Việc làm luôn là vấn đềbức xúc của xã hội, với sựphát triển nhanh của các
nền kinh tế, nó đã không ngừng được tạo ra nhưng cũng không ít những việc làm bị
mất đi. Sựmai một của một sốcác việc làm thường xảy ra ởnông thôn, những vùng
đất mà người dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên
nhiên là chính. Những làng nghềtruyền thống hay những mặt hàng thủcông không
theo kịp sựphát triển của nền kinh tếhiện đại dần biến mất.
Trong giai đoạn hiện nay, sựthay đổi vềcơcấu kinh tếtrong nông thôn cùng
với công nghiệp hoá và hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp là một tất yếu đểphát triển
kinh tế. Nhưng với diện tích đất có giới hạn, tỷlệtăng dân số ởnông thôn lại cao và
trình độdân trí còn thấp đã làm cho người dân sống ởnông thôn ngày càng khó tìm
được việc làm khi họbịtách khỏi những lao động phổthông trong nông nghiệp.
Riêng với huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp - là một vùng trũng của Đồng
Tháp Mười - trong một năm có năm đến sáu tháng nước nổi, gần 90 % dân sốsống ở
nông thôn với nghềnông là chính, thì vấn đềviệc làm cho người lao động là một bài
toán nan giải đặt ra cho người dân cũng nhưcác cấp chính quyền địa phương. Sựdư
thừa lao động và thiếu việc làm nhất là vào mùa lũtrởthành một trong những lực cản
chính cho sựnghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và là
mầm móng phát sinh tệnạn xã hội.
Nhận thấy nhu cầu việc làm ởnông thôn là rất cấp thiết, nhà nước đã có những
chính sách nhằm tạo việc làm, chuyển dịch cơcấu lao động cho nông thôn nói chung
và cho huyện Tam Nông Tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Bên cạnh đó còn có các dựán hỗ
trợcủa các tổchức phi chính phủnhằm tạo việc làm cho người lao động nghèo.
Những chính sách và dựán tập trung vào: đào tạo nghề, khuyến khích phát triển làng
nghề, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp tín dụng. Nhưng đối với người
6
dân sống ởvùng lũ, tạo thêm việc làm và khảnăng tựtạo việc làm cho người lao động
lại có những đặc trưng riêng biệt mà khi tiếp nhận các chính sách hay các chương
trình việc làm nông thôn chung phải có những thay đổi linh hoạt phù hợp với điều
kiện địa lý và năng lực của người dân.Vì vậy, nghiên cứu vềlao động - việc làm cho
người lao động theo khía cạnh hộgia đình là cần thiết. Thứnhất, làm rõ đặc điểm lao
động – việc làm ởnông thôn vùng lũ. Thứhai, Tìm ra những nhân tốtác động đến sự
tham gia hoạt động phi nông nghiệp của người lao động nhằm định hướng chính sách
thúc đẩy việc chuyển dịch cơcấu lao động (từlao động nông nghiệp sang lao động
phi nông nghiệp) diễn ra nhanh chóng.
Cùng với khuynh hướng chung của chính sách nhà nước là chuyển dịch cơcấu
lao động, nghiên cứu sẽtập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơhội tham
gia việc làm phi nông nghiệp cho người dân vùng lũhuyện Tam Nông tỉnh Đồng
Tháp.
