Chữ Hán là thứ chữ viết gắn liền với dân tộc Việt Nam ta từ buổi đầu của nền độc lập. Với ý thức tự cường xây dựng một nhà nước vững mạnh và chống lại mọi âm mưu đồng hoá của các triều đại phong kiến phương bắc, ông cha ta đã sử dụng chữ Hán và đưa nó trở thành hệ thống chữ viết chính thức của mình trong suốt cả ngàn năm lịch sử. Ngày nay, với tinh thần xây dựng một nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta không còn dùng đến chữ Hán nữa. Nhưng một nền văn hoá mới không có nghĩa là bỏ qua mọi giá trị tốt đẹp mà ông cha đã tạo dựng từ cả ngàn năm về trước mà phải giữ gìn và kế thừa những vốn quý đó. Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy di sản Hán Nôm là một việc làm rất cần thiết.
Kho tàng tư liệu Hán Nôm trên đất nước ta hiện nay rất đa dạng và phong phú, từ những pho tư liệu khoa học-hành chính của các triều đại phong kiến cho đến những văn bản được ghi chép trên giấy tồn tại trong dân gian. Đặc biệt nhất phải kể đến mảng văn khắc được thể hiện trên các công trình kiến trúc văn hoá truyền thống. Bởi vốn tư liệu ở đây thể hiện rõ nét nhất về nguồn cội, về quê hương đất nước, về phong tục tập quán và đời sống văn hoá của con người. Vì vậy muốn hiểu rõ về những cái đó ta phải nắm được những giá trị nội dung mà người xưa đã gửi gắm. Những câu đối hay những bức hoành phi trên những đền chùa, miếu mạo không chỉ là những tâm tư tình cảm và tấm lòng của con người mà nó còn chứa đựng những giá trị thẩm mỹ, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hoá dân tộc. Trải qua thời gian cùng sự bào mòn của những yếu tố ngoại cảnh và cả sự thiếu quan tâm của con người thì vốn tư liệu này ngày càng bị mai một. Bởi vậy bên cạnh xây dựng một nền văn hoá mới phải có sự quan tâm bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hoá của dân tộc mà cha ông đã dày công tạo dựng. Đằng sau những câu chữ đó là cả tiếng lòng của tổ tiên từ ngàn xưa vọng tới, nhắc nhở chúng ta về cội nguồn xa xưa của dân tộc và là nền tảng vững chắc để tiến tới tương lai. Vì vậy việc giữ gìn và phát huy vốn di sản Hán Nôm là một trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của mọi người. Đề tài "Khảo sát văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế" không chỉ hoàn thành một khoá luận của sinh viên trong những năm đại học mà còn mong muốn góp phần giữ gìn vốn di sản văn hoá của dân tộc, đóng góp một chút công sức của mình vào sự phát triển chung của xã hội và đất nước.
170 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3427 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài
Chữ Hán là thứ chữ viết gắn liền với dân tộc Việt Nam ta từ buổi đầu của nền độc lập. Với ý thức tự cường xây dựng một nhà nước vững mạnh và chống lại mọi âm mưu đồng hoá của các triều đại phong kiến phương bắc, ông cha ta đã sử dụng chữ Hán và đưa nó trở thành hệ thống chữ viết chính thức của mình trong suốt cả ngàn năm lịch sử. Ngày nay, với tinh thần xây dựng một nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta không còn dùng đến chữ Hán nữa. Nhưng một nền văn hoá mới không có nghĩa là bỏ qua mọi giá trị tốt đẹp mà ông cha đã tạo dựng từ cả ngàn năm về trước mà phải giữ gìn và kế thừa những vốn quý đó. Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy di sản Hán Nôm là một việc làm rất cần thiết.
