Đề tài Khi nào doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? Các giải pháp tài chính khi doanh nghiệp bị phá sản hiện nay? Ví dụ minh họa

Bất cứ doanh nghiệp nào khi thành lập và hoạt động đều hướng tới mục tiêu là tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận , đem đến thu nhập cho người lao động và sáng tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Tuy nhiên con đường tạo dựng và phát triển của các doanh nghiệp luôn luôn ngập tràn những khó khăn và thử thách, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường – nơi mà sự cạnh tranh không ngừng gay gắt từng giây từng phút hơn nữa trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn, khủng hoảng kinh tế vẫn còn chưa đi qua thì nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của mỗi một doanh nghiệp thêm gia tăng. Và tại Việt Nam hiện nay, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, có những doanh nghiệp vì một lý do nào đó không thể giải quyết được các vấn đề về tài chính của mình thì điều tất yếu là doanh nghiệp đó sẽ phải “đối mặt” với nguy cơ phá sản. Để hiểu rõ thêm về vấn đề phá sản doanh nghiệp, và đặc biệt là các giải pháp tài chính mà doanh nghiệp thực hiện khi rơi vào tình trạng phá sản, nhóm thảo luận của chúng em xin được phân tích về đề tài : “ Khi nào doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? các giải pháp tài chính khi doanh nghiệp bị phá sản hiện nay? Ví dụ minh họa?”.

doc23 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3516 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khi nào doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? Các giải pháp tài chính khi doanh nghiệp bị phá sản hiện nay? Ví dụ minh họa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận : Đề tài : “ Khi nào doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? Các giải pháp tài chính khi doanh nghiệp bị phá sản hiện nay? Ví dụ minh họa?”. Danh sách nhóm : “Connecting the hearts” – lớp NHI_ K10. 1. Chu Thanh Tùng 2. Nguyễn Đức Việt 3. Trần Quang Việt 4. Trần Thị Phương Yên 5. Hà Hải Yến 6. Nguyễn Thị Ngọc Yến 7. Nguyễn Thị Bảo Yến 8. Võ Thị An Lý 9. Soukthavy Chanthalath 10. Anousone Singhavong 11. Phạm Tiến Dũng 12. Nguyễn Thị Bích Ngọc Lời mở đầu: Bất cứ doanh nghiệp nào khi thành lập và hoạt động đều hướng tới mục tiêu là tạo ra ngày càng nhiều lợi nhuận , đem đến thu nhập cho người lao động và sáng tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Tuy nhiên con đường tạo dựng và phát triển của các doanh nghiệp luôn luôn ngập tràn những khó khăn và thử thách, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường – nơi mà sự cạnh tranh không ngừng gay gắt từng giây từng phút … hơn nữa trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn, khủng hoảng kinh tế vẫn còn chưa đi qua… thì nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của mỗi một doanh nghiệp thêm gia tăng. Và tại Việt Nam hiện nay, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, có những doanh nghiệp vì một lý do nào đó không thể giải quyết được các vấn đề về tài chính của mình thì điều tất yếu là doanh nghiệp đó sẽ phải “đối mặt” với nguy cơ phá sản. Để hiểu rõ thêm về vấn đề phá sản doanh nghiệp, và đặc biệt là các giải pháp tài chính mà doanh nghiệp thực hiện khi rơi vào tình trạng phá sản, nhóm thảo luận của chúng em xin được phân tích về đề tài : “ Khi nào doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? các giải pháp tài chính khi doanh nghiệp bị phá sản hiện nay? Ví dụ minh họa?”. Với vốn kiến thức còn nhỏ bé và ít hiểu biết về vấn đề nhạy cảm này chắc chắn bài viết của chúng em không thể không có nhiều thiếu xót và hạn chế. Chúng em rất mong nhận được ý kiến nhận xét và bổ sung của cô giáo để bài thảo luận của chúng em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Nội dung chính: Khái quát về phá sản doanh nghiệp: Phá sản – hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường: Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, con người làm ra sản phẩm để tự phục vụ, tự đáp ứng nhu cầu của mình nên chua có hoạt động mua bán, trao đổi; do đó hoạt động thương mại chưa tồn tại và không thể có hiện tượng phá sản. Sang nền kinh tế kế hoạch tập trung ở Việt nam trước đây, chủ thể kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh được Nhà nước thành lập và tài sản thuộc sở hữu nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước, không có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Các xí nghiệp, hợp tác xã trong thời kì này luôn có sự giúp đỡ của Nhà nước bằng cách khoanh nợ, hoãn nợ, xóa nợ … hoặc sử dụng các giải pháp mang tính chất hành chính như sáp nhập, giải thể để chấm dứt hoạt động khi kinh doanh thua lỗ. Như vậy, các doanh nghiệp quốc doanh hay hợp tác xã trong nền kinh tế bao cấp không thể bị mất khả năng thanh toán và hiện tượng phá sản cũng không xảy ra. Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan. Tính tất yếu khách quan của hiện tượng phá sản doanh nghiệp được lý giải bằng các lý do cơ bản sau: Thứ nhất, về thực chất doanh nghiệp cũng chỉ là thực thể xã hội và như vậy, cũng như các thực thể khác, doanh nghiệp cũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong. Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là mục đích tối cao mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, là cơ sở cho sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp, đồng thời là động lực cơ bản thúc đẩy họ lao vào quá trình cạnh tranh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Do vậy cạnh tranh là một quy luật khách quan. Khi tồn tại quyền tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý để tham gia vào các cuộc cạnh tranh nhằm dành dựt thị trường, khách hàng, lợi nhuận. Trong cuộc chiến trên thương trường đó, có sự phân hóa kẻ mạnh, người yếu và do đó kẻ mạnh vươn lên chiếm lĩnh thị trường, phát triển; những doanh nghiệp khác kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính buộc phải chấm dứt hoạt động, rút khỏi thị trường. Thứ ba, kinh doanh là chấp nhận rủi ro, vì trong kinh doanh rủi ro rất lớn. Thậm chí có những doanh nghiệp chịu sự rủi ro ngay khi mới thành lập và bị phá sản. Hơn nữa, sự đa dạng của các lý do thất bại trong kinh doanh còn thể hiện ở việc: sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh; sự thiếu khả năng thích ứng với những biến động trên thương trường; vi phạm các chế độ, thể lệ quản lý … Tóm lại, phá sản luôn là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nó hiện hữu như là một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên của nền kinh tế thị trường. 2. Khái quát về pháp luật phá sản: 2.1 Khái niệm Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hiện tượng mất khả năng thanh toán luôn được đặt ra, hiện tượng này có thể nhất thời, nhưng cũng có thể kéo dài và có tính trầm trọng thuộc về bản chất và vô phương cứu chữa. Trong trường hợp đó, người ta nói doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản. Phá sản là một tình trạng tồn tại của doanh nghiệp, hay hợp tác xã, nó chỉ tồn tại trong điều kiện doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn còn tồn tại, do đó không có khai niệm phá sản doanh nghiệp, hay hợp tác xã, mà chỉ tồn tại về doanh nghiệp, hay hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã đã làm xong thủ tục tuyên bố phá sản, thực chất nó không tồn tại nữa, nên không thể có khái niệm về những thực thể không tồn tại. Vậy, có thể nhìn nhận vấn đề phá sản qua khái niệm sau đây: doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.(Theo Điều 3 Luật Phá sản 2004). 2.2 Phân loại phá sản Thông thường có 3 cách phân loại chủ yếu sau: - Phá sản trung thục và phá sản gian trá; - Phá sản tự nguyện và phá sản bắc buộc; - Phá sản doanh nghiệp và phá sản cá nhân. 2.2.1. Phá sản trung thực và phá sản gian trá: - Phá sản trung thực: là hậu quả của những nguyên nhân, kết quả của những rủi ro bất khả kháng gây ra. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bị phá sản là do những nguyên nhân mang tính khách quan như thiên tai, ảnh hưởng chính trị, khủng hoảng kinh tế hay những biến động của thị trường về tỉ giá hối đoái. Những doanh nghiệp bị phá sản vì những nguyên nhân chủ quan như yếu kém trong năng lực quản lý điều hành, cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp bị mất cân đối nghiêm trọng, doanh nghiệp bị mất uy tín trên thương trường cũng được xem là phá sản trung thực. - Phá sản gian trá: là hậu quả của những thủ đoạn, hành vi gian dối có sự sắp đặt từ trước của các doanh nghiệp mắc nợ, loqị dụng cơ chế phá sản để chiếm đoạt tài sản của các chủ nợ. Ví dụ: Các doanh nghiệp gian lận trong việc ký kết hợp đồng, chuyển giao, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai sự thực hoặc đưa ra những thông tin không trung thực để qua đó tạo ra lý do phá sản. Trong trường hợp này pháp luật phá sản của hầu hết các nước