MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vỏ các loài cây citrus: cam, chanh, bưởi từ lâu đã được sử dụng để sản
xuất tinh dầu ở các nước công nghiệp trên thới giới như Mỹ, Ý. Tinh dầu citrus có
mùi thơm dễ chịu, hàm lượng limonen cao được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm
và mỹ phẩm. Trong các nghiên cứu gần đây còn cho thấy limonen còn có tác dụng
tán sỏi, phá khối u Ngoài ra theo một vài nghiên cứu mới đây cho thấy thành phần
của nước quả quất đã cô lại thành cao quất có chứa flavonoid, phytostereol, steroid,
carotenoid đặc biệt có chứa ankaloit dược tính cao.
Ở nước ta, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long trong đó có tỉnh Đồng
Tháp, một loài cây thuộc loài Citrus họ Rutaceae (họ cam) khác là cây quất phổ
biến là loài citrus japonica Thumb. (fortunella japonica Swing) được trồng khắp nơi.
45 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 3632 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát thành phần hóa học của quả quất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ 3
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tìm hiểu chung về cây quất...................................................................... 8
1.2. Tìm hiểu chung về tinh dầu ..................................................................... 9
1.3. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước................................................ 14
1.4. Ly trích bằng chiếu xạ vi sóng ................................................................. 16
1.5. Đánh giá chất lượng tinh dầu bằng phương pháp hóa lý........................... 18
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất và dụng cụ ................................................................................ 24
2.2. Nguyên liệu và xử lí nguyên liệu .............................................................. 26
2.3. Ly trích tinh dầu từ vỏ quả quất .............................................................. 26
2.4. Khảo sát các chỉ số hóa lý và thành phần hóa học
của tinh dầu vỏ quả quất .......................................................................... 29
2.5. Khảo sát thành phần hóa học ngoài tinh dầu của vỏ quả quất ................... 31
2.6. Khảo sát thành phần hóa học của nước quả quất ...................................... 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Độ ẩm nguyên liệu .................................................................................. 33
3.2. Ly trích tinh dầu từ vỏ quả quất ............................................................... 33
3.3. Khảo sát thành phần hóa học ngoài tinh dầu của vỏ quả quất ................... 39
3.4. Định tính sơ bộ thành phần hóa học của nước quả quất ............................ 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 43
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 43
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 45
PHỤ LỤC
2
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Đặc điểm hình thái cây quất và quả quất ............................................... 8
Hình 2.1. Quy trình chưng cất lôi cuốn hơi nước
theo phương pháp đun nóng cổ điển........................................................ 27
Hình 2.2. Hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước
theo phương pháp đun nóng cổ điển........................................................ 27
Hình 2.3. Quy trình chưng cất lôi cuốn hơi nước
theo phương pháp chiếu xạ vi sóng ......................................................... 28
Hình 2.4. Hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước
theo phương pháp chiếu xạ vi sóng ....................................................... 28
Hình 2.5. Quy trình ly trích các hợp chất ngoài tinh dầu của vỏ quả quất.............. 31
Hình 2.6. Sắc kí cột hai mẫu vỏ quả quất dùng
xác định thành phần hóa học ngoài tinh dầu. ........................................... 32
Hình 3.1. Sắc kí đồ tinh dầu vỏ quả quất thu được
từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển. ............................. 36
Hình 3.2. Sắc kí đồ tinh dầu vỏ quả quất thu được từ phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước kết hợp với chiếu xạ vi sóng. ...................... 36
3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ quả quất........................................12
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ quả quất........................................12
Bảng 1.3. Các chỉ số hóa- lý của tinh dầu .............................................................13
Bảng 3.1. Độ ẩm của vỏ quả quất ..........................................................................33
Bảng 3.2. Các chỉ số hóa lý của tinh dầu...............................................................34
Bảng 3.3. Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ quả quất qua chụp phổ GC/MS.....37
Bảng 3.4. Kết quả thử hoạt tính sinh học của mẫu tinh dầu
thu được từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước cổ điển..................38
Bảng 3.5. Kết quả thử hoạt tính sinh học của mẫu tinh dầu thu được từ
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước kết hợp với chiếu xạ vi sóng....39
Bảng 3.6. Thành phần hóa học ngoài tinh dầu của vỏ quả quất
qua chụp phổ GC/MS.................................................................................40
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vỏ các loài cây citrus: cam, chanh, bưởi từ lâu đã được sử dụng để sản
xuất tinh dầu ở các nước công nghiệp trên thới giới như Mỹ, Ý. Tinh dầu citrus có
mùi thơm dễ chịu, hàm lượng limonen cao được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm
và mỹ phẩm. Trong các nghiên cứu gần đây còn cho thấy limonen còn có tác dụng
tán sỏi, phá khối uNgoài ra theo một vài nghiên cứu mới đây cho thấy thành phần
của nước quả quất đã cô lại thành cao quất có chứa flavonoid, phytostereol, steroid,
carotenoidđặc biệt có chứa ankaloit dược tính cao.
