Trong các loài gia súc thường được nuôi ở nước ta như: trâu, bò, dê, lợn thì lợn là loài gia súc cho thu hoạch nhanh nhất và đem lại giá trị kinh tế cao. Lợn là loài gia súc phàm ăn, dễ thuần tính. Do vậy nó rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Người nuôi lợn có thể tận dụng thức ăn thừa của người và các phụ phẩm nông – công nghiệp cho lợn ăn, giảm bớt chi phí.
Krông Bông – một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk. Nền nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã có từ lâu nhưng chưa thật sự phát triển. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển mạnh mẻ của ngành trồng trọt và ngành bảo quản chế biến nông sản trên địa bàn huyện ngành chăn nuôi đã có động lực để phát triển tương đối nhanh. Chăn nuôi lợn đã trở thành nhu cầu cải thiện đời sống không thể thiếu của người dân nơi đây. Nhất là đối với các hộ gia đình nghèo. Ở đây đã có nhiều phương thức chăn nuôi khác nhau như: trang trại, hộ gia đình, Chiếm một số lượng đáng kể là chăn nuôi gia đình.
Tuy nhiên hiệu quả chăn nuôi lợn chưa cao. Có thể là do nhiều nguyên nhân. Song, một trong những nguyên nhân có thể kể đến là tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Nguy hiểm và gây nhiều thiệt hại như: làm cho lợn chậm lớn, còi cọc, tiêu tốn nhiều thức ăn, có thể tắc ruột, thủng ruột và chết là do nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum).
Mặt khác, ở Krông Bông, việc nghiên cứu để tìm ra biện pháp phòng trị giun đũa trên lợn một cách có hiệu quả thì tương đối ít.
Thế nên thực tế đặt ra một câu hỏi là lợn nuôi theo hộ gia đình ở Krông Bông có nhiễm giun đũa lợn hay không? Tỉ lệ và cường độ nhiễm là bao nhiêu? Làm thế nào để phòng, trị bệnh giun đũa lợn có hiệu quả, đảm bảo cho chăn nuôi phát triển bền vững. Đó là nhiệm vụ quan trọng của ngành thú y, của các nhà nghiên cứu. Xuất phát từ đòi hỏi đó tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị.”
+ Với mục đích:
Đề ra biện pháp phòng, trị bệnh giun đũa lợn một cách tốt nhất.
+ Mục tiêu:
- Khảo sát tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn theo các địa điểm, độ tuổi, giống lợn, tính biệt, phương thức chăn nuôi.
- Áp dụng biện pháp phòng, trị bệnh tại huyện Krông Bông.
43 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các loài gia súc thường được nuôi ở nước ta như: trâu, bò, dê, lợn…thì lợn là loài gia súc cho thu hoạch nhanh nhất và đem lại giá trị kinh tế cao. Lợn là loài gia súc phàm ăn, dễ thuần tính. Do vậy nó rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Người nuôi lợn có thể tận dụng thức ăn thừa của người và các phụ phẩm nông – công nghiệp cho lợn ăn, giảm bớt chi phí.
Krông Bông – một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk. Nền nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã có từ lâu nhưng chưa thật sự phát triển. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển mạnh mẻ của ngành trồng trọt và ngành bảo quản chế biến nông sản trên địa bàn huyện ngành chăn nuôi đã có động lực để phát triển tương đối nhanh. Chăn nuôi lợn đã trở thành nhu cầu cải thiện đời sống không thể thiếu của người dân nơi đây. Nhất là đối với các hộ gia đình nghèo. Ở đây đã có nhiều phương thức chăn nuôi khác nhau như: trang trại, hộ gia đình,…Chiếm một số lượng đáng kể là chăn nuôi gia đình.
Tuy nhiên hiệu quả chăn nuôi lợn chưa cao. Có thể là do nhiều nguyên nhân. Song, một trong những nguyên nhân có thể kể đến là tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Nguy hiểm và gây nhiều thiệt hại như: làm cho lợn chậm lớn, còi cọc, tiêu tốn nhiều thức ăn, có thể tắc ruột, thủng ruột và chết… là do nhiễm giun đũa lợn (Ascaris suum).
