Đề tài Khủng hoảng kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản là khủng hoảng sản xuất thừa (thừa so với sức mua eo hẹp của quần chúng lao động)

Khi sản xuất hàng hoá giản đơn CNTB ra đời với những ưu điểm vượt trội của nó đã thúc đẩy sản xuất , trao đổi và lưu thông hàng hoá .Vì vậy nó đã thúc đẩy nền sản xuất TBCN lên một mức mới cao hơn hẳn so với mức cũ . Nhưng đi kèm với sự phát triển của phương thức sản xuất CNTB lại là những mặt trái không thể tránh khỏi. Một trong những vấn đề đó chính là những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì cứ 8 đến 12 năm lại diễn ra một lần.Với mục tiêu làm giàu,mong muốn chiếm đoạt giá trị thặng dư một cách vô hạn ,giai cấp tư bản đã tìm mọi cách vơ vét ,thoả mãn lòng tham vô đáy của mình. Cuộc cạnh tranh hay là cuộc chiến thu lợi nhuận của các nhà tư bản đã vô hình dung đẩy nền kinh tế TBCN hay chính các nhà tư bản đến những hậu quả không thể tránh : khủng hoảng kinh tế chu kì .Với tốc độ phát triển nhanh của máy móc , của năng suất lao động , hiện nay khủng hoảng đã trở thành một mối nguy hại , một thứ bệnh dịch có khả năng lây lan và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Với nhữnh kiến thức tiếp nhận trên lớp cùng với sự tìm hiểu thêm ở các tài liệu tham khảo ,sau đây em xin trình bày một số vấn đề liên quan mật thiết đến các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì trong CNTB.Trong bài viết mặc dù đã nỗ lực hết sức mình nhưng không thể tránh được những sai sót nhất định , em mong có được sự góp ý và giúp đỡ của thầy cô giáo để bài viết dược tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.

docx11 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8797 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khủng hoảng kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản là khủng hoảng sản xuất thừa (thừa so với sức mua eo hẹp của quần chúng lao động), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Khi sản xuất hàng hoá giản đơn CNTB ra đời với những ưu điểm vượt trội của nó đã thúc đẩy sản xuất , trao đổi và lưu thông hàng hoá .Vì vậy nó đã thúc đẩy nền sản xuất TBCN lên một mức mới cao hơn hẳn so với mức cũ . Nhưng đi kèm với sự phát triển của phương thức sản xuất CNTB lại là những mặt trái không thể tránh khỏi. Một trong những vấn đề đó chính là những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì cứ 8 đến 12 năm lại diễn ra một lần.Với mục tiêu làm giàu,mong muốn chiếm đoạt giá trị thặng dư một cách vô hạn ,giai cấp tư bản đã tìm mọi cách vơ vét ,thoả mãn lòng tham vô đáy của mình. Cuộc cạnh tranh hay là cuộc chiến thu lợi nhuận của các nhà tư bản đã vô hình dung đẩy nền kinh tế TBCN hay chính các nhà tư bản đến những hậu quả không thể tránh : khủng hoảng kinh tế chu kì .Với tốc độ phát triển nhanh của máy móc , của năng suất lao động , hiện nay khủng hoảng đã trở thành một mối nguy hại , một thứ bệnh dịch có khả năng lây lan và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Với nhữnh kiến thức tiếp nhận trên lớp cùng với sự tìm hiểu thêm ở các tài liệu tham khảo ,sau đây