Du lịch luôn được coi là sứ giả hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc.
Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao,
thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Ngày
nay, cùng với xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng
đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi
quốc gia.
Theo công bố mới đây tại Hội nghị Bộ trưởng du lịch G20 vừa diễn ra ngày 16 tháng 5 năm
2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới, tương
đương 6 nghìn tỷ USD. Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Năm 2011, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng không lấy gì làm tốt đẹp và ổn
định, ngành du lịch toàn thế giới vẫn tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách và thu nhập du lịch
tăng 3,8%. Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong những năm tới,
đạt 1 tỷ lượt khách trong năm 2012 và 1,8 tỷ lượt năm 2030. Dự kiến trong 10 năm tới, ngành công
nghiệp này sẽ tăng trưởng trung bình 4% một năm, đóng góp 10% GDP toàn cầu (tương đương 10
nghìn tỷ USD).
Bên cạnh những chỉ số đóng góp ấn tượng trên, du lịch cũng được đánh giá là ngành quan trọng
tạo nhiều việc làm cho xã hội, chiếm 8% lao động toàn cầu. Cứ mỗi một việc làm trong ngành du
lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các ngành khác. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt
trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng, và
gấp 3 lần ngành tài chính. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy mậu dịch quốc tế.
Năm 2011, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế bao gồm cả vận chuyển hành khách đạt 1,2 nghìn tỷ
USD, chiếm 30% xuất khẩu toàn thế giới.
Không nằm ngoài xu thế đó, ngành du lịch của Vương quốc Thái Lan cũng là một ngành chính
của nền kinh tế nước này. Thái Lan là đất nước du lịch với những điểm du lịch đặc sắc thế giới mang
đậm văn hóa dân tộc. Ngành du lịch ở Thái Lan rất phát triển đặc biệt là du lịch quốc tế. Hàng năm
có tới hàng triệu lượt du khách quốc tế tìm đến Thái Lan cho sự lựa chọn về một điểm đến ở Đông
Nam Á. Năm 2009, Thái Lan đã thu hút được hơn 14 triệu lượt khách du lịch và đóng góp 9,97% vào
GDP. Năm 2011, dù phải gánh chịu trận lụt khủng khiếp nhất trong vòng 50 năm qua với ba phần tư
diện tích quốc gia này bị ngập lụt, song doanh thu của ngành du lịch vẫn đạt mức cao kỷ lục, 734,59
Baht (tương đương với khoảng 23,08 tỷ USD), tăng 23,92% so với năm 2010. Trong năm này, xứ sở
“nụ cười” đã tiếp đón được 19,09 triệu lượt khách, tăng 19,8% so với năm 2010.
Cũng như Thái Lan, hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển. Việt
Nam được đánh giá là một đất nước rất an toàn, ổn định về chính trị xứng đáng là “Điểm đến của
thiên niên kỷ mới”. Xét về tài nguyên du lịch tự nhiên, dù rằng diện tích của Việt Nam nhỏ hơn Thái
Lan nhưng sự đa dạng về địa hình, khí hậu cũng như hệ động thực vật của chúng ta lại có phần nhỉnh
hơn hẳn. Tuy nhiên, Thái Lan lại có được sự giàu có và dồi dào ngang ngửa với Việt Nam về tài
nguyên du lịch văn hóa (bao gồm các yếu tố như di tích lịch sử, lễ hội, văn hóa, truyền thống.).
Thế nhưng tại sao Việt Nam lại thua kém Thái Lan nhiều đến vậy trong khi cả hai nước được
nhận định là có tiềm năng du lịch khá tương đồng? Những kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế ở
Thái Lan là gì? Và những kinh nghiệm đó có gì tương đồng và hữu ích đối với Việt Nam?
Nhận thức được tầm quan trọng, tính thời sự của vấn đề này cũng như những hiệu quả của việc
học hỏi những kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan đối với Việt Nam hiện nay, tác
giả đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Kinh nghiệm phát triển Du lịch quốc tế của Thái Lan và
những gợi ý cho Việt Nam”.