Kho tàng tư liệu Hán Nôm trên đất nước ta hiện nay rất đa dạng và phong phú, từ những pho tư liệu khoa học-hành chính của các triều đại phong kiến cho đến những văn bản được ghi chép trên giấy tồn tại trong dân gian. Đặc biệt nhất phải kể đến mảng văn khắc được thể hiện trên các công trình kiến trúc văn hoá truyền thống. Bởi vốn tư liệu ở đây thể hiện rõ nét nhất về nguồn cội, về quê hương đất nước, về phong tục tập quán và đời sống văn hoá của con người. Vì vậy muốn hiểu rõ về những cái đó ta phải nắm được những giá trị nội dung mà người xưa đã gửi gắm. Những câu đối hay những bức hoành phi trên những đền chùa, miếu mạo không chỉ là những tâm tư tình cảm và tấm lòng của con người mà nó còn chứa đựng những giá trị thẩm mỹ, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hoá dân tộc. Trải qua thời gian cùng sự bào mòn của những yếu tố ngoại cảnh và cả sự thiếu quan tâm của con người thì vốn tư liệu này ngày càng bị mai một. Bởi vậy bên cạnh xây dựng một nền văn hoá mới phải có sự quan tâm bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hoá của dân tộc mà cha ông đã dày công tạo dựng. Đằng sau những câu chữ đó là cả tiếng lòng của tổ tiên từ ngàn xưa vọng tới, nhắc nhở chúng ta về cội nguồn xa xưa của dân tộc và là nền tảng vững chắc để tiến tới tương lai. Vì vậy việc giữ gìn và phát huy vốn di sản Hán Nôm là một trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của mọi người. Đề tài "Khảo sát văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế" không chỉ hoàn thành một khoá luận của sinh viên trong những năm đại học mà còn mong muốn góp phần giữ gìn vốn di sản văn hoá của dân tộc, đóng góp một chút công sức của mình vào sự phát triển chung của xã hội và đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, hầu như ở địa phương nào trên phạm vi cả nước cũng có một lượng tư liệu Hán Nôm rất lớn cả về các văn bản chép tay cũng như mảng văn khắc. Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có kho tàng di sản Hán Nôm phong phú và đa dạng bậc nhất. Ngoài các sách vở, tàng thư của triều đình phong kiến còn có mảng văn khắc được thể hiện trên các công trình đền đài, cung điện, lăng tẩm... và cả mảng văn khắc trên các công trình kiến trúc văn hoá trong dân gian. Trong những năm gần đây đã có nhiều nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát, sưu tầm và tuyển dịch nhưng do lượng nhiều người ít nên mới chỉ thực hiện được một phần nào đó ở những địa bàn lân cận. Xã Thuỷ Dương huyện Hương Thuỷ là một vùng đất có bề dày về lịch sử và văn hoá, nơi đây tồn tại một lượng văn khắc Hán Nôm dân gian rất lớn và đa dạng về chủng loại nhưng chưa được sưu tầm có hệ thống trên toàn bộ địa bàn xã, mà mới chỉ có những cuộc sưu tầm và tuyển dịch riêng về văn bia. Tấm văn bia "Lê Trọng, Văn, Đắc, Bá, Thúc, Quý tộc thủy tổ mộ bi kí" ở nhà thờ họ Lê Thúc, Bá, Trọng, Quý, đã được nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh sưu tầm và tuyển dịch trong cuốn văn bia và văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế do nhà xuất bản Thuận Hoá ấn hành năm 2006. Còn mảng văn khắc phong phú còn lại chưa được ai thực hiện. Vì vậy với đề tài này chúng tôi đã khảo sát một cách hệ thống, cụ thể mảng văn khắc Hán Nôm trên toàn bộ địa bàn xã Thuỷ Dương và tìm hiểu những giá trị nội dung nghệ thuật chứa đựng trong đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đó là văn khắc Hán Nôm