Địa hình của Liên B an g Nga chủ y ếu là đồng b ằn g thấp và các miền đất cao. Phần lớn đất đai
của Liên Bang N ga là đồn g bằng rộn g lớn ở cả châu Âu và châu Á như đồng bằn g Đông Âu,
đồng bằn g Tây Xibia. Các đồn g bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về
p hía Bắc, cùng với các lãnh n guy ên dọc theo bờ biển p hía Bắc. Cá c dãi n úi chủ yếu nằm ở
biên giới phía nam và p hía đôn g như dãi Cap ca, dãi Antai, dãi Xian, dãi Veckhoian và đặc
biệt là dãi Uran chạy dài từ Bắc xuốn g Nam, tạo ra sự p hận chia ranh giới giữa châu Âu và
châu Á. Nhiều con sôn g chả i qua nước Nga, chủ y ếu là nhữn g con sông lớn như sông Enitxay ,
sông Von ga, sông Obi, Sôn g Xibia
Sôn g Xiabia chia đất nước Nga thành hai p hần: Phía Tây chủ yếu là đồng bằn g, bao gồm
đồng bằn g Đôn g Âu cao, màu mỡ p hù hợp p hát triển lươn g thực_thực p hẩm và chăn nuôi,
đồng bằn g Tây Xiabia tuy nhiều đầm lầy nhưng có nhiều dầu mỏ và khí đốt, ngo ài ra còn có
dãy Uran có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào. Phía Đông chủ yếu là núi và cao nguy ên,
giàu tài n guy ên khoáng sản và lâm sản.
44 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát tâm lý du lịch nước Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Khảo sát tâm lý du lịch nước Nga
2
KHÁI QUÁT CHUNG Về ĐấT NƯớC VÀ CON NGƯờI NƯớC NGA
I.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ và LÃNH THỔ
I.1.1Vị trí địa lý.
Liên Bang Nga là một đất nước có diện tích lớn nhất Thế giới 17,1 triệu km
2
, trải dài từ Đông
Âu đến Bắc Á. Liên Bang Nga có 11 múi giờ, giáp với 14 quốc gia. Đặc biệt Liên Bang Nga
có đường bờ biển dài trên 37.000km dọc the Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, biển
Bant ich, biển Caxp i và biển Đen.
I.1.2.Địa hình.
Địa hình của Liên Bang Nga chủ y ếu là đồng b ằng thấp và các miền đất cao. Phần lớn đất đai
của Liên Bang N ga là đồng bằng rộng lớn ở cả châu Âu và châu Á như đồng bằng Đông Âu,
đồng bằng Tây Xibia. Các đồng bằng n ày chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về
phía Bắc, cùng với các lãnh nguyên dọc theo bờ biển phía Bắc. Các dãi núi chủ yếu nằm ở
biên giới phía nam và phía đôn g như dãi Capca, dãi Antai, dãi Xian, dãi Veckhoian…và đặc
biệt là dãi Uran chạy dài từ Bắc xuống Nam, tạo ra sự phận chia ranh giới giữa châu Âu và
châu Á. Nhiều con sông chả i qua nước Nga, chủ yếu là những con sông lớn như sông Enitxay ,
sông Vonga, sông Obi, Sông Xibia…
Sông Xiabia chia đất nước Nga thành hai phần: Phía Tây chủ yếu là đồng bằng, bao gồm
đồng bằng Đông Âu cao, màu mỡ phù hợp phát triển lương thực_thực phẩm và chăn nuôi,
đồng bằng Tây Xiabia tuy nhiều đầm lầy nhưng có nhiều dầu mỏ và khí đốt, ngoài ra còn có
dãy Uran có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào. Phía Đông chủ yếu là núi và cao nguy ên,
giàu tài nguy ên khoáng sản và lâm sản.
I.1.3.Điều kiện tự nh iên.
Đất nước Nga có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dang và dồi dào như: dầu mỏ, than đá,
sắt, đồng, khí tự nhiên...Nga được xem là siêu cường năng lượng, có dự trữ khí tự nhiên lớn
nhất Thế giới, đứng thứ hai về t rữ lượng than, thứ tám về trữ lượng dầu mỏ.
