Đề tài Khoảng cách giàu nghèo và những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

An sinh xã hội là một trong những chính sách cốt lõi của mỗi quốc gia bên cạnh các chính sách về kinh tế - xã hội. Hiện nay, an sinh xã hội đăng được nghiên cứu dưới nhiều cấp độ khác nhau cới các cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam, an sinh xã hội với trụ cột cơ bản là bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, đã được thực hiện nay từ khi thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hòa . Do đó, việc nghiên cứu, tiếp thu những tri thức của nhân loại trong lĩnh vựa an sinh xã hội để áp dụng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam là rất cần thiết. Qua 20 năm đổi mới đất nước, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Xã hội, hệ thống an sinh của Việt Nam cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên việc chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với quy luật cung cầu, cạnh tranh khắc nghiệt làm cho chi phí về đời sống và dịch vụ xã hội cơ bản của các đối tượng bảo trợ xã hội và gia đình họ của họ tăng nhanh so với thu nhập của họ. Thực tiễn những năm qua cho thấy, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, biến động bất lợi từ kinh tế thị trường, thiên tai thì người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội là những người ganh chịu trước, thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng trưởng kinh tế thì họ lại là người hưởng thụ sau. Việt Nam vẫn là một nước nghèo, năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD( ) Do đó, em quyết định chọn đề tài tiểu luận: “ Khoảng cách giàu nghèo và những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay”.

doc22 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4473 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khoảng cách giàu nghèo và những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài An sinh xã hội là một trong những chính sách cốt lõi của mỗi quốc gia bên cạnh các chính sách về kinh tế - xã hội. Hiện nay, an sinh xã hội đăng được nghiên cứu dưới nhiều cấp độ khác nhau cới các cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam, an sinh xã hội với trụ cột cơ bản là bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, đã được thực hiện nay từ khi thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hòa . Do đó, việc nghiên cứu, tiếp thu những tri thức của nhân loại trong lĩnh vựa an sinh xã hội để áp dụng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam là rất cần thiết. Qua 20 năm đổi mới đất nước, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực Kinh tế - Chính trị - Xã hội, hệ thống an sinh của Việt Nam cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên việc chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với quy luật cung cầu, cạnh tranh khắc nghiệt làm cho chi phí về đời sống và dịch vụ xã hội cơ bản của các đối tượng bảo trợ xã hội và gia đình họ của họ tăng nhanh so với thu nhập của họ. Thực tiễn những năm qua cho thấy, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, biến động bất lợi từ kinh tế thị trường, thiên tai thì người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội là những người ganh chịu trước, thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng trưởng kinh tế thì họ lại là người hưởng thụ sau. Việt Nam vẫn là một nước nghèo, năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD(() Tổng cục thống kê Việt Nam ) Do đó, em quyết định chọn đề tài tiểu luận: “ Khoảng cách giàu nghèo và những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay”. Mục tiêu và nhiệm vụ Mục tiêu Nhằm góp phần nghiên cứu các đặc điểm xu hướng về sự chênh lệch giàu nghèo, về vấn đề phát triển bền vững, đó là những vấn đề tác động mạnh mẽ tới sự phát triển bền vững hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam để từ đó chúng ta có được hiểu biết, nhận thức phù hợp, từ đó đưa ra các phương hướng giải pháp hợp lý nhằm phát triển hệ thống an sinh xã hội, đảm bảo công bằng xã hội. Nhiệm vụ Làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng của khoảng cách giàu nghèo và những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững ở nước ta hiện nay để từ đó thấy được những nguyên nhân, hậu quả của nó và đưa ra những giải pháp thích hợp để hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giải quyết những vấn đề mà