Hiện nay Việt Nam cũng như trên thế giới ngành cao su rất phát triển và được coi là ngành mũi nhọn mang lại lợi ích kinh tế cao góp phần to lớn vào nguồn ngân sách nhà nước. Nhiều mặt hang trong nước được xuất khẩu sang nước ngoài trong đó cao su cũng chiếm vị trí tương đối cao.
Từ nguyên liệu cao su có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm phong phú và đa dạng. Nó không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài. Cao su là sản phẩm không thể thiếu trong các ngành : y tế, giáo dục, giao thong vận tải .
Trước hội nhập kinh tế của nước ta các sản phẩm cao su phải trải qua nhiều công đoạn cần có những quy trình công nghệ hiện đại, việc chế biến phải tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt để chế biến ra loại sản phẩm có tính chất cơ lý cao nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng mủ sau khi chế biến.
Vì vậy kiểm tra chất lượng sản phẩm cao su là khâu rất quan trọng mà các công ty quan tâm, với tầm quan trọng như thế là nguyên do thoi thúc em tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Khảo sát quy trình sản xuất và tìm hiểu các chỉ tiêu chất lượng của mủ khối SVR 3L”
Qua kiến thức đã được học ở trường do thầy cô truyền đạt và qua nghiên cứu đề tài từ đó giúp em mở rộng thêm kiến thức của mình.
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4848 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát quy trình sản xuất và tìm hiểu các chỉ tiêu chất lượng của mủ khối SVR 3L, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay Việt Nam cũng như trên thế giới ngành cao su rất phát triển và được coi là ngành mũi nhọn mang lại lợi ích kinh tế cao góp phần to lớn vào nguồn ngân sách nhà nước. Nhiều mặt hang trong nước được xuất khẩu sang nước ngoài trong đó cao su cũng chiếm vị trí tương đối cao.
Từ nguyên liệu cao su có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm phong phú và đa dạng. Nó không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài. Cao su là sản phẩm không thể thiếu trong các ngành : y tế, giáo dục, giao thong vận tải……..
Trước hội nhập kinh tế của nước ta các sản phẩm cao su phải trải qua nhiều công đoạn cần có những quy trình công nghệ hiện đại, việc chế biến phải tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt để chế biến ra loại sản phẩm có tính chất cơ lý cao nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng mủ sau khi chế biến.
Vì vậy kiểm tra chất lượng sản phẩm cao su là khâu rất quan trọng mà các công ty quan tâm, với tầm quan trọng như thế là nguyên do thoi thúc em tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Khảo sát quy trình sản xuất và tìm hiểu các chỉ tiêu chất lượng của mủ khối SVR 3L”
Qua kiến thức đã được học ở trường do thầy cô truyền đạt và qua nghiên cứu đề tài từ đó giúp em mở rộng thêm kiến thức của mình.
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU
I.1.ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong những năm gần đây ngành cao su việc nam phát triển mạnh và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Các sản phẩm cao su ngày càng phong phú đa dạng, được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, trong công nghiệp và trong đời sống hang ngày. Để có được những đóng góp to lớn đó, các sản phẩm sơ chế đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó có mủ SVR 3L đây là mặt hàng chiến lược của các nhà máy sơ chế cao su hiện nay.
Cao su khối SVR 3L là loại sản phẩm được sản xuất ra từ các nhà máy sơ chế cao su và nó là nguyên liệu đầu vào của các nhà máy sản xuất các sản phẩm cao su nhằm đáp ứng ngày càng một tốt hơn nhu cầu của đời sống. Cao su là sản phẩm không thể thiếu trong các ngành : y tế, giáo dục, giao thông vận tải, sản xuất ôtô.
Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của dân số thế giới, đồng thời mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, thì những nhu cầu về sản phẩm cao su không chỉ tăng lên về số lượng mà còn đòi hỏi rất khắc khe về chất lượng.