Nga có diện tích rừng lớn nhất Thế giới vớ i 886 triệu ha, chủ yếu là rừng taiga, rừng lá
kim…vì thế Nga còn được xem là “lá phổi của châu Âu”, đứng thứ hai sau rừng Amazon về
khả năng hấp thụ carbon d ioxide, những cánh rừng của N ga đã sản xuất ra một khối lượng lớn
Oxy không chỉ cho châu Âu mà cho toàn Thế Giới, vì thế mà động thực vật ở Nga rất phong
phú và đa dạng.
Khí hậu ở Nga được hình thành dưới nhiều yếu tố xác định. Khí ôn đới chiếm phần lớn diện
tích, phía Bắc có khí hậu cận cực, phía Nam có kh í hậu cận nhiệt, sự xa tách khỏi b iển của
một số vùng dẫn đến khí hậu lục địa ấm. Trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt là
mùa Đông và mùa Hè, mùa Xuân và mùa Thu chỉ là những giai đoạn thay đổi ngắn giữa thời
3
tiết cực thấp và cực cao. Tháng lạnh nhất và tháng 1 (tháng 2 ở bờ biển), tháng nóng nhất
thường là tháng 7. Vào mùa Đông nhiệt độ lạnh đi từ phía Nam tới phía Bắc, mùa hè có thể
khá nóng và ẩm, thậm chí tại vùng Xibia và một phần nhỏ của bờ biển Đen có khí hậu nhiệt
đới.
Với những điều kiện tự nh iên như thế, Liên Bang Nga có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế
đa ngành, nền kinh tế của N ga chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng hóa như dầu mỏ, khí đốt, kim
loại và gỗ.
I.1.4.Dân cư_xã hội.
Liên Ban g N ga là một quốc gia có dân số là 144 t riệu người (đứng thứ 8 trên Thế Giới) và là
một xã hội đa sắc tộc, là nơi sinh sống của trên 160 nhóm sắc tộc. D ù dân số N ga khá lớn
nhưng mật độ dân số ở Nga khá thấp , do diện tích rộng lớn của nước này . Dân cư phân bố
không đồng đều, tập trung phần lớn ở phía Tây và thưa dần về p hía Đông và có đến 73% dân
cư sống tập trung ở thành thị.
Nga có một hệ thống giáo dục miễn phí bảo đảm cho mọi công dân theo Hiến pháp, tỉ lệ
người b iết chữ là 99,4%. Việc đặt giáo dục lên hàng đầu như vậy cũng là sự ưu tiên hàng đầu
cho khoa học và kỹ thuật trong giáo dục, y tế, toán học, khoa học và khoa học vũ trụ…cung
cấp lực lượng nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực cong nghệ cao, công nghệ mới…
Liên Ban g Nga là một quốc gia đông dân, có t rình độ dân trí cao, có độ i ngũ khoa học kỹ
thuật, kỹ sư lành nghề…vì thế mà tiềm năng du khách từ đất nước này rất lớn, bởi đội n gũ lao
động ở đất nước này phần lớn là làm về ngành công nghiệp,ngành khoa học cơ bản nên họ
thường phải làm việc trong một môi trường căng thẳng n ên du cầu được đi du lịch thư giãn rất
cao. Tuy nhiên đôi tượng du khách này cũng rất khó phục vụ,bởi họ là những người có trình
độ dân trí cao và họ đến từ một quốc gia có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, khoa
học kỹ thuật phát triển và họ có một tài sản về văn họ c_nghệ thuật, các công trình kiến trúc vô
cùng to lớn.
