GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nuôi dê là một hướng đi mới trong chăn nuôi của tỉnh An Giang, sau thời gian
những năm gần đây, khi giá dê thương phẩm, dê giống ổn định, người dân đã
bắt đầu nuôi dê trở lại (Ánh Nguyên, 2014). Theo Cục Thống Kê tỉnh An
Giang (2016) thì tổng đàn dê cừu tỉnh An Giang là 11.905 con, tập trung nhiều
nhất tại huyện Phú Tân là 2.183 con, Tịnh Biên là 1.683 con, Tân Châu là
1.586 con Ngoài việc tăng đàn dê thì một vấn đề đang được chú ý là đàn dê
đang được nâng cao về khối lượng cơ thể trên cơ sở cải thiện con giống địa
phương. Do nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng nên chăn nuôi dê trong thời gian
gần đây đạt hiệu quả kinh tế cao, dê thịt có giá từ 100.000–110.000 đồng/kg
với khối lượng dê sau thời gian nuôi 5–6 tháng nặng khoảng 25–30 kg/con và
thu lợi nhuận khoảng 1,2–1,5 triệu đồng/con.
64 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 2754 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát thức ăn dinh dưỡng của dê ở tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN CHĂN NUÔI & THÚ Y
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
TRONG THỨC ĂN CỦA DÊ THỊT
Ở AN GIANG
NGUYỄN BÌNH TRƯỜNG
AN GIANG, THÁNG 12 – 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN CHĂN NUÔI & THÚ Y
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
TRONG THỨC ĂN CỦA DÊ THỊT
Ở AN GIANG
Chủ nhiệm đề tài:
ThS. NGUYỄN BÌNH TRƯỜNG
AN GIANG, THÁNG 12 - 2016
i
Đề tài nghiên cứu khoa học “Khảo sát thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của
dê thịt ở An Giang”, do tác giả Nguyễn Bình Trường và cộng tác viên Nguyễn Bá Trung
công tác tại Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên, Bộ môn Chăn nuôi thú y
thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào
tạo Trường Đại học An Giang thông qua ngày 07/12/2016.
Thƣ ký
Phản biện 1 Phản biện 2
Chủ tịch Hội đồng
ii
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu, Phòng Quản lý
Khoa học và Hợp tác Quốc tế và Phòng Tài vụ đã khuyến khích, quan tâm sát sao
và tạo nhiều cơ hội giúp tôi thực hiện đề tài này.
Chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên
Thiên nhiên, Ban chủ nhiệm Bộ môn Chăn nuôi Thú y và Văn phòng Khoa Nông
nghiệp ủng hộ, đôn đốc và tạo điều kiện thuận lợi nhất để đề tài này đạt tiến độ
đúng kế hoạch.
Xin cảm ơn cộng tác viên chính của đề tài này: Thầy Nguyễn Bá Trung và
nhóm sinh viên DH14CN giúp chúng tôi hoàn thành nghiên cứu.
Trân trọng cảm tạ!
An Giang, ngày 15 tháng 12 Năm 2016
Ngƣời thực hiện
Nguyễn Bình Trƣờng
iii
TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của dê thịt ở An Giang”
được thực hiện từ tháng 01–11/2016 trong tỉnh An Giang với 2 nội dung chính: Khảo
sát tình hình chăn nuôi dê tại nông hộ ở tỉnh An Giang và so sánh khả năng tăng trọng
của dê thịt trên các nguồn protein bổ sung
Nội dung 01: được tiến hành trên đàn dê nuôi trong 90 hộ tại 3 huyện (Tịnh Biên,
Phú Tân và Tân Châu) tỉnh An Giang, từ tháng 02/2015 đến tháng 05/2015. Kết quả cho
thấy, giống dê Bách Thảo và con lai phổ biến nhất với 91,6%, chăn nuôi với mục đích
sinh sản và bán thịt có tỉ lệ cao nhất là 74,4% trên tổng số hộ được khảo sát. Khối lượng
dê trên 12 đến dưới 24 tháng tuổi của dê đực là 39±18,1 kg và dê cái là 33±7,47kg, khối
lượng dê sơ sinh đực và cái là 2,19±0,73 và 1,84±0,61 kg. Tuổi đẻ lứa đầu của đàn dê
khoảng 11,6±1,85 tháng và mùa sinh sản từ tháng 1-4 và từ tháng 8-12 hàng năm.
