 5. KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 1.TỔNG QUAN 1.1.MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng đã phát triển một cách nhanh chóng và toàn diện ở nước ta. Chúng ta cần có những cơ sở hạ tầng rộng khắp phục vụ đắc lực cho hoạt động kinh tế, giao thông và quốc phòng của nước nhà. Các công trình đó từ chỗ ban đầu chủ yếu thực hiện bằng tay, đến nay cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đã tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tự động hóa, cơ khí hóa đã tham gia ngày càng nhiều trong quá trình sản xuất nhằm giảm sức lao động của con người và tăng hiệu quả kinh tế cao. Trước những nhu cầu đó, ngành đường sắt Việt Nam đã xây dựng và trưởng thành với những thành quả rất khả quan, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế cho đất nước nói chung và giải quyết bài toán của giao thông nước nhà. Thông qua đó hoàn thành việc nâng cấp các tuyến đường sắt để đạt cấp kỹ thuật quốc gia và khu vực đang được xúc tiến thực hiện. Nâng cao chất lượng xây dựng và bảo dưỡng nền đường sắt là nhiệm vụ rất quan trọng cấp bách của ngành đường sắt nước nhà. Cần phải giữ cho nền đường luôn ở trạng thái tốt, phù hợp với quy định của đường sắt. Theo thời gian sử dụng lớp đá của đường ray có những thay đổi nhất định nên không đạt tiêu chuẩn, đảm bảo sự an toàn và độ làm việc ổn định của tuyến đường sắt. Một bài toán đặt ra ở đây là phải cải thiện lớp đá trên đường ray sao cho phù hợp với tiêu chuẩn làm việc của ngành đường sắt. Để khắc phục điều đó ngành đường sắt Việt Nam đã nhập khẩu một cổ máy sàng hiện đại từ Đức của tập đoàn Plasser & Theurer mang tên RM74 BRU và đã được đưa vào sử dụng. Tới nay máy sàng đá RM74 BRU đang hoạt động hiệu quả và đem lại những thành quả thiết thực cho ngành đường sắt Việt Nam. Máy sàng đá RM74 BRU đã được tiêu chuẩn hóa và thống nhất hóa các cụm thiết bị dẫn động thủy lực, danh mục các chi tiết dự trữ của máy giảm đi nhiều và tạo khả năng vận dụng sửa chửa liên hợp để dể sửa chữa máy, nhờ vậy giảm bớt việc sửa chữa nhỏ trong công tác sửa chữa và tăng thêm được thời gian sử dụng hữu ích. Cải thiện điều kiện lao động nhờ điều khiển tự động hóa, tạo ra khả năng nâng cao năng suất của máy sàng, còn tự động hóa sự dẫn động của nó thì tiết kiệm được nguồn năng lượng do việc nâng cao hiệu suất của máy. Xuất phát từ ưu điểm về kết cấu và thao tác của máy, cũng như khả năng sử dụng máy trong nhiều lĩnh vực khác nhau đem lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình sử dụng nó vào các công trình xây dựng mà chúng em được giao đề tài này nhằm tìm hiểu kỹ càng và nắm vững nguyên lý làm việc, cách sử dụng và phương pháp vận hành, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho quá trình công tác sau khi tốt nghiệp. 