Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng cao, vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tăng nhanh, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, hàng năm tạo việc làm cho hàng triệu lao động, thu nhập và đời sống của NLĐ trong các doanh nghiệp được cải thiện, từng bước hình thành QHLĐ lành mạnh trong doanh nghiệp, xuất hiện nhiều mô hình, nhiều doanh nghiệp có QHLĐ tốt.
Đạt được kết quả trên là do thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và lao động có chuyển biến tích cực, nhiều tổ chức công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp đã trở thành người đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình trạng tranh chấp lao động dẫn đến đình công không đúng trình tự pháp luật lao động có xu hướng gia tăng với quy mô lớn, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội và môi trường đầu tư, làm thiệt hại cho NLĐ, cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.
Để khắc phục tình trạng trên, từ đó góp phần ổn định môi trường đầu tư, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xây dựng mối QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp Ngày 05 tháng 06 năm 2008, Ban Bí thư đã có chỉ thị số 22-CT/TW, về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Và đến ngày 18 tháng 08 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1129/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22 của Ban Bí thư về vấn đề trên. Trong quyết định này, nhiệm vụ được tập trung chủ yếu vào 03 Bộ ngành sau ( Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, VCCI ) để cùng nhau xây dựng mối QHLĐ hài trong doanh nghiệp theo cơ chế giải quyết 03 bên.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng mối QHLĐ hài hòa trong doanh nghiệp cả nước nói chung và các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói riêng; cũng là vấn đề đang bức xúc hiện nay tại các doanh nghiệp Khánh Hòa khi mà trong hơn hai năm trở lại đây, tuy rằng toàn tỉnh chưa xảy ra các cuộc đình công lớn, song đã xảy ra hơn 10 cuộc lãn công, ngừng việc dẫn đến tranh chấp lao động, hầu hết các cuộc lãn công đều xảy ra ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có số lao động tương đối nhiều, điển hình là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp CBTS – đây cũng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa.
97 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHẢO SÁT VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
THỦY SẢN KHÁNH HÒA
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
STT
VIẾT TẮT
NỘI DUNG
1
VCCI
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
2
VCCI Khánh Hòa
VPĐD Phòng Thương mại và CNVN tại Khánh Hòa
3
ILO
Tổ chức lao động quốc tế
4
DNCBTS
Doanh nghiệp chế biến thủy sản
5
CBTS
Chế biến thủy sản
6
KCN
Khu công nghiệp
7
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
8
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân
9
DNFDI
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
10
NSDLĐ
Người sử dụng lao động
11
NLĐ
Người lao động
12
QHLĐ
Quan hệ lao động
13
ATVSLĐ
An toàn vệ sinh lao động
14
BHXH
Bảo hiểm xã hội
15
BHYT
Bảo hiểm y tế
16
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng cao, vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tăng nhanh, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, hàng năm tạo việc làm cho hàng triệu lao động, thu nhập và đời sống của NLĐ trong các doanh nghiệp được cải thiện, từng bước hình thành QHLĐ lành mạnh trong doanh nghiệp, xuất hiện nhiều mô hình, nhiều doanh nghiệp có QHLĐ tốt.
Đạt được kết quả trên là do thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và lao động có chuyển biến tích cực, nhiều tổ chức công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp đã trở thành người đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình trạng tranh chấp lao động dẫn đến đình công không đúng trình tự pháp luật lao động có xu hướng gia tăng với quy mô lớn, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội và môi trường đầu tư, làm thiệt hại cho NLĐ, cho doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.