Mặt khác, ở Krông Bông, việc nghiên cứu để tìm ra biện pháp phòng trị giun đũa trên lợn một cách có hiệu quả thì tương đối ít.
Thế nên thực tế đặt ra một câu hỏi là lợn nuôi theo hộ gia đình ở Krông Bông có nhiễm giun đũa lợn hay không? Tỉ lệ và cường độ nhiễm là bao nhiêu? Làm thế nào để phòng, trị bệnh giun đũa lợn có hiệu quả, đảm bảo cho chăn nuôi phát triển bền vững. Đó là nhiệm vụ quan trọng của ngành thú y, của các nhà nghiên cứu. Xuất phát từ đòi hỏi đó tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát tình hình nhiễm Ascaris suum trên lợn chăn nuôi gia đình tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk và biện pháp phòng, trị.”
+ Với mục đích:
Đề ra biện pháp phòng, trị bệnh giun đũa lợn một cách tốt nhất.
+ Mục tiêu:
- Khảo sát tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn theo các địa điểm, độ tuổi, giống lợn, tính biệt, phương thức chăn nuôi.
- Áp dụng biện pháp phòng, trị bệnh tại huyện Krông Bông.
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Krông Bông
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Krông Bông là một trong 14 huyện- thành phố của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 55 km. Được thành lập từ tháng 11 năm 1981 với tổng diện tích tự nhiên là 125.020 ha. Huyện có 13 xã và 1 thị trấn với dân số bao gồm nhiều dân tộc khác nhau sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Là một huyện miền núi nằm giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột với dãy núi Chư Yang Sin. Đất đai ở đây phong phú, đa dạng thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt rất phù hợp với cây lương thực- thực phẩm cho năng suất cao. Rừng Krông Bông với nhiều chủng loại động vật đặc trưng cho khu vực Tây Nguyên là nguồn lợi lâm sản không chỉ về mặt kinh tế mà có tác dụng rất lớn về sinh thái môi trường.
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Krông Bông nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, cách Thành phố Buôn Ma Thuột 55 km, là địa bàn rộng lớn dọc theo dãy núi Chư Yang Sin với tổng diện tích tự nhiên là 125.020 ha, bao gồm 1 thị trấn và 13 đơn vị hành chính xã: Yang Reh, Êa Trul, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Pui, Cư Đrăm, Yang Mao, Hòa Tân, Hòa Thành, Cư Kty và Yang Kang.
Phía Bắc giáp 3 huyện nằm trên đường quốc lộ 26 (Krông Pắk, Ea Kar, M’Drăk).
Phía Tây giáp huyện Krông Ana, với quốc lộ 27 nối Đắk Lắk với Lâm Đồng.
Phía Nam giáp huyện Lắk.
Phía Đông giáp vùng núi hiểm trở của hai tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng.
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình Krông Bông nằm trên cao nguyên Đắk Lắk (nơi giáp ranh với 3 tỉnh, Đăk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hòa) nên có kiểu địa hình phức tạp, toàn bộ địa hình là lòng chảo, ở giữa có đồng bằng và vùng trũng được tạo thành bởi 3 hệ thống sông chính là Krông Ana, Krông Bông, Krông Pắk. Xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi cao hiểm trở. Nhất là dãy núi Đông Nam, đoạn cuối của dãy Trường Sơn cao trung bình 2000 m.
2.1.1.3. Thời tiết khí hậu
Do tính chất đặc thù về vị trí địa lý và địa hình, huyện Krông Bông nằm giữa vùng Cao Nguyên Buôn Ma Thuột và dãy Chư Yang Sin nên khí hậu vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính khí hậu Cao Nguyên dịu mát, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Do ảnh hưởng của khí hậu duyên hải miền Trung nên mùa mưa trong vùng thường đến sớm, mưa nhiều vào tháng 9- 11, chiếm 80- 85% lượng mưa hàng năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, có năm nắng hạn kéo dài thiếu nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.4. Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 23,7oC
- Nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm: 32,8oC
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm: 17,6oC
- Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất: tháng 4, 5.