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2280 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm phát triển Du lịch quốc tế của Thái Lan và những gợi ý cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm phát triển Du lịch quốc tế của Thái
Lan và những gợi ý cho Việt Nam
International tourism development experience of Thailand and
the suggestions for Vietnam
NXB H. : ĐHKT, 2012 Số trang 99 tr. +
Nguyễn Minh Ngọc
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế ; Mã số:60 31 07
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Năm bảo vệ: 2009
Abstract. Nghiên cứu một số lý luận chung về du lịch quốc tế. Nghiên cứu kinh nghiệm
phát triển hoạt động du lịch quốc tế của Thái Lan và Việt Nam. Phân tích kinh nghiệm phát
triển du lịch quốc tế của Thái Lan. Đưa ra một số giải pháp từ kinh nghiệm phát triển du lịch
quốc tế của Thái Lan để phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam
Keywords: Kinh tế đối ngoại; Phát triển Du lịch; Thái Lan
Content.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Du lịch luôn được coi là sứ giả hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc.
Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao,
thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Ngày
nay, cùng với xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa, du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng
đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP của mỗi
quốc gia.
Theo công bố mới đây tại Hội nghị Bộ trưởng du lịch G20 vừa diễn ra ngày 16 tháng 5 năm
2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới, tương
đương 6 nghìn tỷ USD. Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Năm 2011, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng không lấy gì làm tốt đẹp và ổn
định, ngành du lịch toàn thế giới vẫn tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách và thu nhập du lịch
tăng 3,8%. Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong những năm tới,
đạt 1 tỷ lượt khách trong năm 2012 và 1,8 tỷ lượt năm 2030. Dự kiến trong 10 năm tới, ngành công
nghiệp này sẽ tăng trưởng trung bình 4% một năm, đóng góp 10% GDP toàn cầu (tương đương 10
nghìn tỷ USD).
Bên cạnh những chỉ số đóng góp ấn tượng trên, du lịch cũng được đánh giá là ngành quan trọng
tạo nhiều việc làm cho xã hội, chiếm 8% lao động toàn cầu. Cứ mỗi một việc làm trong ngành du
lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các ngành khác. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt
trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng, và
gấp 3 lần ngành tài chính. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy mậu dịch quốc tế.
Năm 2011, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế bao gồm cả vận chuyển hành khách đạt 1,2 nghìn tỷ
USD, chiếm 30% xuất khẩu toàn thế giới.
Không nằm ngoài xu thế đó, ngành du lịch của Vương quốc Thái Lan cũng là một ngành chính
của nền kinh tế nước này. Thái Lan là đất nước du lịch với những điểm du lịch đặc sắc thế giới mang
đậm văn hóa dân tộc. Ngành du lịch ở Thái Lan rất phát triển đặc biệt là du lịch quốc tế. Hàng năm
có tới hàng triệu lượt du khách quốc tế tìm đến Thái Lan cho sự lựa chọn về một điểm đến ở Đông
Nam Á. Năm 2009, Thái Lan đã thu hút được hơn 14 triệu lượt khách du lịch và đóng góp 9,97% vào
GDP. Năm 2011, dù phải gánh chịu trận lụt khủng khiếp nhất trong vòng 50 năm qua với ba phần tư
diện tích quốc gia này bị ngập lụt, song doanh thu của ngành du lịch vẫn đạt mức cao kỷ lục, 734,59
Baht (tương đương với khoảng 23,08 tỷ USD), tăng 23,92% so với năm 2010. Trong năm này, xứ sở
“nụ cười” đã tiếp đón được 19,09 triệu lượt khách, tăng 19,8% so với năm 2010.
Cũng như Thái Lan, hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển. Việt
Nam được đánh giá là một đất nước rất an toàn, ổn định về chính trị xứng đáng là “Điểm đến của
thiên niên kỷ mới”. Xét về tài nguyên du lịch tự nhiên, dù rằng diện tích của Việt Nam nhỏ hơn Thái
Lan nhưng sự đa dạng về địa hình, khí hậu cũng như hệ động thực vật của chúng ta lại có phần nhỉnh
hơn hẳn. Tuy nhiên, Thái Lan lại có được sự giàu có và dồi dào ngang ngửa với Việt Nam về tài
nguyên du lịch văn hóa (bao gồm các yếu tố như di tích lịch sử, lễ hội, văn hóa, truyền thống...).
Thế nhưng tại sao Việt Nam lại thua kém Thái Lan nhiều đến vậy trong khi cả hai nước được
nhận định là có tiềm năng du lịch khá tương đồng? Những kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế ở
Thái Lan là gì? Và những kinh nghiệm đó có gì tương đồng và hữu ích đối với Việt Nam?