Ở nước ta, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long trong đó có tỉnh Đồng
Tháp, một loài cây thuộc loài Citrus họ Rutaceae (họ cam) khác là cây quất phổ
biến là loài citrus japonica Thumb. (fortunella japonica Swing) được trồng khắp
nơi. Cây quất (cây tắc, cây hạnh) trở nên quen thuộc với chúng ta với công dụng
làm cây cảnh. Từ xa xưa, trong dịp tết Nguyên Đán, người ta đã biết dung cây quất
trang trí không phải bằng hoa mà bằng quả. Những quả quất tròn trĩnh với màu đỏ
cam hấp dẫn không những làm đẹp cảnh quan ngày tết mà còn là vị thuốc hay trong
y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Theo Đông y quả quất vị ngọt chua, tính
ấm vào các kinh phế, vị, can. Có công năng hóa đàm, trị ho, lý khí, giải uất, tiêu
thực, giải rượu. Vỏ quất có nhiều tác dụng như kháng khuẩn, giảm tress giúp ngủ
ngon, trị đau đầu, khử mùi, trị đầy hơi, hạ đường huyết Quả quất được thu hái
quanh năm vỏ có thể ở dạng tươi, khô hay đông lạnh để tách lấy tinh dầu.
Các nghiên cứu về tinh dầu quất được thực hiện khá nhiều trên thới giới nhưng
tại Việt Nam còn rất hạn chế, gần đây mới có một số ít công trình nghiên cứu về
tinh dầu quất. Tuy nhiên tất cả chỉ tập trung nghiên cứu thành phần hóa học của tinh
dầu, các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của tinh dầu quất ít được quan tâm. Đặc
biệt việc nghiên cứu tách chiết các hợp chất có dược tính cao ngoài tinh dầu từ quả
quất là vấn đề mới mẻ, chưa được quan tâm nghiên cứu. Việc nghiên cứu tách chiết
tinh dầu và các hợp chất ngoài tinh dầu có dược tính cao đồng thời thử hoạt tính
sinh học của tinh dầu quất là việc làm cần thiết góp phần vào việc sử dụng các hợp
chất thiên nhiên trong các lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Qua nghiên
5
cứu của đề tài sẽ làm tăng giá trị kinh tế của cây quất ở tỉnh Đồng Tháp, góp phần
vào việc phát triển nền nông nghiệp của ở tỉnh nhà.
Để góp phần xác định thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của
quả quất chúng tôi chọn đề tài: “Khảo sát thành phần hóa học của quả quất trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát thành phần hóa học của tinh dầu và ngoài tinh dầu của quả quất, thử
hoạt tính sinh học của tinh dầu quất.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Tiến hành thực nghiệm ly trích tinh dầu từ vỏ quả quất bằng phương pháp
chưng cất lôi cuốn hơi nước và chưng cất lôi cuốn hơi nước kết hợp chiếu xạ vi
sóng.
- Xác định một số chỉ số hóa lý và thành phần hóa học của tinh dầu từ hai
phương pháp chưng cất trên.