Nguồn thức ăn cho dê rất đa dạng với 14 loại thức ăn, giá trị CP cỏ Ruzi cao nhất với
14% và 8 loại thức ăn bổ sung với giá trị CP cao nhất là xác đậu nành 21%.
Nội dung 02: Qua kết quả của thí nghiệm thể hiện rõ lượng thức ăn tiêu thụ của
nghiệm thức có bổ sung TAHH là thấp nhất (308 g/ngày) nhưng lượng CP tiêu thụ cao
nhất (63,1 gDM) đã cho tăng trọng cao nhất giữa các nghiệm thức (56,7 g/ngày). Điều
này thể hiện rõ hơn trên chỉ tiêu tỉ lệ tiêu hoá DM, CP, NDF lần lược là 78,5%; 70,2%;
70,1% và 80,4% đều cao hơn các nghiệm thức còn lại. Thức ăn bổ sung có ảnh hưởng
đến khả năng tăng trọng và tiêu hoá của dê thịt. Bổ sung TAHH với tỉ lệ 1% khối lượng
dê thịt cho kết quả tốt nhất và cho lợi nhuận cao nhất
Từ khoá: dê, tăng trọng, tiêu hoá, VA06
iv
ABSTRACT
Topic "Survey on feeds nutritional compositions of goat in An Giang province"
was implemented from July 01-11 / 2016 in An Giang Province with two key issues:
Survey on goat farmers in An Giang province and comparison of growth of fattening
goat on the different protein sources
A study was conducted in 2016, from February to May on goat herds reared at 90
households in 3 districts (Tinh Bien, Phu Tan and Tan Chau of An Giang province) to
identify some characteristics of growth and reproductivity of goat as a basis that to be
continued by other researches. The results revealed that BachThao goat breeds and
hybrids were most popular with 91.6 % and livestock for breeding purposes and meat is
74.4% of total households surveyed. Similar, body weight of new born of male goat and
female goat were 2.19 kg and 1.84 kg. The body weight of goat from 12 to under 24
months are 39,0 kg and 33,0 kg for male and female; The first calving of goat was 11.6
months and their reproductive period focused from january to april and from august -
december annually. It was suggested that to select male goat with large body weight to
improve the animal size and their reproductivity. The experiment supplemet in the diet
for growth, digestibility and economic of goats was study in 3 month. The experiment
design was completely randomized blocks with three treatments and result such as, feed
intake was not different statistically significant, crude protein intake in treatment VA06
was 46.3 lower than Bran+VA06 treatments was 56.7 and TAHH+VA06 treatment was
63.1 g /head/day. Nutrient digestibility was no significant difference statistically on
indicators DM, OM and NDF but TAHH+VA06 treatments are higher than the other
treatments. Particularly, Crude protein digestion rate of TAHH+VA06 is 80.1% highter
statistically significant with VA06 is 70.3%. Best weight gain treatments TAHH+VA06
is 56,7 significantly high compared to the VA06 is 41.8 g/head/day.
Key words: goat, weight gain, digestive, VA06.
v
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong công trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa
học của công trình nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
An Giang, ngày 15 tháng 12 năm 2016
Ngƣời thực hiện
Nguyễn Bình Trƣờng
vi
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Tóm tắt ......................................................................................................................... iii
Abstract ......................................................................................................................... iv
Lời cam kết .................................................................................................................... v
Mục lục .......................................................................................................................... vi
Danh sách bảng ............................................................................................................. ix
Danh sách hình ............................................................................................................... x
Danh sách chử viết tắt ................................................................................................... xi
Chƣơng 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1
1.1 Tính cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.4 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.5 Những đóng góp của đề tài ...................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 3
2.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 3
2.1.1. Trong nước. ........................................................................................................... 3
2.1.2. Ngoài nước ............................................................................................................ 4
2.2. Lược khảo vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 5
2.2.1 Giống dê ................................................................................................................. 5
2.2.2 Khả năng tiêu hóa................................................................................................... 7
2.2.3 Vài nét về đặc điểm lên men vi sinh vật dạ cỏ ....................................................... 8
2.2.4 Nhu cầu dinh dưỡng về tăng trọng của dê ........................................................... 11
2.2.5 Một số tập tính khác biệt của dê .......................................................................... 13