tức là các chữ Hán-Nôm được khắc, nề trên các chất liệu cứng như vữa xây, gỗ, đá, kim loại... Còn phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ khu vực xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đây là đề tài phải trải qua điền dã thực tế mới có thể trực tiếp tiếp cận với nguồn tư liệu và tiến hành khảo sát, sưu tầm, phiên dịch. Sau khi thu thập toàn bộ nguồn tư liệu mới có thể tiến hành sắp xếp, phân loại, đồng thời tham khảo các cách làm của những người đi trước để có thể thực hiện đề tài một cách có hệ thống, cuối cùng là phiên âm và dịch nghĩa toàn bộ nguồn tư liệu. Để dễ dàng hơn trong cách hình dung hệ thống văn khắc trên tất cả các di tích, phần hoành phi, đại tự được đóng khung (kể cả lạc khoản); phần phiên âm được in nghiêng và phần dịch nghĩa được in thường. Phần câu đối chữ Nôm chúng tôi chỉ ghi lại phần phiên âm ra quốc ngữ. Tất cả đều được sắp xếp giống như thực tế, các hoành phi câu đối được xếp từ ngoài vào trong theo đúng như hệ thống kiến trúc. Những phần chữ bị hư và mất nét chúng tôi vẫn đưa vào và để thành dấu chấm hỏi.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài có ba chương nội dung chính:
Chương 1. Một vài nét khái quát về xã Thuỷ Dương và hiện trạng văn khắc ở xã
1.1. Một vài nét khái quát về xã Thuỷ Dương
1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử xã Thuỷ Dương
1.1.2. Vài nét về kinh tế, văn hoá xã hội xã Thuỷ Dương
1.2. Hiện trạng văn khắc tại xã Thuỷ Dương
Chương 2. Sưu tầm và tuyển dịch văn khắc chữ Hán tại xã Thuỷ Dương
2.1. Văn khắc ở đình
2.2. Văn khắc ở chùa
2.3. Văn khắc ở miếu, lăng
2.4. Văn khắc ở nhà thờ
Chương 3. Giá trị nội dung và nghệ thuật văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương
3.1. Giá trị nội dung
3.2. Giá trị nghệ thuật
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ XÃ THỦY DƯƠNG VÀ HIỆN TRẠNG VĂN KHẮC Ở XÃ
1.1. Một vài nét khái quát về xã Thủy Dương
1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử xã Thủy Dương
Thủy Dương là một xã nằm ở phía nam thành phố Huế, phía đông giáp xã Thuỷ Phương; phía tây giáp xã Thuỷ Bằng của huyện Hương Thuỷ và các phường: An Đông, An Tây của thành phố Huế; phía nam giáp xã Thuỷ Bằng; phía bắc giáp xã Thuỷ Thanh. Xã Thủy Dương cách trung tâm thành phố Huế 4km, có đường quốc lộ và đường sắt bắc nam đi qua và là vùng kinh tế trọng điểm của địa bàn huyện Hương Thủy. Toàn xã có diện tích 1.249,8 ha, xã chia làm 5 thôn trong đó có một thôn ở vùng gò đồi, gồm 2.310 hộ và 11.640 nhân khẩu.
Cũng như bao địa phương khác ở xứ Thuận Hoá xưa, xã Thuỷ Dương cũng được hình thành từ những cuộc nam tiến của người Việt mà cụ thể ở đây là cuộc nam chinh thảo phạt Chiêm Thành diễn ra dưới thời Lê Thánh Tông năm 1470, mặc dù mảnh đất Thuận Hoá đã sát nhập vào bản đồ Đại Việt từ rất lâu trước đó. Ta biết rằng sau cuộc kháng chiến thần thánh đánh đuổi quân Mông Nguyên xâm lược thì uy tín và danh tiếng của Đại Việt ngày một lẫy lừng, các nước láng giềng đều mong muốn được kết thân hoà hiếu. Vua Trần Nhân Tông sau giai đoạn lãnh đạo kháng chiến giành thắng lợi đã nhường ngôi cho thái tử Thuyên lui về làm Thái thượng hoàng và bắt đầu cuộc đời tu hành truyền đạo. Tháng 3 năm Tân Sửu (1301), trong một lần dạo chơi sang Chiêm, thấy tướng mạo và cốt cách đĩnh đạc của vua Chiêm Thành (chính là thái tử Harijit, người chỉ huy quân Chiêm đánh bại quân Mông Nguyên xâm lược), Thượng hoàng