em xin trình bày một số vấn đề liên quan mật thiết đến các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì trong CNTB.Trong bài viết mặc dù đã nỗ lực hết sức mình nhưng không thể tránh được những sai sót nhất định , em mong có được sự góp ý và giúp đỡ của thầy cô giáo để bài viết dược tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp em hoàn thành bài tiểu luận này. PHẦN NỘI DUNG Khủng hoảng kinh tế dưới CNTB là khủng hoảng sản xuất thừa (thừa so với sức mua eo hẹp của quần chúng lao động). Trong các phương thức sản xuất trước TBCN vẫn thường xảy ra những biến động trong đời sống kinh tế , những biến động đó thương do thiên tai, địch hoạ , dịch bệnh …Nhưng duy nhất ở phương thứ sản xuất CNTB lại có khủng hoảng thừa hay nói cách khác là khủng hoảng kinh tế thừa là hiện tượng riêng của CNTB . Nó giống như cái nhọt nổi lên bên ngoài báo hiệu cho những ung nhọt bên trong của CNTB . Cái nhọt đó là căn bệnh nan y đối với tất cả các nước CNTB , cứ 8 đến 12 năm như một ma lưc như một sức mạnh nào đó lại phát bệnh một lần . Một trong những con bệnh đó là nước Anh , trong vòng 33 năm kể từ 1925 đến 1958 đã phải chịu 7 lần phát bệnh vào những năm :1825 – 1836,1890 –1900, 1907 – 1920, 1920 – 1929, 1929 – 1937, 1938 – 1949, 1957 –1958 … Mĩ dường như cũng không chịu “thua kém” : sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 Mĩ đã rơi vào cuộc khủng hoảng lần thứ 9 với những hậu quả to lớn , sản xuất công nghiệp giảm 5,3%, GDP giảm 2,2% , thất nghiệp tăng 7,8%, lạm phát tăng 4,6%… Nguyên nhân của căn bệnh khủng hoảng không ở đâu xa mà ngay trong lòng chính xã hội CNTB , ngay từ khi ra đời nó đã mang theo những mâu thuẫn đối kháng trong mình .Nguyên nhân trước hết có thể nhắc đến là mâu thuẫn giữa tính kế hoạch trong nội bộ từng xí nghiệp với tính vô chính phủ trong nền sản xuất hàng hoá. Trong các nền sản xuất khác tình trạng sản xuất vô chính phủ vẫn diễn ra .Nhưng không ở đâu hay bất cứ nền sản xuất nào tính vô chính phủ lại có thể gây ra những hậu quả to lớn như vậy. Các nhà TB vì mong muốn làm giàu, vì mong muốn những khoản lợi nhuận kếch xù mà đã liên tục thay đổi máy móc để nâng cao năng suất lao động .Bằng mọi cách nhà TB chỉ chạy theo sức hút đồng tiền bất chấp hậu quả .Họ tổ chức cho xí nghiệp mình sản xuất một cách thuận lợi nhất , tìm cho mình một món hàng đầu tư thu lợi nhuận cao nhất và như vậy khi tìm được những miếng mồi béo bở nhà TB sẵn sàng chuyển tư bản từ ngành nọ sang ngành kia. Nhưng cái miếng mồi ngon , miếng mồi chứa lợi nhuận siêu ngạch ấy đâu chỉ một nhà TB có thể nhìn thấy . Do vậy việc tất cả ồ ạt chuyển sang một nghành để kinh doanh ắt hẳn sẽ làm mất đi tỉ lệ ổn định giữa các ngành. Mà tái sản xuất TBXH muốn tiến hành một cách trôi chảy thì giữa các ngàng sản xuất xã hội phải có những tỉ lệ cân đối nhất định . Nhưng bây giờ sự cân bằng đã mất đi thì việc khủng hoảng là điều không thể tránh khỏi. Điển hình cho lòng tham CNTB là cuộc khủng hoảng cuối những nâm 70 nền kinh tế các nước công nghiêp chủ yếu đã bùng nố khủng hoảng một loạt ngành có tính chất thế giới . Hầu hết ở các ngành sản xuất quan trọng của thế giới (hay nói cách khác đó là các nguồn hái ra tiền cua TB ) như luỵên kim ,đóng tàu , công nghiệp dệt ,…Chẳng hạn : trọng tải tàu hạ thuỷ của thế giới các nước công nghiệp chủ yếu vào thời kì khủng hoảng 1974-1975 là 34,4 triệu tấn , trong đó Nhật Bản là 17,7 triệu tấn .khối EEC là 8.1 triệu tấn , Mĩ là 8,6 triệu tấn . Ngành luyện thép cung có tình tranh tương tự . Sản lượng thép của cả thế giớ tư bản phát triển là 490,7 triệu tấn . Còn tình hình cụ thể của các nước như sau: Mý 140 triệu tấn , Khối EEC là 150 triệu tấn ,Nhật bản 119,3 triệu tấn .Các con số này vượt xa các nhu cầu về sắt thép của thế giới và là nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng 1974-1975. Nguyên nhân thứ 2 không thể không đề cập tới , đó chính là mâu thuẫn giữa khả năng sản xuất vô hạn của CNTB và nhu cầu có khả năng thanh toán của quần chúng Lao Động . Với mục đích đi lên để kiếm tiền , nhà TB đã giẫm đạp lên cuộc sống của người lao động – những người đã tạo ra của cải vật chất cho họ . Tích luỹ , mở rộng sản xuất , cải tiến kĩ thuật … tất cả đã ngày càng bần cùng hoá một cách tương đối quần chúng lao động , ngày càng tạo nên vực sâu ngăn cách về mức sống giữa giai cấp Tư sản và giai cấp Vô sản . Trong khi hàng hoá sản xuất ra với tốc độ chóng mặt thì sức mua của người lao động lại chỉ nhích lên từng tí ,từng tí một rất chậm chạp . Đó là điều tất yếu để xảy ra khủng hoảng : hàng hoá thì nhiều nhưng người tiêu dùng lại không đủ tiền mua hàng . Thừa hàng hoá - đó là hiện tượng khơi mào để khủng hoảng xảy ra: các xí nghiệp buộc phải hạ giá hàng ,chụi lỗ vốn và có khi là mất trắng . Từng bước , từng bước một như vậy sản xuất bị thu hẹp dần , các xí nghiệp đóng cửa , công nhân thất nghiệp… Ví dụ cho viêc bần cùng hoà công nhân lao động là Nhật Bản , tuy là một trong những nước có tốc đọ tăng tiền lương thực tế cho công nhân nhanh nhất nhưng đến đầu những năm 1967 lương công nhân Nhât Bản vẫn còn ở mức rất thấp .Nếu lấy chỉ số tiền lương thực tế trong năm đó của công nhân Nhật Bản là 100 thì Mĩ là 371, Tây Đức là 179, Anh là 178. Một tiêu chí khác để nói lên tình trạng tiền lương thấp của công nhân Nhật Bản là tỉ lệ tiền lương so với giá trị gia tăng của Nhật Bản thấp hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác , năm 1971 nó chỉ đạt 34,6% so với 43,8 của Italia ,45,8% của Mĩ ,52% của Canađa và 53,4 %của Anh . (số liệu theo “Niên gián thống kê lao động tiền lương ” của tổ chức tiền lương Liên Hợp Quốc ) Còn ở Mĩ thì với việc tăng năng suất liên tục , hàng hoá cũng nối đuôi nhau ra đời thì người lao động lại liên tục đối đầu với nạn thất nghiệp . Từ năm 1963 tỉ lệ thất nghiệp luôn vượt 4% , năm 1960 là 5,5% , năm 1961 là 6,7% , năm 1964 tuy có giảm nhưng vẫn giữ ở mức 5,2%. Nguyên nhân cuối cùng cũng kà nguyên nhân sâu xa nhất : đó là mâu thuẫn giữa tinh xã hội hoá cao độ của lực lượng sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân TBCN .Phân công lao động xã hội phát triển hết sức rộng rãi khiến cho việc sản xuất không còn là hành động cá nhân , phân tán nữa mà trở thành một sợi dây chuyền xã hội thống nhất . Tư liệu sản xuất nằm trong tay chủ tư bản nhưng chính xã hội CNTB lại làm cho tư liệu sản xuất có tính xã hội , sản xuất cũng mang hành động sản xuất xã hội và sản phẩm cũng là sản phẩm xã hội . Nhưng tính chất chỉ là tính chất , thực tế lại không bao giờ như vậy bởi một khi tư liệu sản xuất còn mang tính tư nhân thì tất cả sản phẩm sản xuất vẫn còn phải phục vụ cho chế độ chiếm hữu tư nhân . Phân tích cho thấy mâu thuãn cơ bản của phương thức sản xuất TBCN là mâu thuẫn giữa sản xuất có tính chất xã hội và chiếm hữu có tính chất tư nhân TBCN . Đó là mâu thuẫn cơ bản , không thể tách rời khỏi xã hội TB mà nay từ khi ra dời nó đã mang sẵn mâu thuẫn cơ bản này trong lòng . Khủng hoảng kinh tế xảy ra là lúc mâu thuẫn bùng nổ , LLSX nổi dậy chống lại quan hệ sản xuất TBCN. Tuy nhiên khủng hoảng chỉ giải quyết được mâu thuẫn tạm thời bởi nó chỉ có tác dụng cân bằng sản xuất trong phạm vi giới hạn của nó , và mặ khác nó cũng chưa đủ mạnh để giẩi quyết tận gốc mâu thuẫn đã ngấm sâu vào máu thịt của CNTB . Khủng hoảng chỉ như cơn sóng ập đến làm lắng đọng mâu thuẫn tạm thời rồi từ từ rút đi , ra xa xa và lặng lẽ chờ một cơ hội khác lại ập đén. “Cơn sóng “ khủng hoảng mỗi lần rút ra xa lại để lai những hậu quả to lớn của nó với nền sản xuất TBXH nói riêng và thế giới nói chung . Hậu quả luôn được nhắc đến đầu tiên có thể tận mắt nhìn thấy được và không thiếu trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào ; đó là viêc phá hoại lực lượng sản xuất và làm rối loạn lĩnh vực lưu thông . Mỗi khi khủng hoảng kinh tế đi qua người ta lai đưa ra những con số thống kê kinh hoàng về sức tàn phá của nó . Khủng hoảng năm 1929-1933 là một ví dụ rõ nét mà mỗi lần nhắc lại người ta còn thấy sợ .: 13 vạn công ty phá sản , sản lượng thép sụt 76% , sản lượng sắt sụt 79,4% , sản lưọng ôtô sụt 80% . Trong khi nhân dân lao đông dang thiếu thốn , nghèo đói , bọn chủ tư bản đã phá huỷ một khối lượng khổng lồ các các phương tiện sản xuất và hàng hoá tiêu dùng . Năm 1931 , ở Mĩ người ta đã phá huỷ những lò cao có thể sản xuất ra 1 triệu tấn thép trong một năm , đánh dắm 124 tàu biển ( trọng tải khoảng 1 triệu tấn ) , phá bỏ 1/4tổng diện tích trồng bông, giết và không sử dụng 6,4 triệu con lợn . Còn ở Braxin năm 1933: 22 triệu bao càphê bị liệng xuống biển và ở Xâylan gần 100 triệu kg chè bị đốt ..VV ( Số liệu sách lịch sử 11 – NXB Giáo Dục ) Cùng với viêc phá huỷ như vậy cuộc sống của người lao động cũng ngày càng khó khăn . Sau 7 năm tính từ cuộc khủng hoảng 1929-1933 ,mà tỉ lệ thất nghiệp của Mĩ vẫn ở mức 14,6% , mấy năm kế tiếp tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mứ rất cao. Mặt khác khủng hoảng kinh tế đã gây ra nạn lạm phát hoành hành . Khủng hoảng 1974-1975 và khủng hoang 1980- 1982 làm cho khu vực Tây Âu phải đối đầu với tỉ lệ lạm phát ở mức 2 con số . Tỉ lệ lạm phát ở Tây Đưc tuy tháp nhất nhưng cũng là từ 2,6 ( năm 1960) lên 6,5% 9 (từ năm 1974-1975 ) Pháp từ 4,1 lên 12,7 , Anh từ 4 lên 20,1 ,Italia 3,9 lên 18 . ( Tài liệu sách tham