Trước hội nhập kinh tế của nước ta các sản phẩm cao su cần phải trải qua nhiều công đoạn, những quy trình công nghệ hiện đại, việc chế biến phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt, để chế biến ra các loại mủ có giá trị đang được ưa chuộng đặc biệt là mủ khối SVR 3L. Để chế biến các loại sản phẩm có tính chất cơ lý cao nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng mủ thì phải đảm bảo tiến hành chặt chẽ các khâu trong quá trình chế biến là hết sức quan trọng. Đồng thời việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng là một khâu rất quan trọng mà các công ty đặc biệt quan tâm.
Từ những phân tích trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng cùa các loại sản phẩm cao su . Với tầm quan trọng như thế đã thôi thúc em chọn thực tập đề tài “ Tìm hiểu quy trình sản xuất và khảo sát các chỉ tiêu chất lượng của cao su khối SVR 3L “ tại nhà máy chế biến của Công ty Cao Su Lộc Ninh” nhằm cũng cố lại những kiến thức đã học và mở rộng thêm kiến thức của mình.
I.2. MỤC TIÊU –YÊU CẦU- GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
Cũng cố kiến thức về quy trình và các chỉ tiêu.
Đánh giá chất lượng sản phẩm.
Thực hiện đúng thứ tự phân công trong quá trình thực tập
Thực hiện đúng nội dung và hướng dẫn của cán bộ nhà máy.
Đúng theo quy trình các chỉ tiêu, thực hiện gắn liền với sản xuất của nhà máy.
Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh.
- Tìm hiểu quy trình sản xuất và khảo sát các chỉ tiêu chất lượng .
I.3. THỜI GIAN THỰC HIỆN.
Thời gian 5 tuần: từ ngày 9/5/2011 đến ngày 12/6/2011.
Kế hoạch thực hiện.
STT
Nội dung
Ghi chú
Tuần 1
-Tìm hiểu các thông tin về nhà máy Công ty Cao Su Lộc Ninh.
Tuần 2
-Tìm hiểu chung quy trình sản xuất SVR 3L.
-Các công đoạn: tiếp nhận-xử lý-đánh đông
Tuần 3
-Tìm hiểu chung quy trình sản xuất SVR 3L
-Các công đoạn: gia công cơ-gia công nhiệt-hoàn thành sản phẩm.
Tuần 4
-Tìm hiểu các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng sản phẩm mủ khối SVR 3L.
Tuần 5
-Xử lý các số liệu và hoàn thành báo cáo thực tập.
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN
II.1.Giới thiệu về cây cao su.
II.1.1 Trên thế giới:
Cây cao su ở Việt Nam gọi là cây cao su ba lá và tên khoa học là HeveaBrasili- ensis thuộc họ Euphorbiaceac (thuộc họ thầu dầu) cây HeveaBrasiliensis được tìm thấy ở vng chu thổ sông Amazon bao gồm các nước: Braxin, Bolivia, Peru Colombia, Ecuaado, Guiyane thuộc Pháp ở khu vực vỉ độ 5 Bắc và Nam Mỹ. Đây là vùng nhiệt đới ẩm ướt,lượng mưa trên 2000mm/năm,nhiệt độ cao và đều quanh năm. Có mùa khô kéo dài 3-4 tháng,đất thuộc loại đất sét tương đối giàu chất dinh dưỡng,có độ PH =4.5-5. Tầng đất canh tác sâu,thoát nước trung bình
Lịch sử phát triển của cây cao su thế giới chia thnhf các giai đoạn sau:
1500 1870 1914 Hiện nay
(cao su rừng) (cao su rừng + cao su sống) (cao su trồng)
.
Năm 1876 Henry wickham mang 70000 hạt cao su từ vùng Riotapazpc ở vùng thượng lưu sông Amazon về trông tại vườn thực vật Kew (Anh) và có 2700 hạt nảy mầm phát triển thành cây. Sau đó vào tháng 9 năm 1867 các cây cao su tại vườn Kew được đưa về vườn thực vật Ceylon (Sirilanca). Năm 1883 có 22 cây cao su sống tại vườn thực vật Ceylon được nhân giống trồng rộng khắp thế giới. Cho nên có thể nói nguồn gốc của cây cao su trên thế giới hiện nay là cao su Wickham có nguồn gốc tại thượng nguồn sông Amazon.
