Hiện nay Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, mở cửa nền kinh tế. Những năm gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu luôn được đẩy mạnh, nhất là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Cùng với đà tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, hành vi trốn, lậu thuế và gian lận thuế cũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Một yêu cầu đặt ra cho cơ quan hải quan là phải quản lý và kiểm soát được tình hình xuất nhập khẩu, bảo đảm nguồn thu và chống thất thu cho ngân sách Nhà nước; không những vậy mà còn phải bảo vệ cho nền kinh tế trong nước, bảo vệ môi trường và người tiêu dùng. Hải quan không những phải đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước mà còn phải bảo đảm cho những nhu cầu hết sức thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu – đó là thông quan nhanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Đáp ứng đòi hỏi từ thực tế, và cũng theo xu hướng chung của hải quan thế giới, hải quan VN đang triển khai áp dụng kiểm tra sau thông quan (Post clearance audit) xuất phát từ những ưu điểm của hậu kiểm mang lại, để làm sao quản lý được tốt nhất tình hình xuất nhập khẩu, chống thất thu ngân sách, bảo vệ được thị trường trong nước nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi tối đa cho hoạt động ngoại thương.
Một khía cạnh quan trọng của hàng hóa xuất nhập khẩu đó là mã số hàng hóa. Nó được coi như là “thẻ căn cước” của hàng hóa, giúp phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau. Không những thế nó quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế phải nộp đối với hàng hóa đó. Chính vì thế việc phân loại, áp mã hàng hóa luôn là một trong những khâu nghiệp vụ rất quan trọng của ngành Hải quan, góp phần thiết thực trong việc thực hiện không chỉ chính sách thuế, mà còn chính sách mặt hàng, thống kê và đàm phán thương mại. Thế nhưng việc phân loại, áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay tại Việt Nam còn nhiều khó khăn bất cập, đối với lượng hàng hóa ngày một đa dạng, phong phú thì việc áp mã đúng cho hàng hóa không chỉ là khó cho doanh nghiệp mà còn gây không ít khó khăn cho chính công chức hải quan. Cũng chính vì đây là một lĩnh vực phức tạp nên cũng chứa nhiều rủi ro, không ít doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của các quy định về mã hàng của VN để gian lận thuế. Và trong tổng số thuế thất thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thì thất thu do áp mã sai chiếm một tỉ trọng khá lớn. Trong những tháng đầu năm 2009, Tổng cục hải quan VN đã phải đưa ra lời khuyến cáo vì tình trạng áp mã sai quá nhiều (mặt hàng máy nén nhập khẩu dùng cho hệ thống máy nén lạnh phải điều chỉnh thuế suất từ 0% thành 13%, hay mặt hàng hóa chất điều chỉnh từ 5% thành 40%.)
Việc thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với mã số hàng hóa hơn bao giờ hết trở nên vô cùng quan trọng. Nó không những giúp phát hiện ra sai sót mà còn là cơ sở cho quá trình áp mã sau này.
Qua quá trình học tập nghiên cứu tại Học viện, và thực tập tại Chi cục kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội thì em chọn đề tài “Kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội”, mong muốn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhỏ của cá nhân về KTSTQ về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nội dung trình bày đề tài của em gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội.
86 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3331 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm tra sau thông tin về phân loại áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan - Cục Hải quan Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI, ÁP MÃ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN – CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Học viện Tài chính, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Khoa Thuế & Hải Quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em học tập và trưởng thành trong suốt thời gian học tại Học viện.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Thương Huyền – Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Trưởng Khoa Thuế & Hải quan, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội, chú Văn Chí Tín – Chi cục trưởng Chi cục; chú Đinh Quang Huy – Đội trưởng Đội Tham mưu tổng hợp; chú Nguyễn Quốc Tiến – Đội trưởng Đội Kiểm tra sau thông quan về mã số và thuế suất hàng hóa XNK; chị Nguyễn Thị Hằng Nga (Đội KTSTQ về mã số và thuế suất), đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và cung cấp cho em các số liệu để em có thể hoàn thành bài viết này.