- Chiết, sắc kí bản mỏng và sắc kí cột từ dung môi ít phân cực đến phân cực
để khảo sát thành phần hóa học ngoài tinh dầu.
- Định tính sơ bộ và xác định thành phần hóa học ngoài tinh dầu có trong quả
quất qua các thuốc thử hữu cơ, GCMS.
- Thử hoạt tính sinh học về khả năng kháng khuẩn của tinh dầu quất từ hai
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và chiếu xạ vi sóng.
4. Các phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết: thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
- Thực nghiệm hóa học:
+ Các phương pháp tách chiết các hợp chất hợp cơ: Phương pháp chưng cất
lôi cuốn hơi nước cổ điển và chưng cất lôi cuốn hơi nước kết hợp với chiếu xạ vi
sóng.
+ Các phương pháp xác định các hợp chất hữu cơ: Sắc kí bản mỏng, sắc kí
cột, Phổ UV, GC-MS.
+ Phương pháp sinh hóa: Thử hoạt tính sinh học của tinh dầu
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quả quất ở Cao lãnh Đồng tháp
6
6. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Các nghiên cứu về tinh dầu quất được thực hiện khá nhiều trên thới giới như
Mỹ Ý nhưng tại Việt Nam còn rất hạn chế, gần đây mới có một số ít công trình
nghiên cứu về tinh dầu quất
1. Khảo sát tinh dầu vỏ trái giống Citrus họ rutaceae - ThS. Nguyễn Minh Hoàng
Đại học Mở Tp HCM -2006. Nội dung của công trình là khảo sát thành phần hóa học
của tinh dầu bưởi da xanh, cam sành, chanh giấy và thử hoạt tính kháng khuẩn của các
loại tinh dầu này.
2. Tách chiết tinh dầu và ankaloit từ quả quất- Nguyễn Thị Lý, Lê Thị Đề Oanh,
Phan Thị Bảo Vy. Khoa Công nghệ Hóa Học – ĐHBK TP HCM – 2009 đã tách và
xác định thành phần hóa học của tinh dầu quất, bước đầu chiết và định tính ankaloit có
trong nước quả quất.
3. Ly trích tinh dầu vỏ trái và lá tắc- Trịnh Hoàng Hiếu, Nguyễn Thị Bảo
trân, Lê Ngọc Thạch. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, tập 12, số 10-2009.
Nhóm tác giả đã nghiên cứu ly trích tinh dầu từ lá và vỏ quả tắc bằng hai phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và chưng cát lôi cuốn hơi nước có sự kết hợp của
chiếu xạ vi sóng, thử hoạt tính sinh học của tinh dầu lá và vỏ tắc thu được từ hai
phương pháp chưng cất trên.
4. Duong Phuoc An, Huynh Thi Bich Tuyen, Nguyen Ngoc Khoi * Y Hoc
TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 - 2010: 35-40.
Nội dung của công trình là khảo sát thành phần hóa học và thử hoạt tính giải lo
âu của tinh dầu bưởi, cam, chanh, quýt, quất, kết quả cho thấy tinh chỉ có tinh dầu
quất có hoạt tính giải lo âu là do sự khác biệt về thành phần hóa học của tinh dầu. Ở
tinh dầu quất có sự hiện diện của 7,7-dimethyl-2-methylen bicyclo[2.2.1]heptan
(0,21%) và 1,2,3,4a,5,6,8a-octahydro-7-methyl-4-methylen-1-(methylethyl)
naphthalen (1,32%) mà không phát hiện ở 4 loại tinh dầu còn lại. Tuy nhiên hai chất
này không tìm thấy trong thành hóa học của tinh dầu quất ở tài liệu (2) và (3)
7. Những đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung vào kết quả nghiên cứu thành phần
hóa học của tinh dầu quất và thử hoạt tính sinh học của tinh dầu quất.
7
Tăng cường hướng nghiên cứu mới về thành phần hóa học ngoài tinh dầu
của quả quất góp phần tìm ra hợp chất các hợp chất thiên nhiên có dược tính cao từ
quả quất.
8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tìm hiểu chung về cây quất
Cây quất hay còn gọi là cây tắc, cây hạnh.
