Đề tài Kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh” là sự thể hiện cụ thể của chiến lược phát triển bền vững trong lĩnh vực kiến trúc toàn cầu hoá hiện nay. Thực tế thế giới cho thấy xây dựng mô hình “kiến trúc xanh” là xu hướng tất yếu để tiết kiệm năng lượng và giữ gìn môi trường theo tiêu chí phát triển bền vững. Không chỉ nghiên cứu về mặt kỹ thuật (như nguồn năng lượng, chất thải, sử dụng nước, sử dụng đất, ảnh hưởng đối với sinh thái khu vực và chất lượng không khí trong phòng.) “kiến trúc xanh” còn nghiên cứu đồng thời công năng và ý nghĩa mỹ học của kiến trúc. Tại Việt Nam, trong những năm qua, tình hình xây dựng ở các đô thị phát triển mạnh mẽ theo đà tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, như các nước đang phát triển, một vấn đề đang diễn ra là quá trình xây dựng có những tác động tiêu cực đến văn hóa và môi trường. Cụ thể là công nghệ và vật liệu truyền thống thường bị chối bỏ, các sản phẩm và vật liệu nhập ngoại đắt tiền được ưa chuộng, đôi khi không hề tiết kiệm năng lượng mà lợi nhuận lại rơi vào tay các nhà sản xuất tại các nền kinh tế phát triển. Môi trường khí hậu ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng báo động: bão lụt triền miên, ô nhiễm môi trường nước, môi trường khí, hiệu ứng nhà kính Do các tác động trên, cùng với trách nhiệm và quyền lợi, việc nhận thức và áp dụng “kiến trúc xanh” là một công việc mang tính cấp thiết để đảm bảo môi trường phát triển bền vững tại các đô thị Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, việc triển khai mới diễn ra lẻ tẻ ở một vài dự án, chưa thành hệ thống. Ngôi nhà cũng như cấu trúc đô thị sẽ phải thay đổi với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào “kiến trúc xanh”. Trước hết phải làm rõ khái niệm “kiến trúc xanh” trong điều kiện Việt Nam, các tiêu chí cụ thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng “kiến trúc xanh” đã được áp dụng tại Việt Nam. Từ đó đề xuất mô hình hợp lý để sử dụng năng lượng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu mô hình kiến trúc xanh tại Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” là rất cần thiết và cấp bách.

doc49 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 13120 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiến trúc xanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG -----------------------0O0------------------- ĐỀ TÀI: KIẾN TRÚC XANH GVHD: ĐÀO VĨNH LỘC NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5 Đà lạt, ngày 25 tháng 11 năm 2011 MỤC LỤC Mở đầu Chương 1. Khái niệm và thực hành kiến trúc xanh 1.1 Kiến trúc xanh 1.1.1 Khái niệm. 1.1.2 Mục đích phát triển kiến trúc xanh 1.1.3 Nội dung cơ bản của kiến trúc xanh 1.1.4. Quan niệm đúng về kiến trúc xanh 1.2 Sự phát triển kiến trúc xanh ở các nước châu Á và thế giới 1.2.1 Sự phát triển kiến trúc xanh tại các nước Châu Á 1.2.2. Sự phát triển kiến trúc xanh trên thế giới 1.2.2.1 Châu Mỹ 1.2.2.2 Châu Âu 1.2.2.3 Châu Úc 1.3. Sự phát triển kiến trúc xanh ở Trung Quốc. 1.3.1 Quá trình phát triển kiến trúc xanh tại Trung Quốc 1.3.2. Một số công trình nhà ở kiến trúc xanh tiêu biểu ở Trung Quốc 1.3.3. Một số công trình thiết kế kiến trúc năng lượng thấp. 1.4. Các công trình