Trong quá trình hoàn thành luận văn, do kiến thức của bản thân còn hạn chế, và chưa có kinh nghiệm nên trong bài trình bày của em còn thiếu sót, em kính mong được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn và để em có thể nắm bắt được các kiến thức một cách toàn diện, sâu sắc hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày
Sinh viên: Nguyễn Thị Hải Yến
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, mở cửa nền kinh tế. Những năm gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu luôn được đẩy mạnh, nhất là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Cùng với đà tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, hành vi trốn, lậu thuế và gian lận thuế cũng ngày càng tinh vi, phức tạp. Một yêu cầu đặt ra cho cơ quan hải quan là phải quản lý và kiểm soát được tình hình xuất nhập khẩu, bảo đảm nguồn thu và chống thất thu cho ngân sách Nhà nước; không những vậy mà còn phải bảo vệ cho nền kinh tế trong nước, bảo vệ môi trường và người tiêu dùng. Hải quan không những phải đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước mà còn phải bảo đảm cho những nhu cầu hết sức thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu – đó là thông quan nhanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Đáp ứng đòi hỏi từ thực tế, và cũng theo xu hướng chung của hải quan thế giới, hải quan VN đang triển khai áp dụng kiểm tra sau thông quan (Post clearance audit) xuất phát từ những ưu điểm của hậu kiểm mang lại, để làm sao quản lý được tốt nhất tình hình xuất nhập khẩu, chống thất thu ngân sách, bảo vệ được thị trường trong nước nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi tối đa cho hoạt động ngoại thương.
Một khía cạnh quan trọng của hàng hóa xuất nhập khẩu đó là mã số hàng hóa. Nó được coi như là “thẻ căn cước” của hàng hóa, giúp phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau. Không những thế nó quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế phải nộp đối với hàng hóa đó. Chính vì thế việc phân loại, áp mã hàng hóa luôn là một trong những khâu nghiệp vụ rất quan trọng của ngành Hải quan, góp phần thiết thực trong việc thực hiện không chỉ chính sách thuế, mà còn chính sách mặt hàng, thống kê và đàm phán thương mại. Thế nhưng việc phân loại, áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay tại Việt Nam còn nhiều khó khăn bất cập, đối với lượng hàng hóa ngày một đa dạng, phong phú thì việc áp mã đúng cho hàng hóa không chỉ là khó cho doanh nghiệp mà còn gây không ít khó khăn cho chính công chức hải quan. Cũng chính vì đây là một lĩnh vực phức tạp nên cũng chứa nhiều rủi ro, không ít doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của các quy định về mã hàng của VN để gian lận thuế. Và trong tổng số thuế thất thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thì thất thu do áp mã sai chiếm một tỉ trọng khá lớn. Trong những tháng đầu năm 2009, Tổng cục hải quan VN đã phải đưa ra lời khuyến cáo vì tình trạng áp mã sai quá nhiều (mặt hàng máy nén nhập khẩu dùng cho hệ thống máy nén lạnh phải điều chỉnh thuế suất từ 0% thành 13%, hay mặt hàng hóa chất điều chỉnh từ 5% thành 40%...)
Việc thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với mã số hàng hóa hơn bao giờ hết trở nên vô cùng quan trọng. Nó không những giúp phát hiện ra sai sót mà còn là cơ sở cho quá trình áp mã sau này.
Qua quá trình học tập nghiên cứu tại Học viện, và thực tập tại Chi cục kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội thì em chọn đề tài “Kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội”, mong muốn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhỏ của cá nhân về KTSTQ về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nội dung trình bày đề tài của em gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan Hà Nội.
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI, ÁP MÃ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Những vấn đề chung về kiểm tra sau thông quan:
Khái niệm
Kiểm tra sau thông quan là một khâu nghiệp vụ của cơ quan hải quan nhằm kiểm tra tính chính xác của các thông tin khai báo về hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng, nhờ đó giảm thiểu đến mức nhỏ nhất những rủi ro trong quản lý Nhà nước về hải quan, cũng như rủi ro về gian lận thuế, thất thu ngân sách và các rủi ro khác ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội của quốc gia.