đã hứa gả con gái út của mình là công chúa Huyền Trân cho Chế Mân (Jaya Simhavar man). Bởi vậy, năm Bính Ngọ (1306), sau khi nhận nhiều thứ lễ vật gồm hương quý và vàng bạc cầu hôn, vua Anh Tông gả Huyền Trân cho Chế Mân. Chế Mân liền đem hai châu Ô và Rí làm sính lễ và phong Huyền Trân làm hoàng hậu. Khi công chúa đã về Chiêm thì người dân hai châu Hoan Ái (Thanh Nghệ) nối nhau vào tiếp nhận vùng đất mới. Các vùng đất này được Trần Anh Tông đổi tên là Thuận Châu và Hoá Châu, (Nay thuộc vùng từ nam Quảng Trị đến bắc Quảng Nam) lãnh thổ Đại Việt ở phía nam đã vươn tới sông Thu Bồn. Tuy nhiên nhân dân các thôn La Thuỷ, Tác Hồng và Đà Bồng không theo, triều đình liền cử Đoàn Nhữ Hài vào phủ dụ dân chúng, chọn số trong số người Chăm ở địa phương ra làm quản lý, cấp ruộng đất và tha thuế trong ba năm để thu phục lòng dân ở vùng đất mới. Nhưng mới về Chiêm chưa được bao lâu và cũng mới vừa sinh hạ thái tử thì vua Chiêm đột ngột qua đời, theo tục lệ bản quốc khi vua chết thì hoàng hậu cũng phải lên giàn hoả thiêu để chết theo. Nhận được tin, do thương em gái nên vua Anh Tông đã sai Đỗ Khắc Chung là quan Nhập nội hành khiển Thượng thư tả bộc xạ và An phủ sứ Đặng Văn sang Chiêm tìm cách cứu công chúa và đưa thái tử Chiêm về nước. Sau khi cứu được công chúa, người Chiêm vô cùng tức giận vì vậy vua Chiêm mới là Chế Chí không phục nhà Trần, có ý đòi lại đất đã dâng, liên tiếp đem quân quấy rối và đòi lại hai châu Ô, Rý. Năm 1311, vua Anh Tông thân chinh thảo phạt Chiêm Thành. Vua Chiêm là Chế Chí lượng sức mình không thắng nổi bèn quy hàng. Anh Tông lập làm vương nhưng lại giam lỏng ở trong nước mình, lại phong cho em trai Chế Chí tước hầu để trông coi nước Chiêm. Hai năm sau, Chế Chí chết trên đất Đại Việt. Từ đó quan hệ Việt Chiêm căng thẳng đưa tới những cuộc chiến tranh Việt Chiêm quy mô lớn (13 cuộc) mà nổi bật nhất là dưới thời vua Chiêm Chế Bồng Nga. Đến thời Hồ, vẫn có những cuộc chiến tranh quy mô giữa hai nước. Thuận Hoá là vùng biên giới tiếp giáp với nước Chiêm và mỗi lần Đại Việt nam chinh đều đóng quân trên vùng đất này nên nơi đây trở thành chiến trường giao tranh ác liệt, nhân dân bị ảnh hưởng bởi chiến tranh tàn phá rồi phu phen tạp dịch nên cuộc sống rất khổ sở. Do đó, điều lưu ý ở đây theo tiến sỹ Song Jung Nam là "Ngoài chuyện gả Huyền Trân công chúa cho vua Champa để nhận hai châu Ô- Rý, sau đó, thời nhà Trần "không nhận được một tấc đất nào từ Champa", mà còn "vài lần phải lâm vào thế tự vệ".
Đến thời Hồ khi quân Minh sang xâm lược nước ta, đặt ách thống trị lên toàn bộ đất nước. Tướng Minh lúc ấy là Trương Phụ lấy được cả Thuận Hóa và Tân Bình liền làm sổ ghi chép số dân đinh ở hai châu này, đặt quan cai trị và để quân binh ở lại phòng giữ chỗ giáp giới nước Chiêm Thành. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, nhận thấy Thuận Hoá là nơi trọng yếu nên rất chú ý xây dựng nơi đây thành một vùng chiến lược quan trọng. Tháng 7 mùa thu năm Ất Tị (1425), Bình Định Vương sai tư đồ Trần Hãn và thượng tướng Lê Nỗ đem hơn ngàn quân đi tuần các xứ Tân Bình và Thuận Hoá rồi hội quân với Lê Ngân gồm 70 chiến thuyền từ Nghệ An vào, các đạo quân tề tựu đông đủ, thuỷ bộ phối hợp với nhau tấn công thành. Đại quân đi đến đâu liền được nhân dân một lòng hưởng ứng và quy thuận. Trong cuộc kháng chiến trường kì chống quân Minh giành lại nền độc lập dân tộc, nhân dân Thuận Hoá đóng góp rất nhiều công sức.