khảo “ kinh tế các nước công nghiệp chủ yếu sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 ) Hậu quả thứ 2 của khủng hoảng gây ra là đảy nahnh quá trình tích tụ và tập trung TB là điều kiện để dẫn tới độc quyền . Khủng hoảng cùng với sự phá sản của các nhà tư bản nhỏ là sự lớn mạnh của các công ty khổng lồ . Với khả năng tài chính vững vàng và cánh tay quyền lực vươn xa các nhà TB lớn đã kiếm đươc nhiều món lợi trong thời kì này . Việc pjhá sản và việc sats nhập của các liên doanh, tập đoàn , công ty đã làm cho sự tập trung tư bản ngày càng cao . Nếu như trươc khủng hoảng 29-33 Mĩ chỉ có 49 xí nghiệp có quy mô từ một vạn người trở lên thì sau khủng hoảng con số này lên tới 343. Cũng ở Mĩ , đầu thế kỉ 20 chỉ có một công ty có ssố vốn 1 tỷ USD thì đến đầu 1950 là 2 côngty ; năm 1974 có 24 trong số 49 công ty quốc tế có số vốn 5tỷ . Lợi nhuận của 500 tổ chức siêu độc quyền của Mĩ năm1972 là 27,8 tỷ USD , năm 1973 là 38,7 tỷ USD còn năm 1974 là năm khủng hoảng thì đã lên tới 43,6 tỷ USD . Tỷ suất lợi nhuận củ 12 công ty “toàn cầu” của Mĩ tăng từ 11% năm 1970 sau khủng hoảng là 41% ( năm 1975) ( Sách tham khảo “ kinh tế các nước công nghiệp chủ yếu sau chiến tranh thế giới thứ 2 – NXB Chính trị quốc gia ) Tuy nhiên cùng với quá trình tích tụ và tập trung tư bản là việc gia tăng khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và mâu thuãn giữa TB va người lao động ngày càng tăng . Đó là hậu quả thứ 3 của khủng hoảng . Một khi mà tư liệu sản xuất tập trung hết vào tay các ông chủ tư bản thì việc bóc lột và bần cùng hoá công nhân càng diễn ra ráo riết hơn , mạnh mẽ hơn . Theo số liêui thống kê chuă đầy đủ thì 75% GDP toàn cầu năm trong tay 20% dân ssố thuộc nhóm giàu còn 20% dân số thuộc nhóm nghèo chỉ chiếm 1,5% GDP toàn cầu . Hiện nay con số đó có thể lớn hơn . Trong khi có hàng nghìn ngừoi đang chụi cảnh đói rét thì cá ông chủ tư bản lai co thể chi cho nhưngx khoản ăn chơi tốn kém không có mục đích với chi phi lên đến hàng triệu Đôla . Thực tế ở các nứoc tư bản lớn cho thấy trung bình một ngày nhà tư bản có thể kiếm được trên dưới 1 triệu đô thì công nhân nghèo chỉ có thể kiếm đươc xấp xỉ 2 đôla .Khoảng chênh lệch quá lớn ấy dường như không thể xoá và nó cũng tao điều kiện mạnh mẽ cho hậu quả cuối cùng của các cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh chóng hơn . Hậu quả cuối cùng của khủng hoảng là làm cho mâu thuẫn cơ bản của CNTB ngày càng gay gắt hơn . Trong khi lực lưọng sản xuất ngày càng mang tính xã hội thì quân hệ sản xuất vẫn không thay đổi , vẫn là quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất . Khi khủng hoảng xảy ra đông đảo quần chúng nhân dân lao động càng điêu đứng , càng có ý thức đấu tranh để thoát khỏi nghèo khổ và đó là việc tiêu diệt chế đọ TB . Còn giai cấp TB và nhà nước tư bản thì lại bất lực trước những tai hoạ mà do mình tạo ra . Vì vậy khủng hoảng làm cho đấu tranh giai cấp diễn ra mạnh mẽ hơn . Mặt khác khủng hoảng lại đem đến sự tập trung tư liệu sản xuất vào tay tư bản càng cao nên càng tăng thêm sự đối lập lợi ích . Chủ tư bản có