Kiểm tra sau thông quan được thực hiện đối với những hàng hóa đã được thông quan, trong một phạm vi thời gian và không gian lớn hơn so với kiểm tra trong thông quan, nhờ đó có thể kiểm tra một cách toàn diện hơn, tỉ mỉ và kĩ càng hơn. Nhờ vậy cho phép rút ngắn thời gian kiểm tra trong thông quan, đáp ứng nhu cầu giải phóng hàng nhanh, và đảm bảo việc áp dụng quản lý rủi ro.
Qua kiểm tra tổng hợp đánh giá được tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, từ đó có sự ưu tiên trong quản lý đối với hàng hóa đối với những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, áp dụng các biện pháp xử lý, răn đe đối với những doanh nghiệp chưa chấp hành, hoặc chấp hành chưa tốt. Từ đó tạo nên một môi trường xuất nhập khẩu lành mạnh và bền vững.
Trên thế giới thì kiểm tra sau thông quan được biết đến với thuật ngữ Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán (Audit-based control). Khái niệm kiểm tra trên cơ sở kiểm toán được Tổ chức Hải quan thế giới đưa ra và được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới, khái niệm này được nêu trong công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 như sau: “Kiểm tra trên cơ sở kiểm toán” là các biện pháp do cơ quan hải quan tiến hành để kiểm tra sự chuẩn xác và trung thực của các tờ khai thông qua việc kiểm tra các sổ sách, hệ thống kinh doanh hay các số liệu thương mại có liên quan do bên hữu quan đang quản lý.
Ở Việt Nam khái niệm kiểm tra sau thông quan cũng thống nhất với Công ước Kyoto và được nêu trong Luật Hải quan Việt Nam 2005. Theo đó Kiểm tra sau thông quan được hiểu là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, người được chủ hàng uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan; thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
1.1.2. Mục đích, đối tượng, phạm vi của kiểm tra sau thông quan
Kiểm tra sau thông quan có 3 mục đích chính đó là xác định mức độ chính xác, trung thực của việc kê khai về hàng hóa; xác định mức độ chính xác của việc tự tính và nộp thuế; và xác định mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Thông qua đó phát hiện ra những sai sót hoặc gian lận trong việc khai báo của chủ hàng, làm cơ sở cho việc truy thu, truy hoàn thuế và xử lý vi phạm pháp luật.
Từ việc xác định được các nội dung trên, hải quan xác định mức độ ưu tiên trong quản lý của hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp; làm cơ sở cho việc quản lý rủi ro.
Như vậy hai mục đích đầu tiên của kiểm tra sau thông quan thống nhất với kiểm tra trong quá trình thông quan, tuy nhiên kiểm tra sau thông quan làm được một điều mà khâu thông quan không làm được đó là hệ thống được tình hình chấp hành pháp luật của toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp. Vì kiểm tra sau thông quan không chỉ giới hạn kiểm tra đối với doanh nghiệp trực tiếp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, mà còn được phép kiểm tra bất kỳ tổ chức, cá nhân nào liên quan tới việc xuất nhập khẩu hàng hóa đó như ngân hàng, các tổ chức vận tải hay tổ chức bảo hiểm,…Nhờ vậy sẽ phát hiện ra những gian lận mà khâu thông quan đã bỏ sót.
