Đề tài Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai

Với tư cách là chủ thể quản lý và điều hành xã hội, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện các hoạt động của mình thông qua nhiều hình thức khác nhau trong đó chủ yếu là ban hành các quyết định hành chính và thực hiện hành vi để tác động đến các cá nhân , cơ quan, tổ chức xã hội. Không phải lúc nào người dân cũng đồng ý với sự tác động của chủ thể quản lý đó. Hơn nữa trong một số trường hợp vì lý do nào đó mà quyết định hành chính, hành vi hành chính được ban hành và thực hiện trái pháp luật , gây thiệt hại đến quyền, lợi ích cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội. Điều này dẫn đến sự phản kháng của các chủ thể này với các chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước. Do đó pháp luật đã quy định hai con đường đó là thông qua khiếu nại hành chính và thông qua khởi kiện tại Tòa án để bên cá nhân, tổ chức được cho là yếu thế hơn có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cuả mình khi không đồng ý với sự tác động của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Trước ngày 01/7/1996, việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức bị tác động bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính chỉ được thực hiện bằng con đường khiếu nại hành chính thì từ ngày 01/7/1996, cùng với sự ra đời của Tòa hành chính, quyền khởi kiện vụ án hành chính được ghi nhận, mở rộng hơn cơ chế pháp lý cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thực tế có nhiều khái niệm về vụ án hành chính. Trong từ điển Tiếng Việt thì : “ vụ là việc, sự việc không hay, rắc rối cần giải quyết, án là tranh chấp quyền lợi cần được xét xử trước Tòa án”. Như vậy, về mặt thuật ngữ, “vụ án” là việc phát sinh trên cơ sở tranh chấp về quyền lợi thuộc nhiệm vụ xét xử của Tào án.

docx43 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5992 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI Khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai. Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai. Khái niệm vụ án hành chính : Với tư cách là chủ thể quản lý và điều hành xã hội, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện các hoạt động của mình thông qua nhiều hình thức khác nhau trong đó chủ yếu là ban hành các quyết định hành chính và thực hiện hành vi để tác động đến các cá nhân , cơ quan, tổ chức xã hội. Không phải lúc nào người dân cũng đồng ý với sự tác động của chủ thể quản lý đó. Hơn nữa trong một số trường hợp vì lý do nào đó mà quyết định hành chính, hành vi hành chính được ban hành và thực hiện trái pháp luật , gây thiệt hại đến quyền, lợi ích cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội. Điều này dẫn đến sự phản kháng của các chủ thể này với các chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước. Do đó pháp luật đã quy định hai con đường đó là thông qua khiếu nại hành chính và thông qua khởi kiện tại Tòa án để bên cá nhân, tổ chức được cho là yếu thế hơn có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cuả mình khi không đồng ý với sự tác động của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Trước ngày 01/7/1996, việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức bị tác động bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính chỉ được thực hiện bằng con đường khiếu nại hành chính thì từ ngày 01/7/1996, cùng với sự ra đời của Tòa hành chính, quyền khởi kiện vụ án hành chính được ghi nhận, mở rộng hơn cơ chế pháp lý cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thực tế có nhiều khái niệm về vụ án hành chính. Trong từ điển Tiếng Việt thì : “ vụ là việc, sự việc không hay, rắc rối cần giải quyết, án là tranh chấp quyền lợi cần được xét xử trước Tòa án”. Như vậy, về mặt thuật ngữ, “vụ án” là việc phát sinh trên cơ sở tranh chấp về quyền lợi thuộc nhiệm vụ xét xử của Tào án. Có quan điểm cho rằng : “ Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính phát sinh do cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.” Từ điển Luật học cũng đưa ra định nghĩa tương tự như vậy: “ vụ án hành chính là vụ án phát sinh tại Tòa hành chính do cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Tuy nhiên các khái niệm, định nghĩa trên là chưa đầy đủ và đúng với bản chất của tố tụng hành chính. Bởi nếu chỉ có hành vi khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính thì chưa đủ để phát sinh vụ án hành chính mà cần phải có sự thụ lý đơn khởi kiện của Tòa án. Toàn án chỉ thụ lý đơn khởi kiện đó khi nó đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Thứ nhất, có việc khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vụ án hành chính phát sinh trên cơ sở Tòa án giải quyết tranh chấp hành chính giữa các chủ thể quản lý nhà nước với cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thế nhưng, cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp hành chính nhưng khi thực hiện việc khiếu nại hành chính không thể làm phát sinh vụ án hành chính. Do đó điều kiện đầu tiên để làm phát sinh vụ án hành chính , đó là việc khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nếu không có hành vi khởi kiện, sẽ không có vụ án hành chính. Tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng đều có quyền khởi kiện vụ án hành chính mà muốn khởi kiện vụ án hành chính, cá nhân, cơ quan, tổ chưc ấy phải đáp ứng một số điều kiện như: điều kiện về chủ thể khởi kiện, điều kiện về vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa án. Thứ hai, đơn khởi kiện được Tòa án thụ lý giải quyết. Hành vi khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức là điều kiện cần, để vụ án hành chính phát sinh, đơn khởi kiện phải được Tòa án thụ lý. Khởi kiện là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức, tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp khởi