Sang thời Lê, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành tương đối giao hảo. Nhưng đến năm 1470 mối quan hệ này lại bắt đầu căng thẳng, vua Chiêm là Trà Toàn (Pau Kubah, em trai của Trà Duyệt), Trà Duyệt chết thì ngôi thuộc về Trà Toàn. Trà Toàn là người hung hãn, hoang dâm, không được lòng người và rất tự phụ. Trà Toàn do đó không có ý thần phục Đại Việt, cho quân lính gây hấn cướp phá Hoá Châu và vượt biển sang cầu viện Trung Quốc. Lúc này, Đại Việt đang trong giai đoạn hùng mạnh bậc nhất trong lịch sử dưới sự trị vì anh minh của vua Lê Thánh Tông. Là một người văn võ song toàn, sáng suốt và quyết đoán, Lê Thánh Tông quyết định chinh phạt Chiêm Thành. Một mặt sai sứ sang Tàu trình bày rõ ràng việc làm của Trà Toàn với Minh Hiến Tông (Chu Kiến Thâm) một mặt tự thống lĩnh đại quân gồm 20 vạn vào đánh Chiêm Thành. Khi đại quân đã tiến đến Thuận Hoá vua cho tập dượt ngày đêm để chắc phần chiến thắng, bèn xuống chiếu cho vệ quân ở Thuận Hoá ra biển thi thuỷ chiến; lại hạ lệnh cho Nguyễn Vũ là người ở địa phương vẽ nộp đồ bản về những nơi hiểm yếu. Vua còn soạn "sách lược bình Chiêm" ban phát cho tướng sĩ các doanh. Về phía Chiêm, Trà Toàn sai em đưa sáu tướng cùng quân lính bí mật kéo đến sát doanh trại vua. Vua biết được bèn sai Lê Hy Cát đem thuyền vượt biển lẻn vào cửa Sa Kỳ lập đồn luỹ để chặn đường về của quân Chiêm, còn vua dẫn thuỷ quân ra biển kéo cờ và đánh trống để tăng cường thanh thế, lại sai Nguyễn Đức Trung dẫn quân bộ đi sát chân núi. Quân Chiêm trông thấy thanh thế quân Đại Việt sợ hãi mà bỏ chạy toán loạn về thành Chà Bàn. Quân của Lê Hy Cát có nhiệm vụ chặn đường về của giặc đã tung ra ngăn đánh. Nhà vua đóng ở cửa biển Thái Cần, đốc quân sĩ dốc đánh, chém hơn 300 tên và bắt sống hơn 60 tên, Trà Toàn sợ hãi dâng biểu xin đầu hàng. Nhà vua lại dẫn quân vào đánh thành Thi Nại, chiếm xong lại tiến đến đánh thành Đồ Bàn. Nhằm ngày 1 tháng 3 năm 1471, quân Đại Việt phá vỡ thành, Trà Toàn bị vệ quân Thuận Hoá bắt sống và dẫn đến trước mặt vua, vua Lê Thánh Tông không giết mà còn phủ dụ, lại cho ở ngoài ty trấn điện. Có một bại tướng Chiêm là Bô Trì Trì sợ vua còn đánh tiếp nên đã xin thần phục và triều cống. Vua Thánh Tông một mặt sát nhập miền bắc nước Chiêm từ đèo Hải Vân đến tận bắc Phú Yên vào bản đồ Đại Việt, một mặt không muốn tiến đánh thêm nữa bèn nghĩ kế làm cho nước Chiêm tự suy yếu bằng cách chia nước Chiêm thành ba nước nhỏ do ba vua đứng đầu. Như vậy, qua cuộc nam chinh của vua Lê Thánh Tông năm 1470 đã đem về cho Đại Việt thêm nhiều mảnh đất mới, biên giới phía nam Đại Việt đã tới tận núi Đá Bia thuộc Phú Yên. Vua có cho khắc bia ma nhai trên đỉnh núi để kỉ niệm chiến thắng và phân định ranh giới. Do đó Thuận Hoá không còn là vùng biên cương phía nam của đất nước nữa, từ đây mảnh đất này đi vào thời kỳ xây dựng và phát triển. Nhân dân ổn định cuộc sống và bắt đầu khai canh lập ấp để định cư lâu dài. Điều đặc biệt ở đây đó chính là 12 vị tổ khai canh tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ đều là những võ quan nhỏ gốc người miền bắc, từng giữ chức đội trưởng dưới thời Lê Thánh Tông. Khi chiến tranh kết thúc, họ ở lại Thuận Hoá để chiêu vời những lưu dân xiêu dạt về khai khẩn những vùng đất hoang, lập nên làng mới trong đó có làng Thanh Thuỷ, tiền thân của xã Thuỷ Dương.