- Bình quân giờ nắng chiếu sáng/ năm: 2250- 2700
2.1.1.5. Chế độ ẩm
- Lượng mưa bình quân hàng năm: 1800- 2400 mm.
- Lượng mưa cao nhất: 3000 mm
- Độ ẩm bình quân hàng năm: 80,2 mm
- Độ bốc hơi mùa khô: 1,04- 2,98 mm/ ngày
- Độ bốc hơi mùa mưa: 1,53- 3,31 mm/ ngày
2.1.1.6. Chế độ gió
Mùa khô có gió mùa Đông Bắc thổi mạnh, vận tốc có thể đạt từ 15- 16 m/s, mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam. Tốc độ gió từ 3,5- 4,5 m/s.
2.1.1.7. Đất đai
Đất đai ở đây tương đối đa dạng, theo kết quả điều tra đất trên địa bàn huyện có 9 nhóm đất khác nhau, cụ thể một số nhóm chính như sau:
- Đất mùn vàng đỏ trên đá Granit (ha) với diện tích 35.280 ha, chiếm 28,22%. Chủ yếu ở khu vực phía Nam và Đông Nam của huyện, vùng có địa hình đồi núi với độ dốc từ 15- 20o, đất có thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và có đá lộ đầu rải rác.
- Đất vàng trên đá Granit (Fa) chiếm tỉ lệ lớn nhất 34,16% với 42.710 ha, phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam (giáp Lâm Đồng) và khu vực xã Ea Trul trên các vùng có đồi núi thấp, chia cắt mạnh, tương đối nghèo chất dinh dưỡng và tầng mỏng, thành phần cơ giới thịt nặng sét, giữ ẩm kém, có đá lẫn, nhóm đất này thích hợp cho các loại cây lương thực, thực phẩm và có thể phát triển một số cây ăn quả.
- Nhóm đất nâu đỏ, vàng trên đá Bazan (Fk, Fu) với tổng diện tích khoảng 1.185 ha chiếm 0,95%, tập trung chủ yếu tại vùng phía Tây huyện giáp Krông Ana, phân bố trên địa hình lượn sóng, nhóm đất này rất giàu dinh dưỡng và các nguyên tố như: Sắt, nhôm, calci, magie, phospho, kali, natri..., có tầng dày, cấu tượng viên hạt, độ xốp cao, thành phần cơ giới nặng, khả năng giữ nước và giữ màu tốt, thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả nhiệt đới.
- Đất phù sa được bồi (Pb) diện tích khoảng 4.824 ha,chiếm 3,86% phân bố tập trung ở khu vực Hòa Phong, Cư Kty, Hòa Thành và Hòa Tân. Đất có tầng dày lớn, khá phì nhiêu, hơi chua, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, một số ngập vào mùa mưa, phân bố ven sông suối, thích hợp cho cây lúa nước chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất phù sa Glay (Pg) với diện tích 2.910 ha chiếm 2,33%, phân bố chủ yếu ở Hòa Lễ, Hòa Phong, thuộc dạng đất pha cát, một số có lẫn đá 30%.
- Đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs) với diện tích 30.920 ha, chiếm 24,73% phân bố chủ yếu ở khu vực phía Đông Bắc (Hòa Phong, Hòa Lễ, Hòa Tân) có thành phần cơ giới thịt trung bình tầng dày < 30 cm.
- Ngoài ra còn có các nhóm đất khác: Đất phù sa loang lỗ đỏ vàng (Pf) diện tích 1.611 ha, chiếm 1,29%; đất phù sa sông ngòi, suối (Py) diện tích 1480 ha (1,18%); đất xám trên phù sa cổ (X) 1.815 ha (1,45%), đất xám Glay (Xg) 1000 ha (0,80%), đất dốc tụ thung lũng (D) 280 ha (0,22%), đất nâu trên đá Bazan (Ru) 420 ha (0,34%).