Trong kiểm tra sau thông quan, đối tượng chịu sự kiểm tra đó là chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa. Đối tượng này bao gồm:
Người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Người được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
Đại lý làm thủ tục hải quan, DN cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh
Người được chủ hàng ủy quyền làm thủ tục hải quan
Khi tiến hành kiểm tra đối với các đối tượng này thì KTSTQ phải kiểm tra thông quan các dữ liệu, tài liệuchứng từ, sổ sách liên quan tới hàng hóa đó, các tài liệu này có thể ở trên giấy, cũng có thể ở dạng dữ liệu điện tử. Đây chính là đối tượng kiểm tra sau thông quan. Cụ thể đối tượng kiểm tra sau thông quan bao gồm:
Hồ sơ hải quan đang lưu giữ tại doanh nghiệp và đơn vị hải quan làm thủ tục hải quan cho hàng hóa liên quan
Chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa XNK đã được thông quan do doanh nghiệp lưu giữ ở dạng giấy tờ hoặc dữ liệu điện tử
Hàng hóa, nơi sản xuất nếu cần thiết và còn điều kiện
Để đảm bảo cho việc kiểm tra sau thông quan đạt hiệu quả cao, và tránh kiểm tra tràn lan lãng phí thì hoạt động kiểm tra phải được giới hạn trong phạm vi nhất định. Cụ thể là kiểm tra sau thông quan được thực hiện trong các phạm vi sau:
Kiểm tra tất cả hoạt động XNK của 1 doanh nghiệp trong một giai đoạn hoặc
Kiểm tra việc XNK 1 mặt hàng của 1 hoặc nhiều doanh nghiệp, trong một giai đoạn hoặc
Kiểm tra 1 hoặc nhiều nội dung của 1 hoặc nhiều mặt hàng XK/NK, của 1 doanh nghiệp, trong 1 giai đoạn hoặc
Kiểm tra 1 hoặc nhiều loại hình XK, NK của 1 doanh nghiệp, trong 1 giai đoạn
Những vấn đề chung về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Khái niệm phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là việc căn cứ vào tên gọi, mô tả về tính chất, thành phần, cấu tạo, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hoá để xác định, sắp xếp hàng hoá vào một mã số nhất định theo Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá, Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo thuật ngữ của Tổ chức hải quan thế giới WCO thì áp mã hàng hóa hay áp mã thuế hàng hóa (Tarriff classification of goods) là việc xác định dòng thuế trong Danh mục biểu thuế mà theo đó một hàng hóa cụ thể được phân loại.
Việc phân loại, áp mã hàng hóa trong lĩnh vực hải quan nhằm mục đích xác định mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hồ sơ hải quan, qua thực tế hàng hóa và các thông tin khác về hàng hóa; từ đó tìm được mức thuế suất thuế nhập khẩu (xuất khẩu), thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa đó. Đối với kiểm tra sau thông quan đây là một nghiệp vụ nhằm kiểm tra sự chuẩn xác trong việc khai báo mã và thuế suất hàng hóa của chủ hàng.
Trong định nghĩa trên, có đề cập đến một số thuật ngữ: mã số hàng hóa; Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá; Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Để hiểu được nội hàm của phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trước hết cần tìm hiểu về các khái niệm đó.
Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá
Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa là bản danh mục hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới ban hành, bao gồm danh sách các nhóm hàng, phân nhóm hàng cùng mã số tương ứng của các nhóm, phân nhóm hàng đó. Hệ thống còn bao gồm cả các chú giải phần, chương, nhóm, phân nhóm và các quy tắc giải thích cho hệ thống, được ban hành kèm Công ước Quốc tế về Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (International Convention on the Harmonized Commodity Description anh Coding System) (Công ước HS)
Hệ thống danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
Quá trình hình thành
Vào cuối năm 2006 Việt Nam đang thực hiện các công tác chuẩn bị cho việc tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO, để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thương mại và theo đúng tinh thần hội nhập thì VN cần phải có một danh mục hàng hóa XNK và Biểu thuế XNK đạt được các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt là thỏa mãn các chuẩn mực khoa học của Biểu thuế quan hài hòa ASEAN để đảm bảo việc thực hiện AHTN và Nghị định thư thực hiện AHTN.
Ngày 21/06/2006, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Hội thảo danh mục Biểu thuế hài hoà ASEAN với tinh thần xây dựng danh mục hàng hóa XNK Việt Nam thỏa mãn các tiêu chuẩn của AHTN, trở thành danh mục thuế quan của một nước thành viên; là phương tiện thu thuế và phân tích số liệu thống kê thương mại Quốc tế; đàm phán thương mại; kiểm tra giám sát Hải quan.