74 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm định các nhân tố ảnh hướng đến việc làm phi nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề. .................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. ................................ 5
1.1. Cơ sở lý thuyết........................................................................................................... 5
1.1.1. Các khái niệm có liên quan ............................................................................. 5
1.1.2. Mối liên kết giữa hai khu vực ......................................................................... 7
1.1.3. Lý thuyết về các yếu tố kéo và đẩy tham gia hoạt động phi nông nghiệp của
nông dân................................................................................................................................... 9
1.1.4. Mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp………..………10
1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm……………………………………………………19
1.2.1. Nghiên cứu 1………………………………………………………………….19
1.2.2. Nghiên cứu 2………………………………………………………………….19
1.2.3. Nghiên cứu 3………………………………………………………………….20
1.2.4. Nghiên cứu 4…………………………………………………………………..21
1.3. Kinh Nghiệm giải quyết việc làm nông thôn của các nước……………………..22
1.3.1. Trung Quốc……………………………………………………………………22
1.3.2. Hàn Quốc……………………………………………………………………...23
1.4. Mô hình nghiên cứu đề nghị ……………………………………………………25
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM VÙNG NÔNG THÔN HUYỆN
TAM NÔNG GIAI ĐOẠN 2005-2006.......................................................... 28
2.1. Tổng quan về kinh tế của huyện Tam Nông……………………………………28
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên……………………………………………..28
2.1.2. Tình hình kinh tế của huyện…………………………………………………..29
2.2. Thực trạng nguồn lao động nông thôn của huyện Tam Nông…………………..30
2.2.1. Tình hình dân số và lao động…………………………………………………30
2
2.2.2. Chất lượng nguồn lao động……………………………………………………32
2.2.3. Cơ cấu lao động nghề nghiệp…………………………………………………34
2.2.4. Di cư lao động…………………………………………………………………35
2.3. Khả năng tạo việc làm…………………………………………………………..36
2.3.1. Khả năng tạo việc làm nông nghiệp…………………………………………..36
2.3.2. Khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp………………………………………37
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của
lao động.................................................................................................................................. 39
2.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động…………………………….40
2.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về gia đình người lao động……………………………..43
2.4.3. Nhóm nhân tố thuộc về cộng đồng……………………………………………47
Kết luận………………………………………………………………………………49
CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM PHI NÔNG
NGHIỆP......................................................................................................... 51
3.1. Mô hình kinh tế lượng xác định các nhân tố tác động đến việc làm làm phi nông
nghiệp..................................................................................................................................... 51
3.1.1. Xây dựng mô hình…………………………………………………………….51
3.1.2. Số liệu dùng trong phân tích mô hình…………………………………………56
3.2. Kết quả mô hình và ý nghĩa phân tích…………………………………………..56
3.2.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm cá nhân người lao động…………………………..57
3.2.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm gia đình người lao động………………………….59
3.2.3. Nhóm nhân tố về đặc điểm cộng đồng………………………………………..61
Kết luận……………………………………………………………………………..61
KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ SUẤT CHÍNH SÁCH ................................................................ 63
1. Kết luận rút ra từ nghiên cứu……………………………………………………..63
2. Các đề xuất chính sách……………………………………………………………64
3. Hạn chế của nghiên cứu…………………………………………………………...66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm 2001, 2005, 2006 .........................29
Bảng 2.2. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số...........................................................................30
Bảng 2.3. Lao động, việc làm của huyện Tam Nông năm 2006.................................31
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa huyện Tam Nông năm 2006.........32
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn huyện Tam Nông năm 2006..33
Bảng 2.6. Đặc điểm về tuổi và giới tính của lao động................................................40
Bảng 2.7. Trình độ học vấn và học nghề của lao động ...............................................42
Bảng 2.8. Phân loại hộ nghề nghiệp............................................................................43
Bảng 2.9. Đặc điểm về qui mô gia đình và đất sản xuất theo hộ nghề nghiệp ...........44
Bảng 2.10.Đặc điểm về thu nhập và nông nhàn của gia đình theo hộ nghề nghiệp ...46
Bảng 3.1. Các biến số sử dụng trong mô hình ............................................................55
Bảng 3.2. Kết quả ước lượng với các biến đặc điểm của người lao động ..................57
Bảng 3.3. Kết quả ước lượng mô hình với các biến đặc điểm gia đình......................59
4
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ........................8
Hình 1.2. Phân bổ thời gian của hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp...........14
Hình 1.3. Phân bổ thời gian của hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp .16
Hình 1.4. Nhân tố quyết định của hoạt động phi nông nghiệp ...................................17
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Tóm lược mô hình nghiên cứu...................................................................27
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 1. Những người trẻ tuổi thường đi khỏi quê vào mùa nước nổi..........................31
Hộp 2. Học nghề đã khó, theo nghề đã học còn khó hơn ..........................................33
Hộp 3. Vào mùa vụ họ lại bỏ làm đi gặt lúa mướn.....................................................47
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Việc làm luôn là vấn đề bức xúc của xã hội, với sự phát triển nhanh của các
nền kinh tế, nó đã không ngừng được tạo ra nhưng cũng không ít những việc làm bị
mất đi. Sự mai một của một số các việc làm thường xảy ra ở nông thôn, những vùng
đất mà người dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên
nhiên là chính. Những làng nghề truyền thống hay những mặt hàng thủ công không
theo kịp sự phát triển của nền kinh tế hiện đại dần biến mất.
Trong giai đoạn hiện nay, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn cùng
với công nghiệp hoá và hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp là một tất yếu để phát triển
kinh tế. Nhưng với diện tích đất có giới hạn, tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn lại cao và
trình độ dân trí còn thấp đã làm cho người dân sống ở nông thôn ngày càng khó tìm
được việc làm khi họ bị tách khỏi những lao động phổ thông trong nông nghiệp.
