Hàng rong là một hoạt động buôn bán có ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Bởi vì Việt Nam là một nước nông nghiệp trong quá trình phát triển khi các đô thị mọc lên ngày càng nhiều, nhưng những đô thị đó mới “thoát thai” từ nông thôn nên vẫn mang theo mình những tập quán tiểu nông đã ăn sâu vào tiềm thức không dễ gì từ bỏ. Chính vì thế mà hàng rong trở thành một đặc thù ở hầu hết các đô thị Việt Nam. Nhưng hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa, đã kéo theo hàng loạt các hệ quả tiêu cực làm nhức nhối các nhà quản lý.
Ở thành phố Hồ Chí Minh cũng vậy hệ quả này tác động xấu, gây ra như: mất trật tự, ô nhiễm môi trường, kẹt xe, không có không gian đi bộ, thiếu mỹ quan đô thị .Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều ý kiến về việc giải quyết vấn đề này nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của nhà quản lí. Thật khó có thể đưa ra được một chiến lược hợp lý trong việc quản lý vấn đề này.
62 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7902 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát tình hình buôn bán hàng rong tại quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt được đề tài này, ngoài sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm , nhóm nghiên cứu chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía.
Thay mặt nhóm thực hiện đề tài, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đối với người đầu tiên là PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, là người trực tiếp dìu dắt, hướng dẫn và trang bị cho chúng tôi đầy đủ những kiến thức cần thiết về cách thức, phương pháp nghiên cứu cho việc thực hiện được đề tài hoàn chỉnh. Với sự chỉ bảo tận tình của cô, nhóm nghiên cứu đã dần khắc phục những thiếu sót và từng bước hoàn thiện đề tài.
Tiếp đến, nhóm nghiên cứu xin cảm ơn các anh chị, những người bán hàng rong ở quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh và nhân viên trật tự đô thị đã hợp tác với nhóm nghiên cứu trong quá trình khảo sát, phỏng vấn để chúng tôi có được những số liệu và thông tin cần thiết để thực hiện đề tài này.
Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã có những ý kiến đóng góp thiết thực và hỗ trợ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện 05
LỜI NÓI ĐẦU
Thực tế cuộc sống hiện nay với nhiều vấn đề cần nghiên cứu, nhưng không có phương pháp thì việc thực hiện nghiên cứu sẽ gặp rất nhiều khó khăn và để đáp ứng yêu cầu đó môn phương pháp nghiên cứu đã ra đời và đóng một vai trò tích cực trong việc giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong xã hội loài người, giúp con người nhận thức đúng đắn và cải tạo thế giới hiện thực . Xã hội ngày càng phát triển, càng nhiều vấn đề cần phải giải quyết thì nghiên cứu khoa học càng trở nên gần gũi. Đến với bộ môn này nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Khảo sát tình hình buôn bán hàng rong tại quận 10, thành phố Hồ Chí Minh”.
Ngày nay với tốc độ phát triển kinh tế như vũ bão, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao. Nhưng một nước nông nghiệp như Việt Nam trong quá trình phát triển, thì phố thị mọc lên đối lập với nông thôn, nhưng vẫn mang theo mình những tập quán tiểu nông,không dễ gì từ bỏ, trong đó hàng rong đã trở thành một đặc thù của hầu hết các đô thị Việt Nam. Vì thế nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn hiểu rõ hơn sự tồn tại của hàng rong với những mặt tích cực và tiêu cực của nó
Vì đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài cũng như chưa có nhiều kinh nghệm trong nghiên cứu, với lại đây là đề tài thực tế nên việc thực hiện nó cũng không dễ dàng và không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đánh giá và đóng góp ý kiến của PGS.TSKH Bùi Loan Thùy,quý thầy cô trong đề cương này để nhóm nghiên cứu thực hiện tốt hơn ở bài hoàn thiện và các công trình nghiên cứu về sau.
NHÓM THỰC HIỆN _ 05
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài ...................................................................................
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................