nổi tiếng thế giới Chương 2: Kiến trúc xanh cho nhà ở Việt Nam giải pháp nghiên cứu từ kinh nghiệm Trung Quốc. 2.1 Nhà ở truyền thống Việt Nam từ góc nhìn Kiến trúc xanh 2.1.1 Khái quát về kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam 2.1.2 Tổng hợp, đánh giá kiến trúc xanh ở Việt Nam 2.2 Nhà ở căn hộ từ góc nhìn kiến trúc xanh 2.2.1 Một số đánh giá thực tế về nhà ở Việt Nam hiện tại từ góc nhìn kiến trúc xanh 2.2.2 Phân tích, đánh giá về vấn đề sử dụng năng lượng, vật liệu, điều kiện môi trường, tiện nghi trong, ngoài nhà 2.2.2. Nguyên nhân gây tổn thất năng lượng cho công trình đang vận hành tại Việt Nam 2.2.3. Kiến trúc xanh và những vấn tồn tại của Việt Nam Chương 3: Tính toán hiệu quả kinh tế của kiến trúc xanh qua sử sụng vật liệu 3.1 Các vấn đề chung 3.1.1. Tính năng các vật liệu thông thường: Bê tông 3.1.2 Kim loại- Thép 3.1.3 Gỗ 3.1.4 Kính 3.1.5 Tre 3.1.6 Tấm lợp 3.2. Sử dụng vật liệu trong thiết kế bao che 3.3 Giải pháp sử dụng vật liệu cho cửa, mái 3.3.1 Chọn hướng mở cửa sổ 3.3.2 Hạn chế môi trường truyền dẫn nhiệt qua cửa sổ 3.3.3 Truyền nhiệt đối lưu gió qua cửa sổ 3.3.4 Truyền nhiệt bức xạ Chương 4. Những giải pháp kiến trúc xanh Trung Quốc có thể áp dụng tại Việt Nam 4.1 Đánh giá những đặc điểm tương đồng về địa lý, khí hậu, môi trường của Việt Nam và Trung Quốc 4.2 Những giải pháp kiến trúc, công nghệ xanh cho nhà ở Việt Nam có khả năng tiếp cận từ kinh nghiệm Trung Quốc 4.2.1 Quy hoạch, hình dạng và hướng nhà.  4.2.2 Tổ chức không gian trong nhà và môi trường nội thất. 4.2.2 Thiết kế che nắng cho nhà ở 4.2.3 Môi trường ngoài nhà. 4.3. Thiết kế sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và phi truyền thống trong nhà ở 4.3.1 Hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời 4.3.2 Hệ thống cung cấp khí đốt từ chất thải sinh học (biogas) Chương 5: Giải pháp giảm trừ ô nhiễm môi trường 5.1. Giảm trừ rác thải trong sinh hoạt, vận hành, sử dụng công trình 5.1.1 Hệ thống thu gom rác thải 5.1.1.1. Hệ thống thu gom rác trong nhà cao tầng 5.1.1.2. Hệ thống thu gom rác trong khu đô thị 5.1.1.3. Hệ thống thu gom rác trong nhà ở gia đình  5.2 Giảm trừ ô nhiễm bằng giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước thải 5.2.1. Nguyên tắc thiết kế 5.2.2. Giải pháp 5.2.2.1. Hệ thống vệ sinh chi phí thấp, phân tán 5.2.2.2. Thiết kế, sử dụng bể tự hoại tại các nước trên thế giới 5.2.3. Thiết kế, sử dụng bể tự hoại thực tế ở Việt Nam 5.2.3. Thiết kế, sử dụng bể tự hoại thực tế ở Việt Nam 5.2.4 Bãi lọc ngầm 5.2.5 Hồ sinh học 5.2.6 Giải pháp thu gom, vận chuyển nước thải phân tán 5.2.7 Tái sử dụng nước thải và phân trong nông nghiệp 5.3 Giảm trừ ô nhiễm bằng giải pháp tạo hình kiến trúc và trang trí nội thất đơn giản 5.3.1 Yêu cầu chung 5.3.2 Giải pháp đối với nhà ở thấp tầng 5.3.2.1. Nhà ở nông thôn 5.3.2.2. Nhà ở chia lô đô thị 5.3.2.3. Nhà ở biệt thự 5.3.3 Giải pháp đối với nhà ở cao tầng 5.3.3.1. Bố cục tổng mặt bằng 5.3.3.2. Các dạng tổ chức mặt bằng, hình khối chung 5.3.3.3. Tổ chức các bộ phận chức năng trên mặt bằng 5.3.3.4. Giải pháp tạo hình mặt đứng 5.3.3.5. Thiết kế không gian căn hộ 5.3.3.6. Trang trí nội thất đơn giản: KẾT LUẬN Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài “Kiến trúc xanh” là sự thể hiện cụ thể của chiến lược phát triển bền vững trong lĩnh vực kiến trúc toàn cầu hoá hiện nay. Thực tế thế giới cho thấy xây dựng mô hình “kiến trúc xanh” là xu hướng tất yếu để tiết kiệm năng lượng và giữ gìn môi trường theo tiêu chí phát triển bền vững. Không chỉ nghiên cứu về mặt kỹ thuật (như nguồn năng lượng, chất thải, sử dụng nước, sử dụng đất, ảnh hưởng đối với sinh thái khu vực và chất lượng không khí trong phòng...) “kiến trúc xanh” còn nghiên cứu đồng thời công năng và ý nghĩa mỹ học của kiến trúc. Tại Việt Nam, trong những năm qua, tình hình xây dựng ở các đô thị phát triển mạnh mẽ theo đà tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, như các nước đang phát triển, một vấn đề đang diễn ra là quá trình xây dựng có những tác động tiêu cực đến văn hóa và môi trường. Cụ thể là công nghệ và vật liệu truyền thống thường bị chối bỏ, các sản phẩm và vật liệu nhập ngoại đắt tiền được ưa chuộng, đôi khi không hề tiết kiệm năng lượng mà lợi nhuận lại rơi vào tay các nhà sản xuất tại các nền kinh tế phát triển. Môi trường khí hậu ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng báo động: bão lụt triền miên, ô nhiễm môi trường nước, môi trường khí, hiệu ứng nhà kính… Do các tác động trên, cùng với trách nhiệm và quyền lợi, việc nhận thức và áp dụng “kiến trúc xanh” là một công việc mang tính cấp thiết để đảm bảo môi trường phát triển bền vững tại các đô thị Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, việc triển khai mới diễn ra lẻ tẻ ở một vài dự án, chưa thành hệ thống. Ngôi nhà cũng như cấu trúc đô thị sẽ phải thay đổi với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào “kiến trúc xanh”. Trước hết phải làm rõ khái niệm “kiến trúc xanh” trong điều kiện Việt Nam, các tiêu chí cụ thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng “kiến trúc xanh” đã được áp dụng tại Việt Nam. Từ đó đề xuất mô hình hợp lý để sử dụng năng lượng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu mô hình kiến trúc xanh tại Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” là rất cần thiết và cấp bách. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các công trình nhà ở cao tầng, cao ốc văn phòng và trường học ở các vùng miền Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, thân thiện với môi trường, phát triển bền vững. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về “kiến trúc xanh”. Đề xuất các tiêu chí xây dựng mô hình “kiến trúc xanh” tại các đô thị Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng và kết hợp linh hoạt các phương pháp: thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, hệ thống, tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ và kiểm chứng những lý luận để nghiên cứu giải quyết những vấn đề đã đặt ra. Công tác điều tra khảo sát: thu thập tư liệu từ các cơ quan trung ương, địa phương, từ đó quy nạp, phân tích đồng thời thu thập đối chiếu các ý kiến liên quan đóng góp của các chuyên gia. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Đề tài có khả năng ứng dụng vào thực, bám sát thực tế và yêu cầu sử dụng thông qua phương thức chuyển giao kết quả trực tiếp. Các mô hình xây dựng sẽ được chuyển giao trực tiếp cho các cơ quan thẩm quyền để áp dụng vào từng công trình, từng dự án để sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và bảo vệ môi trường bền vững. Các mô hình đề xuất sẽ cung cấp cho các cán bộ và tổ chức chuyên ngành một công cụ đắc lực và hữu hiệu để thiết kế cũng như đánh giá các dự án xây dựng sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Việc đề xuất mô hình “kiến trúc xanh” không những phục vụ trực tiếp cho công tác thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng mà còn là động lực gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan như kinh tế xây dựng, vật liệu và trang thiết bị xây dựng, phát triển và quản lý năng lượng… Đối với kinh tế - xã hội: Thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân. Chương 1. Khái niệm và thực hành kiến trúc xanh thế giới và Trung Quốc 1.1 Kiến trúc xanh. 1.1.1 Khái niệm. Ứng dụng Kiến trúc xanh trong công trình (Green Building) nhằm tạo lập một môi trường sinh sống tốt cho con người, đồng thời bảo vệ môi trường, tạo sự phát triển cân bằng cho hệ sinh thái đô thị. Kiến trúc xanh thể hiện toàn diện mục tiêu phát triển bền vững, tiếp cận có hệ thống vào thiết kế, xây dựng, sản xuất vật liệu, vận hành khai thác và duy tu bảo dưỡng . 1.1.2 Mục đích phát triển kiến trúc xanh. - Kiến trúc thích ứng với khí hậu - Tạo môi trường vi khí hậu thuân lợi cho con người - Sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm nước,… - Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt… 1.1.3 Nội dung cơ bản của kiến trúc xanh. Kiến trúc xanh là kiến trúc vì môi trường. Nguyên tắc xuyên suốt của kiến trúc xanh là những gì kiến trúc lấy của thiên nhiên, phải cố gắng trả lại nhiều nhất cho thiên nhiên. Những nội dung chủ yếu của kiến trúc xanh gồm: -Lựa chọn quy mô công trình hợp lý. -Sử dụng các vật liệu tái chế hoặc có thể tái chế lại được. -Sử dụng các vật liệu có năng lượng tự thân thấp.  -Sử dụng gỗ được khai thác có kế hoạch. -Có hệ thống thu lại nước. -Ít gây tốn kém năng lượng trong khi sử dụng công trình. -Tái sử dụng các công trình trong đô thị. -Giảm bớt các chất hóa học suy yếu tầng ô zôn. -Bảo tồn môi trường tự nhiên. -Hiệu quả (trong sử dụng) năng lượng. -Hướng nắng. -Dễ tiếp cận với giao thông công cộng. 1.1.4. Quan niệm đúng về kiến trúc xanh Không nên nhầm lẫn giữa kiến trúc xanh với hình ảnh của các khu nghỉ sang trọng rợp bóng cây hay các toà nhà hi-tech cực hiện đại. Một cách ngắn gọn và cụ thể, có thể dựa trên các câu hỏi do Cơ quan uy tín về kiến trúc Hoa Kỳ - American Institute of Architects - hàng năm khi bình chọn trao giải công trình xanh như: Có sử dụng năng lượng hiệu quả không? Có tận dụng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm nước không? Công trình có hoà nhập với cộng đồng chung quanh không? Tóm lại, cái mà ta xây có tác động thế nào đến môi trường tự nhiên và xã hội chung quanh ta? để hiểu được khái niệm “Kiến Trúc Xanh”. Cũng không nên quan niệm “xanh” là hoàn toàn không dùng máy lạnh, mà nên hiểu là trong phương án thiết kế có sử dụng các giải pháp cách nhiệt tốt, che chắn nắng tốt…, để máy lạnh hoạt động thấp mà hiệu quả cao. Xanh cũng không phải là không dùng kính (vì kính giúp đưa ánh sáng vào nhà giảm chi phí chiếu sáng) nhưng