trên thế giới đều coi đây là một hành vi cạnh tranh nguy hiểm và quy định hình thức xử lý nghiêm khắc về mặt hình sự. 2.2.2. Phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc: - Phá sản tự nguyện: do chủ doanh nghiệp mắc nợ tự đề nghị gửi đơn yêu cầu tuyên bố phá sản khi nhận thấy doanh nghiệp của mình hoàn toàn mất khả năng thanh toán, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ. Trường hợp này được pháp luật phá sản ở các nước khuyến khích. - Phá sản bắt buộc: được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của các chủ nợ của người lao động nằm ngoài ý muốn chủ quan của doanh nghiệp mắc nợ 2.2.3. Phá sản doanh nghiệp và phá sản cá nhân: Ở Việt Nam đa số là phá sản doanh nghiệp. Khái niệm về phá sản cá nhân không xuất hiện, hoặc tồn tại dưới quan điểm pháp lý dân sự, được gọi là vỡ nợ. 2.3. Căn cứ để xác định thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản: Đã có nhiều ý kiến chỉ ra sự bất cập của Luật phá sản Doanh nghiệp hiện hành, coi các quy định không phù hợp của Luật này là một trong số các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng quá ít các vụ việc phá sản được Toà án thụ lý và giải quyêt. Nội dung này sẽ đưa ra đánh giá về sự thay đổi bổ sung của Dự thảo Luật Phá sản Doanh nghiệp sửa đổi (sau đây gọi là Dự thảo) trên cơ sở phân tích các quy định hiện hành trong việc xác định thời điểm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản; có đối chiếu với sự thay đổi bổ sung trong Dự thảo và so sánh với một số quy định khác của các nước. Luật phá sản doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/7/1994, song cho đến nay, Toà án mới thụ lý có 152 đơn giải quyết tuyên bố phá sản và sau đó chỉ quyết định cho 46 doanh nghiệp được phá sản. Theo thống kê này, chắc chắn chúng ta đều có thể nhận thấy được đây là một thực tế không bình thường. Bởi lẽ, chỉ tính từ đầu năm 2000 cho đến nay, trên địa bàn cả nước có đến gần 80.000 công ty đăng ký kinh doanh, nâng tổng số các doanh nghiệp lên trên 120.000. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 80% đến 85% số doanh nghiệp là đang hoạt động trong tổng số các doanh nghiệp được thành lập trong bốn năm qua như đánh giá của Tổ công tác Thi hành Luật Doanh nghiệp. Do đó có thể khẳng định rằng số lượng các doanh nghiệp lẽ ra phải đuợc giải thể hay phá sản là khá lớn và số lượng các vụ tuyên bố phá sản như nói trên là không phản ánh đúng thực trạng của đời sống kinh doanh hiện nay. Qua nghiên cứu, có tình trạng như trên là do các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: do chính Luật Phá sản doanh nghiệp ra đời trong thời gian đầu thập kỷ 90, khi đó kinh nghiệm, hiểu biết về kinh tế thị trường của chúng ta chưa nhiều; Toà án lại chưa có kinh nghiệm trong việc giải quyết phá sảnVề sự bất cập của Luật phá sản hiện hành, có thể kể đến quy định tại Điều 2, trong đó quy định Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là “doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.” Tương tự, tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 189 quy định dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản là” Doanh nghiệp bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động theo thỏa ước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp”. Theo các quy định này, có thể nói, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hay những người có quyền nộp đơn đề nghị giải quyết phá sản doanh nghiệp là rất khó có thể đưa vụ việc đến Toà án. Dường như vào thời điểm luật này được thông qua, việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp còn quá mới mẻ và thực sự có thể có nhiều ý kiến khác nhau về các hậu quả khác của việc cho phép doanh nghiệp phá sản, ví dụ hậu quả về mất việc làm cho người lao động hay ảnh hưởng tới sự ổn địnnh xã hội mà không có sự chú ý thích đáng cho chính các doanh nghiệp, bị lâm vào tình trạng không thể hoạt động, không thể trả nợ, không đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp và xã hội song vẫn phải tồn tại. Các điều kiện mà các quy định nói trên nêu ra cho việc có thể đưa việc phá sản doanh nghiệp đến Tòa án, một mặt có thể quá muộn khi nhìn vào thời hạn “hai năm thua lỗ liên tiếp” của doanh nghiệp dẫn đến “không trả được nợ đền hạn” hay “ba tháng liên tiếp” không “trả đủ lương cho người lao động”. Bởi lẽ, đã đến tình trạng như vậy thì khả năng “phục hồi” của doanh nghiệp là rất khó và việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp để nhằm mục đích “trả nợ tập thể” cho các chủ nợ được xem là không khả thi do doanh nghiệp cũng không còn tài sản gì để có thể thanh toán. Hơn nữa, khi doanh nghiệp đã không còn tài sản hay không có khả năng về tài chính để trả nợ đến hạn hay lương cho người lao động; lại có quy định phải kiểm toán trước khi đưa vụ án ra Toà cũng có thể nhìn nhận như một cản trở cho việc đưa đơn. Bởi lẽ, doanh nghiệp lúc đó không có đủ khả năng để trả tiền cho việc thuê kiểm toán và vì thế, Toà án không nhận đơn để giải quyết việc phá sản. Theo kinh nghiệm các nước, có thể nói, việc xác định thời điểm Toà án thụ lý đơn để xem xét việc phá sản là khá sớm khi so sánh với quy định hiện thời của Việt nam. Ví dụ, Luật phá sản của Nhật bản quy định” Khi một người mắc nợ ngừng trả tiền thì người đó được coi là không thể trả được nợ”; luật của Pháp quy định: “Mọi thương nhân và pháp nhân, kể cả các pháp nhân không có quy chế thương nhân, khi bị lâm vào tình trạng ngừng thah toán thì đều phải khai báo trong thời hạn mười lăm ngày để mở thủ tục phục hồi doanh nghiệp hoặc thủ tục thanh lý doanh nghiệp”; còn Luật phá sản của Trung Quốc có quy định tại Điểu 7: “ Trong trường hợp người mắc nợ không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, thì các chủ nợ có thể làm đơn yêu cầu giải quyết phá sản đối với người mắc nợ”. Theo Luật của úc (Australia), một công ty sẽ lâm vào tình trạng phá sản và buộc phải giải quyết việc phá sản nếu công ty đó không trả được tất cả các khoản nợ đến hạn. Có một cách thức được sử dụng phổ biến để chứng minh một công ty ở vào tình trạng phải bắt buộc phá sản là sử dụng quy dịnh về việc để công ty phải trả lời chính thức về việc trả nợ cho chủ nợ. Theo đó, chủ nợ sẽ gửi cho công ty một bản kê khoản nợ (hay các khoản nợ), có tổng trị giá tối thiểu là 2.000 Đô la úc (hai ngàn Đô la) và thông báo việc công ty mắc nợ phải trả nợ trong hạn 21 ngày. Công ty đó sẽ bị coi là lâm vào tình trạng bắt buộc phá sản và đưa ra Toà nếu không trả được khoản tiền trong hạn nói trên. Do đó, chúng em hoàn toàn nhất trí với Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) khi xác định thời điểm có thể đưa vụ việc đến Toà án, đó là khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán dược nợ đến hạn. Với quy định này, có thể sẽ khắc phục được tình trạng quá muộn để phục hồi doanh nghiệp hay có điều kiện tốt hơn trong việc thanh toán cho các chủ nơ. Đó là vì vào thời điểm khi phát hiện ra việc doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, vụ việc có thể được đưa ngay đến Toà án, các hoạt động và tài sản của doanh nghiệp sẽ được đặt dưới sự kiểm soát của Toà án và các chủ nợ. Khi đó, hoặc phương án phục hồi sẽ được chấp nhận, hoặc việc phá sản sẽ được tiến hành nếu không thể phục hồi song cơ hội để thực hiện cả hai việc này sẽ tốt hơn bởi nếu có phương án phục hồi kịp thời, doanh nghiệp mới có thể tồn tại; nếu phải thanh toán nợ và đi đến phá sản, các chủ nợ còn có thể được trả nợ khi bán các tài sản còn lại của doanh nghiệp khi phân biệt với trường hợp doanh nghiệp “không còn gì” khi ra Toà giải quyết phá sản theo luật hiện hành. Doanh nghiệp khi đó, nếu sau khi thụ lý vụ phá sản, trở lại kinh doanh được, vụ án sẽ được đình chỉ, nếu không sẽ đi đến việc tuyên bố phá sản. Nói cách khác, quy định về thời điểm để có thể bắt đầu “mở thủ tục phá sản” như Dự thảo sẽ đảm bảo hơn quyền lợi của các chủ nợ tham gia vào việc quản lý, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp có dấu hiệu phá sản đẻ có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi chủ nợ. Mặt khác, bằng việc quy định này cùng với các quy định mới tại chương IV của Dự thảo, một mặt đã hạn chế dược việc doanh nghiệp mắc nợ có thể tẩu tán tài sản; mặt khác, lại giúp họ có thể có được điều kiện tốt hơn và giảm bớt khó khăn trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, nên chăng có thể quy định cụ thể hơn cho điều luật này để các bên có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản có thể biểt rõ hơn khi nào thì họ được đưa đơn đến Toà án. Nếu theo cách viết hiện nay của Dự thảo, cần có hai điều kiện để xác định thời điểm một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đó là: - Doanh nghiệp bị thua lỗ - Đã qúa thời hạn thanh toán mà không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Như vậy, nếu doanh nghiệp không bị thua lỗ và việc này có thể xác định được trên sổ sách của doanh nghiệp, song