Để khắc phục tình trạng trên, từ đó góp phần ổn định môi trường đầu tư, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xây dựng mối QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp……Ngày 05 tháng 06 năm 2008, Ban Bí thư đã có chỉ thị số 22-CT/TW, về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Và đến ngày 18 tháng 08 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1129/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22 của Ban Bí thư về vấn đề trên. Trong quyết định này, nhiệm vụ được tập trung chủ yếu vào 03 Bộ ngành sau ( Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, VCCI ) để cùng nhau xây dựng mối QHLĐ hài trong doanh nghiệp theo cơ chế giải quyết 03 bên.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng mối QHLĐ hài hòa trong doanh nghiệp cả nước nói chung và các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói riêng; cũng là vấn đề đang bức xúc hiện nay tại các doanh nghiệp Khánh Hòa khi mà trong hơn hai năm trở lại đây, tuy rằng toàn tỉnh chưa xảy ra các cuộc đình công lớn, song đã xảy ra hơn 10 cuộc lãn công, ngừng việc dẫn đến tranh chấp lao động, hầu hết các cuộc lãn công đều xảy ra ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có số lao động tương đối nhiều, điển hình là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp CBTS – đây cũng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa.
Thông qua đề tài “Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa “, sẽ có sự nhận định rõ hơn về tình hình QHLĐ trong ngành công nghiệp CBTS Khánh Hòa liên quan tới các khía cạnh như tiền lương, đào tạo, tuyển dụng, sa thải, và các chính sách lao động khác trong doanh nghiệp. Nhóm tác giả đã tiến hành cuộc khảo sát điều tra sâu 15 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực CBTS tại tỉnh Khánh Hòa. Kết quả của cuộc điều tra đã phản ánh phần nào tình hình chung của môi trường QHLĐ hiện tại, những khó khăn vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Luận văn cũng hi vọng những kiến nghị được đưa ra trong báo cáo nghiên cứu này sẽ góp phần tác động tích cực tới quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách của Chính phủ về lao động.
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
I. Tổng quan về nội dung và phương pháp nghiên cứu :
1. Cơ sở nghiên cứu :
Cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng và những thách thức mà các DNCBTS Khánh Hòa đang phải đối mặt về tiền lương, tuyển dụng, đào tạo, sa thải, QHLĐ và khả năng liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức đại diện NSDLĐ. Thông tin thu thập từ cuộc khảo sát sẽ được sử dụng làm cơ sở để VCCI báo cáo tham mưu Chính phủ về các vấn đề lao động trong trong ngành thủy sản nói riêng từ góc độ quan điểm của người chủ sử dụng lao động, đồng thời giúp xây dựng định hướng hợp tác của VCCI với cộng đồng doanh nghiệp nói chung trong tương lai.
Cuộc khảo sát được tiến hành tại tỉnh Khánh Hòa, bao gồm : KCN Suối Dầu ( Cam Lâm ), KCN Bình Tân ( Nha Trang ), khu vực Đồng Đế và Lê Hồng Phong ( Nha Trang ), khu vực ngoại thành Nha Trang ( Lương Sơn, Phước Đồng ). Đây cũng là những nơi có thế mạnh về thủy sản điển hình của tỉnh, khảo sát được thực hiện trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2010. Khảo sát tập trung vào các DNCBTS Khánh Hòa sử dụng nhiều lao động thuộc ba khu vực doanh nghiệp: khu vực DNNN, khu vực DNTN và khu vực DNFDI. Có 15 doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên để khảo sát, bao gồm những doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các địa bàn nói trên tại tỉnh Khánh Hòa..
Các thông tin nằm trong phiếu điều tra doanh nghiệp bao gồm :
Tiền lương: mức thu nhập (bao gồm lương cơ bản, trợ cấp, phụ cấp, tiền ăn giữa ca v.v.) trung bình của NLĐ, mức thưởng Tết, sự tăng giảm quỹ lương và ưu tiên chi tiêu của doanh nghiệp năm 2010-2011.
Đào tạo nghề: các loại hình lao động và kỹ năng mà doanh nghiệp có thể sử dụng từ các trường nghề, hạn chế của hệ thống trường nghề và khả năng tự đào tạo lao động của DNCBTS Khánh Hòa.
Tuyển dụng và sa thải: nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong năm 2010, các biện pháp giãn thợ mà DN sử dụng do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỉ lệ thay thế lao động và các biện pháp giữ chân lao động giỏi.
Thoả ước lao động tập thể: lợi ích/khó khăn trong việc ký thoả ước lao động tập thể, cấp độ ký thoả ước (cấp doanh nghiệp hay cấp ngành).