phải dùng kính hai lớp, phản quang, cách nhiệt, cách âm, chống bụi tốt. ở những nơi có thể, người ta tận dụng tối đa thông thoáng tự nhiên, cải tạo vi khí hậu quanh nhà bằng cây xanh, hồ nước, thảm cỏ… Từ đó tiến dần đến ngôi nhà hoàn toàn dùng thông thoáng tự nhiên   Cần phải tránh thái độ cực đoan về kiến trúc xanh (xanh là mái nhà tranh trong vườn cây xanh mướt) vì đời sống hiện đại không phải lúc nào cũng như thế được. Luôn cần có sự hiểu biết sâu sắc về môi trường tự nhiên và xã hội trước khi đề ra giải pháp thiết kế cho “kiến trúc xanh”. Khác với vùng ôn đới: mặt trời luôn ở phía bắc hay phía nam, tuỳ thuộc nhà ở nam hay bắc bán cầu mà mở cửa sổ về hướng đó để lấy nhiệt. Vùng nhiệt đới thì ngược lại, cần tránh nhiệt, mặt trời nằm ở phía đông và tây nên tường quay về phía đó và phải được che chắn cách nhiệt tốt. Mái nhà là nơi bị chiếu sáng suốt ngày nên phải chống nóng cho mái nên có thể dùng mái có nước, nước cản nóng rất tốt. Dĩ nhiên nó sẽ sinh nhiều vấn đề như muỗi chẳng hạn. Cho nên tuỳ theo vị trí mái có chăm sóc, bảo trì dễ hay không để khắc phục: Thả cá được không? Làm vườn cảnh được không? 1.2 Sự phát triển kiến trúc xanh ở các nước châu Á và thế giới: 1.2.1 Sự phát triển kiến trúc xanh tại các nước Châu Á. Tại các nước châu Á hiện nay, nhiều nước ở Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, UAE…đã có sự phát triển mạnh mẽ về nghiên cứu ứng dụng kiến trúc xanh thể hiện ở cả 2 mặt: Lập cơ quan nghiên cứu, ban hành văn bản, chính sách và hệ thống đánh giá kiến trúc xanh bên cạnh các hoạt động thực hành thiết kế xây dựng công trình thực tế.Ví dụ như Hệ thống đánh giá EEWH của Đài Loan, hệ thống GRIHA của Ấn Độ. Hình 1.1 : Cao ốc xanh do kiến trúc sư Ken Yeang thiết kế. 1.2.2 Sự phát triển Kiến trúc xanh trên thế giới. 1.2.2.1 Châu Mỹ. Hệ thống đánh giá kiến trúc xanh của Mỹ ra đời năm 1995 là LEED (Leadership in Energy and Environment Design), năm 2005 họ phát triển LEED cho các công trình cải tạo và công trình mới (LEED-NC), cũng được nhiều nước tin cậy áp dụng hoặc chuyền hoá như Mexico, Canada . Ngoài ra Mỹ còn có chứng chỉ “Nhãn hiệu công trình xanh” gồm 4 cấp: 1.2.2.2 Châu Âu. Các nước châu Âu có nền khoa học công nghệ phát triển nên lĩnh vực kiến trúc xanh cũng đạt trình độ phát triển rất cao và hoàn thiện. Hầu hết các nước có hệ thống đánh giá và chính sách phát triển kiến trúc xanh đầy đủ, ví dụ như nước Đức có Hội đồng Công trình bền vững với công cụ: Giấy chứng nhận Công trình bền vững Đức, nước Anh có Phương pháp đánh giá BREEAM của Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng Anh (Building Research Establishment – BRE). 1.2.2.3 Châu Úc. Hội đồng công trình kiến trúc xanh Australia đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn xanh cho công trình gọi là GREEN STAR và hệ thống xếp hạng môi trường xây dựng quốc gia NABERS. 