Năm 1879 Henry Ridley phát minh ra phương pháp khai thác mủ mới cho phép khai thác mủ nhiều lần mà vẫn bảo vệ vỏ cây và khai thác nhiều lần lớp vỏ như hiện nay. Phát minh này làm tăng giá trị sử dụng cao su thiên nhiên rất đáng kể.
Hiện nay cĩ gần 10 triệu hecta cao su trn thế giới v chủ yếu tập trung ở: Malaysia, Trung Quốc, Thi Lan, Indonexia, Việt Nam, Lo, Ấn Độ , Sirilanca…
Đến nay, sau hơn 100 năm du nhập và phát triển, cây cao su là cây công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Lịch sử phát triển của cây cao su trên thế giới có thể chia làm các giai đoạn sau
II.1.2. Ở Việt Nam
Năm 1897 Ông Raoul dược sỹ hải quan Pháp đã lấy được một số hạt ở GiaVa về gieo trồng ở vườn thí nghiệm. Ông Yêm (Bến Cát –Bình Dương) và một số hạt gửi cho bác sĩ YenSin ở nha trang. Ông YenSin đã lấy số hạt đó và xin thêm một số hạt nữa ở CoLomBo về trồng tại Suối Dầu Nha Trang và nơi đó trở thành vườn cao su đầu tiên ở Việt Nam.
Cây cao su thích hợp với khí hậu và đất đai ở nước ta nên từ thời gian đó người Pháp tiến hành trồng thử thấy phát triển tốt từ đó mở rộng diện tích trồng với số lượng lớn.
Cây cao su cũng góp phần không nhỏ trong việc xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động (khoảng hơn 300.000 người) đồng thời nó cũng góp một phần thu nhập không nhỏ về cho đất nước. Năm 2003 đã thu được 5.289.282 tỷ đồng từ xuất khẩu cao su và đã nộp ngân sách nhà nước 611.012 tỷ đồng. cây cao su ngoài việc mang lại lợi ích về kinh tế nó còn góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh, tươi, phủ xanh đất trống đồi núi trọc vừa có lợi ích về kinh tế, vừa có lợi ích về môi trường; phủ xanh đất trống đồi trọc; chống xói mòn; điều hoà khí hậu
Năm 1897 Raoul một dược sỹ hải quan Php lấy một số hạt cao su ở Giava về trồng ở phịng thí nghiệm ơng Ym (Bến Ct Bình Dương) và một số hạt trồng ở Nha Trang.
Năm 1897-1920 là giai đoạn thử nghiệm tốc độ trồng hàng năm khoảng 300ha.
Năm 1920 diện tích đạt được là 700ha.
Năm 1921-1945 là giai đoạn phát triển mạnh nhất diện tích đạt được là 138000ha. Sau năm 1945-1954 cao su bị trì trệ pht triển trồng ở Campuchia v Chu Phi.
Năm 1961 ở miền nam diện tích đạt được là 142770ha
Năm 1975 thốn nhất đất nước đến năm 1975 chúng ta khôi phục và trồng được 70000ha cao su.
Tình hình sản xuất cao su trong nước
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao được trồng phổ biến ở các tỉnh phía nam. Lúc đầu là do các đồn điền Pháp để lại nhưng chủ yếu là già cổi và là cây thực sinh nên năng suất thu được không cao. Xuất khẩu không đáng kể do chủ trương của thực dân Pháp và các nước tư bản thay đổi nên công nghiệp cao su ở nước ta không phát triển được, số cán bộ kỹ thuật cao su Việt Nam do thực dân pháp đào tạo hầu như không cịn.
Theo Tập đoàn cao su Việt Nam, cả nước hiện có 618.600 ha cao su, sản lượng 662.900 tấn. Riêng tập đoàn hiện có tổng diện tích cao su 242.228 ha, trong đó diện tích khai thác 168.689 ha, kế hoạch sản lượng năm 2009 phấn đấu 300.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình qun 20%/năm, lợi nhuận 4.198 tỷ đồng, nộp ngân sách 1.040 tỷ đồng.