Đình công và tranh chấp lao động: cách thức đối thoại giữa doanh nghiệp và NLĐ, giải quyết khiếu nại của NLĐ, nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động (nếu có) và biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
Các kiến nghị chính sách về việc thu phí công đoàn, BHXH và BHTN, điều chỉnh lương tối thiểu, việc thực hiện ATVSLĐ và phương hướng kết nối với tổ chức đại diện doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
Mục tiêu nghiên cứu nhằm hiểu được thực trạng hiện nay về vấn đề lao động và QHLĐ được thực hiện như thế nào trong các DNCBTS Khánh Hòa, qua đó nhằm chỉ ra những xu hướng phát triển chính về lao động - việc làm trong năm 2010-2011
Thông qua cuộc khảo sát ghi nhận quan điểm và ý kiến của chủ doanh nghiệp dưới góc độ là NSDLĐ về các vấn đề liên quan đến Bộ luật lao động. Kết quả của cuộc khảo sát sẽ làm cơ sở để VCCI báo cáo, tham mưu Chính phủ về việc sửa đổi Bộ luật loa động đồng thời giúp xây dựng định hướng hợp tác giữa VCCI với cộng đồng doanh nghiệp trong tương lai.
Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng mối QHLĐ hài hòa, hiệu quả giữa NSDLĐ và NLĐ trong các DNCBTS Khánh Hòa.
Các mục tiêu cụ thể gồm:
Sự tác động của các chính sách tiền lương của Nhà nước và khủng hoảng kinh tế đối với sự thay đổi về mức lương trung bình, quỹ lương và ưu tiên chi tiêu của doanh nghiệp.
Nhu cầu đối với các kỹ năng của lao động và mối liên hệ giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp.
Tác động của khủng hoảng kinh tế với quyết định tuyển dụng, sa thải và giữ chân lao động của doanh nghiệp.
Quan điểm của doanh nghiệp đối với việc thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể.
Các biện pháp đối thoại và giải quyết tranh chấp lao động giữa NLĐ và NSDLĐ trong doanh nghiệp từ quan điểm của người quản lý
Quan điểm của doanh nghiệp đối với một số chính sách tiền lương, lao động của Nhà nước và những kiến nghị.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Nghiên cứu hướng tới trả lời các câu hỏi sau đây:
Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với vấn đề lao động trong các DNCBTS Khánh Hòa bao gồm giá nhân công, ưu tiên trong sử dụng và tuyển dụng lao động ?
Cách tiếp cận của doanh nghiệp đối với vấn đề QHLĐ như cách đối thoại với NLĐ và giải quyết khiếu nại của họ, cách ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp lao động, nhận định của NSDLĐ về sự gia tăng các cuộc đình công tự phát gần đây ?
Hiện trạng và thách thức trong mối liên hệ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng và thiếu hụt lao động ?
Quan điểm của DNCBTS Khánh Hòa về các chính sách như tiền lương tối thiểu, phí công đoàn, BHXH ?
Cách tốt nhất để VCCI đại diện cho doanh nghiệp là gì?
4. Phương pháp nghiên cứu :
4.1. Nghiên cứu định lượng : khảo sát qua thư 15 doanh nghiệp
Mục đích : khảo sát định lượng để đo lường mức độ thường xuyên xảy ra của các vấn đề đã phát hiện trong quá trình nghiên cứu tại bàn và phỏng vấn trực tiếp.
Đối tượng khảo sát : chủ doanh nghiệp, người trực tiếp điều hành doanh nghiệp hoặc trưởng bộ phận nhân sự của các DNCBTS Khánh Hòa.
Chọn mẫu : chọn lọc 15 mẫu doanh nghiệp từ nguồn dữ liệu của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Khánh Hòa và Danh sách Hội viên VCCI Khánh Hòa; tiêu chí để chọn mẫu như sau :
Theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh : thuộc ngành công nghiệp CBTS.
Theo loại hình doanh nghiệp : nhà nước, tư nhân, đầu tư nước ngoài
Theo qui mô doanh nghiệp : ưu tiên các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, sử dụng số lao động nhiều.
