Đề tài Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là một trong những giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình TTHS. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là xác định xem sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay không để từ đó tạo cơ sở cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo được tiến hành một cách thuận lợi. Có thể nói khởi tố vụ án hình sự không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý là giai đoạn khởi động và có tính định hướng cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo mà còn có ý nghĩa thiết thực trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm khiến cho mọi tội phạm đều bị phát hiện và được xử lý nghiêm minh. Để đạt được điều đó khởi tố vụ án hình sự đòi hỏi phải có căn cứ, đúng thẩm quyền và theo đúng trình tự thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định. Trong TTHS, người bị hại đóng vai trò quan trọng trong thành phần những người tham gia tố tụng. Việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại khi tham gia TTHS là một yêu cầu đang được đặt ra. Hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân đã được ghi nhận trong Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị và tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005 như “tôn trọng và bảo vệ quyền con người”, “tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng ” Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là một trong những quy định quan trọng để việc khởi tố vụ án hình sự đạt hiệu quả. Trong đó, quyền yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại là một trong những vấn đề cần được quan tâm nên em xin đi nghiên cứu vấn đề về: “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.”

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3929 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG Khởi tố vụ án hình sự. Khái niệm. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. ý nghĩa Người bị hại Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. 1. Về các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. 2. Về chủ thể yêu cầu khởi tố. 3. Về hình thưc thể hiện của yêu cầu ,khởi tố. 4. Về trường hợp rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa. 5. Một số vướng mắc khác trong thực tiễn. KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Đề số 9: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. LỜI MỞ ĐẦU Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là một trong những giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình TTHS. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là xác định xem sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay không để từ đó tạo cơ sở cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo được tiến hành một cách thuận lợi. Có thể nói khởi tố vụ án hình sự không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý là giai đoạn khởi động và có tính định hướng cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo mà còn có ý nghĩa thiết thực trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm khiến cho mọi tội phạm đều bị phát hiện và được xử lý nghiêm minh. Để đạt được điều đó khởi tố vụ án hình sự đòi hỏi phải có căn cứ, đúng thẩm quyền và theo đúng trình tự thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định. Trong TTHS, người bị hại đóng vai trò quan trọng trong thành phần những người tham gia tố tụng. Việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại khi tham gia TTHS là một yêu cầu đang được đặt ra. Hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân đã được ghi nhận trong Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị và tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 02/06/2005 như “tôn trọng và bảo vệ quyền con người”, “tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng…” Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là một trong những quy định quan trọng để việc khởi tố vụ án hình sự đạt hiệu quả. Trong đó, quyền yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại là một trong những vấn đề cần được quan tâm nên em xin đi nghiên cứu vấn đề về: “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.” NỘI DUNG Khởi tố vụ án hình sự. Khái niệm. Hiện nay có nhiều quan điểm về khái niệm khởi tố vụ án hình sự. Theo Từ điển Luật học thì “Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng xác định có sự việc phạm tội để tiến hành điều tra phát hiện tội phạm” Theo đó khởi tố vụ án hình sự là một hoạt động tạo cơ sở để tiến hành điều tra. Theo giáo trình Luật tố tụng hình sự - Trường đại học Luật Hà Nội thì “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc không quyết định khởi tố vụ án hình sự” Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lý đầu tiên để thực hiện việc điều tra. Quyết đinh này làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền và những người tham gia tố tụng Mục tiêu cụ thể của khởi tố vụ án hình sự là xác định các dấu hiệu của tội phạm, bảo đảm phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội thông qua những hoạt động kiểm tra, xác minh kịp thời các nguồn tin về tội phạm, góp phần ngăn ngừa xử lý kịp tời tội phạm và người phạm tội. Như vậy, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ xác định tội phạm và người phạm tội ở các giai đoạn tiếp theo, góp phần bảo đảm không một tội phạm nào không bị phát hiện không một tội phạm nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự oan. Hay nói một cách khác khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng độc lập làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự. 2. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Có 3 nhiệm vụ chính trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Phát hiện và tiếp nhận các thông tin về tội phạm kịp thời chính xác. Sử dụng mọi biện pháp luật định tiến hành các hoạt động kiểm tra nhằm nhanh chóng xác định các dấu hiệu tội phạm. Ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự có căn cứ và hợp pháp. 3. Ý nghĩa. - Là cơ sở pháp lý khởi động giai đoạn điều tra vụ án - Có tính chất định hướng cho giai đoạn tố tụng tiếp theo . Ý nghĩa chính trị xã hội. - Thể hiện sự kiên quyết cũng như quan tâm của Nhà nước trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. - Thể hiện tinh thần trách nhiệm của các cơ quan có chức năng chuyên trách nói riêng và các cơ quan, tổ chức khác nói chung trong công tác phòng chống tội phạm. - Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. II. Người bị hại Pháp luật TTHS của các nước không có sự thống nhất trong việc sử dụng thuật ngư người bị hại. chẳng hạn luật TTHS cộng hòa Pháp, Liên bang Nga hay Việt Nam dùng thuật ngữ “Người bị hại”, trong khi đó luật TTHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì dùng thuật ngữ “người tố cáo”. Ngoài ra người bị hại còn được gọi là “người bị thiệt hại”, hay gọi là “nạn nhân”, hay là “dân sự nguyên cáo”. Ở Việt Nam, khái niệm người bị hại lần đầu tiên xuất hiện trong Thông tư số 16/TATC ngày 27/09/1974 của TANDTC. Theo đó, người bị hại được định nghĩa: “là công dân đã bị kẻ phạm pháp trực tiếp xâm phạm đến thể chất, tài sản, hoặc xâm phạm về tinh thần (như bị lăng nhục, đánh, giết, trộm cắp, lừa đào…)”. Tại khoản 1 Điều 39 BLTTHS năm 1988 quy định: “người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra”. Khoản 1 Điều 51 BLTTHS năm 2003 quy định: “Người bị thiệt hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”. Tóm lại, các quy định của pháp luật việt Nam về người bị hại thay đổi theo từng giai đoạn. Người bị hại được hiểu thống nhất là chỉ con người cụ thể, cá nhân bị tội phạm gây thiệt hại trực tiếp về tinh thần, thể chất hoặc tài sản chứ không thể là pháp nhân hay cơ quan, tổ chức. III. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại thể hiện sự quan tâm của nhà nước tạo điều kiện cho người bị hại được cân nhắc tính toán xem việc khởi tố vụ án hình sự có gây bất lợi cho họ hay không. 1. Về các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Trong BLTTHS 2003 quy định 11 tội chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại và đều thuộc khoản 1 của các điều: 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 (đã bị bãi bỏ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009), 171 của BLHS. Thực tiễn cho thấy, có những hành vi thuộc một số loại tội lẽ ra nên trao cho người bị hại quyền yêu cầu khởi tố nhưng luật lại không quy định. Cụ thể như: Trong tội xâm phạm đến sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (giống như tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác nhưng chỉ khác chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn và phạm tội trong lúc thi hành công vụ), vì vậy, nên đưa hại tội nay vào trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Trong các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân có quy định tội bắt người, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tội xâm phạm chỗ ở của công dân, tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật, các tội này xâm phạm tới quyền cơ bản của con người như quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền được lao động. Đối tượng bị xâm hại trực tiếp là các quyền của người bị hại, vì vậy, nên để cho người bị hại được tự do lựa chọn hình thức xử lý sao cho có lợi nhất đối với họ thông qua việc yêu cầu hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án. Trong các tội xâm phạm sở hữu có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội chiếm giữ trái phép tài sản, tội sử dụng trái phép tài sản, tội hủy họa hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, đối tượng bị xâm hại trong các trường hợp này chỉ thuần túy về mặt tài sản. Những trường hợp này thông thường người bị hại chỉ cần thu hồi lại tài sản hoặc khắc phục hậu quả là đủ, vì vậy, nên đưa vào trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại để chuyển giao quyền định đoạt việc xử lý người phạm tội cho người bị hại. Từ những phân tích trên, em thấy BLTTHS cần phải nghiên cứu, sửa đổi phạm vi áp dụng chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, theo hướng bỏ trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại đối với tội hiếp dâm và quy định thêm một số trường hợp phải khởi tố theo yêu cầu của người bị hại như đe dọa giết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ; bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; xâm phạm chỗ ở của công dân; buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản; sử dụng trái phép tài sản; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. 