1.2.GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐỘNG ĐỘNG LỰC CỦA MÁY SÀNG 1.2.1. Truyền động cơ khí Đây là phương pháp truyền động quen thuộc đã có thời gian dài được coi là hình thức truyền động quan trọng. Những kiểu truyền động này bao gồm: Truyền động bánh răng, truyền đông xích, truyền động bánh vít. 1.2.1.1.Truyền động bánh răng Loại truyền động này sử dụng rộng rải nhất. Người ta sử dụng nó để truyền chuyển động quay cho trục ra. Tùy theo cách bố trí trục ra song song hoặc lệch góc với trục mà người ta sử dụng bánh răng trụ hoặc bánh răng côn. 1.2.1.2.Truyền động xích Là cơ cấu truyền chuyển động giữa các trục song song nhờ dây xích ăn khớp với các răng của hai đĩa xích. Căn cứ vào số răng trên đĩa xích chủ động và bị động mà ta có truyền động xích một dãy hoặc nhiều dãy. 1.2.1.3.Truyền động bánh vít Với phương pháp truyền động ta có thể truyền chuyển động quay giữa hai trục chéo nhau. Bộ truyền động vít có đặc điểm kích thước nhỏ gọn, nhưng tỷ số truyền lớn. Truyền động bánh vít có hiệu suất thấp và chóng bị mài mòn. Nhìn chung bộ truyền động cơ khí có những ưu, nhược điểm sau. Ưu điểm: - Cấu tạo tương đối đơn giản. - Chế tạo dễ dàng. - Làm việc chắc chắn ,có khả năng chịu tải lớn. - Giá thành chế tạo rẻ. Nhược điểm: - Kích thước bộ truyền lớn. - Bộ truyền thường có kết cấu rất phức tạp. - Làm việc gây tiếng ồn lớn. - Khi truyền công suất đi xa tiêu hao công suất do ma sát và quán tính lớn. - Tốc độ và momen xoắn được biến đổi theo cấp. - Khi cần thiết phải điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng. 1.2.2. Truyền động thủy lực Truyền động thủy lực là phương pháp truyền động được sử dụng rất phổ biến, và trở thành một khuynh hướng phát triển của loại máy này. Theo nguyên lý làm việc truyền động thủy lực được chia ra làm hai loại: - Truyền động thủy động. - Truyền động thủy tĩnh (hay còn gọi là truyền động thể tích ). 1.2.2.1.Truyền động thủy động Truyền động thủy động là thiết bị tổ hợp, chủ yếu gồm hai máy thủy lực cánh dẫn là bơm ly tâm và tuốc bin thủy lực, được sử dụng rộng rải trong việc truyền công suất lớn với vận tốc cao. 1.2.2.2.Truyền động thủy lực thể tích Khác với truyền động thủy động, truyền động thể tích dựa vào tính không nén của dòng dầu cao áp để truyền áp năng, do đó có thể truyền được xa mà ít tổn thất năng lượng. Truyền động thể tích có ba yếu tố: - Bơm cung cấp dầu áp suất lớn. - Động cơ thủy lực kiểu thể tích. - Bộ phận biến đổi và điều chỉnh (thiết bị điều khiển, đường ống, thiết bị phụ). Dựa vào dạng chuyển động của động cơ thủy lực (bộ phận chấp hành ), ta có thể có truyền động thủy lực thể tích có chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay hoặc chuyển động tùy động. Ưu nhược điểm của phương pháp truyền động thủy lực: Ưu điểm: - Dễ thực hiện điều chỉnh vô cấp và tự động điều chỉnh vận tốc chuyển động của bộ phận làm việc trong máy ngay cả khi máy đang làm việc. - Dễ dàng đảo chiều bộ phận làm việc. - Đảm bảo cho máy làm việc ổn định, không phụ thuộc sự thay đổi tải trọng ngoài. - Truyền được công suất làm việc lớn. - Kết cấu gọn nhẹ, có quán tính nhỏ do trọng lượng trên một đơn vị công suất nhỏ, điều này có ý nghĩa lớn trong các hệ thống tự động. - Chất lỏng làm việc chủ yếu là dầu khoáng nên dể có điều kiện bôi trơn tốt các chi tiết, do đó truyền chuyển động êm không ồn. - Có thể đề phòng sự cố quá tải. Nhược điểm: - Vận tốc truyền động hạn chế do điều kiện chống xâm thực, đề phòng va đập thủy lực và tổn thất cột áp - Làm việc với chất lỏng do đó phải đảm bảo điều kiện làm kín để chất lỏng không bị rò rỉ, không khí lọt vào truyền động. Vì vậy kết cấu phức tạp khó chế tạo. - Yêu cầu chất lỏng làm việc khá phức tạp: + Muốn làm kín tốt