Theo địa bàn đăng ký kinh doanh : tập trung vào thành phố Nha Trang, ngoại thành Nha Trang, KCN Bình Tân ( Nha Trang ) và KCN Suối Dầu ( Huyện Cam Lâm ).
Bảng 2 : Các doanh nghiệp tham gia khảo sát phân theo khu vực doanh nghiệp và địa bàn hoạt động
Khu vực DN
Địa bàn
DNNN
DNTN
DNFDI
Tổng số
Nha Trang
1
1
2
Ngoại thành Nha Trang
2
2
KCN Bình Tân
1
3
4
KCN Suối Dầu
3
4
7
Tổng số
2
9
4
15
4.2. Nghiên cứu định tính : Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Các cuộc phỏng vấn sâu có mục tiêu kiểm tra chéo các thông tin đã thu thập từ doanh nghiệp và bổ sung các nhận định về xu hướng lao động - việc làm - tiền lương của các đối tượng có liên quan. Cụ thể:
Phỏng vấn trực tiếp 03 tổ chức có liên quan :
Các chuyên gia trong Hội đồng giới sử dụng lao động theo cơ chế 03 bên gồm : Sở Lao động -Thương binh và Xã Hội Khánh Hòa ( đại diện Nhà nước ); Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa ( đại diện cho NLĐ ); và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Khánh Hòa ( đại diện cho NSDLĐ ). Cuộc phỏng vấn này nhằm cung cấp thêm một số quan điểm về lao động và quản lý lao động của các cơ quan hữu quan, đồng thời có ý nghĩa kiểm tra chéo tính chính xác của những thông tin đã thu thập được từ kết quả khảo sát của các doanh nghiệp.
Phỏng vấn trực tiếp 15 NLĐ là công nhân nhập cư tại Khánh Hòa
4.3. Một số phương pháp như :
Luận văn sử dụng các phương pháp khoa học hành chính, quản lý Nhà nước và khoa học pháp lý, phương pháp nghiên cứu tổng quan, phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp, thống kê …
4.4. Công cụ xử lý thông tin :
Sử dụng trên máy vi tính với phần mềm Word, Excel là chủ yếu và một số công cụ khác.
II. Khái quát về ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa :
Khánh Hòa là tỉnh có ngành CBTS mạnh, kim ngạch xuất khẩu đứng thứ tư so với cả nước ( sau Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ ), kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là khoảng 255 triệu USD, chiếm 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam.
Tính đến năm 2009, Khánh Hòa đã có 60 xưởng chế biến xuất khẩu; trong đó 33 nhà máy chế biến đông lạnh, 5 phân xưởng chế biến đồ hộp, 22 cơ sở chế biến thủy sản khô. Các doanh nghiệp trong ngành ngoài những phân xưởng mới xây dựng, các phân xưởng cũ cũng đã từng bước nâng cấp nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị đạt yêu cầu của ngành do Bộ Thủy sản qui định. Đến năm 2009 đã có 9 nhà máy đông lạnh đạt tiêu chuẩn được cấp Code xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Có 25 nhà máy chế biến đông lạnh, 16 phân xưởng chế biến thủy sản khô, 4 phân xưởng chế biến đồ hộp được Bộ Thủy sản chứng nhận đạt tiêu chuẩn ngành.
Trước đây từ chỗ sản phẩm đông lạnh xuất thô thì nay các doanh nghiệp đã tiếp cận với nhu cầu thị trường, chế biến sản phẩm phục vụ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng tại siêu thị. Sản phẩm được cải tiến, đảm bảo chất lượng và mẫu mã đẹp, được các thị trường khó tính chấp nhận. Các doanh nghiệp đã chịu khó tìm hiểu về mẫu mã, tham dự các hội chợ chuyên ngành thủy sản để tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, tiếp cận với khách hàng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản trên thị trường thế giới ngày càng gia tăng, các công ty CBTS xuất khẩu trên địa bàn toàn tỉnh đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên việc có đủ nguồn nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu là một vấn đề rất bức xúc đối với các doanh nghiệp hiện nay. Trước tình hình này, hầu hết các DNCBTS Khánh Hòa đều tự tổ chức mạng lưới mua nguyên liệu khắp nơi trong cả nước và thậm chí nhập nguyên liệu từ nước ngoài về như cá Bò da, cá hồi, cá đen, cứ ngừ đại dương, tôm chân trắng, mực…vì nguồn nguyên liệu trong tỉnh không đáng kể. Giá sản phẩm thủy sản tăng khoảng 10-15% so với năm ngoái và giá mua nguyên liệu cũng tăng tương ứng.