Nhận thức được tầm quan trọng, tính thời sự của vấn đề này cũng như những hiệu quả của việc
học hỏi những kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan đối với Việt Nam hiện nay, tác
giả đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Kinh nghiệm phát triển Du lịch quốc tế của Thái Lan và
những gợi ý cho Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trên thế giới và có xu
hướng phát triển nhanh. Trong đó, Thái Lan là nột trong những nước có hoạt động kinh doanh du
lịch phát triển nhất trên thế giới, đặc biệt là du lịch quốc tế. Vì vậy có không ít sách, báo và tài liệu
tham khảo viết về vấn đề này.
- Du lịch và kinh doanh – NXB Văn hóa Thông tin, 1995 (Trần Nhạn), tác giả đã trình bày một
cách đầy đủ về hiện tượng, bản chất, khái niệm du lịch. Nguồn lực phát triển du lịch, các thể loại,
kinh doanh du lịch. Chân dung các chủ doanh nghiệp du lịch, quản lý Nhà nước. Vị trí của văn hóa
du lịch với hoạt động du lịch.
- Thái Lan (Đối thoại với các nền văn hóa) – NXB Trẻ, 2002 (Trịnh Huy Hóa) sẽ giúp chúng ta
tìm hiểu về nền văn hóa cũng như lối sống của Thái Lan theo một cấu trúc chung từ điều kiện tự
nhiên, nguồn gốc dân tộc, lịch sử và nền kinh tế cho đến ngôn ngữ, tôn giáo, lễ hội, phong tục, lối
sống…
- Văn hóa du lịch Châu Á – Thái Lan (Đất nước của nụ cười) – NXB Thế Giới, 2007 (Vũ Thị
Hạnh Quỳnh) đã mang lại cho ngươi đọc một cái nhìn tổng quan về Thái Lan, từ kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội và du lịch. Cuốn sách thực sự là cẩm nang hữu ích cho khách du lịch tại Thái Lan.
Tuy nhiên sách chỉ dừng lại ở việc mô tả mà chưa tập trung nhiều vào phân tích trực trạng du lịch ở
Thái Lan, những điểm mạnh và yếu của Thái Lan.
- Vòng quanh các nước: Thái Lan – NXB Văn hóa Thể Thao, 2005 (Trần Vĩnh Bảo) phân tích
tổng quan về Thái Lan ở nhiều khía cạnh trong đó tập trung phân tích sâu về du lịch Thái Lan và các
điều kiện tự nhiên phát triển du lịch.
- Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch – Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2008 (Đinh Trung Kiên) đã trình
bày những khái niệm về du lịch và du khách. Đưa ra các giai đoạn hình thành và phát triển du lịch,
nhu cầu du lịch, các loại hình du lịch và tính thời vụ của du lịch. Những điều kiện phát triển du lịch
và các tác động của du lịch cũng được đề cập.
- Thị trường du lịch – Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009 (Nguyễn Văn Hưu) đã đưa ra lý luận
tổng quan về thị trường du lịch bao gồm: khái niệm, bản chất, đặc điểm, chức năng và phân loại thị
trường du lịch: thị trường du lịch thế giới, thị trường du lịch Asean và thị trường du lịch Việt Nam.
Ngoài ra còn một số luận án nghiên cứu, phân tích về du lịch quốc tế nhưng ở những khía cạnh
khác nhau:
- Luận án “Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010” của Chu
Văn Yêm – Học viện Tài Chính (2004) đã góp phần khẳng định vị trí kinh tế - xã hội của ngành du
lịch, các hoạt động du lịch và nhấn mạnh vai trò của tài chính đối với phát triển du lịch nói chung.
Luận án đã phân tích khách quan về du lịch Việt Nam và tập trung vào việc đề xuất các giải pháp về
tài chính nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch Việt Nam đến năm 2010.