nước ta đăng gặp phải trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. PHẦN 2 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm,thuật ngữ có liên quan 1.1.1. Khái niệm an sinh xã hội Có nhiều khái niệm an sinh xã hội như : Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khắn, các cú sốc về kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong. An sinh xã hội cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em ( ILO – 1984)(() Tài liệu hội thảo an sinh xã hội 2005 – Bộ Lao động Thương binh và Xã Hội ) Theo hiệp hội an sinh thế giới ( ISSA): An sinh xã hội giống như là sự chi phối kết hợp các thành tố (hợp phần) của chính sách công, có thể điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của người công nhân, các công dân trong bối cảnh toàn cầu với sự thay đổi về kinh tế, xã hội, nhân khẩu học chưa từng xảy ra (() New ISSA publication. December 2005 ). Ngoài ra, còn có các quan điểm về an sinh xã hội của Cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), các tài liệu của Nhật Bản, các tài liệu của Hoa Kỳ, các chuyên gia Việt Nam. Trên cơ sở những khái niệm của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia Việt Nam trong các hội thảo, đã đúc kết để đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh hơn, phù hợp với về an sinh xã hội, nó bao gồm cái phổ biến và cái đặc thù của việt nam như sau: An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách giải pháp của nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và cung cấp dịch vụ chăm soc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt(() Báo cáo phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – 2005 – Nguyễn Hải Hữu ). 1.1.2. Khái niệm vấn đề xã hội Theo các tài liệu của các trung tâm Xã hội học, Học viện hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh thì “ Vấn đề xã hội là trong hoàn cảnh nhất định được nhận thức bởi một lực lượng xã hội cụ thể như một vấn nạ xã hội, nó ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích nhóm, của xã hội và chỉ có thể khắc phục qua hành động xã hội”. Khái niệm phát triển bền vững Khái niệm phát triển Theo giáo trình “Dân số và môi trường” – Trường Đại học Lao Động và Xã Hội phát triển là một quá trình một xã hội đạt đến mức thỏa mãm các nhu cầu mà xã hội đó cho là tất yếu. Khái niệm phát triển bền vững Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc thì phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. 1.2. Cách đánh giá giàu nghèo ở Việt Nam Theo thông tin của Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), tại một cuộc hội thảo do Kiểm toán Nhà nước về nâng cao tính hiệu lực của chi tiêu công ngày 2.6.2009 tại Hà Nội cho biết, mức thu nhập bình quân của nhóm nghèo nhất là 2 triệu đồng/người/năm; còn nhóm giàu nhất có mức thu nhập bình quân là 15,8 triệu đồng/người/năm. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN Nhận diện vấn đề Khoảng cách giàu nghèo ở nước ta hiện nay ngày càng nới rộng điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng biểu hiện rõ ở khoảng cách giữa nhóm có thu nhập thấp với nhóm có thu nhập cao. Khoảng cách giàu nghèo gia tăng làm cho xã hội xuất hiện nhiều tệ nạn dẫn, bất bình đẳng trong xã hội gia tăng. Thực trạng khoảng cách giàu nghèo và những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững Là một nước mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đạt được nhiều kinh nghiệm quý báu từ những thành công và thất bại của mô hình phát triển. Vì vậy, Đảng ta chỉ rõ trong quá trình phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế luôn luôn gắn liền với thực hiện công bằng xã hội. Sự công bằng xã hội, ở nước ta được thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất và khâu phân phối kết quả sản xuất. Sự công bằng được thẻ hiện bằng việc tạo điều kiện cho mọi người dân đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình, đảm bảo cho người nghèo, những người không may bị dị tật, tủi ro được tiếp cận với những dịch vụ xã hội cơ bản, có khả năng vươn lên hòa nhập vào cộng đồng. Nhờ đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng khá cao và ổn định. Nhịp độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1991 – 2005 là trên 7%/năm. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực Việt Nam đã có đủ lương thực cho một đại bộ phận dân cư đảm bảo được an ninh lương thực và đã vươn lên vị trí số 2 trong các nước xuất khẩu lương thực thế giới. Đặc biệt cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển đổi rõ rệt từ ngông nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng GDP năm 2009 nông nghiệp 20,7% công nghiệp 42,3 %, dịch vụ 39,1 %.(() Tổng cục thống kê Việt Nam ) Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, các lĩnh vực phát triển xã hội đã được chú trọng, trong đó có vấn đề xóa đói giảm nghèo. Công tác xóa dói giảm nghèo ở Việt Nam nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các nghành, các đoàn thể và đoàn thể cộng đồng nên đã trở thành phong trào không chỉ về chiều rộng mà còn cả chiều sâu. Xóa đói giảm nghèo không chỉ mang tính cấp thời mà đã có chiều hướng phát triển bền vững thông qua việc xây dựng các Chương Trình, dự án hướng vào giúp đỡ các hộ nghèo về vốn, công nghệ và cách thưc làm ăn để thoát khỏi nghèo về vốn, công nghệ và các thức làm ăn để thoát nghèo đói một cách cơ bản: Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn cùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay còn gọi là trương trình 135), Chương trình hỗ trợ sản xuất, đất đai nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (Chương trình 134), Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2007… Thành công của các trương trình, dự án xóa đói giảm nghèo đã góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, bảo vệ môi trường sống và môi trường tự nhiên. Đây là lôgíc của sựu phát triển bền vững: Tăng trưởng kinh tế → xóa đói giảm nghèo → tăng trưởng kinh tế + bảo vệ môi trường → phát triển bền vững → xóa đói giảm nghèo…. Tuy nhiên, do các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. giảm đói nghèo vẫn là một thách thức lớn đối với Việt Nam cả trong hiện tại và tương lai. Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạn những thành công, những tác động tích cực, những mặt trái của cơ chế thị trường đã làm cho sự phân tầng xã hội, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra khá sâu ở thành thị và nông thôn. Nếu như những người đói đã giảm đi nhiều, thì những người nghèo, hộ nghèo tương đối vẫn có nguy cơ tăng lên. Sự phân hóa giàu nghèo thể hiện qua mức độ chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư. 2.2.1. Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam đang ngày càng nới rộng Nếu như phân chia số hộ dân cư thành 5 nhóm thu nhập từ thấp đến cao, ứng với 5 giải phân tầng bằng nhau, mỗi nhóm bằng 20% số hộ thì khoảng cách chênh lệch giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo có xu hướng tăng lên. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học vừa công bố tại Hội nghị cập nhập nghèo do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức cuối tháng 3-2007: Khoảng cách giữa các nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất đang bị nới rộng một cách liên tục và đáng kể. Cụ thể năm 1992, hệ số chênh lệch giữa nhóm dân cư có thu nhập cao nhất và nhóm dân cư có thu nhập thấp nhất là 5,6 lần, năm 2006 tỷ lệ này tăng lên 8,38 lần. Do vậy tỷ lệ chi tiêu bình quân đầu người của nhóm giàu nhất trong tổng chi tiêu dùng xã hội tăng từ 41,8% lên 44,7%, trong khi đó nhóm nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,1% ở cùng thời kỳ.(() Thông tấn xã Việt Nam ) Sự khác biệt trong chỉ số khoảng cách nghèo giữa nông thôn và thành thị rất lớn, nhưng tốc độ gia tăng trong khoảng cách chi cho tiêu dùng có chiều hướng chậm lại kể tử năm 1998 trở lại đây. Do đó mức độ bất bình đằng ở nông thôn đang tiến gần hơn đến mức độ bất bình đẳng ở thành thị. Một phần nguyên nhân là do di cư từ nông thôn ra thành thị đã tăng mạnh t ừ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế. Hiện nay, ở Việt Nam đang xuất hiện một nhóm nghèo mới. Đó là do quá trình đô thị hoá khiến người lao động mất đất sản xuất, không kịp chuyển đổi nghề nghiệp và di dân ra đô thị. Họ không có việc làm ổn định, thu nhập thấp, không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, đối mặt với nhiều nguy cơ và tệ nạn xã hội và khả năng rơi vào đói nghèo của nhóm dân cư này là rất cao. 2.2.2. Người nghèo vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ hệ thống an sinh xã hội Theo báo cáo của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), người nghèo ở Việt Nam vẫn chưa được hưởng lợi nhiều từ hệ thống an sinh xã hội. Các chuyên gia nhận định, hệ thống an sinh xã hội không tác động