CƠ CẤU THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT NHƯ SAU:
Nhóm đất
Ký hiệu
Diện tích (ha)
Tỉ lệ (%)
Phân bố
Đất mùn vàng đỏ trên đá Granit
Ha
35280
28,22
Khu vực trung tâm Khuê Ngọc Điền và phía Đông Nam huyện
Đất đỏ vàng trên đá Granit
Fa
42710
34,16
Phía Đông, Đông Nam và Ea Trul
Đất đỏ vàng trên phiến sét
Fs
30920
24,73
Chủ yếu ở khu vực Đông Bắc
Đất nâu đỏ vàng trên đá
Fk, Fu
1185
0,95
Khu vực phía Tây
Đất phù sa được bồi
Pb
4824
3,86
Khu vực Hòa Tân, Cư Kty, Hòa Thành, Hòa Phong
Đất phù sa ngòi suối
Py
1480
1,18
Đất phù sa loang lỗ đỏ vàng
Pf
1611
1,29
Đất phù sa Glay
Pg
2910
2,33
Chủ yếu ở xã Hòa Phong, Hòa Lễ
Đất lầy
J
275
0,22
Đất vàng trên phù sa cổ
X
1815
1,45
Khu vực thị trấn và phía Bắc huyện
Đất xám Glay
Xg
1000
0,80
Đất dốc tụ thung lũng
D
280
0,22
Đất nâu trên sản phẩm Bazan
Ru
420
0,34
Hồ
70
0,06
Tổng diện tích
125020
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi: Khí hậu thổ nhưỡng đa dạng thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó đặc biệt thích hợp cho sự phát triển cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và một số nơi rất thích hợp cho cây công nghiệp ngắn ngày cũng như dài ngày và cây ăn quả. Với vùng đất phù sa được bồi đắp hàng năm, mật độ sông suối dày đặc là lợi thế cho việc xây dựng các công trình thủy nông vừa và nhỏ, phục vụ cho sản xuất các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và chi phí thấp.
- Khó khăn: Một số vùng có địa hình phân cách, độ dốc nên dễ bị thoái hóa do xói mòn, rửa trôi nên cần chú ý việc khoanh nuôi bảo vệ, trồng rừng bảo vệ đầu nguồn (băng rừng, đai rừng...), ngược lại vùng phù sa ven sông thường bị ngập úng gây lụt lội một số nơi ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
Mùa mưa đến sớm và thường mưa nhiều vào thời gian thu hoạch nên cần chú trọng khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch để giảm hao hụt sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Địa bàn rộng, cơ sở hạ tầng thuộc miền núi phát triển chưa cao và có những nền tảng thúc đẩy kinh tế xã hội phải có sự ưu tiên và đầu tư về mọi mặt.
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế
- Về dân số: Toàn huyện có 13 xã: Yang Reh, Ea Trul, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền, CưKty, Hòa Thành, Yang Kang, Hòa Tân, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Pui, CưDrăm, Yang Mao và 1 thị trấn Krông Kmar, với dân số năm 2009 là 87.136 người, trong đó nữ là 42.783 người.
+ Dân cư ở đây chủ yếu là người Kinh, bên cạnh đó còn có một số các dân tộc thiểu số khác như: Ê đê, Tày, H’Mông,… Người Kinh chủ yếu có nguồn gốc từ Quảng Nam, Đà Nẵng; chính nguồn gốc dân cư của người Kinh đã tạo ra tại đây một môi trường văn hóa-xã hội có nhiều nét tương đồng như quê hương gốc của họ.
+ Mật độ dân số trung bình toàn huyện là:
- Về văn hóa giáo dục:
- Về y tế: bệnh viện huyện có quy mô 100 giường bệnh, tương đối hiện đại, nhiều năm đạt danh hiệu bệnh viện xuất sắc toàn quốc.