Riêng với huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp - là một vùng trũng của Đồng
Tháp Mười - trong một năm có năm đến sáu tháng nước nổi, gần 90 % dân số sống ở
nông thôn với nghề nông là chính, thì vấn đề việc làm cho người lao động là một bài
toán nan giải đặt ra cho người dân cũng như các cấp chính quyền địa phương. Sự dư
thừa lao động và thiếu việc làm nhất là vào mùa lũ trở thành một trong những lực cản
chính cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và là
mầm móng phát sinh tệ nạn xã hội.
Nhận thấy nhu cầu việc làm ở nông thôn là rất cấp thiết, nhà nước đã có những
chính sách nhằm tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động cho nông thôn nói chung
và cho huyện Tam Nông Tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Bên cạnh đó còn có các dự án hỗ
trợ của các tổ chức phi chính phủ nhằm tạo việc làm cho người lao động nghèo.
Những chính sách và dự án tập trung vào: đào tạo nghề, khuyến khích phát triển làng
nghề, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp tín dụng. Nhưng đối với người
6
dân sống ở vùng lũ, tạo thêm việc làm và khả năng tự tạo việc làm cho người lao động
lại có những đặc trưng riêng biệt mà khi tiếp nhận các chính sách hay các chương
trình việc làm nông thôn chung phải có những thay đổi linh hoạt phù hợp với điều
kiện địa lý và năng lực của người dân.Vì vậy, nghiên cứu về lao động - việc làm cho
người lao động theo khía cạnh hộ gia đình là cần thiết. Thứ nhất, làm rõ đặc điểm lao
động – việc làm ở nông thôn vùng lũ. Thứ hai, Tìm ra những nhân tố tác động đến sự
tham gia hoạt động phi nông nghiệp của người lao động nhằm định hướng chính sách
thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu lao động (từ lao động nông nghiệp sang lao động
phi nông nghiệp) diễn ra nhanh chóng.
Cùng với khuynh hướng chung của chính sách nhà nước là chuyển dịch cơ cấu
lao động, nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tham
gia việc làm phi nông nghiệp cho người dân vùng lũ huyện Tam Nông tỉnh Đồng
Tháp.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Xuất phát từ nhu cầu việc làm ở nông thôn vùng lũ của huyện Tam Nông đề tài
sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau :
- Xác định các nhân tố tác động đến cơ hội tham gia việc làm phi nông nghiệp
của người lao động.
- Gợi ý chính sách tác động tạo cơ hội việc làm cho người lao động.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: là người dân trong độ tuổi lao động và có khả năng lao
động. Độ tuổi lao động được xác định người từ 15 tuổi trở lên
- Phạm vi nghiên cứu: vùng nông thôn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Hai
xã được chọn đại diện lấy mẫu để thực hiện nghiên cứu là xã Tân Công Sính
và xã Phú Hiệp. Xã Tân Công Sính có đường giao thông không thuận tiện, diện
tích đất tự nhiên lớn nhất huyện, mật độ dân số thưa, vùng ngập lụt sâu, nghèo.
Xã Phú Hiệp có đường giao thông thuận tiện, diện tích đất vừa, mật độ dân số
cao, vùng ngập lụt.
7
- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian là 07
tháng. Bắt đầu từ tháng 12 năm 2006 và kết thúc nghiên cứu vào tháng 07 năm
2007.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích định tính
Phương pháp phân tích định tính bao gồm: phương pháp chuyên gia và phỏng
vấn sâu.
• Phương pháp chuyên gia
Ở cấp huyện, tham vấn trực tiếp phó chánh văn phòng phụ trách kinh tế Ủy
ban huyện Tam Nông, hội trưởng và hội phó hội phụ nữ huyện, phó phòng công
thương huyện, Trưởng phòng và phó phòng nội vụ lao động thương binh xã hội
huyện.
Ở cấp xã, tham vấn trực tiếp phó chủ tịch phụ trách kinh tế xã Tân Công Sính,
xã Phú Hiệp. Phỏng vấn nhóm các cán bộ phụ trách hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn
thanh niên của hai xã Tân Công Sính và Phú Hiệp.
Ngoài ra, tham vấn trực tiếp hai chủ tổ hợp sản xuất có thu hút lao động của
hai xã vùng nghiên cứu.
• Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn trực tiếp 80 lao động trong độ tuổi lao động ở hai xã đại diện vùng
nông thôn của huyện. Các lao động được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi và
ngẫu nhiên. Số mẫu ở mỗi xã được tính dựa trên số hộ dân vào năm 2006, xã Tân
Công Sính có 1.109 hộ và xã Phú Hiệp có 1736 hộ dân. Như vậy, tổng thể quan sát là
2845 hộ trong đó Phú hiệp chiếm 61,01% tổng thể quan sát nên với số mẫu tương ứng
cần được phỏng vấn là 49 mẫu, còn lại xã Tân Công Sính chiếm 38,98% nên tương
ứng với số mẫu cần được phỏng vấn là 31 mẫu.