I.1.5 Giao thông vận tải
I.1.4.Giao thông vận tải của nước Nga:
Giao thông vận tải ở Nga rất phát triển,hệ thống đường sắt ở N ga có tổng chiều dài là
149.000km, đường cao tốc 952km,tàu điện ngầm là phương tiện vận chuy ển chủ yếu ở các
vùng đô thị,Maxcova đứng đầu thế giới về lượng vần chuyển hành khách,mỗi năm có đến 2,5
tỉ lượt người sử dụng tàu điện ngầm,
Đường sông 95.900 km,đường giao thông quan trọng nhất là sông Vonga vứi cơ sở hàng tầng
được thiết kế để tàu thủy có k ích thước và trọng tải tương đối lớn lưu thông. N ga là một quốc
gia có vị trí tiếp giáp với nhiều biển lớn nhỏ,vì vậy Nga có rất nhiều cảng và hải cảng,độ i
4
thương thuy ền của Nga là một phương tiện quan trong để kết nối Nga với các nước khác
như:Arkhangel'sk, Ast rakhan', Kaliningrad, Kazan', Khabarovsk, Kholmsk, Krasnoyarsk,
Moscow, M urmansk, Nakhodka, Nevel'sk, Novorossiysk, Petropavlovsk-Kamchatskiy, Saint
Petersburg, Rostov, Sochi, Tuapse, Vladivostok, Volgograd, Vostochnyy , Vyborg
Nga có khoảng trên 300 công ty hàng không,với 2.743 sân bay,chỉ riêng thành phố
Maxcova đã có đến 4 sân bay quốc tế,và hiện n ay đã có nhiều chuyến bay trực tiếp từ Nga
đến Việt Nam như hãng hàng không Transaero mở đường bay thẳng nối liền thủ đô M oskva
đến TP.HCM ,gần đây nhất hãng hàng không Vladivostok (Vladivostok Air) chính thức mở
đường bay quốc tế từ hai thành phố: Vladivostok và Khabarov (vùng Viễn Đông, Liên b ang
Nga) đến Sân bayquốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) và ngược lại.,vì thế mà khách du lịch từ
quốc gia này đến Việt Nam cũng thuận tiện hơn.
Đường ống: dầu thô 48km,sản phẩm dầu khí 15.000km;kh í ga tự nhiên 140.000km..Đường
hàng không vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu,có hơn 300 công ty hàng không lớn nhỏ ở Nga,với
2.743 sân bay.Cái này M ko bit có nên đưa vào ko
I. NHữNG ĐặC ĐIểM VĂN HÓA NƯớC NGA
Khi nói đến văn hóa của Nga chúng ta không thể không nhắc đến những vấn đề sau:
1. Văn học Nga
Văn học Nga đã bắt đầu xuất hiện trong những người Xla-vơ Đông, sau phong trào cơ
đốc hoá vào thế k ỷ thứ 10. Những bài văn tế lễ được viết bằng ngôn ngữ thế tục đã làm
cho văn học Nga phát triển nhanh chóng.
Trong suốt thế kỷ 16, hầu hết những tác phẩm văn học đều có chủ đề tôn giáo hoặc do
những người trong những lĩnh vực tôn giáo v iết ra. Trong số những tác phẩm nổi bật
nhất từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14 có bộ Biên niên sử Nguyên thuỷ, một tác phẩm về các
sự kiện lịch sử và truy ền thuyết, Bài thơ về Chiến dịch của Igor, một thiên anh hùng ca
bằng thơ nói về các trận đánh chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ. Những tác phẩm thuộc các
thể loại mang tính thế tục, chẳng hạn các câu chuyện trào phúng, đã bắt đầu xuất hiện
vào thế kỷ 16.
Một số tiểu thuyết ngắn và chuyện châm biếm của thế kỷ 17 cũng đã sử dụng tiếng
Nga bản xứ. Tác phẩm theo thể loại thơ ca đầu tiên của N ga (cuốn “Cuộc đời của vị
tăng lữ Avvakum” - năm 1670, là một tác phẩm tự thuật hiện thực đi tiên phong vốn
tránh được phong cách hoa mỹ kiểu nhà thờ) đã được viết vào thế kỷ 17.
5
Thế kỷ 18, đặc biệt là dưới triều đại của Peter đại đế và Catherine Đại đế, là một giai
đoạn chịu ảnh hưởng rất mạnh của phương Tây. Văn học Nga trong một thời gian
ngắn đã bị lấn át bởi chủ nghĩa kinh điển châu Âu trước khi chuyển sang chủ nghĩa đa
cảm vào năm 1780. Lúc đó những câu chuyện bằng văn xuôi gồm những chuyện giang
hồ hay những chuyện châm biếm, đã phổ biến với giai cấp trung lưu và hạ lưu, trong
khi những người quý tộc đọc chủ yếu là văn học phương Tây. Việc thế tục hoá nhà thờ
Chính thống giáo ở N ga của Peter đã có những ảnh hưởng rất lớn đối với những chủ
đề về tôn giáo trong văn học. Dưới thời Catherine, báo chí trào phúng được mô phỏng
theo Anh quốc, đồng thời thơ ca và kịch cũng được phát triển.