- Về giao thông vận tải: Huyện có vị trí thuận lợi về giao thông vận tải, có tỉnh lộ 12 nối liền với quốc lộ 26 và 27, do vậy giá trị hàng hóa có tăng hàng năm. Krông Bông đã có cơ sở hạ tầng tương đối tốt: 100% số xã đã có điện lưới quốc gia và đường nhựa đến trung tâm xã; từ Krông Bông có thể đến 2 thành phố lớn mỗi ngày thông qua các chuyến xe khách chất lượng tốt (Đà Nẵng 2 chuyến/ngày và TP.HCM 3 chuyến/ngày) nên giao thông đi lại rất thuận lợi; hầu hết trường học đều khang trang.
- Krông Bông chủ yếu phát triển kinh tế bằng nông-lâm nghiệp; hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ sang công nghiệp-du lịch-dịch vụ nhờ phát triển thủy điện và có nhiều điểm du lịch nổi tiếng - nhất là thác Krông Kmar.
2.1.2.2. Điều kiện xã hội
2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh giun đũa lợn trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh giun đũa lợn ngoài nước
Skrjabin (1925)[2], đã mô tả tỉ mỉ về đặc điểm của 42 loài giun sán heo trên thế giới và đã chỉ ra những loại gây tác hại nhiều cần tập trung phòng ngừa.
Drozaca (1930)[2], cho biết có 57 giun sán ký sinh ở heo trên thế giới.
Zarexynki (1959)[2], cho biết có 79 loài giun sán ký sinh ở heo.
Erchov (1963)[2], cho biết có 58 loài giun sán ký sinh ở heo, trong đó có 11 loài tác giả cho là những giun sán lạc chủ.
Oslov (1958)[2], cho biết có 73 loài giun sán ký sinh trên heo, quá trình gây bệnh của chúng và phương pháp phòng trị.
Mosgvoi (1967)[2], cho biết có 139 loài giun sán ký sinh ở heo nhà và heo rừng trên thế giới, trong đó lớp Trematoda có 29 loài, lớp Cestoda có 16 loài, lớp Nematoda có 93 loài và lớp Acanthocephala có 1 loài.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu bệnh giun đũa lợn trong nước
Houdemer (1925)[2], đã nghiên cứu trên heo ở Bắc Bộ và cho biết heo nhiễm Ascarissuum với tỷ lệ 48,35%.
Lương Văn Huấn mổ khám toàn diện theo độ tuổi 891 heo tại 12 tỉnh thành phố cho biết tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn là 55%.[2]
Trần Thị Thanh Thuý qua mổ khám không theo tuổi 204 heo tại thị xã Cao Lãnh - Đồng Tháp cho biết tỷ lệ nhiễm Ascaris suum là 53,39%.[2]
Trịnh Văn Thịnh Và Dương Công Thuận (1959 - 1960)[2], đã xét nghiệm phân trên 2.200 heo cho biết tỷ lệ nhiễm Ascaris suum là 56%.
Kết quả của việc điều tra về thành phần loài giun sán ở heo từ năm 1963-1975 [2] (viện Pasteur Sài Gòn), công việc chủ yếu là thu thập giun sán trên heo giết mổ tại lò mổ Chánh Hưng và từ khắp nơi Miền Nam gửi tới trong đó tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn là 70%.
2.3. Tình hình chăn nuôi lợn và công tác thú y tại huyện Krông Bông
2.3.1. Tình hình chăn nuôi lợn
Năm 2007, tổng đàn lợn trên địa bàn huyện khoảng: 22.064 con ( do ảnh hưởng của dịch Lở mồm long móng và giá lợn xuống thấp)
Năm 2008, tổng đàn lợn: 35.570 con
Năm 2009, tổng đàn lợn 35.380 con. Trong đó, lợn thịt: 29.507 con, lợn nái: 5732 con, lợn đực giống: 141 con. (Nguồn: Niên giám thống kê Krông Bông, 01/10/2010)
Các giống lợn được nuôi chủ yếu ở đây bao gồm: Lợn ngoại: chủ yếu là lợn đực giống (Duroc, Landrace), lợn nội (lợn Móng Cái, lợn Ỉ) và lợn lai từ các giống lợn ngoại và lợn nội trên.
