1. Lý do chọn đề tài.
Nguồn xung đang được dùng rất phổ biến bởi nó có ưu điểm là hiệu suất biến đổi năng lượng cao và khả năng thay đổi linh hoạt trong thiết kế.Chẳng hạn như có thể có nhiều đầu ra (output Voltage) với nhiều cực khác nhau từ một đầu vào đơn(single Input voltage), khả năng ổn định áp tại ngõ ra, hạn chế tổn hao công suất đến mức tối thiểu, tránh nhiễu nguồn do hiện tượng dội áp và còn nhiều hơn nữa . Sao đây em xin giới thiệu “ Khối nguồn xung tivi CRT “, mà em đã tìm hiểu và nghiên cứu cho đồ án của mình.
2. Mục tiêu chọn đề tài.
Tìm hiểu và nghiên cứu nguyên lý hoạt động của nguồn xung trên các máy Tivi, hiểu được nguồn xung của Tivi CRT ,cũng như sẽ hiểu được nguyên lý chung của các nguồn điện trên các thiết bị điện tử khác.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Chỉ nghiên cứu “Khối nguồn xung tivi CRT” .
4. Phương pháp ghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu, giả thiết nghiên cứu, thu thập thong tin, xử lí kết quả nghiên cứu .
26 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3289 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khối nguồn xung tivi CRT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án môn học này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Trà Vinh.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Trà Vinh, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Mã Học Nhân đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu giúp tôi hoàn thành đồ án môn học.
Bên cạnh đó, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn bè đã có những nhận xét, đánh giá, trao đổi và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu tham khảo bổ ích giúp tôi hoàn thành tốt đồ án.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện đồ án bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn.
Trà Vinh, ngày 31 tháng 12 năm 2013
Sinh viên
Ngô Văn Nhân
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
2. MỤC TIÊU CHỌN ĐỀ TÀI 3
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUỒN XUNG 4
2.1. KHÁI NIỆM NGUỒN XUNG 4
2.2. PHÂN LOẠI NGUỒN XUNG 4
2.2.1 Nguồn xung kiểu : Buck 4
2.2.2 Nguồn xung kiểu : Boot 6
2.2.3 Nguồn xung kiểu : Flyback 9
2.2.4 Nguồn xung kiểu : Push-Pull 11
CHƯƠNG III: KHỐI NGUỒN XUNG TIVI CRT 13
3.1 TỔNG QUÁT VỀ KHỐI NGUỒN TIVI MẦU 14
3.1.1 Chức năng của khối nguồn tivi màu 14
3.1.2 chỉ tiêu kỹ thuật của nguồn tivi mầu 14
3.1.3 Nguyên tắc của các bộ nguồn công suất lớn nói chung và tivi màu nói riêng
15
3.1.4 Sơ đồ tổng quát của khối nguồn tivi mầu 15
3.2 KHỐI NGUỒN XUNG 17
3.2.1 Mạch đầu vào của nguồn xung 17
3.2.2 Nguồn xung(nguồn Switching). 19
3.2.2.1 Mạch tạo nguồn xung. 19
3.2.2.2 Mạch hồi tiếp để giữ điện áp ra 21
3.2.2.3 Các mạch bảo vệ. 24
CHƯƠNG III: PHẦN KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nguồn xung đang được dùng rất phổ biến bởi nó có ưu điểm là hiệu suất biến đổi năng lượng cao và khả năng thay đổi linh hoạt trong thiết kế.Chẳng hạn như có thể có nhiều đầu ra (output Voltage) với nhiều cực khác nhau từ một đầu vào đơn(single Input voltage), khả năng ổn định áp tại ngõ ra, hạn chế tổn hao công suất đến mức tối thiểu, tránh nhiễu nguồn do hiện tượng dội áp và còn nhiều hơn nữa . Sao đây em xin giới thiệu “ Khối nguồn xung tivi CRT “, mà em đã tìm hiểu và nghiên cứu cho đồ án của mình.
2. Mục tiêu chọn đề tài.
Tìm hiểu và nghiên cứu nguyên lý hoạt động của nguồn xung trên các máy Tivi, hiểu được nguồn xung của Tivi CRT ,cũng như sẽ hiểu được nguyên lý chung của các nguồn điện trên các thiết bị điện tử khác...