Đến thế kỷ 19 văn học Nga đã hình thành một truyền thống thể hiện những vấn đề
trong cuộc sống thực tế và những nhà văn từ thế kỷ 18 đã làm giàu hơn ngôn ngữ Nga
bằng những yếu tố mới. Những nhà văn của thế hệ này đã có những đặc điểm chung
quan trọng: sự chú ý đến thực tại việc mô t ả chi tiết đời sống hàng ngày ở N ga, xoá bỏ
sự ngăn trở trong việc mô tả những điều tục tĩu xấu xa trong cuộc sống và một thái độ
châm biếm đối với những chuy ện t ầm thường và khuôn sáo. Tất cả những yếu tố này
đã thể hiện trong dạng tiểu t huyết và truyện ngắn vay muợn của Tây Âu, nhưng những
nhà thơ của thế kỷ 19 cũng có nhiều tác phẩm để đời.
Kỷ nguyên của chủ nghiã Hiện thực bắt đầu khoảng năm 1850. Trong thời kỳ này các
chuẩn mực mới v ề ngôn ngữ, chủ đề, hình thức và kỹ thuật miêu tả đã được phát tr iển.
Pushkin đã được coi như nhà thơ vĩ đại nhất của Nga. Lermontov thì đã đóng góp cho
văn học bằng cả t hể loại văn xuôi lẫn thể loại thơ ca. Gogol được công nhận như người
khai sinh ra văn xuôi hiện thực và hiện đại của Nga. Những nhà văn viết văn xuôi có
tầm cỡ nhất trong kỷ nguyên này là Ivan Turgennev, Fedor Dostoyeveskiy và Lev
Tolstoy.
Những t iểu thuyết Tội ác và trừng phạt, Anh em nhà Karamazov của Dostoyeveskiy
cũng như những cuốn Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina của Tolstoy là những
tác phẩm kinh điển của văn học thế giới.
Khuôn mặt chính của văn học trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 19 là Anton
Chekhov, người đã viết cả hai thể loại kịch và truyện ngắn. Chekhov là một người theo
thuyết duy thực, đã khảo sát những mặt yếu của từng cá nhân hơn là của xã hội.
6
Những vở kịch của ông như Vườn cây anh đào, Chim hải âu, Ba chị em đến ngày nay
vẫn được trình diễn trên khắp thế giới.
Đến thập kỷ 1890, thơ ca của Nga đã được phục hồi và định hình lại bởi một số thi sĩ
theo trường phái tượng trưng, mà người đại biểu nổi bật nhất là Aleksandr Blọk. Sau
đó có nhiều nhóm nhà văn khác, theo những trường phái khác nhau cũng đã đóng góp
tích cực vào nền tảng của văn học N ga, như Leonid Adreyev, Ivan Bunin, M aksim
Gorkiy, Vladimia Korolenko và A leksandr Kuprin. Maksim Gorkiy trở thnàh khuôn
mặt hàng đầu của chế độ Bôn-sê-vích và Xô Viết trong những thập kỷ 1920 và 1930.
Năm 1933 Bunin đã trở t hành nhà văn Nga đầu t iên nhận giải Nobel văn chương.
Thời kỳ ngay sau cách mạng Nga là một giai đoạn thử nghiệm của văn học và cũng đã
nổi lên nhiều nhóm nhà văn khác nhau. Hầu hết những tác phẩm trong thập kỷ 1920
mô tả cuộc nội chiến hoặc sự đấu tranh giữa người Nga cũ và người Nga mới. Tác
phẩm chiếm ưu thế trong giai đoạn này là Thép đã tôi thế đấy của Nikolay Ostrovskiy.