2.2.6 Kỹ thuật chọn dê giống trong chăn nuôi dê thịt ................................................... 14
2.2.7 Đo vòng ngực để tính trọng lượng dê .................................................................. 15
2.2.8 Các loại thức ăn của dê ........................................................................................ 16
2.3. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 18
Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 19
vii
3.1. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................................... 19
3.1.1 Thời gian và địa điểm .......................................................................................... 19
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 19
3.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................... 19
3.2.1. Nội dung 1 ........................................................................................................... 19
3.2.2. Nội dung 2 .......................................................................................................... 20
3.3. Công cụ nghiên cứu ............................................................................................... 22
3.4. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................................. 23
3.5. Phân tích dữ liệu .................................................................................................... 23
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 24
4.1. Thành phần dinh dưỡng nguồn thức ăn nuôi dê .................................................... 24
4.1.1. Số lượng dê phân theo huyện, thị xã. .................................................................. 24
4.1.1. Giống dê. ............................................................................................................. 25
4.1.3. Cơ cấu đàn. .......................................................................................................... 26
4.1.4. Mục đích nuôi. .................................................................................................... 27
4.1.5. Qui mô chăn nuôi dê nông hộ. ............................................................................ 27
4.1.6. Chuồng trại và phương thức nuôi........................................................................ 28
4.1.7. Thức ăn. ............................................................................................................... 29
4.1.8. Thức ăn bổ sung. ................................................................................................. 31
4.1.9. Thành phần hóa học một số loại thức ăn. ............................................................ 32
4.1.10 Khối lượng dê trong vùng khảo sát. ................................................................... 33
4.1.11 Chăn nuôi dê sinh sản ........................................................................................ 34
4.1.12 Khối lượng sơ sinh và tuổi cai sữa của dê.......................................................... 35
4.1.13 Mùa sinh sản của dê. .......................................................................................... 36
4.2. So sánh khả năng tăng trọng của dê thí nghiệm ..................................................... 37
4.2.1 Thành phần hoá học của thức ăn dùng trong thí nghiệm ..................................... 37
4.2.2 Thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của dê ở các nghiệm thức .................................. 37
4.2.3 Sự thay đổi thể trọng của dê ................................................................................. 38
4.2.4 Khả năng tiêu hoá khẩu phần thức ăn của dê ở các nghiệm thức ........................ 39
Chƣơng 5. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ................................................................... 41
viii
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 41
5.2. KIẾN NGHỊ. .......................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 42
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ 45
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................ 48
ix
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1: Nhu cầu dinh dưỡng của dê ở điều kiện nhiệt đới ........................................... 12
Bảng 2: Bảng đo vòng ngực để tính trọng lượng dê ..................................................... 15
Bảng 3: Thành phần dinh dưỡng bánh dầu đậu nành .................................................... 17
Bảng 4: Công thức thức ăn hỗn hợp.............................................................................. 21
Bảng 5: Tiến trình nghiên cứu ...................................................................................... 23
Bảng 6: Phân bố đàn dê cừu theo đơn vị ....................................................................... 24
Bảng 7: Các giống dê hiện có ....................................................................................... 25
Bảng 8: Cơ cấu đàn dê trong vùng khảo sát .................................................................. 26
Bảng 9: Tỉ lệ về mục đích chăn nuôi dê ........................................................................ 27
Bảng 10: Số lượng dê trong mỗi hộ nuôi ...................................................................... 27