chất lỏng có độ nhớt lớn, muốn tổn thất năng lượng nhỏ thì độ nhớt chất lỏng phải nhỏ. + Tính chất dầu ít thay đổi theo nhiệt độ và áp suất. + Tính chất hóa học bền vững. + Khó cháy, ít hoài tan với chất khác, không ăn mòn kim loại. + Phải làm mát dầu trong quá trình làm việc. Với các phương pháp truyền động như trên ta thấy truyền động thủy lực có nhiều ưu điểm nên ngày càng được sử dụng rộng rải trên các máy sàng. Để khắc phục một số nhược điểm của truyền động thủy lực người ta dùng loại truyền động liên hợp như truyền động thủy cơ. Tuy vậy toàn bộ quá trình truyền và bộ truyền động là thủy lực nên vẫn được gọi là truyền động thủy lực . 1.3.TỔNG QUAN VỀ MÁY SÀNG ĐÁ Máy sàng đá RM74BRU được nhập khẩu từ tập đoàn Plasser & Theurer của Đức, RM74BRU được điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực và không có sự điều khiển bằng điện. Dây chuyền máy đào đá kéo đá từ bên dưới, sau đó chuyển nó tới bộ rung lệch tâm. Làm sạch đá rồi đưa đá ra bằng những băng tải ở hai bên hoặc đưa đá về đầu máy. Máy có hai cabin, cabin có chế độ làm việc trực tiếp được đặt ở phía trước máy. Thuận tiện nhất khi làm việc, và quan sát tốt tới những chế độ làm việc và khu vực làm việc. Động cơ được thiết đặt tại phần phía sau máy, cửa động cơ trang bị với những cạnh có thể dời đi được. Ngoài ra việc điều khiển các cơ cấu chấp hành trong quá trình sàng đá cũng có thể điều khiển ở bên thân máy. Thông số kỹ thuật của máy sàng đá : - Máy làm sạch đường BED RM 74 BRU - Năm sản xuất: 2009 - Chỗ ngồi, số lượng tối đa của người: 5 - Tổng chiều dài: 25790 mm - Chiều cao tổng thể: 3950 mm - Chiều rộng tổng thể: 2950 mm - Số lượng bánh xe: 6 - Trục bánh xe đến trục chủ động: 18200 mm - Đường kính bánh xe: 900/700 mm - Đường xe chạy: 1000 mm - Tải trọng toàn bộ xe: 68 tấn - Nhiên liệu diesel xấp xỉ: 1400 lít - Dầu thủy lực xấp xỉ: 770 lít - Loại động cơ: Deutz BF12L513C - Công suất động cơ: 348 kW 2300 vòng/phút Hình 1.1 Tổng quan máy sàng đá RM74BRU.    1- băng tải đưa đá ra; 2- băng tải đưa dá ra ngoài; 3- thùng nhiên liệu Diesel; 4- cụ ngăn; 5- cabin 1; 6- hộp sàng; 7- băng tải đưa đá về ray; 8- hộp sàng; 9- bơm thủy lực điều khiển trục lêch tâm; 10- khoang động cơ Diesel; 11- PTO hộp số chính; 12- ca bin phía sau 2; 13- hệ thống di chuyển sau; 14- đường sắt ti cạp; 15- hệ thống nâng ray; 16- hệ thống di chuyển trước 1.3.1. Động cơ BF12L513C Thông số cơ bản của động cơ Stt Thông số Số liệu kỹ thuật Đơn vị 1 Loại động cơ Điêzel, tăng áp khí nạp, phun trực tiếp 2 Số kỳ 4 3 Công suất cực đại 348/2300 KW/rpm 4 Mô men cực đại 1900/1500 N.m/rpm 5 Số xi lanh i=12 6 Bố trí xi lanh Kiểu chữ V 7 Đường kính xi lanh D=125 mm 8 Hành trình pittông S=130 mm 9 Tổng thể tích buồng cháy Vc=19.144 Lít 10 Tỉ số nén e=15,8 11 Suất tiêu hao nhiên liệu 205 g/kw.h 12 Khối lượng động cơ 1300 kg 13 Kích thước chính động cơ Dài x Rộng x Cao 1590x1192x1087 mm Hinh 1.2 Động cơ Deutz BF12L513C. Động cơ BF12L513C lắp trên máy sàng đá RM-74BRU là loại động cơ do hãng Deutz của Đức thiết kế. Động cơ V12 được chế tạo với công suất lớn, sử dụng chủ yếu trên phương tiện tàu thủy, máy xây dựng, xe tải trọng lớn Hình 1.3 Kết cấu mặt cắt dọc động cơ BF12L513C. 1- cácte; 2-lưới lọc của bơm dầu; 3- bơm dầu bôi trơn; 