3. Mục đích nghiên của đề tài .....................................................................
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..............................................................
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.........................................................
6. Phạm vi nội dung nghiên cứu ………………………………………….
7. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………
8. Hướng tiếp cận tư liệu ………………………………………………….
9. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài …………………………
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Buôn bán hàng rong ở các vùng đô thị - nguyên nhân và chính sách của Nhà nước.
1.1 Buôn bán hàng rong ở các vùng đô thị ……………………………
1.1.1 Khái niệm buôn bán hàng rong ………………………………….
1.1.2 Đặc điểm của buôn bán hàng rong ……………………………...
1.1.3 Tình hình buôn bán hàng rong ở các vùng đô thị. ……………….
1.2 Nguyên nhân của việc buôn bán hàng rong ……………………….
1.2.1 Nguyên nhân khách quan ……………………………………….
1.2.2 Nguyên nhân chủ quan ………………………………………….
1.3 Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động buôn bán hàng rong.
Chương II: Hiện trạng buôn bán hàng rong ở quân 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1 Sự tồn tại khách quan của hoạt động buôn bán hàng rong ……….
2.1.1 Nguyên nhân của sự tồn tại ……………………………………..
2.2 Kết quả khảo sát hiện trạng buôn bán hàng rong ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh…………………………………………………………………
2.2.1 Phân tích kết quả khảo sát qua những câu hỏi đóng ……………
2.2.2 Kết quả ghi nhận ý kiến ………………………………………..
2.2.3 Nhận xét và đánh giá …………………………………………...
Chương III: Giải pháp và khuyến nghị hạn chế các mặt tiêu cực của việc buôn bán hàng rong đến mỹ quan Thành phố Hồ Chí Minh.
3.1 Giải pháp hạn chế các mặt tiêu cực của hoạt động buôn bán hàng rong đến mỹ quan Thành phố Hồ Chí Minh. ……………………………………..
3.1.1 Gải pháp “sống chung”. ………………………………………..
3.1.2 Ban hành luật để quản lý hàng rong. …………………………..
3.1.3 Tăng cường đội ngũ quản lý cả về số lượng lẫn chất lượng……
3.2 Khuyến nghị với cơ quan chức năng để hạn chế các mặt tiêu cực của hoạt động buôn bán hàng rong đến mỹ quan Thành phố Hồ Chí Minh…….
3.2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức kể cả người bán lẫn người mua.
3.2.2 Quy hoạch sắp xếp vỉa hè và xây dựng mô hình tự quản……….
3.2.3 Cần nghiên cứu xây dựng một chương trình về việc làm và chính sách việc làm đảm bảo phát triển đô thị và trật tự đô thị. ……………………
3.2.4 Giới thiệu việc làm cho người lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề.
C. KẾT LUẬN ………………………………………………………..
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
E. PHỤ LỤC
1. Lý do chọn đề tài
Hàng rong là một hoạt động buôn bán có ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Bởi vì Việt Nam là một nước nông nghiệp trong quá trình phát triển khi các đô thị mọc lên ngày càng nhiều, nhưng những đô thị đó mới “thoát thai” từ nông thôn nên vẫn mang theo mình những tập quán tiểu nông đã ăn sâu vào tiềm thức không dễ gì từ bỏ. Chính vì thế mà hàng rong trở thành một đặc thù ở hầu hết các đô thị Việt Nam. Nhưng hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa, đã kéo theo hàng loạt các hệ quả tiêu cực làm nhức nhối các nhà quản lý.