Hội thảo đã đưa ra một chương trình công tác, sự phối hợp tích cực của các Bộ ngành, cơ quan chức năng của chính phủ trong quá trình chuẩn bị, nghiên cứu xây dựng chính sách, đảm bảo các yếu tố cơ bản, cần thiết cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt nam.
Theo đó, nhóm chuyên viên kỹ thuật hàng hóa của các Tổng công ty/Công ty có trình độ chuyên môn về hàng hóa và nhóm chuyên viên về Danh mục Biểu thuế (chuyên viên Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế) đã phối hợp, hiệu đính bản dịch AHTN.
Ngày 13/6/2003, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam kem theo Quyết định 82/2003/QĐ-BTC, dựa trên cơ sở HS 2002 và hoàn toàn thống nhất với AHTN ; làm cơ sở xây dựng danh mục mặt hàng trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu; thống kê Nhà nước về xuất nhập khẩu và thực hiện chính sách quản lý Nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.2.2.2. Cấu trúc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
Danh mục gồm 2 phần tiếng Việt và tiếng Anh, với nội dung gồm 6 quy tắc tổng quát; các chủ giải phần, chương, chú giải nhóm, phân nhóm ; 21 phần, 97 chương (trong đó có 1244 nhóm hàng, 5225 phân nhóm hàng cấp độ 6 số, 10.681 phân nhóm 8 số) :
Phần I : Động vật sống, các sản phẩm từ động vật (gồm 5 chương – từ chương 1 đến chương 5)
Phần II : Các sản phẩm thực vật (gồm 9 chương – từ chương 6-14)
Phần III : Mỡ và dầu động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng ; mỡ ăn được đã chế biến ; các loại sáp động vật hoặc thực vật (chương 15)
Phần IV : Thực phẩm chế biến ; đồ uống ; rượu mạnh và giấm ; thuốc lá và các nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến (gồm 9 chương – từ chương 16-24)
Phần V : Khoáng sản (gồm 3 chương – từ chương 25-27)
Phần VI : Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp liên quan (gồm 11 chương – từ chương 28-38)
Phần VII : Plastic và các sản phẩm bằng plastic ; cao su và các sản phẩm bằng cao su (gồm 2 chương – từ chương 39-40)
Phần VIII : Da sống, da thuộc, da lông và các sản phẩm từ da ; bộ đồ yên cương, hàng du lịch,... (gồm 3 chương – từ chương 41-43)
Phần IX : Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ, lie và các sản phẩm làm bằng lie (chương 45), các sản phẩm thủ công nghiệp làm từ các vật liệu tết, bện, các sản phẩm làm bằng song, mây (chương 46)
Phần X : Bột giấy từ gỗ (chương 47) ; Giấy và các tông, các sản phẩm làm bằng bột giấy hoặc bằng các tông (chương 48) ; sách báo và các sản phẩm khác của ngành công nghiệp in (chương 49)
Phần XI : Nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt (gồm 14 chương – từ chương 50-63)
Phần XII : Giày dép (chương 64) ; mũ (chương 65) ; ô, dù, ba toong (chương 66) ; lông vũ và các sản phẩm bằng lông vũ,... (chương 67)
Phần XIII : Sản phẩm bằng đá, thạch cao, xi măng (chương 68) ; Gốm, sứ (chương 69) ; thủy tinh (chương 70)
Phần XIV : Ngọc trai, đá quý, kim loại quý,... (chương 71)
Phần XV : Kim loại cơ bản và các sản phẩm bằng kim loại cơ bản (12 chương – từ chương 72-83)
Phần XVI : Máy và các trang thiết bị cơ khí (chương 84 – gồm 85 nhóm hàng) ; Máy điện, thiết bị điện,...(chương 85 – gồm 48 nhóm hàng)
Phần XVII : Xe cộ, phương tiện bay, tàu thuyền và các thiết bị vận tải liên hợp (gồm 4 chương – từ chương 86-89)
Phần XVIII : Dụng cụ, thiết bị và máy quang học ; đồng hồ ; nhạc cụ, ... (gồm 3 chương – chương 90-92)
Phần XIX : Vũ khí và đạn (chương 93)
Phần XX : Các mặt hàng khác gồm đồ nội thất (chương 94) ; đồ chơi (chương 95) ; các mặt hàng khác (chương 96).