4- bánh răng dẫn động bơm dầu; 5- bánh răng trục khuỷu; 6- trục khuỷu; 7- bánh răng trung gian dẫn động bơm cao áp; 8- bánh răng trung gian dẫn động trục cam; 9- bánh răng dẫn động bơm cao áp; 10- đường nước làm mát; 11- khớp nối bơm cao áp; 12- bơm cao áp, 13- bộ điều tốc; 14- đế xupáp; 15- lò xo xupáp; 16- chén chặn; 17- đòn bẩy; 18- móng ngựa; 19-xupap; 20- vòi phun; 21- khoang nước nắp máy ; 22- piston; 23- chốt piston; 24- thanh truyền; 25- bánh đà; 26- trục các đăng Hình 1.4 Kết cấu mặt cắt ngang động cơ BF12L513C. 2 1 3 Hình 1.5 Mặt trước động cơ. 1- quạt gió; 2- bầu lọc ; 3- đường nạp dầu bôi trơn 1.3.1.1. Hệ thống nhiên liệu động cơ Hình 1.6 Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu.(dòng động cơ BFL). 1- thùng nhiên liệu; 2- ống dẫn; 3- bộ lọc nhiên liệu; 4- lọc thô;5- bơm tay; 6- bơm cung cấp; 7- bộ lọc tinh(lọc kép); 8- đường dẫn đến bơm cao áp; 9- bơm cao áp; 10- đường ống cao áp; 11- vòi phun; 12- đường dầu thừa; 13- van điện từ; 14- bugi sấy nóng Nguyên lý làm việc: Bơm chuyển nhiên liệu 6 hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bầu lọc thô 4 và đẩy nhiên liệu qua ống cung cấp vào bầu lọc kép 7. Nhiên liệu theo ống dẫn đến bơm cao áp 9. Bầu lọc kép được thông khí thường xuyên. Nhiên liệu lẫn không khí nếu có sẽ bị dẫn quay trở lại đường hồi nhiên liệu qua van một chiều được điều chỉnh mở ở áp lực P đến bộ hạn chế lưu lượng (bộ tập hợp nhiên liệu). Bầu lọc kép có thể thay thế lõi lọc ngay cả khi động cơ đang hoạt động nhờ một van ba ngả được lắp trên bầu lọc. Bơm cao áp cung cấp một lượng nhiên liệu định trước qua đường ống cao áp đến vòi phun 11, vòi phun phun nhiên liệu trực tiếp vào xilanh động cơ theo chế độ làm việc của động cơ. Đường hồi nhiên liệu từ bơm cao áp dẫn nhiên liệu thừa về thùng nhiên liệu. Trên đường hồi nhiên liệu này có lắp van một chiều để đảm bảo duy trì thường xuyên áp suất cấp nhiên liệu và để bơm cao áp làm việc hiệu quả. Nhiên liệu thừa cùng với nhiên liệu rò rỉ từ các vòi phun cũng được dẫn về thùng nhiên liệu. Trên mỗi đường hồi dầu từ vòi phun đều có lắp 1 van một chiều. Hệ thống nhiên liệu cũng được bảo vệ nhờ một van một chiều được lắp trong bơm chuyển nhiên liệu chính. Ngoài ra để đề phòng trở ngại trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ BF12L513C còn trang bị một bơm tay. Nó dùng để xả khí trong đường ống nhiên liệu khi bảo dưỡng và sửa chữa. 1.3.1.2. Hệ thống bôi trơn Hình1.7 Hệ thống bôi trơn động cơ. 1- tăng áp; 2- đường dẫn dầu bôi trơn xupap; 3- đường dẫn dầu đến tăng áp phía phải; 4-điều tốc; 5-cơ cấu phân phối khí; 6- đường dầu chính; 7- truyền động tới bơm cao áp; 8- van; 9- bơm cao áp; 10- van điện từ; 11- khóa tắt máy; 12- vị trí đo áp lực dầu; 13- vị trí lấy dầu thử nghiệm; 14- bầu lọc ly tâm; 15- van khóa; 16- bơm dầu; 17- bầu lọc dầu; 18- bộ trao đổi nhiệt; 19- van an toàn; 20- đường dẫn dầu; 21- van xả dầu; 22- ổ bi; 23- vòi phun; 24- vị trí nối rắc co Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc bơm dầu 16 hút dầu từ các te qua một lưới lọc và đưa đến bộ trao đổi nhiệt 18 đồng thời dầu cũng được trích một phần đưa đến bầu lọc li tâm 14 qua đường dẫn dầu 20. Dầu được bầu lọc li tâm 14 lọc sạch sẽ được hồi về các te. Từ bộ trao đổi nhiệt dầu 