Ở thành phố Hồ Chí Minh cũng vậy hệ quả này tác động xấu, gây ra như: mất trật tự, ô nhiễm môi trường, kẹt xe, không có không gian đi bộ, thiếu mỹ quan đô thị….Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều ý kiến về việc giải quyết vấn đề này nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của nhà quản lí. Thật khó có thể đưa ra được một chiến lược hợp lý trong việc quản lý vấn đề này. Chính vì những lý do trên mà nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “ khảo sát tình hình buôn bán hàng rong tại quận 10 thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, với mức sống của người dân không cao với lại do xu thế hội nhập hiện nay càng làm cho mọi chi tiêu của người dân trở nên hạn chế hơn ,vì thế những gánh hàng rong với giá cả rẻ cũng là điều kiện tốt cho mức chi tiêu. Nhưng bên cạnh những lợi ích thiết thực đó thì cũng có những mặt trái của nó. Vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau. Rất nhiều bài báo, diễn đàn , hội thảo và các công trình nghiên cứu về vấn đề hàng rong này.Đáng lưu ý gồm có:
Về các công trình nghiên cứu khoa học:
Tiêu biểu có thể nhắc đến luận văn của sinh viên Nguyễn Thị Anh Thư với đề tài: “Đặc điểm tâm lý xã hội của người dân di cư bán hàng rong ( nghiên cứu tại Hà Nội)” . Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu sâu tâm lý của người dân với những sự lo âu như là tiền gửi về nhà, rồi mạng lưới đồng hương ở chốn đô thị chen chúc này. Nhưng luận văn chưa lí giải rõ ràng được nguyên nhân và sự tồn tại của những gánh hàng rong này.
Kế tiếp là công trình nghiên cứu của nhóm sinh viên : Tô Hữu Linh, Tô Thị Chiên, Tô Thị Hà ở khoa Nhân học, trường Đại học KHXH và NV Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài : “Thực trạng vấn đề nhà ở của người bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài này nghiên cứu về vấn đề sinh sống, về chỗ ở của người bán hàng rong , đã nêu lên được thực trạng đáng báo động về nơi sinh sống của họ.và có những giải pháp thiết thực cho cơ quan chức năng xem xét và giải quyết.
Hội thảo tiêu biểu
Tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/ 4 /2009 vừa diễn ra buổi Hội thảo : Hàng rong- Thực trạng và giải pháp. Đây là vấn đề không mới, nhưng đến nay vẫn là bài toán khó ở các đô thị lớn , đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Tại hội thảo, các đại biểu dã đưa ra nhiều ý tưởng với mong muốn, làm sao vẫn duy trì được hình thức bán hàng rong, nhưng vẫn đảm bảo được việc quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm và mỹ quan đô thị.
Tiếp đến là Hội nghị chuyên đề: “ Triển khai hoạt động phối hợp thực hiện nếp sống văn minh đô thị” diễn ra ngày 16 / 7 /2009 ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại hội nghị này các đơn vị đã nêu lên được kết quả đạt được trong công tác phối hợp giữa các đơn vị chính quyền địa phương và đã đề ra những giải pháp tuyên truyền người dân để thực hiện được vấn đề văn minh đô thị và mỹ quan thành phố.
Các bài viết trên Internet
Bài viết “Cấm hay không cấm hàng rong” tác giả đã đề cập đến việc hàng rong nên cấm hay không. Nếu “cấm” là điều dễ nhất mà ai cũng có thể làm được. Nhưng mọi sự phiền hà, phức tạp, thậm chí là tệ nạn và tiêu cực của xã hội cũng từ chữ “cấm” mà ra. Vậy sau khi cấm, nhân dân của chúng ta sẽ sống bằng gì? Cần giúp người dân sống thế nào đây khi môi trường kiếm sống của họ không còn. Vì vậy việc cấm hàng rong là chuyện liên quan đến tính phát triển bền vững mà quốc gia nào trong quá trình hoạch định phát triển đô thị cũng phải thận trọng tính đến.
Nhìn chung có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau khi bàn tới vấn đề này nhưng xem ra vẫn chưa có được một sự thống nhất nào cả, vẫn chưa tìm được hướng giải quyết thích hợp thỏa đáng. Vì vậy trên cở sở kết quả của những cuộc nghiên cứu trước, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Khảo sát tình hình buôn bán hàng rong tại quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh”.nhằm đưa ra được hiện trạng chính xác hơn về buôn bán hàng rong và từ đó đề xuất các giải pháp và các khuyến nghị thiết thực hơn.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đứng trước thực tế hàng rong ngày càng có những ảnh hưởng xấu đến nếp sống văn minh và cảnh quan đô thị, nhóm chúng tôi nghiên cứu về nó với mong muốn:
Giúp mọi người có cái nhìn khách quan hơn về nghề bán hàng rong. Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực thì nó còn góp phần không nhỏ cho việc tiêu dùng của đại đa số người dân.