2. Về chủ thể yêu cầu khởi tố. Tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003 quy định một số trường hợp chỉ được khởi tố khi có “yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố”. Trong thực tế, khi áp dụng quy định này đã nảy sinh vướng mắc ở một số trường hợp. Vd: Trường hợp A và B đánh nhau, người bị hại có tỷ lệ thương tật 15% thuộc khoản 1 Điều 104 BLHS, trong quá trình điều tra, người bị hại A (gần đủ 18 tuổi) không yêu cầu xử lý nhưng cha của A (đại diện hợp pháp của người bị hại) lại yêu cầu xử lý. Về sự việc này có một số ý kiến khác nhau: Ý kiến thứ nhất, A chưa đủ 18 tuổi nhưng hoàn toàn có khả năng thể hiện được ý chí của mình nên phải chấp nhận theo yêu cầu của người bị hại, chỉ trong trường hợp người bị hại còn quá nhỏ hoặc bị bệnh không đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi để đưa ra yêu cầu của mình thì lúc đó người đại diện hợp pháp của người bị hại mới có quyền yêu cầu. Ý kiến thứ hai, trong mọi trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì quyền yêu cầu khởi tố phải thuộc về người đại diện hợp pháp của người bị hại, điều đó xuất phát từ những nghiên cứu tâm sinh lý của người chưa thành niên và người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, do còn nhỏ tuổi hoặc có nhược điểm về tinh thần thể chất mà làm hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của những người này nên tinh thần của điều luật quy định đã thể hiện rõ không giao quyền yêu cầu khởi tố cho họ. Theo em, trong sự việc trên, nhận thức như ý kiến thứ hai là không đúng tuy nhiên, xem xét kỹ ý kiến thức nhất cho thấy không phải là không có những hạt nhân hợp lý ở đó. Vướng mắc ở đây không hoàn toàn do luật mà chủ yếu do nhận thức của người đánh giá. Vì vậy, theo chúng tôi, luật nên quy định cụ thể và rõ ràng hợp, theo hướng nếu người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì chỉ người đại diện hợp pháp của người bị hại mới có quyền yêu cầu. 3. Về hình thưc thể hiện của yêu cầu ,khởi tố. BLTTHS 2003 không quy định hình thức yêu cầu khởi tố là gì nhưng thông thường yêu cầu khởi tố của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại được thể hiện trong đơn hoặc họ trực tiếp trình bày (sau đó được lập thành biên bản ghi ý kiến hoặc biên bản ghi lời khai). Trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng thì cả 2 trường hợp trên yêu cầu đều được chấp nhận và có giá trị pháp lý như nhau. Tuy nhiên, hện nay còn có sự nhận thức chưa thống nhất, cho rằng hình thức yêu cầu khởi tố do người bị hại trực tiếp trình bày có mặt hạn chế là dễ bị làm sai lệch hoặc bị người bị hại phủ nhận. Trong thực tế các trường hợp trên không nhiều nhưng không phải không xảy ra. Vì vậy, nên có quy định về hình thức yêu cầu khởi tố theo hướng người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại phải thể hiện yêu cầu khởi tố trong đơn yêu cầu, trừ trường hợp không biết chữ hoặc có lý do chính đáng mà họ không thể viết đơn được thì có thể trực tiếp trình bày và nội dung yêu cầu đó phải được lập thành biên bản. 4. Về trường hợp rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa. Tại khoản 2 Điều 105 BLTTHS 2003 quy định: “Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ”, trừ trường hợp “có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khơti tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”. Như vậy, BLTTHS chỉ quy định về trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiển tòa sơ thẩm, còn trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu tại phiên tòa thì chưa có quy định xử lý như thế nào. Do vậy, trong thực tế khi có trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa đã gây ra sự lúng túng cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Xung quanh vấn đề này có các ý kiến khác nhau: Ý kiến thứ nhất cho rằng, gặp trường hợp này thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa , sau đó ra quyết định đình chỉ vụ án; Ý kiến thứ 2 cho rằng, Hội đồng xét xử phải vẫn tiến hành xét xử và tuyên án bình thường như trường hợp người bị hại không rút đơn yêu cầu khởi tố; Ý kiến thứ 3 cho rằng, Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục tiến hành xét xử và kết luận bị cáo phạm tội nhưng cho họ được miễn hình phạt; Ý kiến thứ 4 cho răng, hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử và kết luận bị cáo phạm tội nhưng không áp dụng hình