4.2. Phương pháp phân tích định lượng
• Phương pháp thống kê mô tả
8
Sau khi điều tra thực tế và tham vấn ý kiến chuyên gia các số liệu và các thông
tin thu thập được về đặc điểm lao động của hai xã khảo sát sẽ được thống kê kết hợp
phân tích nhằm đưa ra những đánh giá định tính về mức độ, xu hướng, tính chất và
mối quan hệ giữa các biến số. Phương pháp này sử dụng phần mềm hỗ trợ Excel.
• Phương pháp phân tích hồi qui
Dùng mô hình probit (logit) và phần mềm kinh tế lượng chuyên dụng Eview để
xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội làm việc phi nông
nghiệp của người lao động nông thôn vùng lũ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của đề tài mang đến một số ý nghĩa sau:
- Hiểu rõ đặc điểm lao động vùng lũ và những nhu cầu thực tế của người lao
động trên cơ sở đó có những gợi ý chính sách tác động phù hợp với nhu cầu
thực sự của người lao động.
- Gợi ý chính sách phù hợp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động, phát triển kinh tế địa phương.
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM.
Để tiện cho việc phân tích những nhân tố tác động đến lao động - việc làm và
tìm giải pháp giải quyết việc làm cho lao động trong vùng nghiên cứu, trước tiên, cần
có một nền tảng lý thuyết làm cơ sở để nghiên cứu được tiến hành. Chương 1 sẽ trình
bày cơ sở lý thuyết: thống nhất về mặt khái niệm, những đặc thù của lao động nông
thôn vùng lũ và các lý thuyết cơ sở để tiến hành thiết kế nghiên cứu. Kế đến, nghiên
cứu thực nghiệm: tổng hợp những nghiên cứu trước đây về lao động và việc làm nông
thôn ở Việt Nam. Sau đó trình bày kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn của các nước và đưa ra mô hình nghiên cứu.
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Các khái niệm có liên quan
Thực tế có nhiều khái niệm về lao động và việc làm nông thôn, trong đề tài
này chỉ đề cập đến một số khái niệm đã và đang được sử dụng hiện nay để có sự
thống nhất trong toàn bộ nghiên cứu.
Lực lượng lao động hay số người hoạt động kinh tế hiện tại là những người từ
đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và thất nghiệp. (theo ban chỉ đạo điều tra thực trạng
việc làm và thất nghiệp, 2006, tỉnh Đồng Tháp)
Việc làm: khái niệm việc làm có thể hiểu ở hai trạng thái “tĩnh” và “động”. ở
trạng thái “tĩnh” việc làm chỉ nhu cầu sử dụng sức lao động và các yếu tố vật chất kỹ
thuật khác, nhằm mục đích tạo ra thu nhập hoặc kết quả có ích cho cá nhân, cộng
đồng. Theo cách hiểu này việc làm là khả năng làm tăng của cải xã hội, tăng lợi ích
cho dân cư và cộng đồng, là khả năng sử dụng nguồn nhân lực và là các hoạt động lao
động có ích. Theo nghĩa động thì việc làm là hoạt động của dân cư nhằm tạo ra thu
10
nhập có lợi cho cá nhân hoặc cộng đồng, trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Do đó,
theo điều 13 của bộ luật lao động được quốc hội thông qua ngày 23/06/1994 có ghi:
“mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm, đều được thừa
nhận là việc làm”. Trong điều kiện hiện nay, việc làm là lao động có ích, không bị
pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân, gia đình người lao động
hoặc cho một cộng đồng nào đó.
Người có việc làm: được định nghĩa theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) là:
“Người có việc làm là những người đang làm một việc gì đó được trả tiền công, hoặc
những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự thoả mãn lợi ích hay thay
thế thu nhập của gia đình. Từ khái niệm việc làm và người có việc làm cho thấy việc
làm có thể là việc làm công ăn lương hay việc làm tự tạo của lao động đều như nhau.
Với cách nhìn này sẽ khuyến khích giải phóng sức lao động tạo tâm lý thoải mái cho
lao động giúp lao động tự tạo công việc nhằm làm tăng thu nhập cho gia đình và cho
bản thân.