kiện đều được Tòa án giải quyết. Khi có đơn khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tòa án sẽ xem xét các điề kiện để quyết định có thụ lý hay không thụ lý đơn khởi kiện. Cụ thể, tòa án sẽ xem xét về điều kiện khởi kiện. Cụ thể, Tòa án sẽ xem xét về điều kiện khởi kiện vụ án, về việc nộp tiền tạm ứng án phí, điều kiện về thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện trên thì Tòa áb sẽ thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật. Tòa án sẽ trả lại đơn kiện khi việc khởi kiện rơi vào một trong những trường hợp phápluật quy định phải trả lại đơn kiện. Có thể nói, hành vi khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ là điều kiện cần, còn việc thụ lý của Tòa án là điều kiện đủ để phát sinh vụ án hành chính . Khởi kiện vụ án hành chính là cơ sở để Tòa án thụ lý vụ án, không có khởi kiện thì sẽ không có việc thụ lý vụ án của Tòa án. Khởi kiện là quyền tự định đoạt thuộc về cá nhân, tổ chức, cơ quan đối với việc yêu cầu Tòa án phán quyết về quyết định hành chính, hah2 vi hành chính mà theo họ là trái pháp luật, xâm hại trực tiếp đền quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khởi kiện là một sự kiện là phát sinh quan hệ giữa người khởi kiện với Tòa án hành chính có thẩm quyền. Chức năng của Tòa án hành chính là xét xử các vụ án hành chính để bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Do đó, khởi kiện vụ án hành chính là tiền đề đối với hoạt động thụ lý của Tòa án. Kể từ thời điểm Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án hành chính chính thức phát sinh. Đặc điểm của vụ án hành chính. - Thứ nhất, đối tượng tranh chấp trực tiếp trtong vụ án hành chính là tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính. Quyền tài sản và quyền nhân thân không phải là đối tượng tranh chấp trực tiếp của tranh chấp hành chính. Thứ hai, người bị kiện trong vụ án hành chính luôn là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyềntrong cơ quan hành chính nhà nước. Thứ ba, người khởi kiện luôn là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai. Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính: Về bản chất, khởi kiện là việc một hoặc nhiều chủ thể (mang đầy đủ tư cách chủ thể theo quy định của pháp luật TTHC, Điều 48 luật TTHC) đưa một vụ việc tranh chấp ra trước cơ quan tài phán như Tòa án,…và yêu cầu cơ quan này giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Tùy từng trường hợp mà khởi kiện có thể được xem xét với tư cách là một hành vi pháp lý hoặc một giai đoạn tố tụng. Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi sự xâm hại bởi những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước theo thủ tục do pháp luật quy định. Về thuật ngữ “khởi kiện hành chính”, đây là cách gọi tắt của “khởi kiện vụ án hành chính” nhưng nhấn mạnh vào góc độ hành vi pháp lý của chủ thể khởi kiện đồng thời đại diện cho một biện pháp để người đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Khởi kiện hành chính trước hết cũng là khởi kiện, do đó nó mang đầy đủ những đặc điểm của hoạt động khởi kiện nói chung, tuy nhiên do được khu biệt bởi lĩnh vực khởi kiện là những tranh chấp hành chính nên thủ tục giải quyết loại khởi kiện này cũng được chuyên biệt hóa: thủ tục tố tụng hành chính. Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai: Khởi kiện trong vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai là một mảng trong khởi kiện vụ án hành chính. Nó mang đầy đủ các đặc điểm của khởi kiện vụ án hành chính, nhưng các đặc điểm này chỉ xoay quanh đến khởi kiện trong vấn đề đất đai. Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai: Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính: Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. Về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống và quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.( Điều 28 Luật TTHC năm 2010) Quyết định hành chính: “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể” (khoản 1, Điều 3 TTHC năm 2010). Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), bao gồm: Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính; Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính. Quyết định hành chính không thể khởi kiện bao gồm quyết định hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước (theo danh mục do Chính phủ quy định) và quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức, nghĩa là những quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó (Điều 28 Luật TTHC 2010). Hành vi hành chính: Hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, khi nào là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác và khi nào là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền, thời hạn thực hiện đối với nhiệm vụ, công vụ đó và phân biệt như sau: Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng do người trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện theo sự phân công hoặc uỷ quyền, uỷ nhiệm thì hành vi đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác mà không phải là hành vi hành chính của người đã thực hiện hành vi hành chính đó. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 126 của Luật Đất đai thì hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nộp tại UBND xã, phường, thị trấn. Ông Nguyễn Văn A đã nộp hồ sơ xin chuyển đổi quyền sử dụng đất tại UBND xã X theo đúng quy định, nhưng bà Trần Thị C là cán bộ nhận hồ sơ của UBND xã X đã trả lại hồ sơ cho ông A và không nêu lý do của việc trả lại hồ sơ đó. Trong trường hợp này, việc trả lại hồ sơ cho ông A là hành vi hành chính của UBND xã X mà không phải là hành vi hành chính của bà Trần Thị C. Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác thì việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ trực tiếp thực hiện hay phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện. Ví dụ: Theo quy định của pháp luật thì Chủ tịch UBND xã H là người có thẩm quyền tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với ông D, nhưng đã ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch UBND xã H trực tiếp tổ chức việc cưỡng chế. Trong trường hợp này, việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông D là hành vi hành chính của Chủ tịch UBND xã H mà không phải là hành vi hành chính của Phó Chủ tịch UBND xã H. Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, không phụ thuộc vào việc nhiệm vụ, công vụ đó được phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người cụ thể nào trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29-8-2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh A có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp được thành lập trong địa giới hành chính tỉnh. Doanh nghiệp N đã nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, nhưng quá thời hạn mà pháp luật quy định, Phòng đăng ký kinh doanh không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp N. Trong trường hợp này, việc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp N là hành vi hành chính của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh A. Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ đã phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 30 của Luật Cư trú thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn phải cấp sổ tạm trú cho hộ gia đình hoặc cá nhân đề nghị. Bà X đã nộp đủ giấy tờ theo quy định đề nghị Trưởng Công an xã N cấp sổ tạm trú, nhưng quá thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ mà Trưởng Công an xã N không cấp sổ tạm trú cho bà X. Trong trường hợp này, việc không cấp sổ tạm trú cho bà X là hành vi hành chính của Trưởng Công an xã N. Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh: là quyết định của Hội đồng cạnh tranh, của Bộ trưởng Bộ Công Thương khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại mục 7 Chương V của Luật Cạnh tranh năm 2004, bao gồm: + Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh đối với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh. + Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Công Thương đối với quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Quyết định kỷ luật buộc thôi việc: là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình (khoản 3, Điều 3 Luật TTHC năm 2010) Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai: Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai là các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất (khoản 17, Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 – sửa đổi, bổ sung 1998,2006). Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây quy định thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính của TAND theo phương pháp liệt kê, tức là tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết những trường hợp được quy định trong pháp lệnh. Nay Luật TTHC năm 2010 quy định thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính theo phương pháp loại trừ. Theo đó, tòa án có thẩm quyền giải quyết tất cả khiếu kiện về quyết định hành chính, hành vi hành chính; trừ trường hợp thuộc bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao (theo danh mục do Chính phủ quy định) và các quyết định, hành vi hành chính mang tính chất nội bộ cơ quan. Như vậy, từ ngày 1-7-2011, ngày Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996, sửa đổi bổ sung 1998, 2006 hết hiệu lực thi hành, nếu không đồng ý với các quyết định hành chính, hành vi hành chính (bao gồm cả quyết định giải quyết tranh chấp đất đai) và không thuộc trường hợp loại trừ nêu trên thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện tại TAND có thẩm quyền. Chủ thể khởi kiện và điều kiện khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai : Khởi kiện vụ án hành chính nói chung và khởi kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng đều là hành vi tố tụng của cá nhân, tổ chức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp đó đang bị xâm phạm bởi các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Theo Luật tố tụng hành chính đã được ban hành quy định rõ phạm vi khởi kiện cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức được quyền khởi kiện vụ án hành chính khi cho rằng quyết định hành chính, hành vi đã trực tiếp xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên việc thực hiện quyền khởi kiện phải theo thủ tục do pháp luật quy định : Chủ thể khởi kiện trong lĩnh vực đất đai là Người khởi kiện trong VAHC liên quan đến quản lý đất đai bao gồm: Các tổ chức trong nước. Hộ gia đình, cá nhân trong nước. Cộng đồng dân cư. Cơ sở tôn giáo. Tổ chức nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, đầu tư vào Việt Nam. Người khởi kiện là người có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật TTHC (Điều 48 Luật TTHC năm 2010). Ngoài ra chúng ta cũng cần xác định khác trong tố tụng hành chính như: Người đại diện: trong tố tụng hành chính bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Theo Điều 54 Luật TTHC năm 2010 thì “2. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính có thể là một trong những người sau đây, trừ trường hợp người đó bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật: a) Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; b) Người giám hộ đối với người được giám hộ; c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc bầu theo quy định của pháp luật; d) Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; đ) Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; e) Những người khác theo quy định của pháp luật. 3. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản. 4. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính chấm dứt việc đại diện theo quy đ