phạt tù đối với họ nếu có đủ những điều kiện khác (có thể phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ nếu tội đó có quy định loại hình phạt này, cũng có thể miễn hình phạt hoặc cho bị cáo hưởng án treo nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ). Theo ý kiên của em thì nhận thức ý kiến thứ nhất, thứ hai, thứ ba là chưa hợp lý. Ý kiến thứ nhất, đặt quá nặng yêu cầu của người bị hại (thiên về tư tố) mà coi nhẹ tính chất của công tố, yêu cầu của người bị hại không phải là quyết định đối với cơ quan tiến hành tố tụng; hơn nữa, luật chỉ quy định cho người bị hại quyền rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa; vì vậy, trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa không thể dẫn tới việc đình chỉ vụ án. Ý kiến thức hại lại xem nhẹ yêu cầu của người bị hại, không tính đến yêu cầu của người bị hại, không tính đến yêu cầu của người bị hai, trong khi đó loại tội phạm này chỉ khởi tố theo yêu cầu chủa người bị hại. Ý kiến thứ ba. Có điểm chưa hợp lý ở chỗ điều kiện miễn trách nhiệm hình phạt là trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự; như vậy, nếu người bị hại rút yêu cầu khởi tố nhưng không có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì cũng không thể miễn hình phạt được. Chỉ có ý kiến thứ tư là phù hợp nhất không đặt năng hoặc xem nhẹ yêu cầu của ngừi bị hại mà có tính đến yêu cầu, nguyện vọng của họ khi quyết định hình phạt. Vì vậy, nên có quy định về trường hợp ngươi bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa, theo hướng khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa thì hội đồng xét xử vẫn tiếp tục tiến hành xét xử và kết luận bị cáo phạm tội nhưng có thể miễn hình phạt nếu có tình tiết giảm nhẹ; phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ nếu tội đó có quy định loại hình phạt này hoặc cho bị cáo hưởng án treo nếu có đủ điều kiện. 5. Một số vướng mắc khác trong thực tiễn. Ngoài 4 nội dung cơ bản nêu trên, trong thực tiễn thường gặp phải một số vướng mắc khác như: Trường hợp một người gây thương tích cho nhiều người và đều thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS nhưng chỉ có một số người có yêu cầu khởi tố. Về sự việc này, có ý kiến cho răng, đưa tất cả những người bị thương tích là người bị hại và xử lý người gây thương tích về hành vi gây ra cho tất cả những người bị hại đó. Ý kiến khác cho rằng, chỉ có một người bị hại là người có yêu cầu khởi tố, những người còn lại không phải là người bị hại và người gây thương tích không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây ra cho những người này. Từ sự nhận thức còn khác nhau như trên, để nghị Liên ngành tư pháp Trung ương cần sớm hướng dẫn cụ thể để giúp cho các địa phương tháo gỡ vướng mắc. Trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhất là đối với tội cố ý gây thương tích, có trường hợp người bị hại bị chém rách mặt, thủng phổi, hay đứt gân tay… chưa cần giám định cũng biết thương tích của họ trên 11%, có thể khởi tố và áp dụng ngay biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng gây án nhưng luật lại không đề cập đến điều đó, mà chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, trong khi nhiều người bị hại từ chối giám định thương tích, không đề nghị khởi tố, vì họ đã bị đối tượng gây thương tích tác động, hay vì khoản tiền đền bù hậu hĩnh…nên cơ quan pháp luật không thể xử lý được, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc đấu tranh, xử lý tội phạm, nhất là các tội phạm hoạt động có tổ chức với tính chất côn đồ, sử dụng hung khí nguy hiển. Do vậy, theo chúng tôi nên sửa đổi theo hướng dẫn quy định tội cố ý gây thương tích phải khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng loại trừ trường hợp hành bi có tính chất côn đồ, sử dụng hung khí nguy hiểm. KẾT LUẬN. Từ những nghiên cứu về vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại en nhận thấy rằng pháp luật quy định về vấn đề này vẫn còn nhiều thiếu xót cho nên việc sửa đổi, bổ sung BLTTHS 2003 là việc cần thiết vì đây là một trong những quyền quan trọng của người bị hại thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến ý kiến của người bị hại. Qua sự nghiên cứu tìm hiểu em có đưa ra một số ý kiến ở trên. Bài làm còn nhiều thiếu xót mong thầy cô góp ý để kiến thức của em được hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình luật tố tụng Hình sự Việt nam. Trường Đại học Luật Hà Nội – 2008. Trình tự giải quyết vụ án hình sự. T/g: Mai Thanh Hiếu, Nguyễn Chí Công. Một số vấn đề về Luật tố tụng Hình sự. T/g: Võ Thọ. Khóa luận tốt nghiệp. Lê Thị Hồng Phượng: Khởi tố vụ án hình sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội – 2010. Khóa luận tốt nghiệp. Hoàng Thị Ngọc: Địa vị pháp lý của người bị hại theo luật tố tụng hình sự Việt Nam. Hà Nội-2011. Khóa luận tốt nghiệp. Đăng Thị Thanh Tuyền: Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Hà Nội – 2011. Tạp chí kiểm sát: số 03 tháng 2/2008; số 9 tháng 5/2009.
Luận văn liên quan