Lợn được nuôi phổ biến ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tại 3 địa điểm nghiên cứu thì lợn nuôi nhiều nhất là ở xã Hòa Sơn, sau đó là Thị trấn Krông Kmar, ít hơn cả là xã Ea Trul.
Nhìn chung, tổng đàn lợn trên địa bàn huyện ngày một tăng lên. Tuy nhiên, số hộ gia đình chăn nuôi lợn có xu hướng giảm dần, lợn nuôi phân bố không đồng đều, có nơi tập trung nuôi nhiều thì có nơi hầu như không nuôi. Nguyên nhân chính là do trong thời gian gần đây giá lợn thấp, giá thức ăn gia súc tăng dẫn đến chăn nuôi không đem lại lợi nhuận.
Qua thực tế cho thấy chăn nuôi tại huyện có hai phương thức chính là: nuôi tập trung và nuôi nhỏ lẻ. Nuôi tập trung chủ yếu là ở Thị trấn Krông Kmar, quy mô vừa và nhỏ, chuồng trại được xây dựng kiên cố (nuôi sàn, lồng, chuồng hai dãy), thoáng mát, sạch sẽ, lợn được vệ sinh tắm rửa hàng ngày. Công tác tiêm phòng bệnh cho lợn cũng được chú trọng hơn nhiều so với chăn nuôi nhỏ lẻ. Chăn nuôi tập trung tương đối đảm bảo vệ sinh thú y. Vì vậy lợn rất ít bị bệnh. Đối với chăn nuôi nhỏ lẻ, chuồng trại được làm bằng tường gạch, nền xi măng, mái tôn hoặc ngói, có nơi thì tường ván, nền ván, mái tranh. Tuy vậy nhưng ý thức về vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh cho lợn tương đối tốt.
Phân lợn nuôi ở đây được xử lý hầm biogas, có nơi ủ phân bón cho cây trồng, có nơi dùng phân tươi bón cho rau màu, rau xanh.
Thức ăn cho lợn ngoài nguồn thức ăn chính là thức ăn công nghiệp như: Cám Cargill, cám Greenfeed, cám Anco, … Bà con nơi đây còn tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp như: cám gạo, sắn, khoai lang, rau xanh, bèo, thân cây chuối…làm thức ăn cho lợn.
Bên cạnh được tiêm phòng vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm, lợn cũng được người dân nơi đây chú trọng phòng, trừ giun sán. Một số thuốc tẩy giun mà người dân thường dùng là: vimectin, levavet (Vemedim), Bio-bivermectin (Bio- Pharmachemi),
Một số bệnh lợn hay mắc phải: bệnh suyễn lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn, E.coli phù đầu,…bệnh giun đũa, ghẻ,…
2.3.2. Công tác thú y
+ Tổ chức nhân sự: Số cán bộ kỹ thuật trạm được biên chế: 04 người, trong đó có 01 hợp đồng. Số cán bộ cơ sở ở 14 xã, thị trấn: 33 người, trong đó số cán bộ thú y xã, thị trấn được ký kết hợp đồng chính thức là 14 người.
+ Phòng và chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
1. Tình hình dịch bệnh: Từ đầu năm đến hết tháng 7/2009 dịch bệnh không xảy ra với đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, có một số bệnh xảy ra lẻ tẻ như E.Coli, ỉa chảy heo con, toi gia cầm… ngày 19/8/2009 bệnh Lở mồm long móng xảy ra ở xã Cư Đrăm, sau đó lây lan ra các xã như Cư Pui, Hòa Phong, Hòa Lễ với tổng số gia súc mắc bệnh là 242 con, trong đó có 02 con trâu, 240 con bò. Đến ngày 13 tháng 11 năm 2009 dịch bệnh đã được khống chế và được Trung tâm Thú y vùng V và Chi cục Thú y tỉnh về kiểm tra và chuẩn bị công bố hết dịch.