Bảng 11: Phương thức chăn nuôi .................................................................................. 29
Bảng 12: Thức ăn xanh dùng trong chăn nuôi dê ......................................................... 30
Bảng 13: Thức ăn bổ sung cho dê tại chuồng ............................................................... 31
Bảng 14: Giá trị dinh dưỡng một số loại thức ăn và phụ phẩm .................................... 32
Bảng 15: Khối lượng dê qua các tháng tuổi .................................................................. 33
Bảng 16: Các chỉ tiêu sinh sản dê cái ............................................................................ 34
Bảng 17: Chỉ tiêu khối lượng và tuổi cai sữa dê con .................................................... 35
Bảng 18: Thành phần dinh dưỡng các loại thực liệu .................................................... 37
Bảng 19: Lượng thức ăn tiêu thụ của dê thí nghiệm ..................................................... 37
Bảng 20:Trọng lượng và chi phí trong thời gian thí nghiệm ........................................ 38
Bảng 21: Lượng thức ăn tiêu thụ và tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất của dê trong thí nghiệm40
x
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Dê Boer .............................................................................................................. 5
Hình 2: Dê Bách Thảo..................................................................................................... 6
Hình 3: Thu thập thông tin nông hộ .............................................................................. 20
Hình 4: Chuồng nuôi dê cá thể ...................................................................................... 22
Hình 5: Giống dê Bách Thảo ........................................................................................ 26
Hình 6: Chuồng trại nuôi dê nông hộ ........................................................................... 28
Hình 7: Trồng cỏ VA06 cung cấp thức ăn xanh ........................................................... 30
Hình 8: Cân khối lượng dê tại hộ nuôi .......................................................................... 34
Hình 9: Cân khối lượng cá thể dê thí nghiệm ............................................................... 39
Biểu đồ 1: Tỉ lệ đẻ của đàn dê qua các tháng trong năm .............................................. 36
xi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
n: Số mẫu
Mean: Trung bình
SD: Độ lệch chuẩn
VN: vòng ngực
P: khối lượng
ĐVTA: Đơn vị thức ăn
cs.: Cộng sự
m: mét
1
CHƢƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nuôi dê là một hướng đi mới trong chăn nuôi của tỉnh An Giang, sau thời gian
những năm gần đây, khi giá dê thương phẩm, dê giống ổn định, người dân đã
bắt đầu nuôi dê trở lại (Ánh Nguyên, 2014). Theo Cục Thống Kê tỉnh An
Giang (2016) thì tổng đàn dê cừu tỉnh An Giang là 11.905 con, tập trung nhiều
nhất tại huyện Phú Tân là 2.183 con, Tịnh Biên là 1.683 con, Tân Châu là
1.586 conNgoài việc tăng đàn dê thì một vấn đề đang được chú ý là đàn dê
đang được nâng cao về khối lượng cơ thể trên cơ sở cải thiện con giống địa
phương. Do nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng nên chăn nuôi dê trong thời gian
gần đây đạt hiệu quả kinh tế cao, dê thịt có giá từ 100.000–110.000 đồng/kg
với khối lượng dê sau thời gian nuôi 5–6 tháng nặng khoảng 25–30 kg/con và
thu lợi nhuận khoảng 1,2–1,5 triệu đồng/con.
Các kết quả nghiên cứu tại Ninh Bình của Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải
(2010), tại Bắc Thái của Nguyễn Đình Minh (2002), tại Quảng Trị của Trần
Văn Do (2012) và tại Trà Vinh của Đinh Văn Cải và Hoàng Thị Ngân
(2007)tập trung chủ yếu cho khả năng phát triển của con lai trên nguồn thức
ăn tự nhiên hay nguồn cỏ trồng của địa phương. Nghiên cứu tận dụng các
nguồn protein cho khả năng tăng trọng trên dê còn khá hạn chế. Nguyễn Đông
Hải (2008) nghiên cứu lượng protein thô ăn vào ở mức: 6,0; 6,5 và 7,0 g/kg
thể trọng/ngày từ nguồn thức ăn lá so dữa, cỏ lông tây và bánh dầu đậu nành
của dê giai đoạn 7-8 tháng tuổi cho tăng trọng bình quân/ngày/con là 87,4 g;
88,2 g và 89,4 g. Nguyễn Thị Thu Hồng và Võ Ái Quấc (2005) thực hiện thí
nghiệm thay thế đến 45% cây Mai Dương tính trên vật chất khô trong khẩu
phần ăn của dê cho tăng trọng 61,7 g/con/ngày so với khẩu phần ăn 100% cỏ
lông Para là 42,7 g.Với sự hiện đại của nền công nghiệp, người chăn nuôi
có thể bổ sung nguồn protein cho dê từ bột cá, thức ăn hỗn hợp, bã bia, tấm,
cámgiúp cho đàn dê phát triển.
Chăn nuôi dê dựa trên nền tảng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp là chính,
nhưng sự phát triển trở lại của đàn dê trong tỉnh An Giang đang đặt ra nhu cầu
về giống, kỹ thuật nuôi cho phát triển. Bên cạnh đó nhu cầu về việc cải thiện
tầm vóc đàn dê, nâng cao tăng trọng, cải thiện năng suất thịt của đàn dê tại địa
phương đối với chăn nuôi dê thịt đang là một vấn đề cấp bách được đặt ra.
2
Nhưng trên hết của các vấn đề là phải xác định được nền tảng hiện tại cho phát
triển. Do đó, đề tài này sẽ tạo ra nền tảng cơ bản cho những nghiên cứu tiếp
theo của Bộ môn Chăn Nuôi & Thú Y, Đại Học An Giang
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng tình hình chăn nuôi dê tại tỉnh An Giang
Xác định thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn thông dụng trong
c