Các nhà quản lý có những biện pháp hữu hiệu thiết thực để hạn chế bớt phần nào những tác động không tốt đến mỹ quan của thành phố.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đối với việc nghiên cứu đề tài, nhóm chúng tôi đã đưa ra những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
* Đầu tiên nhóm chúng tôi đã tìm hiểu kỹ đề tài và nội dung chính của đề tài, xác định tính cần thiết của việc nghiên cứu và khả năng tiến hành nghiên cứu
* Bước tiếp theo sau khi đã chọn đề tài nghiên cứu : “Khảo sát tình hình buôn bán hàng rong tại quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh”, nhóm chúng tôi đã vạch ra các bước thực hiện như sau:
+ Nêu khát quát chung về tình hình buôn bán hàng rong ở các đô thị và nêu được những chính sách của nhà nước với hoạt động buôn bán này.
+ Nêu được hiện trạng của buôn bán hàng rong, ảnh hưởng của nó đến mỹ quan thành phố.
+ Tiến hành khảo sát đối với những người buôn bán hàng rong ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Trên cơ sở làm rõ nguyên nhân các hiện trạng , sự tồn tại khách quan của hoạt động buôn bán này. Từ đó chúng tôi đưa ra nhận xét cũng như những giải pháp và khuyến nghị.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài nghiên cứu là: những người buôn bán hàng rong
Khách thể nghiên cứu
Do số lượng người buôn bán hàng rong ở Thành phố Hồ Chí Minh rất lớn nên chúng tôi chỉ nghiên cứu tại một quận cụ thể là quận 10 của thành phố. Việc thu hẹp này nhằm phù hợp với khẳ năng nghiên cứu của chúng tôi. Vì vậy, điều này tạo cho đề tài khả năng thuyết phục nhất định và mức độ khách quan cần thiết.
6. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nhóm chúng tôi chỉ giới hạn nội dung nghên cứu “là hiện trạng của hoạt động buôn bán hàng rong quận 10 thành phố Hồ Chí Minh”.
7.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp quan sát: Nhìn nhận tình hình chung để nghiên cứu định hướng. Tiến hành quan sát hoạt động buôn bán của họ nhằm tiếp cận vấn đề trực tiếp và cụ thể.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo một số công trình đã từng nghiên cứu về hàng rong và các tài liệu liên quan khác.
+ Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Tiến hành khảo sát hoạt động buôn bán hàng rong ở quận 10 nhằm đảm bảo tính khách quan của những thông tin thu được.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: đối thoại trực tiếp và ghi nhận thông tin từ nhiều đối tượng để đánh giá vấn đề toàn diện.
Phương pháp tiếp cận và xử lí thông tin.
+ Phương pháp lịch sử: tìm hiểu quá trình phát triển và tồn tại của hàng rong cho đến hôm nay.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, trên cơ sở đó tổng kết số liệu và kết quả thu được để đưa ra nhận xét và đánh giá chung.
8 Hướng tiếp cận tư liệu
Để có được thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã tiếp cận tư liệu từ :
+ Tham khảo một số đề tài về hàng rong
+ Tìm kiếm thông tin trên Internet
+Thu thập thông tin thực tế thông qua khảo sát bằng bảng hỏi và phóng vấn
9 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Có một cái nhìn tổng thể về hiện trạng buôn bán hàng rong ở các vùng đô thị Việt Nam.
Nói được nguyên nhân của hiện trạng và những ảnh hưởng tiêu cực của buôn bán hàng rong đến mỹ quan thành phố.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể góp phần dự báo sự phát triển của nghề buôn bán hàng rong.Đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực của nó.