Cây Tắc, Quất, Hạnh thuộc họ cam Rutaceae, có tên khoa học là Citrus
microcarpa (Hassk) Bunge. Tiếng Anh, Pháp gọi là Kumquat, Clementine. Có
nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới, Trung Quốc, Nhật Bản, được trồng từ lâu ở nước ta
nhất là ở Cái Mơn, để lấy quả làm nước uống, làm mứt ăn hoặc làm cây cảnh để
trang trí vào những dịp Tết [4], [10].
1.1.1. Đặc điểm hình thái cây quất
Cây quất là cây nhỏ, cao cở 1m - 1,5m, thân dẻo màu xanh xám, phân nhiều
cành nhánh, lá đơn hình bầu dục, màu xanh thẫm, cuốn có cánh rất nhỏ, có đốt ở
đầu. Hoa thường đơn độc, nở xòe 5 cánh màu trắng tươi, rất thơm, chùm nhụy rất
ngắn. Hoa đậu thành quả hình cầu, lúc còn non màu xanh bóng, khi già chín đổi
thành màu vàng cam, rất đẹp. Bên trong ruột có nhiều múi màu vàng nhạt, chứa
nhiều nước chua gắt nên thường dùng để làm nước uống với đường rất đã khát hoặc
làm mứt để ăn
Hình 1.1. Đặc điểm hình thái cây quất và quả quất
1.1.2. Phân bố và thông dụng trong đời sống
Cây quất một loài cây thuộc loài Citrus, họ Rutaceae (họ Cam), phổ biến là
loại Citrus japonica Thumb (Fortunella jabonica Swing) được trồng khắpnơi ở nước
ta nhất là ở Cái Mơn. Quả quất được thu hái quanh năm, vỏ có thểởdạng vỏ khô,
tươi hoặc vào mùa đông lạnh để tách lấy tinh dầu là một thuận lợi lớn trong nghiên
cứu và trong sản xuất đại trà thu tinh dầu Citrus [9]. Quả quất có mùi thơm, vị ngọt,
chua và tinh dầu thơm cay của vỏ. Quả quất được dùng dưới dạng quả còn non hoặc
đã chín. Theo Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can. Nó
có công năng hóa đảm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ có tác dụng mạnh
hơn. Quất để càng lâu càng tốt.
Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn, lá quất có nhiều tinh
dầu, có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn rất tốt [4].
9
1.2. Tìm hiểu chung về tinh dầu
1.2.1. Những nét đặc trưng của tinh dầu
Tinh dầu gồm nhiều hợp chất dễ bay hơi ( chủ yếu là các tecpen và các
tritecpenonit), có mùi đặc trưng tùy thuộc vào nguồn gốc cung cấp nguyên liệu
tinh dầu. Hệ thực vật có tinh dầu khoảng 3000 loài, trong đó có 150- 200 loài có ý
nghĩa công nghiệp.
Tinh dầu là hỗn hợp các chất hữu cơ tan lẫn vào nhau, có mùi đặc trưng. Ở
nhiệt độ thường hầu hết tinh dầu ở thể lỏng, có khối lượng riêng bé hơn 1 (trừ một
vài tinh dầu như quế, đinh hương), không tan trong nước hoặc tan rất ít, nhưng lại
hòa tan tốt trong dung môi hữu cơ như ancol, ete, chất béoTinh dầu bay hơi với
hơi nước, có vị cay và ngọt, nóng bỏng và có tính sát trùng mạnh [15].
Tinh dầu có hai loại: Nguyên chất và tinh dầu hỗn hợp.
Tinh dầu nguyên chất: Hoàn toàn không có độc tố không có chất bảo quản
hóa học nên rất an toàn cho người sử dụng và mang lại kết quả nhanh khi điều trị.
Tinh dầu xuất phát từ nhiều quốc gia. Một trong các nhà cung cấp tinh dầu tại Việt
Nam là công ty Tinh Dầu Thiên Nhiên.
Tinh dầu không nguyên chất được pha trộn với các loại tinh dầu khác nhau.