2. Các biện pháp phòng chống dịch, nhận định tình hình
- Biện pháp phòng chống dịch: Năm 2008 và 7 tháng đầu năm 2009 dịch bệnh không xảy ra, Trạm và mạng lưới Thú y không lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh, mà luôn chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh như triển khai tiêm phòng các loại vắc xin theo định kỳ, tổ chức phun thuốc sát trùng tiêu độc ở 14 xã, thị trấn, thường xuyên cùng các Ban Thú y cơ sở kiểm tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh đến từng đơn vị thôn, buôn. Khi dịch bệnh xảy ra Trạm Thú y và ban Thú y xã Cư Drăm đã triển khai ngay biện pháp chống dịch là gom toàn bộ 38 con bò dự án về tại khu vực buôn Chàm B để nuôi nhốt điều trị bệnh, không cho chăn thả tự do và phun thuốc sát trùng ngày 01 lần tại các thôn buôn có dịch bệnh, báo Chi cục Thú y tỉnh cung ứng vật tư chống dịch như thuốc bencocid, vắc xin. Đặc biệt các xã có dịch đã thành lập các chốt chặn ở lối ra vào thôn buôn không cho mua bán, vận chuyển trâu bò ở thôn buôn có dịch. UBND huyện có Quyết định số 2083/QĐ-UB thành lập 03 chốt chặn tại các địa điểm như xã Yang Kang, Yang Réh, Hòa Phong để không cho mua bán, vận chuyển trâu bò trong thời gian có dịch. Bên cạnh đó, các xã trong toàn huyện đã chủ động tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu bò. Vì vậy mà dịch bệnh không lây lan trên diện rộng và đã được khống chế vào ngày 13 tháng 11 năm 2009.
Cuối tháng 10 và tháng 11 năm 2009 toàn huyện đã tổng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi để có cơ sở cho công bố hết dịch trên địa bàn huyện.
Đối với một số bệnh thông thường trên đàn gia súc thì Ban Thú y các xã, thị trấn đã luôn can thiệp kịp thời để giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi, giảm được nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm ở gia súc trên địa bàn huyện.
- Nhận định tình hình dịch bệnh: Hiện nay đang là mùa khô, nên thức ăn chăn nuôi đại gia súc khan hiếm, thời tiết thất thường, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm chênh lệch cao từ 12-150c, gió thường thổi mạnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng của gia súc, gia cầm nên gia súc, gia cầm rất dễ mắc bệnh như Cúm gia cầm, Tiêu chảy bê nghé, viêm phổi cấp ở bê nghé, tiêu chảy heo con, THT. Với tình hình dịch bệnh LMLM vừa xảy ra trên địa bàn 04 xã do vậy bệnh LMLM vẫn có nguy cơ xảy ra trên địa bàn huyện do quá trình mua bán, vận chuyển gia súc.
3. Công tác tiêm phòng
Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện:
Loại gia súc, gia cầm
Số con
Chó
15.000
Trâu, bò
26.040
Lợn
35.380
Dê
2.500
Gia cầm
233.000
Để tạo được sự miễn dịch cho đàn gia súc, hàng năm Trạm và mạng lưới Thú y cơ sở đã triển khai tiêm phòng 2 vụ: Vụ 1 vào tháng 4 đến tháng 6, vụ 2 từ tháng 9 đến tháng 11 với các loại Vắc xin như sau:
-Vắc xin Dại chó: 2.500 liều.
- Vắc xin THT trâu, bò: 17.700 liều
- Vắc xin THT heo: 1000 liều (tiêm cho gia súc các xã đồng bào dân tộc)
-Vắc xin dịch tả heo: 1000 liều (tiêm cho gia súc các xã đồng bào dân tộc)
- Vắc xin PTH heo: 1000 liều (tiêm cho gia súc các xã đồng bào dân tộc)
- Vắc xin Lở mồm long móng trâu, bò: 41.275 liều
-Vắc xin LMLM heo: 1.500 liều (tiêm cho heo nái và heo đực giống)
Cụ thể từng vụ tiêm phòng như sau:
TT
Loại vắc xin
Tổng đàn (con)
Vụ 1/2009
Vụ 2/2009
Tiêm được (con)
Tỷ lệ % so tổng đàn
Tiêm được (con)
Tỷ lệ % so tổng