3. Phạm vi nghiên cứu.
Chỉ nghiên cứu “Khối nguồn xung tivi CRT”.
4. Phương pháp ghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu, giả thiết nghiên cứu, thu thập thong tin, xử lí kết quả nghiên cứu ..
CHƯƠNG II:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUỒN XUNG
2.1. KHÁI NIỆM NGUỒN XUNG.
- Mạch nguồn xung (còn gọi là nguồn ngắt/mở - switching) là mạch nghịch lưu thực hiện việc chuyển đổi năng lượng điện một chiều thành năng lượng điện xoay chiều và ngược lại,có thể tăng hoặc giảm điện áp tùy theo nhu cầu của người sử dụng.
2.2. PHÂN LOẠI NGUỒN XUNG.
Nguồn xung hiện nay có rất nhiều loại khác nhau nhưng nó được chia thành 2 nhóm nguồn : Cách ly và không cách ly
* Nhóm nguồn không cách ly :
+ Boot
+ Buck
+ Buck – Boot
* Nhóm nguồn cách ly :
+ flyback
+ Forward
+ Push-pull
+ Half Bridge
+ .......
Mỗi loại nguồn trên đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Nên tùy theo yêu cầu của nguồn mà ta chọn các kiểu nguồn xung như trên. Sau đây là nguyên tắc hoạt động của từng bộ nguồn trên mình chỉ nói về các bộ nguồn hay dùng trong thực tế :
2.2.1 Nguồn xung kiểu : Buck
Đây là kiểu biến đổi nguồn cho điện áp đầu ra nhỏ hơn so với điện áp đầu vào tức là Vin<vout
Xét một mạch nguyên lý sau :
Mạch có cấu tạo nguyên lý đơn giản chỉ dùng một van đóng cắt nguồn điện và phần lọc đầu ra. Điện áp đầu ra được điều biến theo độ rộng xung
Khi " Switch On" được đóng tức là nối nguồn vào mạch thì lúc đó dòng điện đi qua cuộn cảm và dòng điện trong cuộn cảm tăng lên, tại thời điểm này thì tụ điện được nạp đồng thời cũng cung cấp dòng điện qua tải. Chiều dòng điện được chạy theo hình vẽ
Khi " Swith Off" được mở ra tức là ngắt nguồn ra khỏi mạch. Khi đó trong cuộn cảm tích lũy năng lượng từ trường và tụ điện điện được tích lũy trước đó sẽ phóng qua tải. Cuộn cảm có xu hướng giữ cho dòng điện không đổi và giảm dần. Chiều của dòng điện trong thời điểm này như trên hình vẽ.
Quá trình đóng cắt liên tục tạo tải một điện áp trung bình theo luật băm xung PWM. Dòng điện qua tải sẽ ở dạng xung tam giác đảm bảo cho dòng liên tục qua tải. Tần số đóng cắt khá cao để đảm bảo triệt nhiễu công suất cho mạch. Van công suất thường sử dụng các van như Transitor tốc độ cao, Mosfet hay IGBT...
Điện áp đầu ra được tính như sau :
Vout = Vin * (ton/(ton+toff) = Vin* D ( với D là độ rộng xung %)
Với ton, toff lần lượt là thời gian mở và thời gian khóa của van
Đối với kiểu nguồn Buck này thì cho công suất đầu ra rất lớn so với công suất đầu vào vì sử dụng cuộn cảm, tổn hao công suất thấp. Do vậy nên nguồn buck được sử dụng nhiều trong các mạch giảm áp nguồn DC. ví dụ như từ điện áp 100VDC mà muốn hạ xuống 12VDC thì dùng nguồn Buck là hợp lý.