-Hiện nay trên thị trường cao su được ưa chuộng và đánh giá loại cao, mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho nước ta nên phải chú trọng hơn trong các công tác quản lý khai thác vườn cây cao su nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho nước
II.2. Các công dụng của cây cao su.
Các sản phẩm làm từ cao su là thứ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người
Sản phẩm chủ yếu của cây là mủ cao su với đặc tính cao hơn hẳn cao su nhân tạo về độ co giãn, đàn hồi, chống nứt, chống lạnh tốt…..
Sản phẩm cao su có thể chia làm 5 nhóm:
+ cao su vỏ, ruột xe ,xe đạp.ô tô,mô tô ,máy kéo,..chiếm 70% lượng cao su thiên nhiên trên thế giới.
+ Cao su công nghiệp chiếm 7% sản lượng cao su thiên nhiên.
+ Quần áo, giày dép, áo mưa…..chiếm 8% lượng cao su thiên nhiên.
+ Cao su xốp làm gối ,đệm….chiếm khoảng 5% lượng cao su thiên nhiên.
+ Các sản phẩm khác : dụng cụ y tế, thể dục thể thao….chiếm 10% cao su thiên nhiên.
II.2.1. Gỗ cao su.
Vườn cây cao su hết thời kỳ khai thác mủ phải thanh lý, thì gổ là một sản phẩm quan trọng nhử làm pallet chứa các bành mủ cao su. Hiện nay người ta sử dụng gỗ cao su để chế biến các mặt hang cao cấp như : ván sàn, gỗ bao bì, làm bột giấy……
Chất đốt:các cành,rể cây cao su được tận dụng làm chất đốt trong nhà máy chế biến cao su tờ.làm chất đốt trong đòi sống.và trong các nghành công nghiệp
II.2.2. Dầu hạt cao su.
Hạt cao su chứa hàm lượng lớn dầu khoảng 15-20% .Dầu hạt cao su được sử dụng trong các công nghệ như : sơn và vecni, xà phòng, chất để pha chất kích thích mủ.
II.2.3.Latex
Mủ cao su được dùng sản xuất các sản phẩm như :
Mủ tờ gồm 5 loại từ RSS1 đến RSS5
MủSVRgồm9loại :SVR.SVR3L,SVR5,SVRCV60,SVRCV50,SVR10CV,SVR20CV,SVR10,SVR10,SVR20
Mủ ly tâm :2 loại HA và LA
II.3. Thành phần và cấu trúc mủ cao su.
II.3.1. Thành phần.
Mủ nước: (latex) là một dung dịch huyền phù chảy ra từ cây cao su khi cạo, nó có màu trắng sữa hoặc hơi vàng. Thành phần chính là cao su pha bên trong đóng vai trò là chất phân tán và serum chủ yếu là nước là pha bên ngoài đóng vai trò là môi trường phân tán.
Thần phần mủ nước gồm:
Thành phần
% khối lượng
Nước
52 - 70%
Cao su nguyên chất
30 - 40%
Protein
2-3%
Lipid
1-2%
Glucid
1%
Khoáng chất
0.3-0.7%
Thành phần các chất trên đây thay đổi theo giống cây, tuổi cây, tình trạng chăm sóc, khí hậu, thổ nhưỡng….
II.3.2. Cấu trúc mủ nước.
Cấu trúc mủ nước : gồm 2 phần
Phần rắn: Gồm những hạt cao su nguyên chất và các tạp chất không tan…
Hạt cao su có hình dạng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào giống cây, tuổi cây, khí hậu, mùa vụ. Các hạt này được cấu tạo bởi Hydrocacbon có tên gọi Cis 1.4 Polyisopren.
Hạt cao su gồm 3 lớp:
Ø Bên trong là lớp cao su nguyên chất
Ø Bên ngòai kế tiếp là lớp Lipid
Ø Ngòai cùng là lớp Protein
Phân tích hạt cao su thiên nhiên bằng thực nghiệm ta thu được các thông số:
Ø Hydrocacbon chiếm khoảng 86%
Ø Lipid chiếm khoảng 3%
Ø Protein chiếm khoảng 1%
Ø Nước chiếm khoảng 10%
Phần lỏng: chủ yếu là nước và các chất hòa tan trong nước…
II.3.3. Cấu tạo hạt cao su
Hạt cao su cấu tạo gồm 3 lớp: trong cùng là phân tử Cao Su nguyên chất (polyisopren), ở giữa là lớp lipid, ngoài cùng là là lớp protein (lớp bảo vệ).