Về cơ cấu sản phẩm : Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Khánh Hòa chủ yếu hiện nay vẫn là các sản phẩm đông lạnh ( cá, tôm, mực, ghẹ ), sản phẩm chế biến khô ( mực khô, cá khô, ruốc khô ), sản phẩm sống và tươi sống ( tôm hùm, cá mú, cá ngừ đại dương ), sản phẩm đồ hộp đã đầu tư tại 5 đơn vị ; tuy nhiên trong thời gian qua sản lượng chưa đáng kể, chưa phát huy được hiệu suất đầu tư.
Hàng thủy sản chế biến đông lạnh là hàng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản; trong đó nhiều nhất là cá nguyên con và phi lê đông lạnh. Tiếp đến là tôm, mực chế biến các dạng đông lạnh. Các mặt hàng cua ghẹ cũng được chế biến nhiều dạng như nguyên con, ghẹ mãnh, ghẹ thịt rất phong phú.
Các mặt hàng đông lạnh vẫn còn chế biến nhiều ở dạng block, các dạng chế biến tinh, hàng giá trị gia tăng đã phát triển mạnh trong thời gian qua tuy nhiên cũng chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 25-30% sản lượng đông lạnh chung, đây cũng là một vấn đề cần phải quan tâm để phát triển trong thời gian tới.
Về cơ cấu thị trường : Qua theo dõi sản phẩm thủy sản của Khánh Hòa cũng mang những đặc thù chung của cả nước và chịu những chi phối chung của những biến động về tình hình thủy sản xuất khẩu thế giới, về giá cả, rào cản kỹ thuật …
Thị trường xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa tập trung chủ yếu vào các thị trường sau : Mỹ, Nhật, châu Âu, Nga, Đông Âu, Úc, châu Phi, Trung Đông…
Thị trường Nhật : Nhật được xem là thị trường mạnh và truyền thống từ trước đến nay. Trong chiến lược xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa luôn đánh giá rất cao về tính ổn định của thị trường này với số lượng nhập khẩu nhiều, giá cả tương đối và đòi hỏi chất lượng phù hợp. Trước đây thị trường này vẫn được xem là tiêu chuẩn để đánh giá về trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Trong xu hướng những năm gần đây do sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU…nên sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu có giảm, tuy nhiên trước tình hình chung về các rào cản kỹ thuật đang đặt ra với Việt Nam như tình hình kiểm tra dư lượng kháng sinh, đánh thuế tôm Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ…thì thị trường Nhật lại chính là thị trường quan trọng như những năm trước đây.
Thị trường Mỹ : Cùng với sự phát triển hợp tác chung về kinh tế đối ngoại, ngành Thủy sản Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng đã mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Thị trường Mỹ có nhiều triển vọng vì sức mua lớn, giá cả ổn định và cao hơn một số thị trường khác. Tôm sú, tôm chân trắng, cá ngừ đại dương…là những mặt hàng chính của Khánh Hòa xuất sang thị trường Mỹ.
Thị trường Đông Nam Á : Là thị trường mang tính truyền thống sau Nhật, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Khánh Hòa sang thị trường này thường ổn định khoảng 20-25%. Mặt hàng xuất khẩu không đòi hỏi chất lượng cao,chủng loại phong phú, đa dạng phù hợp với nguồn lợi đánh bắt được, thường là các loại sản phẩm đông lạnh dạng block, dạng ướp đá, hoặc tươi sống, hàng chế biến khô. Loại hàng này phần lớn thường được xuất qua các tàu vào nhận hàng tại cảng Nha Trang. Cần tiếp tục duy trì thị trường này vì nó phù hợp với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiêu thụ được những loại sản phẩm không xuất khẩu được sang những thị trường khó tính.