Dưới đây là một ứng dụng của nguồn Buck trong việc tạo ra nguồn 3.3V
Mạch dùng LM3485 để tạo xung đóng cắt van.Mạch có thể điều chỉnh đựoc điện áp đầu ra, có phản hổi để ổn định điện áp
2.2.2 Nguồn xung kiểu : Boot
Kiểu dạng nguồn xung này cho điện áp đầu ra lớn hơn điện áp đầu vào : Vin < Vout
Xét một mạch nguyên lý như sau :
Mạch có cấu tạo nguyên lý khá đơn giản. Cũng dùng một nguồn đóng cắt, dùng cuộn cảm và tụ điện. Điện áp đầu ra phụ thuộc vào điều biến độ rộng xung và giá trị cuộn cảm L
Khi "Swich On" được đóng lại thì dòng điện trong cuộn cảm được tăng lên rất nhanh, dòng điện sẽ qua cuộn cảm qua van và xuống đất. Dòng điện không qua diode và tụ điện phóng điện cung cấp cho tải. Ở thời điểm này thì tải được cung cấp bởi tụ điện. Chiều của dòng điện như trên hình vẽ
Khi "Switch Off" được mở ra thì lúc này ở cuối cuộn dây xuất hiện với 1 điện áp bằng điện áp đầu vào. Điện áp đầu vào cùng với điện áp ở cuộn cảm qua diode cấp cho tải và đồng thời nạp cho tụ điện. Khi đó điện áp đầu ra sẽ lớn hơn điện áp đầu vào, dòng qua tải được cấp bởi điện áp đầu vào. Chiều của dòng điện được đi như hình vẽ!
Điện áp ra tải còn phụ thuộc giá trị của cuộn cảm tích lũy năng lượng và điều biến độ rộng xung (điều khiển thời gian on/off). Tần số đóng cắt van là khá cao hàng Khz để triệt nhiễu công suất và tăng công suất đầu ra.Dòng qua van đóng cắt nhỏ hơn dòng đầu ra.Van công suất thường là Transior tốc độ cao, Mosfet hay IGBT... Diode là diode xung, công suất
Công thức tính các thông số đầu ra của nguồn Boot như sau :
Ipk = 2 x Iout,max x (Vout / Vin,min)
Tdon = (L x Ipk) / (Vout - Vin)
Điện áp đầu ra được tính như sau :
Vout = ((Ton / Tdon) + 1) x Vin
Với : Ton là thời gian mở của Van
Ipk là dòng điện đỉnh
Trong nguồn Boot thì điện áp đầu ra lớn hơn so với điện áp đầu vào do đó công suất đầu vào phải lớn hơn so vói công suất đầu ra. Công suất đầu ra phụ thuộc vào cuộn cảm L.Hiệu suất của nguồn Boot cũng khá cao nên được dùng nhiều trong các mạch nâng áp do nó truyền trực tiếp nên công suất của nó rất lớn.
Ví dụ như mạch biến đổi từ nguồn 12VDC lên 310VDC chả hạn.
Nguồn boost có 2 chế độ:
- Chế độ không liên tục: Nếu điện cảm của cuộn cảm quá nhỏ, thì trong một chu kỳ đóng cắt, dòng điện sẽ tăng dần nạp năng lượng cho điện cảm rồi giảm dần, phóng năng lượng từ điện cảm sang tải. Vì điện cảm nhỏ nên năng lượng trong điện cảm cũng nhỏ, nên hết một chu kỳ, thì năng lượng trong điện cảm cũng giảm đến 0. Tức là trong một chu kỳ dòng điện sẽ tăng từ 0 đễn max rồi giảm về 0.
- Chế độ liên tục: Nếu điện cảm rất lớn, thì dòng điện trong 1 chu kỳ điện cảm sẽ không thay đổi nhiều mà chỉ dao động quanh giá trị trung bình.Chế độ liên tục có hiệu suất và chất lượng bộ nguồn tốt hơn nhiều chế độ không liên tục, nhưng đòi hỏi cuộn cảm có giá trị lớn hơn nhiều lần.