Một tác phẩm độc đáo của thập kỷ 1930 là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc nội chiến,
cuốn Nhà quý tộc im lặng của M ikhail Sholokhov, đã mang đến cho tác giả của nó giải
Nobel văn học năm 1965.
Trong thời gian từ 1953 đến 1991, văn học Nga đã sản sinh ra một tầng lớp nhà văn ưu
hạng. Cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của Past ernak đã gây nhiều xúc động khi được
xuất bản ở phương Tây năm 1957. Giải thưởng Nobel văn học năm 1958 đã được công
bố cho Pasternak qua tác phẩm này. Cuốn Một ngày trong đời của Ivan Denissovich
của Aleksandr Solzhenitsyn là một bước ngoặt của thời đại này. Năm 1987 Brodsky đã
đoạt giải Nobel văn học.
Văn học dân gian Nga đã có quá trình phát triển hàng chục thế kỷ, một kho tàng văn
học đậm đà tính dân tộc mà chúng ta chưa khai thác được nhiều.
Văn học phong kiến Nga với tư tưởng cổ điển chủ nghĩa đã phản ánh tư tưởng chính
thống của nền quân chủ Đại Nga - một quốc gia lớn ở Đông Âu.
Đầu thế kỷ XIX, văn học lãng mạn Nga đột ngột xuất hiện, tiến nhanh tới đỉnh cao rồi
lại chuy ển ngay sang trào lưu hiện thực chủ nghĩa với những tác giả, tác phẩm xuất
sắc, khiến Tây Âu vốn tự hào về những thành tựu rực rỡ của văn học lãng mạn và hiện
thực cũng phải kinh ngạc và thán phục.
7
Văn học Nga có phong cách riêng biệt, khác lạ. Đặc biệt, tư tưởng dân chủ bộc lộ
trong văn học mạnh mẽ đến mức tạo ra nhu cầu đòi hỏi tư tưởng xã hội chủ nghĩa như
một qui luật tất yếu. Vì lẽ đó, Lênin đã coi tác phẩm của L.Tonxtôi là "tấm gương
phản chiếu cách mạng N ga". Đó là đóng góp quan trọng của văn học Nga vào nền văn
học thế giới. Những tác phẩm của , Lermontov, Gogol, L.Tonxtôi, Dotstoievski,
Sekhov... đã trở thành t ác phẩm cổ điển cùng với thành tựu lý luận, phê bình của
Bielinski, Tsernysevski... còn đặt nền móng lí luận và gây ảnh hưởng sâu sắc đến cả
thế kỷ sau.
Văn học Nga Xô viết là một bước tiến hóa cao trong tiến trình văn học của nhân loại.
Gần 7000 người cầm bút viết văn trong dân số 300 triệu người (số liệu 1975) với bút
pháp đa dạng, đề tài phong phú, giáo trình này thật khó lựa chọn những gương mặt
thực sự tiêu biểu cho nền văn học N ga.
(ĐẠI HỌC AN GIANG - Phùng Hoài Ngọc - 2008).
2. Ẩm thực Nga.
Đôi nét về ẩm thực Nga:
Các món ăn chính thường chế biến từ thịt, thường là thịt bò, thịt cừu, hay thịt heo, đôi
khi kèm với nấm, kem chua hay nước sốt pho mát. Thịt cũng được dùng trong món
Pelmeny (пельмени), một dạng bánh bao của Nga. Hầu hết các quán ăn đều có nhiều
món khác nhau cho khách lựa chọn và những nhà hàng cũng có những món ăn chay
hấp dẫn, chẳng hạn như món đậu hầm hay món cà tím nhồi. Cá đã được ướp là món
khai vị phổ biến, trong khi cá tươi, thường là cá hồi, cá t ầm hay cá peeca-thường là
món ăn chính trong các nhà hàng có uy tín.