Thành phần hóa học của tinh dầu gồm tecpen và những dẫn xuất chứa oxi
của tecpen (như ancol, anđehit, xeton, ete). Mặc dù có nhiều cấu tử như vậy
nhưng thường một vài cấu tử chính có giá trị và có mùi đặc trưng cho tinh dầu đó
[4].
Phương pháp phổ biến để tách tinh dầu từ cây cỏ là chưng cất bằng lôi
cuốn hơi nước. Nếu các chất trong tinh dầu bị phân hủy bằng chưng cất lôi cuốn
hơi nước thì người ta sử dụng phương pháp chiết bằng dung môi hữu cơ (ví dụ
như ete dầu hỏa, benzen). Về mặt thực hành tinh dầu có thể xem như “một hỗn
hợp thiên nhiên có mùi, phần lớn có nguồn gốc từ thực vật”, chỉ có một số ít nguồn
gốc từ động vật. Tinh dầu được phân bố rộng trong hệ thực vật, đặc biệt tập trung
một số họ như họ hoa tán, họ cúc, họ hoa môi, họ long não, họ sim, họ cam, họ
gừngTinh dầu được chiết từ mọi bộ phận của cây như cánh hoa, lá, cành, rễ,
vỏ trái, hạt, vỏ cây
Tinh dầu chứa trong thực vật có thành phần không ổn định. Hàm lượng tinh
dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, di truyền, đất trồng, phân bón, thời tiết,
10
ánh sáng, thời điểm thu hoạch. Trong các bộ phận của cây hàm lượng tinh dầu
cũng khác nhau. Cần phải hiểu biết như vậy để xác định thời gian thu hái cho hàm
lượng tinh dầu nhiều nhất và chất lượng tốt nhất. Tinh dầu là sản phẩm cuối cùng
của quá trình trao đổi chất và không được sử dụng trở lại cho hoạt động sống
của cây [14].
1.2.2 Tính chất lý-hóa của tinh dầu
1.2.3.1. Tính chất vật lý
Ở nhiệt độ thường, tinh dầu ở thể lỏng, trừ một số trường hợp đặc biệt như
menthol, camphorlà ở thể rắn.
Tinh dầu gần như không tan trong nước và dễ bay hơi, do vậy có thể tách thu
tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Tinh dầu rất ít tan trong
nước, tan tốt trong cồn và các dung môi hữu cơ, các loại dầu mỡ, có thể tan một
phần trong dung dịch kiềm,
Đa số tinh dầu không có màu hoặc màu vàng nhạt, một số tinh dầu có màu,
như tinh dầu quế có màu nâu sẫm, tinh dầu thymus có màu đỏ. Tinh dầu thường có
vị cay và hắc.
Tỷ trọng của tinh dầu thường khoảng 0,80 - 0,95, có một số tinh dầu nặng
hơn nước như tinh dầu đinh hương, tinh dầu quế. Tỷ trọng thay đổi theo thành phần
hóa học. Nếu tinh dầu có thành phần chủ yếu là hydrocarbon tecpenic thì tỷ trọng
thấp, tinh dầu có hợp chất chứa oxi hoặc nhân thơm thì tỷ trọng cao hơn.
Tinh dầu thường có chỉ số khúc xạ vào khoảng 1,45 - 1,56. Chỉ số khúc xạ
cao hay thấp tùy theo thành phần các chất chứa trong tinh dầu là no, không no hoặc
nhân thơm. Nếu trong tinh dầu có nhiều thành phần có nhiều nối đôi thì có chỉ số
khúc xạ cao. Chỉ số khúc xạ bị ảnh hưởng bởi yếu tố nhiệt độ. Khi đo chỉ số khúc
xạ ở những nhiệt độ khác nhau thì cho kết quả khác nhau, nhiệt độ càng lớn thì chỉ
số khúc xạ biến thiên theo hướng giảm và ngược lại.