Một ứng dụng của mạch nguồn Boot
Đây là mạch tạo được điện áp đầu ra lớn hơn đầu vào từ 12VDC lên được
24VDC. Sử dụng IC dao động
2.2.3 Nguồn xung kiểu : Flyback
Đây là kiểu nguồn xung truyền công suất dán tiếp thông qua biến áp. Cho điện áp đầu ra lớn hơn hay nhỏ hơn điện áp đầu vào. Từ một đầu vào có thể cho nhiều điện áp đầu ra
Sơ đồ nguyên lý như sau :
Mạch có cấu tạo bởi 1 van đóng cắt và 1 biến áp xung. Biến áp dùng để truyền công suất từ đầu vào cho đầu ra. Điện áp đầu ra phụ thuộc vào băm xung PWM và tỉ số truyền của lõi
Như chúng ta đã biết chỉ có dòng điện biến thiên mới tạo được ra từ thông và tạo được ra sức điện động cảm ứng trên các cuộn dây trên biến áp. Do đây là điện áp một chiều nên dòng điện không biến thiên theo thời gian do đó ta phải dùng van đóng cắt liên tục để tạo ra được từ thông biến thiên.
Khi "Switch on " được đóng thì dòng điện trong cuộn dây sơ cấp tăng dần lên. Cực tính của cuộn dây sơ cấp có chiều như hình vẽ và khi đó bên cuộn dây thứ cấp sinh ra một điện áp có cực tính dương như hình vẽ. Điện áp ở sơ cấp phụ thuộc bởi tỷ số giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp. Lúc này do diode chặn nên tải được cung cấp bởi tụ C
Khi "Switch Off" được mở ra. Cuộn dây sơ cấp mất điện đột ngột lúc đó bên thứ cấp đảo chiều điện áp qua Diode cung cấp cho tải và đồng thời nạp điện cho tụ
Trong các mô hình của nguồn xung thì nguồn Flybach được sử dụng nhiều nhất bởi tính linh hoạt của nó, cho phép thiết kế được nhiều nguồn đầu ra với 1 nguồn đầu vào duy nhất kể cả đảo chiều cực tính. Các bộ biến đổi kiểu Flyback được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống sử dụng nguồn pin hoặc acqui, có một nguồn điện áp vào duy nhất để cung cấp cho hệ thống cần nhiều cấp điện áp(+5V,+12V,-12V) với hiệu suất chuyển đổi cao.Đặc điểm quan trọng của bộ biến đổi Flyback là pha(cực tính) của biến áp xung được biểu diễn bởi các dấu chấm trên các cuộn sơ cấp và thứ cấp (trên hình vẽ)
Công thức tính toán cho nguồn dùng Flyback
Vout=Vin x (n2/n1) x (Ton x f) x (1/(1-(Ton x f)))
với :
n2 = cuộn dây thứ cấp của biến áp
1 = Cuộn dây sơ cấp biến áp
Ton = thời gian mở của Q1 trong 1 chu kì
f là tần số băm xung (T=1/f = (Ton + Toff))
Nguồn xung kiểu Flyback hoạt động ở 2 chế độ : Chế độ liên tục (dòng qua thứ cấp luôn > 0) và chế độ gián đoạn (dòng qua thức cấp luôn bằng 0)
Một mạch ứng dụng nguồn dùng Flyback như sau:
Đây là mạch nâng ấp dùng nguồn chuyển đổi flyback. Điện áp đầu vào 12V cho đầu ra tới 180V. Sử dụng IC555 và có ổn định điện áp đầu ra
2.2.4 Nguồn xung kiểu : Push-Pull
Đây là dạng kiểu nguồn xung được truyền công suất gián tiếp thông qua biến áp, cho điện áp đầu ra nhỏ hơn hay lớn hơn so với điện áp đầu vào. từ một điện áp đầu vào cũng có thể cho nhiều điện áp đầu ra. Nó được gọi là nguồn đẩy kéo
Xét sơ đồ nguyên lý sau :
Đối với nguồn xung loại Push-Pull này thì dùng tới 2 van để đóng cắt biến áp xung và mỗi van dẫn trong 1 nửa chu kì. Nguyên tắc cũng gần giống với nguồn flyback
Khi A được mở B đóng thì cuộn dây Np ở phía trên sơ cấp có điện đồng thời cảm ứng sang cuộn dây Ns phía trên ở thứ cấp có điện và điện áp sinh ra có cùng cực tính. Dòng điện bên thứ cấp qua Diode cấp cho tải. Như trên hình vẽ
Khi B mở và A đóng thì cuộn dây Np ở phía dưới sơ cấp có điện đồng thời cảm ứng sang cuộn dây Ns phía dưới thứ cấp có điện và điện áp này sinh ra cũng cùng cực tính. Như trên hình vẽ
Với việc đóng cắt liên tục hai van này thì luôn luôn xuất hiện dòng điện liên tục trên tải. Chính vì ưu điểm này mà nguồn Push Pull cho hiệu suất biến đổi là cao nhất và được dùng nhiều trong các bộ nguồn như UPS, Inverter...