Qua đó có thể có những giải pháp hữu hiệu và những khuyến nghị với cơ quan quản lý để họ có thể có những cách thức giải quyết sao cho phù hợp với lòng người, làm cho thành phố ngày một văn minh trật tự hơn.
B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: BUÔN BÁN HÀNG RONG Ở CÁC VÙNG ĐÔ THỊ - NGUYÊN NHÂN VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NƯỚC
Buôn bán hàng rong ở các vùng đô thị
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong thời gian phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Cho nên trong quá trinh đó không có thể tránh khỏi những tập quán tiểu nông của đại bộ phận dân cư mà trong đó buôn bán hàng rong là một ví dụ điển hình.
Đó cũng là điều dễ hiểu ở một nước xuất phát từ một nền nông nghiệp đi lên. Nhưng buôn bán hàng rong không chỉ có ở Việt Nam mà ở các đô thị các nước trên thế giới cũng có hàng rong. Vậy là hàng rong tồn tại song song với sự phát triển của xã hội.
Khái niệm buôn bán hàng rong
Từ bấy lâu nay khi nhắc tới buôn bán hàng rong thì ai cũng biết nhưng để hiểu được loại hình buôn bán đó như thế nào thì không phải ai cũng biết. Vì vậy nhóm nghiên cứu đã đưa ra một khái niệm về buôn bán hàng rong giúp mọi người hiểu rõ hơn.
Buôn bán hàng rong là một bộ phận của khu vực phi chính thức về bản chất là một dạng hoạt động buôn bán để kiếm sống của một bộ phận người dân nhằm đáp ứng những nhu cầu về dịch vụ và hàng hóa giá rẻ tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho cư dân đô thị. Buôn bán hàng rong là khái niệm để chỉ các hoạt động mua bán, kinh doanh của người dân có liên quan đến vỉa hè, đường hẻm khu vực đông dân cư (không phải là tại các chợ, nơi được quy hoạch chính thức). Buôn bán hàng rong có thể tạm chia thành hai nhóm đối tượng hoạt động chính: Nhóm cố định( có mặt tiền nhà kết hợp với không gian công cộng – vỉa hè) và nhóm lưu động ( không có mặt tiền nhà, buôn bán ngay lòng lề đường,trên vỉa hè,đường hẻm khu dân cư).
Từ lâu hoạt động buôn bán hàng rong đã gắn liền với sự phát triển không gian đô thị và quá trình tăng trưởng kinh tế, sự quần cư đô thị. Các loại hàng hóa và dịch vụ của hoạt động buôn bán hàng rong luôn đa dạng và phong phú về chủng loại, đáp ứng được nhiều các nhu cầu về ăn, uống, mặc,vui chơi,giải trí… của đông đảo dân cư. Bên cạnh những tác động xấu do hoạt động buôn bán hàng rong đem lại cho không gian văn hóa và văn minh đô thị như mất trật tự, ô nhiễm môi trường, kẹt xe, không có không gian đi bộ, không gian nghỉ ngơi.Hoạt động buôn bán hàng rong cũng đã góp phần rất quan trọng đến việc ổn định thu nhập và đời sống của hàng nghìn người dân, kể cả những đơn vị quản lí hành chính cấp phường xã. Dù vậy,từ lâu các nhà quản lý, quy hoạch xây dựng đô thị vẫn chưa quan tâm đúng mức và cẩn trọng đến loại hình hoạt động buôn bán hàng rong.
Đặc điểm của buôn bán hàng rong.
Các dạng hoạt động buôn bán hàng rong được phân thành hai nhóm chính là kinh doanh cố định và dạng kinh doanh lưu động.
Vì vậy giữa hai đối tượng buôn bán này có sự khác nhau là đại đa số những người buôn bán lưu động đều có nguồn gốc tại các tỉnh khác đến, chủ yếu là các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Duyên Hải miền Trung.Trong khi đó, số người buôn bán cố định hầu hết đều có nguồn gốc tại TP.HCM. Như vậy số lao động thu hút vào khu vực hoạt động buôn bán hàng rong, nhất là buôn bán lưu động có liên quan với số người nhập cư từ các tỉnh khác đến.