1.3. Sự phát triển kiến trúc xanh ở Trung Quốc. 1.3.1. Quá trình phát triển kiến trúc xanh tại Trung Quốc. Trung Quốc đã đưa ra quan niệm phát triển khoa học và chiến lược phát triển bền vững rõ ràng, trong đó Quy hoạch “11.5” nhấn mạnh xây dựng xã hội theo mô hình môi trường thân thiện, tiết kiệm tài nguyên. “Tiêu chuẩn đánh giá kiến trúc xanh” của Trung Quốc định nghĩa kiến trúc xanh là “kiến trúc mà trong chu kỳ tuổi thọ của mình có thể tiết kiệm tài nguyên và năng lượng một cách tối đa, bảo vệ môi trường và giảm bớt ô nhiễm, tạo không gian sử dụng hiệu quả, thích hợp, lành mạnh có lợi cho sức khỏe, tồn tại hài hoà với tự nhiên”. Trung Quốc phát triển kiến trúc xanh theo những nguyên tắc sau: - Tuỳ theo địa điểm, hoàn cảnh mà có sự điều chỉnh sáng tạo hợp lý. - Đánh giá phân tích toàn chu kỳ tuổi thọ (LCA) phải đạt được mục tiêu “4 điểm tiết kiệm” toàn diện. - Khống chế tổng lượng và “ưu hoá thăng bằng”. - Khống chế toàn quá trình từ thiết kế thi công đến quản lý vận hành. Hệ thống pháp quy về kiến trúc xanh ở Trung Quốc gồm: Luật tiết kiệm năng lượng Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Luật tái sinh nguồn năng lượng Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Phương pháp quản lý nguồn vốn khuyến khích tài chính về cải tạo kỹ thuật tiết kiệm năng lượng... và nhiều văn bản liên quan và có ảnh hưởng đến kiên trúc xanh như: Tiêu chuẩn đánh giá kiến trúc xanh, Sổ tay đánh giá kỹ thuật nhà ở sinh thái Trung Quốc, Hệ thống đánh giá kiến trúc xanh Olympic GOBAS, Nguyên tắc hướng dẫn kỹ thuật kiến trúc xanh, Nguyên tắc thi công xanh. Bên cạnh đó Trung Quốc còn tổ chức nghiên cứu phát triển sản phẩm kỹ thuật trọng điểm phục vụ xây dựng xanh. 1.3.2. Một số công trình thiết kế kiến trúc năng lượng thấp. Các công trình năng lượng thấp ở Trung Quốc sử dụng kỹ thuật sau: - Kỹ thuật tiết kiệm năng lượng kết cấu bảo vệ kiến trúc gồm kỹ thuật tiết kiệm năng lượng tường ngoài, Hệ thống giữ nhiệt dán ngoài, Hệ thống kỹ thuật bản tấm EPS và tường đổ tại chỗ. - Kỹ thuật giữ nhiệt, cách nhiệt cửa sổ ngoài và tường mành, Cửa sổ tiết kiệm năng lượng, Kỹ thuật che nắng, Kỹ thuật tường mành. - Kỹ thuật tiết kiệm năng lượng trên mái nhà gồm: Hệ thống mái nhà ngược cách nhiệt, giữ nhiệt, mái nhà cây xanh, mái nhà giữ nước. - Kỹ thuật sử dụng nguồn năng lượng tái tạo gồm: ứng dụng năng lượng mặt trời trong đun nước nóng, điều hoà, sưởi ấm. - Kỹ thuật bơm nhiệt gồm: Kỹ thuật bơm nhiệt nguồn nước ngầm, Kỹ thuật bơm nhiệt nguồn nước bề mặt, Kỹ thuật bơm nhiệt nguồn đất bằng hình thức ống được chôn lấp, hệ thống bơm nhiệt nguồn nước phân tán. 1.4. Các công trình kiến trúc xanh độc đáo nhất thế giới Đó là những công trình thân thiện môi trường và tối ưu hóa các tính năng về năng lượng cũng như bảo vệ môi trường. Những công trình kiến trúc phỏng sinh học được đánh giá là tương lai của ngành kiến trúc trong những thế kỷ tới, tiến một bước gần hơn đến với Thế Giới Tự Nhiên. Với sự tính toán về mặt toán học và nghiên cứu về cấu trúc tự nhiên một cách cực kì phức tạp, các kiến trúc sư và kỹ sư nổi tiếng đã xây dựng nên những công trình đáng kinh ngạc gồm 12 công trình sau đây: Tòa nhà Anti-Smog (Pháp) Tòa nhà Anti-Smog được thiết kể bởi kỹ sư tài năng Vincent Callebaut. Callebaut đã miêu tả công trình của mình như là một tòa nhà ăn khói bụi độc hại từ tình trạng giao thông kinh khủng của Paris bằng việc hấp thụ và tái chế khí thải. Bên cạnh đó,tòa nhà Anti-Smog còn khai thác nước mưa từ các vùng xanh trên mái nhà nhằm sử dụng cho toàn bộ tòa nhà.    