18, dầu chảy vào bầu lọc dầu 17 ở đây dầu được lọc sạch các chất bẩn và sau đó dầu đi đến đường dầu chính 6 và đi bôi trơn các cổ trục khuỷu, cổ trục cam và tua bin tăng áp 1, bơm cao áp 9, sau đó dầu được hồi về các te động cơ. 1.3.1.3. Hệ thống làm mát Hình 1.8 Sơ đồ hệ thống làm mát. 1- ống thông hơi các te; 2- ống tập hợp khí nạp và nước làm mát; 3- vị trí kiểm tra nước làm mát; 4- ống tập hợp nước; 5- tới két nước làm mát; 6- lưới lọc; 7- ống tập hợp khí xả; 8- từ két nước đến; 9- bơm nước; 10- ống nối; 11- đường nước từ bơm vào thân động cơ; 12- nắp xi lanh; 13- bộ trao đổi nhiệt dầu; 14- xylanh; 15- đường nước tới dãy xylanh trái; 16- két làm mát khí nạp; E- khóa xả nước; M- vị trí đo nhiệt độ nước làm mát Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc bơm nước 9 được dẫn động từ bánh răng trục cơ và hút nước làm mát từ khoang dưới của két làm mát qua cửa hút 8 và vào bơm, sau đó bơm đẩy nước qua bộ trao đổi nhiệt dầu bôi trơn 13 và đi vào các khoang nước làm mát bên trong động cơ, các khoang nước của dãy xi lanh 14 và 15 sau đó nước được đưa lên làm mát các khoang nước trên nắp xi lanh rồi đi làm mát đường dẫn khí xả và quay về ống tập hợp nước 4 và qua cửa 5 đi về khoang trên của két làm mát, sau đó nước được đi qua các đường ống tản nhiệt. Ở đây nước sẽ được làm mát và giảm nhiệt độ xuống và sau đó chảy về khoang dưới của két làm mát và lại được bơm hút đi làm mát cho động cơ. Quá trình này diễn ra trong suốt quá trình làm việc của động cơ. Sơ đồ hệ thống làm mát như hình 1.8. 1.3.1.4. Hệ thống tăng áp Hình 1.9 Sơ đồ hệ thống tăng áp động cơ. 1- động cơ; 2- đường ống nạp; 3- bầu lọc không khí; 4- máy nén; 5- trục tuốc bin tăng áp; 6- két làm mát không khí; 7- tuốc bin; 8- đường ống xả Nguyên lý làm việc: Khí thải ra khỏi động cơ được hút vào tuốc bin, làm quay tuốc bin. Đầu tiên nó lan rộng trong nhốm ống phun sau đó đi vào tác động lên cánh dẫn và làm quay roto của tuốc bin. Khí thải sau khi thực hiện việc truyền năng lượng cho cánh dẫn của tuốc bin xong thì đi ra khỏi tuốc bin theo phương hướng trục, qua bộ tiêu âm và đi ra ngoài. Do máy nén và tuốc bin lắp đồng trục cho nên khi tuốc bin quay sẽ dẫn động máy nén làm việc, lượng không khí nạp cho động cơ được điều khiển bởi bánh dẫn hướng và bánh công tác của máy nén, không khí thay đổi hướng để đi vào bánh công tác. Lúc này bánh công tác của máy nén đang được roto của tuốc bin dẫn động quay và làm xuất hiện lực ly tâm đẩy dòng khí từ trong ra ngoài theo phương hướng trục.Không khí nén sau khi ra khỏi bánh công tác, tiếp tục đi vào ống tăng áp. Tại đây động năng của dòng khí được chuyển thành áp năng. Không khí được nén đến áp suất cần thiết rồi đi vào buồng xoắn ốc. Phần động năng còn lại của dòng khí được tiếp tục chuyển thành áp năng tại đây. Lúc này dòng khí nạp có áp suất cao ra khỏi máy nén theo đường ống nạp qua bộ làm mát không khí trước đi vào xilanh động cơ qua cửa nạp. 1.3.1.5. Cơ cấu phân phối khí Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc thông qua hệ thống dẫn động bánh răng làm cho bánh răng 4 và trục cam 5 quay, khi bề mặt làm việc của trục cam tác động vào con đội 1 làm cho con đội 1 chuyển động đi lên tác động vào đũa đẩy 6 làm cho đũa đẩy 6 chuyển động đi lên v