Thị trường châu Âu : Đây là thị trường lớn có nhiều triển vọng, là thị trường đòi hỏi đầu tư công nghệ và chất lượng sản phẩm cao. Mặc dù được xếp vào thị trường khó tính nhưng giá cả cao, ổn định. Do Việt Nam chưa được xếp vào danh sách nhóm I ( nhóm các nước được phép nhập khẩu vào châu Âu ở cấp cộng đồng ) nên các doanh nghiệp phải qua thủ thục đăng ký, kiểm tra xét duyệt và được công nhận mới đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên nó thể hiện được uy tín của doanh nghiệp trên thương trường vì khi được Code vào EU thì được phép xuất khẩu vào các thị trường khó tính khác.
Thị trường Trung Quốc : là thị trường lớn với mặt hàng phong phú đa dạng. Thường Khánh Hòa xuất khẩu sang thị trường này các loại sản phẩm đông block, thủy sản tươi ướp đá, thủy sản tươi sống…Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này còn thấp khoảng 7-8%; tuy nhiên thường xuất khẩu qua đường tiểu ngạch hoặc mua bán qua các tỉnh biên giới. Cần chú ý thị trường này vì hầu hết tiêu thụ các loại hàng cá khô của tỉnh Khánh Hòa.
Thị trường khác : Các thị trường khác như : Úc, Nga, Trung Đông…các doanh nghiệp thủy sản Khánh Hòa đã và đang bước đầu xâm nhập.
Về công nghệ : Khánh Hòa được đánh giá là địa phương phát triển khá tốt theo kịp với sự phát triển chung của thị trường. Với yêu cầu chất lượng sản phẩm phải nâng cao phù hợp thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp phải nhanh nhạy thích nghi đầu tư nhiều thiết bị mới. Các doanh nghiệp như : Công ty CP Nha Trang Seafoods F17, Công ty CP Hải sản Nha Trang; Công ty TNHH Trúc An; Công ty TNHH Thủy sản Nha Trang, Công ty TNHH Hải Vương, Công ty TNHH Galant Ocean VN, Công ty TNHH Phillip Seafood VN…đã đầu tư nhiều thiết bị mới phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay như thiết bị nhập nguyên liệu, rửa nguyên liệu, phân cở, luộc, cấp đông rời qua băng chuyền tự động…Tủ cấp đông thế hệ cũ thời gian cấp đông dài 4-5 giờ không phù hợp với yêu cầu chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng kích thước nhỏ đã được thay thế bằng các tủ đông tiếp xúc ( contact freeze ) thế hệ mới thời gian cấp đông ngắn từ 1-2 giờ hoặc tủ cấp đông gió ( air blast freerer ) bốn cửa thời gian cấp đông khoảng 40 phút hoặc thiết bị cấp đông rời IQF ( Individual Quick Freezing ) với các dạng băng chuyền xoắn, băng chuyền Inox, băng lưới thẳng, thời gian cấp đông rất ngắn 20-30 phút/mẻ.
Kho bảo quản lạnh đòi hỏi nhiệt độ -18 độ C và phải kiểm tra bằng nhiệt kế tự ghi, quản lý qua máy vi tính tại văn phòng trung tâm. Máy dò kim loại, máy đóng gói qua hút chân không, thiết bị, phòng kiểm tra vi sinh, kiểm tra dư lượng kháng sinh…đã được đầu tư để phục vụ yêu cầu chế biến xuất khẩu.
Tuy nhiên việc đầu tư cũng chưa được nhiều và đồng đều. Bên cạnh thiết bị mới, doanh nghiệp vẫn còn nhiều thiết bị cũ sử dụng đan xen để chế biến những sản phẩm cấp đông thô, kích thước lớn…hoặc có doanh nghiệp do thiếu vốn nên phải mua thiết bị qua sử dụng ( second hand ).
Bảng 7 : Lao động trong ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa
Stt
Các chỉ tiêu
ĐV tính
2005
2006
2007
2008
I.
Chế biến công nghiệp, tổ hợp
Tổng số; trong đó
Người
15.200
16.500
17.30