Cơ hội việc làm: Theo cách hiểu về việc làm như hiện nay, đây là quá trình tạo
cơ hội giải phóng sức lao động, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Cơ hội
việc làm ở mỗi vùng sẽ khác nhau do nhiều nhân tố tạo nên như: điều kiện tự nhiên,
sự phát triển kinh tế của vùng, chính sách tạo việc làm, thành thị hay nông thôn.
Giải quyết việc làm là một quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho
mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội làm việc. Quá trình này có sự đóng
góp của nhiều thành phần: nhà nước, các doanh nghiệp, các đoàn thể, và thành phần
đóng vai trò quan trọng nhất chính là người lao động. Quá trình tạo việc làm diễn ra
bắt đầu từ giáo dục, đào tạo và phổ cập nghề nghiệp, chuẩn bị cho người lao động
bước vào cuộc sống lao động (lập thân, lập nghiệp), đến vấn đề tự do lao động và
hưởng thụ xứng đáng với giá trị mà lao động sáng tạo ra, cải thiện và nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Phân loại việc làm.
11
Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc. Tổ chức lao động quốc tế (1983)
phân chia việc làm thành các loại:
- Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: căn cứ vào số thời gian có việc làm
thường xuyên trong một năm.
- Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: căn cứ vào số giờ làm
việc trong một tuần.
- Việc làm chính và việc làm phụ: căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ
thu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó.
Căn cứ vào tính chất công việc: có việc làm nông nghiệp hay còn gọi là hoạt
động nông nghiệp, việc làm phi nông nghiệp hay hoạt động phi nông nghiệp. Trong
nghiên cứu này, việc làm nông nghiệp là các công việc liên quan trực tiếp đến cây
trồng, vật nuôi. Việc làm phi nông nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất khác ngoài
việc làm nông nghiệp. Nhìn chung việc làm phi nông nghiệp liên quan đến các hoạt
động sản xuất công nghiệp, dịch vụ tại các cơ sở kinh tế và hộ gia đình, ví dụ như: các
hoạt động vá xe, bán hàng rong, làm hàng gia công đều được coi là việc làm phi nông
nghiệp.
Làm công ăn lương hay việc làm tự tạo, trong nghiên cứu này, việc làm công
ăn lương liên quan đến các hợp đồng lao động được thoả thuận giữa người lao động
và người sử dụng lao động. Người lao động được nhận lương theo sản phẩm hoặc thời
gian và làm việc dưới sự giám sát của người sử dụng lao động. Việc làm tự tạo là các
việc làm tự quản lý và sở hữu một cơ sở sản xuất các hàng hoá và dịch vụ ví dụ: tự
làm bánh và bán, nhận may đồ cho khách tại nhà… đều được coi là việc làm tự tạo.
Lao động địa phương và lao động di cư: lao động địa phương có thể được coi
là lao động tại nhà hay không phải tại nhà nhưng vẫn ở địa phương. Lao động di cư là
lao động đi khỏi huyện làm tại các tỉnh khác hay ở nước khác với thời gian đi khỏi
huyện từ 6 tháng trở lên.
12
Mối kiên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Hình 1.1 cho chúng ta thấy khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có mối
liên kết phụ thuộc lẫn nhau cả đầu vào và đầu ra. Người nông dân cần các sản phẩm
của ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng hàng ngày và cho quá trình sản xuất như
phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị…. Đổi lại họ cung cấp các nguyên liệu đầu
vào cho ngành công nghiệp. Người sản xuất phi nông nghiệp mua lương thực thực
phẩm từ nông dân. Vậy hai mối liên hệ thể hiện rõ nét đó là mối liên hệ về sản xuất và
mối liên hệ về tiêu dùng, mặc dù trong thực tế mối liên hệ về sản xuất và tiêu dùng
giữa hai khu vực rất phức tạp.
Hình 1.1. Mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp
( Nguồn: Lê Xuân Bá và công sự (2006)[1])
Một nhóm quan hệ khác cũng rất đáng quan tâm đó là các liên kết về vốn và
lao động, luồng vốn có thể di chuyển giữa hai khu vực. Tiết kiệm của khu vực nông
nghiệp có thể được đầu tư cho phát triển công nghiệp và ngược lại. Năng suất lao
động trong nông nghiệp tăng lên vừa có thể giải phóng lao động vừa có thể tăng tỷ lệ
lương trong khu vực phi nông nghiệp do mức thu nhập trung bình của khu vực nông
nghiệp được tăng lên, đòi hỏi mức lương của khu vực phi nông nghiệp cũng phải tăng
cao mới thu hút được lao động. Ngược lại, năng suất lao động tăng lên trong khu vực
phi nông nghiệp có thể hạn chế dòng lao động từ nông nghiệp chuyển sang do cầu về
13
lao động giảm. Mối quan hệ c