Công thức tính cho nguồn Push-Pull
Vout = (Vin/2) x (n2/n1) x f x (Ton,A + Ton,B)
Với :
Vout=Điện áp đầu ra –V
Vin= Điện áp đầu vào - Volts
n2=0.5 x cuộn dây thứ cấp. Tức là cuộn dây thứ cấp sẽ quấn sau đó chia 1/2. Đợn vị tính bằng Vòng
n1=Cuộn dây sơ cấp
f = Tần số đóng cắt – Hertz
Ton,A = thời gian mở Van A – Seconds
Ton,B = Thời gian mở Van B – Seconds
Một số lưu ý khi dùng nguồn đẩy kéo:
+ Trong 1 thời điểm thì không được cả hai van A và B cùng dẫn. Mỗi van chỉ được dẫn trong 1 nửa chu kì. Khi van này mở thì van kia phải đóng và ngược lại
+ Thời gian mở các van phải chính xác, giữa 2 van cần phải có thời gian chết để đảm bảo cho hai van không dẫn cùng
Tham khảo một sơ đồ ứng dụngh mạch Push-Pull
Trong mạch này thì nguồn đẩy kéo chỉ giữa chức năng là nâng điện áp từ 12V lên tới 310V. TL494 làm chức năng tạo xung đóng cắt có thời gian chết đển điều khiển các van đóng cắt.
CHƯƠNG III
KHỐI NGUỒN XUNG TIVI CRT
3. 1 Tổng quát về khối nguồn
3.1.1 Chức năng của khối nguồn Ti vi mầu
Sơ đồ cung cấp điện của bộ nguồn .
Nhiệm vụ của khối nguồn là cung cấp điện áp cho vi xử lý và khối quét dòng hoạt động, đầu ra của nguồn là hai điện áp B1 = 110V và B2 = 12V là hai điện áp một chiều bằng phẳng và ổn định .
- Nguồn 110 cung cấp cho cao áp và tầng kích dòng
- Nguồn 12V cung cấp cho dao động dòng và ổn áp qua IC LA7805 xuống 5V cung cấp cho vi xử lý
Điện áp đầu vào của nguồn có tầm thay đổi rộng từ 90V đến 280V AC
3.1.2 Chỉ tiêu kỹ thuật của nguồn Ti vi mầu :
Điện áp vào là nguồn xoay chiều thay đổi tử 90 => 280V
Điện áp đầu ra là hai hoặc nhiều nguồn một chiều bằng phẳng không thay đổi khi điện áp vào thay đổi và dòng tiêu thụ thay đổi.
Công suất cung cấp khoảng 100W và biến đổi gấp 10 lần giữa chế độ chờ ( khoảng 10W) với chế độ máy hoạt động ( khoảng 100W)
Kích thước gọn nhẹ, khả năng cho công suất lớn.
Để đạt được chỉ tiêu kỹ thuật trên, nguồn Ti vi mầu không thể sử dụng các bộ nguồn tuyến tính như ta đã từng thấy trong Ti vi đen trắng được
Giả thiết nguồn Ti vi mầu có cấu tạo như nguồn Ti vi đen trắng :
Ta biết rằng bộ nguồn Ti vi đen trắng chỉ cho công suất khoảng 30W nhưng đã có trọng lượng khoảng 2Kg, vậy nếu để có công suất khoảng 100W thì trọng lượng sẽ là 6Kg , điều ấy không phù hợp với tiêu chuẩn gọn nhẹ .
Nếu sử dụng nguồn tuyến tín, điện áp đầu vào chỉ có thể lớn hơn và lớn hơn không qua 50% điện áp ra, như vậy không thoả mãn tiêu chuẩn là điện áp vào là dải rộng.