1.1.2. Vài nét về kinh tế, văn hoá xã hội của xã Thuỷ Dương
Từ bến xe phía nam thành phố Huế đi xuống khoảng hai cây số, qua cây cầu vượt Thuỷ Dương ta đã chính thức đi vào địa phận xã Thuỷ Dương thuộc huyện Hương Thuỷ. Từ hai bên con đường quốc lộ chạy thẳng về nam chính là địa bàn dân cư của xã. Đây là một địa bàn có nhiều đơn vị kinh tế và một trong những trung tâm của huyện Hương Thuỷ nên đã tạo cho xã Thuỷ Dương một bộ mặt mới mẻ. Bên cạnh những ngành nghề kinh tế đang hoạt động, cư dân trong xã không chỉ đơn thuần làm nông nghiệp mà xen lẫn vào đó là các hoạt động dịch vụ khác cụ thể là: lao động nông nghiệp chiếm 19,1%, CN-TTCN-XD 26,7%, lao động dịch vụ chiếm 29,6%, CB-CNV và lao động khác chiếm 24,6%. Mạng lưới giao thông đi lại giữa các vùng miền và giữa các xã rất thuận lợi, có nhiều đơn vị kinh tế lớn đóng trên địa bàn. Trên địa bàn hiện có 1 HTX nông nghiệp, 1 quỹ tín dụng nhân dân, 2 trường tiểu học, 1 trường THCS, 1 trường mầm non. Trong những năm qua đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thủy Dương đã phấn đấu xây dựng, tập trung đầu tư, chuyển đổi ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa với nhiều công trình có giá trị lớn, cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, quốc phòng an ninh được giữ vững. Từ ngày 9 tháng 2 năm 2010, xã Thuỷ Dương đã chính thức trở thành phường Thuỷ Dương theo Nghị quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam về việc thành lập thị xã Hương Thủy và thành lập các phường thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2. Hiện trạng văn khắc chữ Hán ở xã Thuỷ Dương
Chữ Hán là phương tiện chuyển tải thông tin rất hữu hiệu và mang đầy đủ nét văn hoá đặc sắc ở các dân tộc trong vòng văn hoá chữ Hán nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một trong những hệ thống chữ viết được dùng lâu đời trên thế giới. Xưa kia chưa có giấy, bút và mực, người Trung Hoa cổ đại khắc chữ trên mai rùa, xương thú vật hay vỏ cây… vì thế được gọi là giáp cốt văn, đây chính là một hình thức của văn khắc và nó được ra đời từ rất sớm. Đến thời kỳ sau này khi người Trung Hoa phát minh ra giấy, bút lông và mực nên đã tạo nên sự vượt trội cũng như tiện lợi hơn về cách ghi chép và truyền tải thông tin của chữ Hán, hình thức văn viết ghi chép trên giấy đã ra đời. Nhờ có giấy mà chữ Hán trở nên đắc dụng và phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều so với chữ khắc trên mai rùa và xương thú nên đã tồn tại cho đến tận ngày nay. Không gian ảnh hưởng của nó không chỉ bó hẹp trong đất nước Trung Quốc mà còn lan ra cả những nước xung quanh như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Nhưng nói như vậy không phải là văn khắc không còn tồn tại và phát triển mà ngược lại, văn khắc vẫn phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Văn khắc vẫn tồn tại song song với văn viết ghi chép trên giấy, có điều là chất liệu khắc đã được thay đổi. Trước kia văn khắc chỉ xuất hiện trên mai rùa và xương thú thì nay được khắc bằng dao, đục, dũa hay nề trên các chất liệu mới có độ bền và mang tính thẩm mỹ cao như vữa xây, đá, kim loại, gỗ hay gốm... Từ đây văn khắc không chỉ chuyển tải nội dung thông tin mà còn là một hình thức nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hoá bởi tuyệt đại đa số nó được thể hiện trên các bức hoành phi, đại tự, câu đối, văn bia và văn chuông… Tất cả đều được gắn với những công trình kiến trúc văn hoá, tôn giáo và tín ngưỡng ở cả cung đình lẫn trong dân gian, mang trong mình sự thiêng liêng và trân trọng của mọi tầng lớp. Đặc biệt, do văn khắc được thực hiện trên các chất liệu bền chắc nên nó vượt trội hơn ở việc bảo lưu nguyên bản nội dung thông tin tốt hơn rất nhiều so với văn viết chép trên giấy. Và có thể khẳng định rằng nếu như không có văn khắc thì không có chữ Hán trên những công trình kiến trúc văn hoá truyền thống, mà không có chữ Hán ở những công trình đó thì tất cả dường như không có hồn và nét độc đáo trong văn hoá nữa.