Tòa nhà Ascent ( Mỹ) Tòa nhà Ascent ở gần cầu Roebling, bang Cincinnati, Mỹ, được xây dựng bởi kiến trúc sư Daniel Libeskind. Phần mái nhà hình trăng lưỡi liềm lấy ý tưởng từ thiên nhiên, và cũng giúp cho những vị khách tham quan tòa nhà có tầm nhìn rộng tới toàn cảnh thành phố. Ark of the Word (Costa Rica) Ark of the world là tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng – Greg Lynn. Dựa trên nền tảng kiến trúc do chính ông tạo dựng “kiến trúc giọt nước” – kiểu nhà dựa trên hình dáng gần giống như các con amip và một số biến thể tự nhiên khác của nó tạo nên các thiết kế nền tảng của các tòa nhà. “Ark of the world” được xây dựng tại khu rừng mưa Costa Rica, nhằm phục vụ cho nghiên cứu sinh thái và giảng dạy. Phần mái của tòa nhà được làm căng ra hết cỡ tạo thành một sân rộng cho những ai thích ngắm cảnh qua khu rừng mưa, còn khu vườn nước theo kiểu cột giúp cho nơi đây luôn mát mẻ. Toà nhà Bionic Tower (Trung Quốc) Tòa nhà được thiết kế bởi các kiến trúc sư Tây Ban Nha và được bắt đầu xây dựng từ năm 1997. Nhưng phải tới năm 2010, tòa nhà mới được hoàn thành. Tòa nhà có chiều cao 1.228 mét và có giá lên đến 14,4 tỷ đôla. Trên thực tế, tòa tháp này là một thành phố đứng thẳng - một thành phố sinh thái. Tòa City Hall (Anh) Tòa nhà được thiết kế bởi công ty của Norman Foster – người tin rằng: “thế giới có thể thay đổi bằng cách thay đổi thiết kế nơi mà chúng ta sống“. Tòa nhà được thiết kế nằm cạnh sông Thames, thuộc khu Southwark của London. Foster coi nó như một viên ngọc treo bên cạnh dòng sông của thành phố. Mục đích chính khi xây dựng tòa nhà là không gây ô nhiễm môi trường, bằng các loại vật liệu bền vững. National Space Centre - Trung tâm không gian quốc gia (Anh) Trung tâm không gian quốc gia của Anh, được thiết kế bởi kiến trúc sư Nicholas Grimshaw, là một trong những công trình kiến trúc phỏng sinh học đầu tiên được xây dựng trên thế giới. Nó được thiết kế chủ yếu với loại thép nhẹ, bao gồm một tòa tháp tên lửa nhằm phục vụ cho mục đích chinh phục không gian. Cách thiết kế giúp cho tòa nhà sử dụng nguyên vật liệu ít nhất để tạo nên một tòa nhà bề thế và vững chắc. Tòa nhà Turing Torso (Thụy Điển) Là tòa nhà cao nhất ở xứ Scandinavia, Turning Torso, được thiết kế bởi kiến trúc sư Santiango Calatrava. Với tổng diện tích xây dựng 12.150m2, Turning Torso được chia thành 9 khối nhà hình ngũ giác, mỗi khối gồm 5 tầng xếp chồng lên nhau. Các khối nhà đều có diện tích bằng nhau nhưng mỗi tầng lại được sắp đặt lệch nhau một góc 1,6 độ xoay theo chiều kim đồng hồ. Với tổng cộng 54 tầng, toàn bộ tòa nhà “tự vặn thân mình” được một góc 90 độ tính từ mặt đất lên đến đỉnh tháp. Đây cũng được coi là biểu tượng của thành phố Malmö. Ban đầu, thiết kế của ông bị chỉ trích dữ dội về tính thực tế, cũng như tuổi thọ công trình, nhưng giờ đây, khi công trình được xây dựng thành công, mọi người chỉ còn biết trầm trồ khen ngợi. Tòa nhà Selfridges Building Selfridges được xây dựng bởi kiến trúc sư Jan Kaplicky. Hoàn thành vào năm 2003, tòa nhà vẫn luôn giữ vị trí số 1 cho kiến trúc về nhà mô phỏng sinh học. Công trình thoạt nhìn trông thật lạ lùng với dáng dấp của “một sinh vật dị thường ngoài hành tinh” và một lớp vỏ gồm 15.000 chiếc đĩa nhôm bao bọc. Dưới tác
Luận văn liên quan