Do ở Nga có rất nhiều sông, hồ, rừng rậm nên trong ẩm thực của nước này có một số
lượng lớn các món ăn từ cá, thịt rừng, nấm và quả rừng. Vì vậy, món ăn chính trong
bữa ăn của người Nga chắc chắn phải có 1 trong những thứ này. Thường thì sẽ là cá,
thịt bò, thịt cừu hầm hoặc nướng được ăn kèm với rau và khoai tây. Mà dân ở đây
thích ăn khoai tây, họ có cả thảy hơn 1000 món làm từ khoai tây. N goài những món
8
đơn giản như khoai tây rán, khoai tây luộc, còn có khoai tây nhồi thịt băm và nấm, thịt
băm viên t ẩm khoai t ây rán, bánh nướng làm bằng khoai tây…
Ở Nga có 2 món ăn rất nổi tiếng đó là là bánh mì đen và salad Nga. Trong tục ngữ của
nước N ga, bánh mì đen được ví như là cha ruột của mỗi người vậy. Điều quan trọng
khi làm bánh mì đen là phải mua được bột mì đen chứ không phải bột mì vàng như
bình thường, còn đâu thì tùy thuộc vào công thức ở mỗi nơi mà có cần ủ chua hay
không thôi. M ón salad Nga có bí quyết lại nằm ở việc có mua được đúng loại
Mayonaise của Nga hay không. Còn về cách làm thì chắc là ai chẳng biết, đơn giản là
rau củ quả luộc chín rồi trộn với mayonaise.
Ẩm thực nước Nga rất đa dạng nhưng hầu hết người Việt Nam khi nhắc đến nước Nga
là nhắc đến món trứng cá hồi, bánh mì đen và salad Nga. Ngoài ra phải kể đến đó là
loại rượu Vodka nặng độ hơn cả rượu Nàng hương Việt Nam.
Những món ăn Nga từ trứng cá hồi với bánh mỳ nướng, súp củ cải đỏ ăn với bánh mỳ
đen, cuống t ỏi muối, chả gà Kiep, cá khô Atrakhan, súp củ cải đỏ, bánh cuốn
Lêningrát... mang phong vị Nga nhưng lại rất phù hợp với khẩu vị của người Việt
Nam.
Café của Nga có đặc điểm là loãng vô cùng đến nỗi mỗi người uống tầm 1 lít café là
chuyện bình thường. Bên cạnh đó, bánh trái của Nga có nhiều loại, đặc trưng nhất là
món bánh Pirog (một loại bánh nướng) hay Vatrushka (bánh có nhân phomat tươi).
Phần lớn bánh ở đây sẽ được làm từ bột mì và nhân bên trong thì đủ loại, có thể là
mứt, hoa quả, phomat… tùy vào sở thích của mỗi người!
Một số món ăn truyền thống ở Nga:
Borsh (Борщ): Borseht là món súp cổ điển của Nga, món này gồm có nhiều thành
phần chính với màu sắc tươi sáng nhất là của cải đỏ. Món này thường được ăn lạnh
vào mùa hè và ăn nóng vào mùa đông. Đôi khi người t a thêm thịt hoặc nấm vào món
ăn này. Lúa mạch cũng được cho vào để món ăn thêm đặc Kassha (Каша): (cháo đặc)
là món ăn chính của người N ga trong bữa điểm t âm, được nấu bằng sữa với yến mạch,
kiều mạch hay bột hòn.
Bnili (Блины): Bnili là một loại bánh kếp nhỏ, trong có nhồi trứng cá muối, cá, bơ
lỏng hoặc kem chua.
9
Tsipleonok tabaka (Цыпленок табака): đây là món thịt gà, trong đó thịt nướng bằng
xiên.
Shi (Щи): món Sehchi bao gồm bắp cải nhồi và ớt ngọt nhồi cơm và thịt băm. Người
ta ăn món này với nấm và kem chua.
Varenniki (Вареники): Đây là món bánh bao dùng để ăn sáng, trong ruột có các loại
quả mọng, quả anh đào hay mứt.
Cốt lết gà kiểu Nga (Котлеты): người ta nghiền nhỏ thịt gà, cho thêm một ít bơ và
kem để giữ cho thịt được ẩm. Trong món này, vị mượt mà của cốt lết gà có t ẩm bơ
tương phản một cách hài hoà với vị tuơi của loại rượu vang mà người ta uống kèm.
Muốn cho hương vị được tuyệt hảo, người ta dùng rượu vang Beaujolais của Pháp
hoặc rượu Merlot ở vùng Trent ino của Bắc Ý.