Mô hình mặt cắt ngang của hạt cao su.
poly isoprene
Protein lipid
- Công thức phân tử của cao su thiên nhiên: (C5H8)n
- Công thức cấu tạo của cao su thiên nhiên:100% Poly isoprene dạng Cis 1,4
CH2 CH2
C =C
CH3 H
n
III.4. Tính chất của cao su thiên nhiên
III.4.1. Tính chất vật lí cua cao su thiên nhiên
- Tỷ trọng của sêrum : 1.02 g/ml
- Tỷ trọng của latex : 0.91 g/ml
- Sở dĩ serum có tỷ trọng cao hơn là do nó có chứa các chất hòa tan.
- Hệ số trương nở thể tích : 62x10-6/oC.
- Khả năng tỏa nhiệt khi đốt : 10,7 cal/g.
- Tính đàn hồi : cao su sống có khả năng đàn hồi cao.
- Tính cách điện : có khả năng dẫn điện rất yếu, thường được coi la chất cách điện.
III.4.2. Tính chất hóa học cua cao su thiên nhiên
III.4.2.1. Phản ứng lưu hóa
- Tạo sản phẩm đàn hồi hơn, bền với nhiệt, khó tan trong dung môi hữu cơ, có khả năng chống thấm khí cao.
- Phản ứng lưu hóa cao su là phản ứng tạo liên kết hóa học giữa các đại phân tử cao su, tạo mạng lưới không gian.
- Các chất lưu hóa: lưu huỳnh và các chất mang lưu huỳnh.
III.4.2.2. Phản ứng lão hóa
- Oxi cùng với trợ lực một số yếu tố khác như nhiệt lượng, ánh sáng, biến dạng cơ học.
- Hiện tượng của sự lão hóa cao su là bề mặt cao su bị nứt, bị mềm hoặc bị chảy nhão hoặc bị biến cứng…
III.5. Cơ chế chống đông và phương pháp chống đông mủ nước
III.5.1. Cơ chế chống đông
- Trong dung dịch kiềm có phản ứng:
NH3+-Pr-COO + OH NH2-Pr-COO + H2O
Muốn mủ ổn định thì phải duy trì pH ≥ 7 thì mủ ổn định. Để duy trì pH của mủ nước người ta đưa thêm các hóa chất có tính bazơ vào trong mủ nước. Các chất có tính bazơ như: HN3, NaOH, KOH, … thường để chống đông mủ nước là dung dịch amoniac từ 5% - 10%.
III.5.2. Phương pháp chống đông mủ nước
- Phương pháp được dùng chủ yếu là dùng NH3 3-5% NH3 trong mủ nước, đối với việc sản xuất cao su theo tiêu chuẩn Việt Nam. Đối với mủ ly tâm thì dùng dung dịch NH3 10 – 15%.
- Bất lợi khi dùng NH3 để bảo quản mủ nước là tốn nhiều axit để trung hòa và sản phẩm có màu nâu sẩm,thời gian xông sấy kéo dài hơn so với nồng độ bảo quản bình thường.
III.6. Cơ chế đông đặc và phương pháp đánh đông latex
III.6.1. Cơ chế đông đặc latex
- Phân tử đẳng điện được biểu diễn bằng ion NH3+-Pr-COO, chúng được tạo thành từ phản ứng thuận nghịch sau:
NH2-Pr-COOH NH3+-Pr-COO
- Trong dung dịch axit có phản ứng sau:
NH3+-Pr-COO + H NH3+-Pr-COOH
- Nếu mủ mất ổn định hóa học khi pH hạ xuống dưới 7. Các hạt tử cao su trong latex không còn khả năng chuyển động Brown nữa mà chúng dính lại với nhau tạo thành từng khối. Nếu quá trình đông tụ hoàn toàn thì mủ sẽ tách khỏi serum và nổi lên và gọi là mủ đông.