ngang nhau lên toàn bộ dân số. Phát triển kinh tế kéo theo nâng cao an sinh xã hội không nâng mọi người lên một mức như nhau. Các hộ trong nhóm thu nhập cao nhất - nhóm 20% giàu nhất nhận được khoảng gần 40% lợi ích an sinh xã hội. Trong khi đó, nhóm nghèo nhất chỉ nhận được chưa tới 7%. Những người sống ở đô thị có cơ hội hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội hơn người sống ở nông thôn, người dân tộc Kinh, Hoa được hưởng lợi nhiều hơn dân tộc thiểu số, sống ở miền Bắc hưởng nhiều an sinh xã hội hơn ở miền Nam. Như chúng ta biết, an sinh xã hội giúp cải thiện kỹ năng và sức khỏe cho lực lượng lao động quốc gia, từ đó, giúp các doanh nghiệp có tính cạnh tranh hơn. Đồng thời, an sinh xã hội giúp cộng đồng có thể chia sẻ và quản lý được rủi ro kinh tế. Nếu không doanh nghiệp và người lao động dễ bị rủi ro, ít có khả năng đổi mới. Quan trọng hơn, một hệ thống an sinh xã hội tốt có thể giúp người dân tự thoát nghèo và không thể tái nghèo. Nước ta đang cố gắng thực hiện chính sách an sinh xã hội nhằm đảo bảo công bằng nhất, đem lại lợi ích cho toàn dân nhưng thực tế cho thấy, một bộ phận người dân nghèo vẫn chưa thực sự được hưởng những lợi ích mà an sinh xã hội đem lại. Hiện nay ở Việt Nam, nhóm giàu nhất nhận được 47% lương hưu, còn nhóm nghèo nhất chỉ nhận được 2%. Nhóm giàu nhất nhận được 45% trợ giúp y tế, còn nhóm nghèo nhất chỉ nhận được 7%. Tỷ lệ nhận trợ giúp giáo dục của nhóm giàu nhất và nghèo nhất tương ứng là 35% và 15%() Việt nam.net . Chuyên gia kinh tế cao cấp Jonanthan Pincus kết luận: nhìn tổng quát, tình hình an sinh xã hội Việt Nam là luỹ thoái. Ông phân tích thêm, người hưởng lợi ích từ an sinh xã hội của Việt Nam lại là nhóm có thu nhập cao. Bất cứ lợi ích nào mà người nghèo nhận được từ an sinh xã hội lại bị lấy lại bằng cách trả phí sử dụng và các khoản chi tiêu khác cho y tế và giáo dục. Chính phủ trợ cấp tiền cho các hộ nghèo nhất nhưng lại lấy đúng khoản đó thông qua chi phí sử dụng. “Nếu một bên cho tiền thông qua an sinh xã hội, một bên lấy lại thông qua các khoản phí, lợi ích của người dân thu được sẽ bằng 0, thậm chí, ở con số âm”, ông Pincus nhấn mạnh. Cũng theo thông tin từ UNDP công bố năm 2008, xét riêng về thu nhập, nhóm 20% giàu nhất có thu nhập gấp 8 lần nhóm 20% nghèo nhất và gấp 2,6 lần so với mức thu nhập bình quân của cả nước. Về an sinh xã hội, nhóm 20% giàu nhất có thu nhập từ an sinh xã hội gấp 10 lần so với nhóm 20% nghèo nhất (660 nghìn đồng so với 70 nghìn đồng). Cụ thể hơn, xét trên tất cả các thành phần của các chương trình an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội cho người đang đi làm và hưu trí, trợ cấp y tế, trợ cấp giáo dục và phúc lợi xã hội) thì hai nhóm người giàu nhất đều được hưởng phần lớn. Nguyên nhân dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ở nước ta ngày càng gia tăng Khoảng cách giàu nghèo ở nước ta ngày càng gia tăng là do ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân như: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí, cơ chế chính sách chưa được tốt … Vị trí địa lí của nước ta bên cạnh mặt thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng gây nhiều khó khăn do hình thế trải dài, gây nên sự cách biệt chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng lãnh thổ trong lịch sử. Nước ta là nước có điều kiện tự nhiên không thuận lợi các thiên tai như lũ, lụt, hạn hán, sâu bệnh … thường xuyên xảy ra đe dọa tới tài sản của con người. Do vậy những vùng thường xuyên xảy ra những thiên tai dịch bệnh thì nền kinh tế của người dân ở vùng này rất kém phát triển. Do cơ chế chính sách chưa thoả đáng: trung ương cũng như địa phương chưa có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thoả đáng, nhất là các vùng núi cao, vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến cũ, thiếu các chính sách đồng bộ như: chính sách ưu đãi, khuyến khích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo, văn hoá cũng như chuyển giao công nghệ, tổ chức chưa tốt việc chăm lo của cộng đồng xã hội đối với người nghèo. Hiện nay nước ta đang trên con đường phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do đó có những người đã nhanh chóng tiếp thu những tri thức, khoa học tiến bộ, họ thích ứng nhanh chóng với sản xuất kinh doanh và các nghành dịch vụ. Cuộc sống của bộ phận này được cải thiện những khoản thu của họ không những đủ để chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày mà còn để mua sắm tài sản cố định để nâng cao mức sống hoặc tích lũy để mở rộng sản xuất. Vì vậy mức sống của họ ngày càng cao. Còn một số bộ phận không chạy theo được sự thay đổi của xã hội thì ngày càng tụt sâu dưới đáy xã hội. Tất cả những nguyên nhân trên đã làm những người nghèo ngày càng nghèo thêm và những người giàu thì giàu thêm và tạo ra hố ngăn giữa  người giàu và người nghèo ngày càng rộng. Tóm lại, qua thực trạng Việt Nam như hiện nay ta có thể thấy hàng loạt những nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo. Có rất nhiều nguyên nhân chúng tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên vận may, cơ hội của mỗi cá nhân, do vậy tạo nên sự khác biệt chênh lệch trong thu nhập, tài sản và hàng loạt các mặt khác của cuộc sống tạo nên sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Hậu quả của chênh lệch giàu nghèo ở nước ta Bất bình đẳng gia tăng Sự phân hóa giàu nghèo trên thực tế dẫn đến làm trầm trọng hơn những bất bình đẳng xã hội. Đó là: Sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo ngày càng rộng. Những người giàu ngày càng có cơ hội phát triển do có những điều kiện về vốn và kỹ thuật... còn người nghèo phải làm thuê và bị bóc lột. Họ rất ít có cơ hội tiếp cận và được đảm bảo những điều kiện sống cơ bản, tối thiểu. Một mặt vì họ quá nghèo không đủ tài chính trang bị vốn, tri thức, kĩ thuật... mặt khác trong cơ chế thị trường hoạt động dịch vụ cơ bản có xu hướng phục vụ người giàu là chính. Ở nông thôn người nghèo thường thiếu vốn làm ăn, muốn có vốn họ phải thế chấp nhà cửa ruộng vườn nên không có khả năng đảm bảo tài chính nếu thiên tai xảy ra, chính vì vậy họ không dám đầu tư nên không thoát khỏi tình trạng nghèo thâm niên. Chính vì vậy trong xã hội sự bất bình đẳng ngày càng trầm trọng. Trong các hộ gia đình nghèo phụ nữ, trẻ em, người già lại là những người thiệt thòi nhất, đặc biệt hộ nghèo thường rơi vào những gia đình là đối tượng quan tâm của xã hội (gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với nước...) thì vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn. Với nền kinh tế thị trường như hiện nay, thì phân phối không thể công bằng: Đối với một số người giàu, giàu lên nhanh chóng nhờ một số hoạt động siêu lợi nhuận như kinh doanh địa ốc, bất động sản, một số loại hình hoạt động thương mại... nhưng họ phải có vốn có tri thức... tuy nhiên bên cạnh đó có một số người làm giàu bất hợp pháp (buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng...) Đặc biệt là tình trạng tham nhũng, quan lieu và các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng tới sự ổn định chính trị -xã hội và không tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Về hành vi, lối sống Phân hóa giàu nghèo góp phần tạo sự đa dạng trong các hình mẫu lối sống. Sự phát triển của lối sống tiêu dùng xa hoa, lãng phí trong bộ phận dân cư khá giả có ảnh hưởng xấu tới các nhóm dân cư khác. Đặc biệt một số bộ phận gia đình mới phất lên (nhờ gặp may, hoặc do kế thừa...) sử dụng tiền theo lối sống buông thả, bất chấp các chuẩn mực giá trị, đạo đức, hoặc không quan tâm đến con cái, để chúng hư hỏng với cuộc sống xa đoạ, đồi truỵ mà không biết. Đây là một trong những nguồn gốc của tệ nạn ma tuý xã hội mại dâm... và tình trạng tội phạm gia tăng như hiện nay. Và chính sự tiêu xài hoang phí này cũng làm ảnh hưởng tới những người nghèo, hoặc những ngưòi thuộc tầng lớp trung lưu. Những người nghèo thì họ cảm thấy không còn gì để mất vì vậy họ hành động không như xã hội mong đợi là ăn cắp, trung gian trong những con đường buôn lậu, vận chuyển ma tuý, bán dâm... nhằm mục đích giàu lên nhanh chóng, còn người khá giả, trung lưu dựa trên cơ sở sẵn có của mình (của cải, vốn, mối quan hệ...) moắc ngoặc với nhau làm ăn phi pháp. Ảnh hưởng của phân hóa giàu nghèo còn lệch lạc các định hướng giá trị và chuẩn mực đạo đức, lối sống của xã hội nhất là đối với thế hệ trẻ: phân hóa giàu nghèo gây tình trạng thiếu hụt văn hoá trong phát triển. Những thanh niên được sinh ra trong những gia đình khá giả, có quyền lực thường có tư tưởng "con ông cháu cha" coi thường luân lý, đạo đức xã hội, không chịu củng cố kiến thức. Còn những gia đình nghèo lại không đủ điều kiện để cho con ăn học chính vì vậy nó gây nên tình trạng thiếu hụt văn hoá trong xã hội. Nếu không sớm phát hiện và nhận thức đầy đủ tá
Luận văn liên quan