càng nhiều thì quần chúng càng có ít , càng làm nên sự chênh lệch to lớn trong xã hội . Khủng hoảng và hậu quả của nó luôn là mối lo của các nhà tư bản . Nhưng mặt khác chính khủng hoảng lại là cái mốc thúc đảy cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội CNTB . Điều đó nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế đã được chứng minh ở các nước tư bản lớn . Sau khủng hoảng 1978 –1980 Mĩ liên tục tăng trưởng bình quân 3% , năng suất lao đông tăng 2,5% Năm 1993 Mĩ đã nâng mức đầu tư nươc ngoài lên 130 tỷ USD gấp 2 1992 , gấp 10 lần 1980 .Hiện tại Mĩ đầu tư nước ngoài bình quân 100 tỷ USD / năm , thu hút FDI lớn nhất thế giới 70 dến 80 tỷ USD / năm. Sở dĩ có những chuyển biến như vậy là do trong giai đoan tiêu điêu , sản xuất trì trệ , các nhà tư bản Mĩ đã đổi mới tư bản cố định . Viêc làm này khiến cho nhu cầu máy móc tăng lên , công nhân có việc làm và sưc mua thăng , nền kinh tế dần dần được hồi phục . Mặt khác nó còn là diều kiện thuận lợi cho việc tăng năng suất lao đông của chu kì kinh tế tiếp theo của sản xuất CNTB . Đổi mới tư bản cố định còn có tác dụng rất lớn cho thúc đẩy nghiên cứu khoa học, áp dụng khoa hoc vào đời sống và sản xuất Sau thập kỉ khủng hoảng về cơ cấu , đầu những năm 80 chính phủ Mĩ đã hướng mạnh nguồn vốn vào đầu tư kĩ thuật hiện đại . Trong những năm 1980-1984 đầu tư vào kĩ thuật xử lí thông tin tăng bình quân 13% mỗi năm . Tỉ trọng khối lượng tư bản cố định của các ngành phi sản xuất vật chất tăng từ 61,3% năm 1980 lên 64,6% năm 1987 , còn cuối những năm 80 đầu tư mua thiết bị mới tăng 10% .Quá trình đổi mới tư bản cố định được thực hiện một cách toàn diện ví dụ : ngàng công nghiệp chế tạo đã tăng đầu tư đổi mới thiết bị kĩ thuật từ 12% lên 46% của năm 1988- 1989 ( so với năm 1984) ( Số liệu theo “kinh tế các nước công nghiệp chủ yếu sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 ) Từ những thay đổi trên Mĩ đã có được những lkết quả to lớn và mặc dù trải qua nhiều cuộc khủng hoảng song nền kinh tế Mĩ vẫn giữ vai trò dẫn dắt nền kinh tế thế giới .Như vậy để “lật ngược ván bài “ khủng hoảng và để có được bước phát triến vững chắc sau khủng hoang , các nhà tư bản phải năm bắt thời cơ và biết đổi mới tư bản cố định đúng lúc .Không còn cách nào khác , không còn giải pháp nào thuận lợi hơn , đổi mới tư bản cố định là lựa chọn duy nhất và hợp lý nhất cho các nhà tư bản để thoát khỏi khủng hoảng. Qua những phân tích trên ta có thể thấy được mặt lợi của khủng hoảng nếu biết cải thiện tình hình kịp thời : nhưnh điều đó không thể che lấp hết những hậu quả của nó .Ngày nay , các nhà kinh tế học dã đưa ra các công cụ diều tiét tác động vào các giai đoạn của chu kì kinh tế để rút ngắn thời gian khủng hoảng và tiêu điều, kéo dài thời gian phục hồi và hưng thịnh . Các công cụ được sử dụng là: thuế , lãi suất , thanh toán chuyển nhượng , đầu tư, khối lượng tiền tệ . Bảng sau giúp ta có thể thấy được cách điều hành các công cụ đó : Khủng khoảng Tiêu điều Phục hồi Hưng thịnh Thuế Lãi suất Thanh toán chuyển nhưọng Đầu tư nhà nứoc Khối lượng tiền tệ Giảm Giảm Tăng