- Nếu để tự nhiên thì phải mất 2 -3 ngày mủ mới đông tụ hoàn toàn, trong khi yêu cầu vài tiếng là có thể đưa vào sản xuất thì phải dùng axit để đánh đông.
- Hiện nay, thường được các nhà máy dùng là CH3COOH 1-2%.
III.6.2. Các cách làm đông tụ latex
III.6.2.1. Đông đặc do vi sinh
- Latex tươi nếu bỏ ngoài trời sẽ bị đông. Hiện tượng này là do các enzym hay vi khuẩn làm biến đổi môi trường latex gây nên.
III.6.2.2. Đông đặc do acid
- Khi cho acid vào latex các hạt cao su sẽ kết khối nhanh chống do sự thêm acid làm cho pH của môi trường bị hạ xuống và giúp cho lớp protid bao quanh hạt cao su trong latex đạt tới độ đẳng điện lúc này lực tĩnh điện giữa các hạt không còn nữa và latex sẽ đông đặc.
III.6.2.3. Đông đặc do cồn
- Do tác dụng khử lớp nước bao xung quanh lớp protein của cồn, ta biết răng lớp protein bám xung quanh hạt cao su có khả năng hút nước mạnh và lớp vỏ phân tử nước này chống lại sụ tiếp xúc trực tiếp giửa các hạt cao su vói nhau,nhưng cồn cao độ lại có tính chất khủ nước mạnh:khi nồng độ của nó trong serum đủ lớn nó sẻ hạ thấp khả năng hút nước của lớp protein bám xung quanh hạt cao su. Hạt cao su lúc này chỉ còn một yếu tố về điện tích không đủ để đảm bảo cho tính ôn định và gây ra sự đông đặc.
III.6.2.1. Đông đặc bằng khuấy trộn
- Khi khuấy trộn mạnh và kéo dài, latex sẽ đông đặc do việc khuấy trộn đã làm cho động năng trung bình của hạt cao su tăng lên, khi động năng này đạt đến trị số đủ lớn để chế ngự được lực đẩy điện tử và vô hiệu hóa khả năng hút nước của lớp protein.
III.6.2.1. Đông đặc nhiệt
- Latex có thể bị đông đặc bỡi sự làm lành, khi hạ nhiệt độ của latex xuống tới – 150C và đưa về nhiệt độ thường thì nó sẽ đông đặc. Nguyên nhân là sự hạ nhiệt độ làm phá vỡ hệ thống hấp thụ nước của lớp protein.
III.6. 3. Các phương pháp đánh đông
III.6. 3.1. Đánh đông bằng thủ công
- Trước hết mủ được lọc qua rây đo các chỉ tiêu: TSC%, DRC%, pH, pha loãng mủ để có DRC% thích hợp rồi xả mủ xuống các mương hoặc bắc với một lượng quy định. Xác định lượng acid axetic 2% hoặc acid formic 1% cho từng muong hoặc từng bắc đổ đều lượng acid lên trên bề mặt mủ dùng cào trộn đều kiểm tra pH ở 3 vị trí đầu, giữa và cuối.
III.6. 3.1. Đánh đông bằng cách tạo dòng rối
- Sau khi đã pha loãng mủ và acid theo nồng độ yêu cầu, tiến hành xả mủ và acid cùng lượt ở van điều chỉnh sao cho lượng mủ và lượng acid chảy thích hợp nhất đồng đều nhất theo tỉ lệ đã được tính toán trước. Kiểm tra pH ở ba vị trí đầu, giữa và cuối sao cho pH đạt được mức yêu cầu.
III.6. 3.1. Đánh đông bằng phương pháp CI
- Cho mủ nước đã được pha loãng trong bể hỗn hợp sau đó cho lượng acid tương ứng vào, dùng máy khuấy trộn đều mủ nước và acid trong thời gian thích hợp nhất rồi xả thẳng xuống mương.