Thịt cừu nướng xiên (Шашлык): Theo truyền thống món ăn này được làm bằng thịt
cừu, nhưng người ta cũng có thể làm bằng thịt heo, thịt bò, thịt gia cầm, hoặc cá tầm.
Điều quan trọng nhất là thịt hay cá phải tươi và chưa được ướp lạnh. Nếu làm bằng thịt
gà, thời gian ướp bằng nước ướp sẽ lâu hơn.
Mì ống hầm (Макароны): Đây là món mì ống nấu theo kiểu Nga với pho mát vàt thật
nhiều rau. Sự kết hợp của các thành phần này là tuyệt vời. Người ta cũng có thể cho
thêm bông cải hoặc cà rốt để tăng thêm độ phong phú cho món ăn.
Seledka (Селедка): Cá trích là món rất khoái khẩu của người Nga, cùng với dưa chuột
ri và các loại thịt nguội và các món trộn. Bánh kếp ăn với trứng cá muối cũng là một
món phổ biến. Trứng cá muối đỏ ở đây rất rẻ và là đối thủ của trứng cá muối đen.
Thưởng thức trà theo kiểu Nga:
Để thưởng thức trà N ga, bộ ấm tách bằng sứ là đặc biệt cần thiết. “Lưới coban” của
Nhà máy sứ Lomonosov từ xưa đến nay vẫn được coi là bộ ấm tách uống trà Nga cổ
điển.
Việc pha loãng trà bằng nước sôi luôn trong tách là nét đặc trưng của cách thưởng thức
trà N ga.
Trong các nghi thức uống trà truyền thống của các nước khác (như Trung Quốc, Nhật
Bản và Anh Quốc) trà được rót ngay từ ấm trà ra và uống liền. Tại Nga, trà luôn được
10
pha loãng ra - do đó, ngoài bộ ấm chén phà trà đạt tiêu chuẩn, khi thưởng thức trà Nga
cần phải có cả hũ đựng nước sôi riêng.
Trước đây, những chiếc ấm Samovar đảm bảo rất tốt chức năng này. Ngày nay, nước
sôi có thể rót thẳng từ siêu đun nước nhưng tốt hơn hết là sử dụng loại s iêu lớn chứa
đầy nước sôi. Sau khi đun sôi nước và pha trà, nước sôi sẽ được rót sang chiếc siêu
này rồi từ đó – rót ra các t ách, như vậy rất tiện và hợp lý. Chanh là thành phần quan
trọng t hứ 2 trong cách thưởng thức trà của người Nga. Chanh được cắt thành từng lát
mỏng rồi cho vào tách.
Toàn thế giới đều cho rằng, trà với chanh là phát minh của người Nga và cách thưởng
thức trà này được gọi là “Trà N ga”. Đó là lý do vì sao trên bàn trà Nga nhất định phải
có chanh.
Còn một đặc điểm nữa khá quan trọng trong cách thưởng thức trà N ga đó là trà pha
sẵn và được uống liền. Tất nhiên, đó phải là trà đen. Hiện nay phần lớn người dân N ga
ưa chuộng loại trà có hương thơm đặc trưng và mùi vị mạnh của Xrilanca, Ấn Độ hơn
là loại trà có mùi vị thanh đạm và hương thơm t ao nhã có trong trà Trung Quốc. Bởi
vậy, nếu bạn muốn thưởng thức đúng khẩu vị trà N ga hiện đại – hãy pha loại trà đặc
xứ Xrilanca.
Bộ đồ trà bằng sứ, ấm trà, chanh và trà Trung Quốc hay Xrilanca – đó là những thành
phần cần thiết để có t hể thưởng thức trà theo đúng kiểu Nga. Sẽ thật tuyệt vời nếu trên
bàn trà có cả một chiếc ấm Samovar hiện đại, nó sẽ làm chiêc bàn trông đẹp hơn và tạo
ra bầu không khí ấm cúng, tiện nghi và thực sự thoải mái.
Mứt, mật ong hay sữa đặc cũng đặc biệt cần thiết. Và, tất nhiên, cả bánh blin, bánh
nướng, bánh mì, bán