Tăng Tăng Giảm mạnh Giảm mạnh Tăng mạnh Tăng mạnh Tăng Tăng mạnh Với các biện pháp trên thực sự các nhà kinh tế học đã kéo dài được thời gian phục hồ và hưng thịnh . Ngoài ra theo ý kiến riêng của người viết , ta có thể bố sung một số biên pháp khác để cải thiên tốt hơn tình hình này.Biện pháp thứ nhất có thể nhắc đén đó là áp dụng tính tơ chức vào toàn xã hội , căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trưòng để từ đó quyết định mở thêm hay hạn chế các công ty . Mặt khác các công ty ,xí nghiệp cũng cần xem xet tới tinh hình sản xuất của các công ty xí nghiệp đồng sản xuất ra loai hàng như nhau mà diều tiết sản xuất hợp lý hơn.Biện pháp thứ 2 là tạo việc làm , tăng lương cho công nhân để tránh hiện tương người tiêu dùng không đủ tiền mua hàng ….tuy nhiên trong xã hội CNTB biện pháp thứ nhất là khó và để thực thi trong toàn xã hội là rấ tốn kém nhưng nếu làm được điều đó sẽ rất thuận lợi để tránh khủng hoảng . Ví dụ điển hình cho việc áp dụng biện pháp này thành công là nươcs Mĩ : để giữ giá nông phăm và tránh những cuộc khủng hoảng bất lợi ,chính phủ Mĩ đã hỗ trợ bằng nhiều cách như về tiền và thuế để các chủ trang trạiở Mĩ chỉ sử dụng 50% diện tích đất canh tác .Chính vì vậy mà trong thơi gian gần đây khủng hoảng thừa nông sẩn không còn xuất hiện ở Mĩ .Còn biện pháp thứ 2 có ưu diểm là tranh được nạn thất nghiệp và cải thiện một phần đời sống cho nhân dân lao động .Mặt khác nó còn tránh được nhưng xung đột , những cuộ bãi công gây thất thoát kinh tế cho các nhà kinh doanh. Một sự đầu tư khôn ngoan vào công nhân thì không những xoa dịu dược không khí căng thẳng giữa 2 giai cấp mà còn những kết quả không ngờ khác .Tuy nhiên việc tăng tiền lương chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời của giai cấp công nhân còn bản chất bóc lột của CNTB vẫn không thay đổi , nó chỉ được che đậy tinh vi hơn, xảo quyệt hơn mà thôi. KẾT LUẬN : Nghiên cứu về CNTB và thực tế các nhà kinh tế học đã rút ra kết luận : Khủng hoảng kinh tế chu kì trong CNTB là điều tất yếu và có những hậu quả to lớn . Tuy nhiên đối với những nước đầu tư và đổi mới tư bản cố định hợp lý trong các giai đoạn của khủng hoảng thì sẽ nắm bắt được thời co thuận lợi để cải tiến kĩ thuật và máy móc , nâng cao năng suất lao động .Với sự phát triển không ngừng của các phát minh , tiến bộ khoa học kĩ thuật , hiểm hoạ khủng hoảng vẫn đang rình rập không trừ một nứơc tư bản nào . Chính vì vậy mà các nước TB đang phát triển cũng nhue nước TB lớn đều ra sức củng cố tổ chức và lập ra các kế hoạch có tính khả thi nhất để đối phó với tình trạng này . Trên đây bài viết chỉ xin nêu một số nét điển hình của các cuộc khủng hoảng , tuy chưa thật sự đầy đủ nhưng cũng có thể xem như một tài liệu tham khảo về khủng hoảng kinh tế chu kì ở các nước TBCN. Với kiến thức được trang bị trong nhà trường và nỗ lực bản thân em hi vọng bàI viết sẽ củng cố thêm hiểu biết về nền kinh tế thế giới nói chung và của xã hội tư bản nói riêng. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn đã giúp đỡ tạo đIũu kiện cho em hoàn thành bàI tiểu luận này.