Xã Thuỷ Dương cũng là một vùng trọng điểm văn hoá ở Hương Thuỷ nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung. Văn khắc Hán Nôm dân gian Huế cũng bao gồm các văn bản Hán Nôm nhưng nó không phải thuộc loại cung đình và sơn môn, đó là các thể tài: hoành phi, đại tự, câu đối, văn bia, văn chuông... Mảng văn khắc này trên địa bàn xã rất phong phú và bao gồm nhiều chủng loại, nhiều nhất phải kể đến câu đối và hoành phi, đại tự. Một điều đặc biệt là những công trình kiến trúc trên địa bàn xã từ nhà thờ họ cho đến đền chùa hay miếu mạo hầu hết mới được đại trùng tu lại trong thời gian gần đây, vì vậy mảng văn khắc đều đầy đủ, đa dạng và rõ ràng, ít bị thời gian và điều kiện ngoại cảnh làm hư hỏng, mờ nhạt. Nhưng cũng lý do này mà việc sưu tầm lại trở nên khó khăn hơn bởi ở những công trình mới, những người quản lý không cho tiếp xúc với nội điện vì lý do "Sợ mất cắp đồ thờ có giá trị và ảnh hưởng đến sự linh thiêng của tổ tiên dòng họ" (phải kể đến ở đây là nhà thờ họ Lê Thúc, Bá, Trọng, Quý và chùa Hoa Nghiêm)
Phần văn khắc trên đá, trên địa bàn xã chỉ có một tấm bia duy nhất là tấm văn bia "Lê Trọng, Văn, Đắc, Bá, Thúc, Quý tộc thủy tổ mộ bi kí" ở quần thể nhà thờ và lăng mộ họ Lê, Thúc, Bá, Trọng, Quý. Tấm bia này khắc năm 2000, có nhà bia bảo vệ, bia nhỏ, gồm 432 chữ. Chữ Hán được khắc theo lối chữ chân phương, rõ ràng, sắc nét, ngôn ngữ gần với ngôn ngữ hiện đại. Cả hai mặt của bia đều được khắc chữ: mặt dương khắc chữ Hán và mặt âm khắc bản dịch bằng chữ quốc ngữ. Nội dung chủ yếu giới thiệu và ca ngợi về ngài thuỷ tổ của dòng họ. Vì bia dựng vào thời hiện đại nên không có phần hoa văn cũng như các trang trí theo kiểu truyền thống. Bia cũng không được đặt trên lưng rùa mà chỉ dựng trên đế bia hình khối chữ nhật đúc bằng xi măng, đây cũng là một đặc điểm của văn bia dân gian Huế. Tấm văn bia này đã được nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh tuyển dịch trong cuốn "Văn bia và văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế" do nhà xuất bản Thuận Hoá ấn hành năm 2006, trang 307.
Phần văn khắc trên chất liệu kim loại chỉ có trên chuông đồng, không có văn khắc trên khánh và thạp. Chuông là một