Thời gian sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự khác biệt giữa 2 đối tượng kinh doanh cố định và kinh doanh lưu động. Một điểm cần lưu ý là số người buôn bán cố định thường có thời gian sinh sống tại TP.HCM khá lâu, trong khi số buôn bán lưu động lại có thời gian sinh sống tại TPHCM mới chỉ vài năm gần đây thôi.
Thời gian sinh sống có liên quan đến việc khai báo về tình trạng hộ khẩu. Nếu như những người kinh doanh cố định có thời gian sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh lâu hơn những người buôn bán lưu động thì việc khai báo thường trú của những người buôn bán cố định sẽ chiếm tỉ lệ cao hơn những người kinh doanh lưu động. Như vậy, mối tương quan giữa thời gian sinh sống, nơi sinh và tình trạng hộ khẩu có mối quan hệ khá rõ nét. Trong mối quan hệ này, những người buôn bán lưu động bao giờ cũng thường rơi vào trường hợp khai báo chưa có hộ khẩu thường trú.
Mặt hàng kinh doanh của đối tượng buôn bán hàng rong khá đa dạng, từ văn phòng phẩm sách báo cho đến thực phẩm thuốc lá và dịch vụ ăn uống. Ngoài ra còn có một vài thứ khác như bách hóa tạp phẩm, quần áo vải nón kính v.v… cũng khá phổ biến và chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng số. Tuy nhiên, khác với đối tượng kinh doanh cố định, đối tượng buôn bán lưu động chủ yếu tập trung nhiều nhất vào 2 loại hàng hóa là thực phẩm và thuốc lá. Đây là loại hàng hóa có nhu cầu phục vụ tận nơi nhất là trong các ngõ hẻm cách đường khá xa, hoặc tại các nơi sinh hoạt đông đúc nhưng khả năng cung ứng còn hạn chế.
Buôn bán hàng rong có đặc điểm là có thể phục vụ trên diện rộng nhưng cũng chính vì thế mà rất là khó khăn trong việc tập hợp họ. Nhưng để quản lý tốt khu vực kinh doanh này đi vào hoạt động sao cho bảo đảm mỹ quan và trật tự đô thị, trong bước đầu hướng đến giải pháp hiện đại thay đổi hoàn toàn với các sinh hoạt còn mang dáng dấp truyền thống hiện nay; vẫn là bài toán đặt ra nan giải.
Tình hình buôn bán hàng rong ở các vùng đô thị
Việt Nam là một đất nước đang trong quá trình phát triển cho nên vẫn mang theo những tập quán tiểu nông của đại bộ phận người dân và có những tập quán cố ăn sâu vào tiềm thức người dân không dễ gì từ bỏ, hàng rong đã trở thành một đặc thù của hầu hết các đô thị Việt Nam. Thật ra, không chỉ ở Việt Nam mới có hàng rong mà nhiều nước trên thế giới cũng có hàng rong. Nhưng hàng rong Việt Nam có nét riêng khó trộn lẫn với nơi khác, đặc biệt là Hà Nội. Là một trong những thành phố lớn và sầm uất của Việt Nam, Hà Nội vẫn mang trong mình hai dòng chảy văn hóa, đó là văn hóa nông nghiệp và văn hóa công nghiệp. Và ở thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm kinh tế phát triển nhất của cả nước vẫn còn có những gánh hàng rong và gánh hàng rong là một trong những yếu tố “ làng” tồn tại cùng với những đô thị văn minh hiện đại.
Cũng chính vì thế mà hàng rong có những ảnh hưởng không tốt đến với sự phát triển của đô thị Việt Nam, như là gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, làm cản trở sự quy hoạch đô thị. Nhưng cũng không thể phủ nhận nhũng gì mà hàng rong mang lại. Vì những thứ bán