Chính vì các lý do trên mà bộ nguồn Ti vi mầu và các thiết bị điện tử khác có công suất tiêu thụ lớn không sử dụng nguồn ổn áp tuyến tính.
3.1.3 Nguyên tắc của các bộ nguồn có công suất lớn nói chung và nguồn Ti vi mầu nói riêng .
Để thoả mãn được hai tiêu chuẩn là gọn nhẹ và cho công suất lớn , vừa giảm kích thước và trọng lượng, vừa tăng công suất người ta làm như sau :
Nguyên tắc hoạt động của các bộ nguồn xung
Điện áp xoay chiều 50Hz được chỉnh lưu và lọc phẳng thành điện áp một chiều, sau đó được ngắt mở thông qua công tắc điện tử với tần rất cao khoảng 15KHz đến 30KHz , sau đó người ta mới đưa điện áp xoay chiều cao tần này đi qua biến áp xung, khi hoạt động ở tần số cao thì biến áp xung cho công xuất rất mạnh, bởi vì tần số hoạt động của biến áp tỷ lệ với công xuất , chỉ cần một biến áp có trọng lượng khoảng 0,2Kg nhưng có thể cho công xuất trên 100W => đó là nguyên tắc cơ bản của nguồn xung được sử dụng trong Ti vi mầu.
3.1.4 Sơ đồ tổng quát của khối nguồn Ti vi mầu :
Khối nguồn có thể chia làm hai phần chính :
Phần mạch đầu vào : Hầu hết các bộ nguồn xung đều có mạch đầu vào giống nhau, mạch có nhiệm vụ cung cấp nguồn một chiều DC phẳng và sạch cho nguồn xung, phẳng là không còn gợn xoay chiều, sạch là không có can nhiễu, mạch đầu vào bao gồm các mạch:
- Mạch lọc nhiễu : Lọc bỏ nhiễu cao tần bám theo đường dây không cho lọt vào nguồn xung .
- Mạch chỉnh lưu và lọc : Đổi điện áp xoay chiều AC 50Hz thành điện áp một chiều DC phẳng , điện áp DC thu được bằg 1,4AC, khi ta cắm 220V AC ta thu được điện áp khoảng 300V DC. Một số máy có mạch chỉnh lưu nhân đôi tự động khi ta cắm điện AC 110V ta vẫn thu được 300V DC .
- Mạch khử từ : Khử từ dư trên đèn hình ( mạch này không có liên quan đến sự hoạt động của nguồn ).
Phần nguồn xung : Phần nguồn xung có nhiều loại khác nhau nhưng về cơ bản chúng có 3 mạch chính :
- Mạch tạo dao động : Có nhiệm vụ tạo xung dao động để điều khiển đèn công xuất đóng mở , tạo thành điện áp xoay chiều đưa vào biến áp xung .
- Mạch hồi tiếp để ổn định áp ra : Mạch dao động chỉ tạo ra điện áp ra nhưng điện áp ra không cố định . Mạch hồi tiếp có nhiệm vụ giữ cho điện áp ra không đổi khi điện áp vào thay đổi hoặc dòng tiêu thu thay đổi .
- Mạch bảo vệ : Có nhiệm vụ bảo vệ đèn công xuất nguồn khi phụ tải bị chập hoặc điện áp đầu vào tăng cao, và bảo vệ các mạch phía sau khi khối nguồn ra điện áp quá mạnh .
- Đèn công xuất : Có nhiệm vụ ngắt mở để tạo thành dòng điện xoay chiều tần số cao chạy qua biến áp xung. đèn công xuất đồng thời là đèn tham gia dao động nếu nguồn dao động sử dụng kiểu dao động nghẹt, không tham gia dao động nếu nguồn sử dụng dao động đa hài.
3.2 Khối nguồn xung
3.2.1 Mạch đầu vào của bộ nguồn
Sơ đồ mạch đầu vào của khối nguồn
SW là công tắc tắt mở chính , Fuse là cầu chì .