Góc quay cực (α)D của tinh dầu thể hiện khả năng hòa tan của tinh dầu trong
các loại dung môi, nếu (α)D càng lớn thì có thể hòa tan tốt trong dung môi phân cực,
ngược lại (α)D càng bé thì có thể hòa tan tốt trong dung môi không phân cực. Nhiệt
độ ảnh hưởng tới góc quay cực, nhiệt độ khi đo góc quay cực tăng thì góc quay cực
cũng tăng theo và ngược lại [15].
11
Vì tinh dầu là hỗn hợp nên không có nhiệt độ sôi nhất định. Điểm sôi của
tinh dầu thay đổi tùy theo thành phần hợp chất. Ví dụ, hợp chất tecpen có điểm sôi
là 150-1600C, hợp chất sesquitecpen có điểm sôi cao hơn khoảng 250-2800C, còn
các hợp chất polytecpen có điểm sôi trên 3000C. Từ đó, ta có thể tách riêng các
thành phần khác nhau trong tinh dầu bằng phương pháp chưng cất phân đoạn. Khi
hạ nhiệt độ một số tinh dầu có thể kết tinh như tinh dầu hồi, tinh dầu bạc hà, tinh
dầu xá xị
1.2.3.2. Tính chất hóa học
Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, không khí, nước, tinh dầu dễ bị oxi
hóa và có thể bị nhựa hóa một phần. Ancol trong tinh dầu bị oxi hóa biến thành
anđehit, anđehit biến thành axit.
Các hợp chất có nối đôi dễ bị oxi hóa hoặc tham gia vào phản ứng cộng hợp.
Các hợp chất xeton và anđehit dễ bị ancol hóa tạo nhựa khi có mặt của kiềm.
Nhiều thành phần có các nhóm chức khác nhau có thể tham gia các phản ứng
hóa học, làm thay đổi tính chất của tinh dầu.
1.2.3. Thành phần và tính chất lý-hóa của tinh dầu vỏ quả quất
Tinh dầu vỏ quả quất là chất lỏng trong suốt, có màu vàng nhạt, có mùi thơm
đặc trưng rất dễ chịu. Trong tinh dầu có chứa khoảng 25 thành phần, trong đó thành
phần chủ yếu của tinh dầu là D – Limomen chiếm trên 85%, bên cạnh đó còn có
một số chất khác như 1R-alpha-pinen, Beta-pinen, sabinen, limonen, b-ocimen,
linalol... Đặc biệt là ở tinh dầu vỏ quất có sự hiện diện của 7,7-dimethyl-2-methylen
bicyclo [2.2.1] heptan và 1,2,3,4a,5,6,8a-octahydro-7-methyl-4-methylen-1-
(methylethyl) naphthalen mà không phát hiện ở 4 loại tinh dầu cam, chanh, bưởi,
quýt. Rất có thể sự khác biệt trong thành phần hóa học này góp phần vào sự khác
biệt về hoạt tính sinh học, cụ thể là tác dụng giải lo âu của tinh dầu quất.
Từ công trình nghiên cứu Tách tinh dầu và alkaloid từ quả quất trong Hội
nghị Khoa học và Công nghệ lần 9 đã tìm ra thành phần hóa học của tinh dầu vỏ
quất.
12
Bảng 1.1. Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ quả quất [6]
STT Thành phần hóa học a (%) b(%)
1 Limonen 93,12 89,02
2 1R-alpha-pinen 1,16 -
3 Beta-pinen - 1,29
4 Beta-myrcen - 4,59
5 p-men-6,8-dien-2-one - 0,57
6 Bixylo [3.1.3]-heptan-6,6-đimethyl-2-methylen 2,21 -
7 m-Metha-4,8-dienee,(1S,3S)-(+)- 0,23 -
8 Santolia triene 0,32 -
9 Germacrene D 1,71 0,79
10 Hexanedioc axit, mono (2-ethylhexyl) este 1,25 -
11 p-menth-8-ene-1,2-epoxy - 0,31
12 Axetic axit, geraniol este - 0,92
13 Diisooctyl phthalate - 0,47
14 Lauraldehyde - 0,47
15 3-carene - 1,19
16 Pinal-2,3-epoxy - 0,31
17 Nonanal - 0,17
a (%): hàm lượng thành phần theo phươ