Phần XXI : Các tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm, đồ cổ (chương 97).
Trong mỗi chương, ở phần đầu sẽ có chú giải phần, chương; chú giải này xác định phạm vi của từng phần, chương và nhóm hàng. Các chú giải này bao gồm 4 loại: Chú giải loại trừ (loại trừ hàng hóa không thuộc vào phần, chương, nhóm và phân nhóm); chú giải định nghĩa (nêu lên khái niệm phạm vi của các từ, nhóm từ hay các diễn đạt khác); chú giải định hướng (định hướng làm thế nào để phân loại một hàng hóa cụ thể); chú giải bao trùm (bao trùm một danh sách hàng hóa điển hình được phân loại vào một nhóm cụ thể).
DM được chia làm 3 cột: Mã hiệu hàng; mô tã hàng hóa; đơn vị tính.
Căn cứ vào Danh mục này, Bộ Tài Chính đã ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (ban hành kèm Quyết định 106/2007/QĐ-BTC); Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (gồm có Danh mục hàng hóa và các mức thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA giai đoạn 2006-2013; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện khu vực Mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) và ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)); Biểu thuế xuất khẩu (ban hành kèm Quyết định 106/2007/QĐ-BTC).
Như vậy trong danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu, mỗi loại hàng hóa sẽ được phân vào một chương, nhóm, phân nhóm cụ thể và có một mã số nhất định. Vậy thì mã số hàng hóa là gì? Trong Danh mục HS và trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam nó được biểu hiện như thế nào?
Mã số hàng hóa
Mã số hàng hóa là dãy số dùng đê phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác, là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hóa.
Trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, mỗi chương được chi tiết thành nhiều nhóm hàng, mỗi nhóm hàng được mã hóa bằng 4 chữ số. Khi đứng độc lập thì giữa hai chữ số đó được ngăn các bằng dấu chấm :
XX.XX
Mỗi nhóm hàng được chi tiết thành các phân nhóm hàng, được mã hóa bằng 6 chữ số :
XXXX.XX
Nếu nhóm hàng không được chi tiết thành các phân nhóm thì 2 số bổ sung được đại diện bằng 2 số 0, mã số HH có dạng : XXXX.00. Ví dụ: 4807.00 (Giấy và các tông bồi (được làm bằng cách dán các lớp giấy phẳng hoặc các tông phẳng với nhau bằng một lớp keo dính), chưa tráng hoặc thấm tẩm bề mặt, đã hoặc chưa được gia cố với nhau, ở dạng cuộc hoặc tờ).
Một nhóm có thể được chi tiết thành phân nhóm cấp 1 và phân nhóm cấp 2. Phân nhóm cấp 1 có chữ số cuối cùng là số 0, và được kí hiệu bằng 1 gạch trong cột mô tả nhóm mặt hàng (-). Ví dụ: mã 4811.10: Giấy và các tông đã quét hắc ín, chất bi-tum hoặc nhựa đường. Trong trường hợp các phân nhóm cấp 1 được chia tiếp thành các phân nhóm cấp 2 thì phân nhóm cấp 1 này không được đánh mã số mà chỉ được kí hiệu bằng 1 gạch trong cột mô tả mặt hàng. Phân nhóm cấp 2 có chữ số cuối cùng là 1,2,3,4,5,6,7,8,9 và được kí hiệu bằng 2 gạch (--) ở cột mô tả nhóm mặt hàng. Ví dụ: 8443.91: Bộ phận, phụ tùng của máy in sử dụng các bộ phận in như bát chữ, trục lăn và các bộ phận in khác của nhóm 8442.
Trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, mã số hàng hóa được