C1, T1, C2 là mạch lọc nhiều cao tần ( mạch mầu tím )
TH ( Themmistor ) là điện trở khử từ, Degauss là cuộn dây khử từ
R1 là điện trở sứ hạn dòng hạn chế dòng nạp vào tụ, D1 - D4 là mạch chỉnh lưu cầu, C3 là tụ lọc nguồn chính .
* Mạch lọc nhiễu cao tần
Nhiễu cao tần bám theo nguồn điện được
loại bỏ sau khi đi qua mạch lọc nhiễu
Hình ảnh khối nguồn Ti vi mầu :
Hình ảnh khối nguồn Ti vi mầu JVC
* Mạch chỉnh lưu nhân đôi tự động .
Mạch chỉnh lưu nhân đôi tự động sử dụng ở một số loại
nguồn như nguồn JVC, nguồn National, nguồn Panasonic
* Mạch chỉnh lưu nhân 2 : Nếu ta dùng 2 tụ lọc có điện dung bằng nhau đấu nối tiếp, khi ta đấu điểm giữa của hai tụ lọc vào một đầu của nguồn xoay chiều AC thì ta sẽ thu được điện áp DC đầu ra tăng gấp 2 lần .
* Nguyên lý hoạt động của mạch nhân 2 tự động :
Khi cắm điện AC 220 thì mạch chỉnh lưu bình thường
Khi cắm điện AC 130V trở xuống thì mạch tự động nhân 2
Để thực hiện chức năng trên người ta phải lắp một mạch dò áp để phát hiện điện áp thấp và mạch công tắc nối từ điểm giữa hai tụ với một đầu điện áp AC, khi áp AC vào < 130V thì mạch dò áp xuất hiện áp điều khiển đưa tới đóng mạch công tắc, mạch công tắc trong thực tế thường sử dụng đèn Thiristor là Diode có điều khiển
3.2.2 Nguồn xung (Nguồn Switching)
Nguồn xung còn gọi là nguồn Switching ( Ngắt mở ) hay nguồn dải rộng , là nguồn có dòng điện đi qua biến áp thay đổi đột ngột tạo thành điện áp ra có dạng xung điện - gọi là nguồn xung. Điện áp cung cấp cho nguồn là áp một chiều được ngắt mở tạo thành dòng xoay chiều cao tần đi qua biến áp - gọi là nguồn Switching ( Ngắt mở ) . Nguồn có khả năng điều chỉnh điện áp đầu vào rất rộng từ 90V đến 280V AC - gọi là nguồn dải rộng .
Bất kể nguồn xung nào cũng có 3 mạch điện cơ bản sau đây :
Mạch tạo dao động .
Mạch hồi tiếp để ổn định áp ra .
Mạch bảo vệ .
Sau đây ta sẽ xét từng mạch cụ thể :
3.2.2.1. Mạch tạo dao động
a) Nhiệm vụ :
Nhiệm vụ của mạch tạo dao động là tạo ra xung điện để điều khiển đèn công xuất ngắt mở => tạo thành dòng điện xoay chiều tần số cao chạỵ qua biến áp => cho ta điện áp thứ cấp .
Nếu không có mạch dao động đồng nghĩa với đèn công xuất không hoạt động đồng nghĩa với không có điện áp ra trên các cuộn thứ cấp
Mạch tạo dao động có nhiệm vụ tạo ra xung
điện điều khiển đèn công xuất đóng mở
Trong nguồn Ti vi mầu người ta có thể sử dụng mạch dao động nghẹt hoặc mạch dao động đa hài .
b) Nguồn sử dụng mạch dao động nghẹt
Mạch dao động nghẹt có cấu tạo như sau :
Cấu tạo của mạch dao động nghẹt trong nguồn xung
Các linh kiện không thể thiếu của mạch dao động nghẹt là :
Điện trở mồi ( R1 ) có giá trị lớn khoảng 470KW , có nhiệm vụ mồi cho đèn Q1 dẫn .
Tụ hồi tiếp ( C1) : đưa điện áp từ cuộn hồi tiếp về để chuyển trạng thái đèn Q1 từ đang dẫn => sang trạng thái ngắt, Điện trở hồi tiếp (R2) : hạn chế dòng hồi tiếp đi qua tụ C1 .
Đèn công xuất Q1 : Tạo dòng điện ngắt mở đi q