doanh nghiệp lại có các khoản nợ đến hạn và không chịu thanh toán thì chủ nợ (hoặc các chủ nợ) không thể yêu cầu Toà án bắt đẩu thủ tục phá sản doanh nghiệp đó. Nói cách khác, chủ nợ sẽ phải đi kiện dòi nợ theo thủ tục bình thường và chờ khi nào giải quyết xong sẽ xin thi hành án. Do đó, có thể sẽ tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp chây ỳ không chịu trả nợ và các chủ nợ hay những người mà pháp luật cho phép đưa đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp phải chờ đợi cho đến khi trên sổ sách của doanh nghiệp mắc nợ đó phản ánh được sự thua lỗ của doanh nghiệp. Theo chúng em, có lẽ chỉ cần quy định là doanh nghiệp không trả được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu là chủ nợ có thể nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đó. Chúng ta cũng có thể đưa ra một phương thức xác định trước tình trạng của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là họ không thể thanh toán hay không chịu thanh toán một khoản nợ đến hạn nhất định. Theo quy định của luật úc như nêu trên, khoản nợ không trả được khi đã đến hạn dùng để xác định trong trường hợp buộc một công ty phải làm thủ tục phá sản không phải là lớn, chỉ tương đương với 20 triệu đồng Việt nam. Cũng có thể nhìn nhận là bằng sự quy định như thế, các doanh nghiệp, công ty có thể sẽ có được ý thức chấp hành pháp luật tốt hơn, hạn chế sự chiếm dụng tiền vốn của chủ nợ một cách tuỳ tiện bởi nếu làm như thế, việc kinh doanh và ngay cả đía vị pháp lý của doanh nghiệp sẽ bị đặt trên bờ vực của sự phá sản. Theo đó, có thể quy định tại Điều 3 như sau: Điều 3 (Điều 2 sửa đổi, bổ sung)Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản Doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi lâm vào tình trạng phá sản nếu quá thời hạn thanh toán mà không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Cũng cần nhấn mạnh rằng, theo quan điểm chỉ đạo của Dự thảo, Luật phá sản sẽ không chỉ chú ý đến việc thanh toán nợ hay “trả nợ tập thể” cho các chủ nợ mà rất chú trọng đến việc giúp cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể ra khỏi khó khăn và phục hồi việc kinh doanh. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, luật không nên coi việc phục hồi hay tổ chức lại kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là bắt buộc mà nên thanh toán tài sản hay tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản để các chủ nợ có thể được trả nợ ngay. 2.4. Thủ tục phá sản doanh nghiệp: 2.4.1. Thể nhân, pháp nhân yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là thủ tục bắt buộc đầu tiên của trình tự giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Toà án xem xét có ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó hay không. Do đó, Luật phá sản quy định rõ các đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, cụ thể: - Chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần; Chủ nợ có đảm bảo là chủ nợ có khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp, HTX hoặc của người thứ 3. Chủ nợ có đảm bảo một phần là chủ nợ có khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp, HTX hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó. Chủ nợ không có đảm bảo là chủ nợ có khoản nợ không được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp, HTX hoặc của người thứ 3. Về bản chất, việc giải quyết phá sản chính là giải quyết quan hệ tài sản giữa chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ, do đó người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trước hết là các chủ nợ. Theo quy định của Luật phá sản, có ba loịa chủ nợ là chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm nhưng Luật chỉ qui định chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Chủ nợ có bảo đảm không phải là người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vì các khoản nợ của những chủ nợ này đã được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba. - Đại diện của người lao động hoặc đại diện công đoàn. Công đoàn tham gia với hai tư cách, chủ nợ và con nợ. Sau khi thanh lý tài sản và trừ đi các chi phí thì lương của công nhân được ưu tiên trả đầu tiên vì thế Công đoàn cũng có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản. - Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước; Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng thì chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên theo quy định
Luận văn liên quan