III.6. 3.1. Đánh đông già chín
- Sau khi sử dụng các phương pháp đánh đông trên. Nếu cao su chế biến từ 24h trở lên, nếu không bão vệ mủ tốt thì bề mặt mủ đông dể bị oxy hóa và bề mặt có màu vàng nâu. Để giảm bớt hiện tượng này người ta phủ lên trên bề mặt mủ một lớp nước khoảng 10- 15cm thì các phân tử phi cao su khi lên men trong viecj đánh đông già chín sẽ có tác dụng như những chất làm tăng vận tốc lưu hóa đồng thời có tác dụng chống lão hóa cao su.
* Cao su tổng hợp
1.3.1 Cao su Styren – Butadien – Rubber ( SBR)
- Cao su SBR là loại cao su được sản xuất nhiều nhất , phổ biến nhất trong các loại cao su tổng hợp.
Cao su SBR là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp giữa Styren và Butadien.
- Butadien1,3 có cấu tạo CH2=CH–CH=CH2 , được sản xuất từ sản phẩm dầu mỏ như butan, butylene, trong đó butylene là nguồn nguyên liệu chính được tạo thành từ quá trình nhiệt phân tại các xưởng lọc dầu.
- Styren được sản xuất từ ethyl benzen do tác dụng của benzen và ethylen có cấu tạo CH2=CH–C6H5
Tính năng cơ học:
+ Tính chống nứt thấp, đặc biệt ở nhiệt độ cao, ở 100oC tính chống nứt giảm 60%.
+ Tính chịu nhiệt thấp, ở 94OC cao su lưu hoá bị mất đi 2/3 cường lực và 30% tỉ lệ giãn dài.
+ Độ loang vết nứt lớn.
Tính năng thao tác trong sản xuất:
+ Tiêu hao năng lượng trong quá trình sơ và hỗn luyện lớn. Nếu sơ hỗn luyện lâu dẫn đến độ dẻo kém dần vì tạo ra trong khối cao su các liên kết không gian 3 chiều.
+ Độ dẻo thấp nên khó điền đầy khuôn.
+ Nhiệt nội sinh ra lớn.
+ Tốc độ lưu hoá chậm hơn so với cao su thiên nhiên.
Phạm vi ứng dụng:
Làm vật liệu chịu cơ tính, cấu kiện dùng trong xây dựng, lốp ôtô.
1.3.2 Cao su Nitrile (NBR)
NBR là polyme đồng trùng hợp từ butadien 1-3 và acrylonitrile. Đây là loại cao su đặc biệt có tính kháng dầu nên được ứng dụng trong các sản phẩm chịu dầu.
Tính năng của cao su:
Cao su NBR có 5-6 loại tùy vào hàm lượng acrylonitrile từ 18 – 50% và tính chất của cao su quan hệ trực tiếp đến hàm lượng các chất này
1.3.2 Cao su Nitrile (NBR)
Tính chất của cao su nitrile với hàm lượng acrynitrile tăng dần
( Hàm lượng acrylonytrile tăng từ 18 – 50%)
Tính kháng dầu tăng
Lực kéo đứt tăng
Độ cứng tăng
Độ kháng mòn tăng
Kháng thấm khí tăng
Kháng nhiệt tăng
Độ chịu lạnh giảm
Độ nảy giảm
Cao su Nitrile có hàm lượng acrynitrle rất cao được sử dụng để sản xuất các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với xăng dầu, dung môi, dầu họ thơm, dầu thực vật,…
Loại có hàm lượng acrynitrle trung bình và thấp được sử dụng làm các sản phẩm mềm dẻo ở nhiệt thấp phổ biến hơn là sản xuất các sản phẩm chống dầu.
Tính kháng lão hóa của cao su nitrile rất tốt, nhất là kháng nhiệt: 90oC ở điều kiện sử dụng liên tục, 120oC sản phẩm làm việc được 40 ngày và 150oC sản phẩm làm việc được 3 ngày. Tuy nhiên tính kháng ozone yếu do đó người ta thường thêm nhựa PVC vào hỗn hợp.
Loại cao su này có tính kháng mỏi tốt, kháng biến dạng nén tốt, kháng mòn tốt và tính kháng thấm khí cũng khá tốt nếu có hàm lượng acrynitrile ca