- Luận án “Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế ở
Việt Nam” của Trịnh Xuân Dũng – Đại học Kinh tế Quốc Dân (1989) trình bày một cách có hệ thống
các nội dung, đặc điểm, vị trí, vai trò của du lịch quốc tế, các yếu tố khách quan thúc đẩy sự phát
triển du lịch trên thế giới và khu vực. Luận án còn đưa ra những cơ sở khoa học về tổ chức và quản
lý hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế. Tuy nhiên, công trình này chưa tập trung phân tích kinh
nghiệm của một số nước trên thế giới để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
- Luận án “Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên
địa bàn Hà Nội” của Phạm Hồng Chương – Đại học Kinh tế Quốc Dân (2003) đã phân tích được bản
chất các mối quan hệ chủ yếu trong kinh doanh lữ hành và trên thị trường kinh doanh du lịch quốc tế.
Đưa ra được những khó khăn và thuận lợi, những điểm mạnh, điểm yếu và thực trạng hoạt động khai
thác thị trường quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội.
- Luận án “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch cho khách du lịch quốc
tế đến Hà Nội của công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội” của Lê Thị Lan Hương – Đại học Kinh tế
Quốc dân (2005). Luận án đã nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng chương trình du lịch.
Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình
du lịch. Tác giả cũng đề cập đến kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc trong hoạt động này
nhưng chưa tập trung phân tích sâu các kinh nghiệm đó để rút ra bài học cho Việt Nam.
- Luận án “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở Việt Nam” của
Hồ Đức Phước – Đại học Kinh tế Quốc Dân (2009) đã đánh giá được thực trạng quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực cở sở hạ tầng và sự phát triển cơ sở hạ tầng tại các đô thị du lịch Việt Nam từ đó đề
xuất các giải pháp.
- Luận án “Hoàn thiện hoạch định chiến lược xúc tiến điểm đến của ngành du lịch Việt Nam”
của Nguyễn Văn Đảng – Đại học Thương Mại (2007) hệ thống hóa một số vấn đề lí luận mới về
điểm đến du lịch, mô hình điểm đến du lịch. Phân tích và khảo sát thực trạng công tác hoạch định
chiến lược và đánh giá hoạch định chiến lược. Xây dựng mô hình tổng quát hoạch định chiến lược
xúc tiến hỗn hợp điểm đến du lịch.
Tuy nhiên theo như nghiên cứu, tác giả chưa thấy có tài liệu nào tập trung nghiên cứu và phân
tích sâu kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số giải pháp từ kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan để phát triển du
lịch quốc tế tại Việt Nam
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số lý luận chung về du lịch quốc tế
- Phân tích kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan
- Đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế của Thái Lan và Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Du lịch quốc tế bao gồm 2 mảng: du khách quốc tế vào nước mình và đưa khách trong nước đi
du lịch quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung vào luồng khách quốc tế vào Thái Lan từ
năm 2008 cho đến hết quý II năm 2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp phân tích số liệu,
phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và khái quát hóa.
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Phân tích rõ kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch của Thái Lan ở nhiều khía cạnh.
- Đề xuất giải phấp nhằm phát triển hoạt động du lịch quốc tế tại Việt Nam từ các bài học kinh
nghiệm của Thái Lan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm những nội
dung chính sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của phát triển du lịch quốc tế
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan
Chƣơng 3: Kinh nghiệm và một số gợi ý nhằm phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1. Các khái niệm và phân loại du lịch quốc tế
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du
hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích
nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời
gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du
hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch như sau:
“Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định.”[21, tr.2]
* Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân
Du lịch được coi là “ngành công nghiệp không khói” hay “ngòi nổ để phát triển kinh tế” trong
vấn đề thu hút ngoại tệ, doanh thu từ du lịch cao, tạo nhiều công ăn việc làm...
Đổi mới và đẩy mạnh phát triển du lịch sẽ tạo ra động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của đất nước, kéo theo phát triển nhiều ngành kinh tế như xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện,
ngân hàng…
1.1.1.2. Khái niệm về du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của cuộc hành trình
nằm ở các quốc gia khác nhau. Ở hình thức này khách phải vượt qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi
đến du lịch. Từ cách nhìn nhận trên chúng ta có thể thấy rằng du lịch quốc tế là những hình thức du
lịch có dính dáng tới yếu tố nước ngoài, điểm đi và điểm đến của hành trình ở các quốc gia khác
nhau, khách du lịch sử dụng ngoại tệ của nước mình đem tới nước du lịch để chi tiêu cho nhu cầu du
lịch của mình.
Hay có thể hiểu du lịch quốc tế là du lịch thu hẹp theo khái niệm nói trên của đối tượng đặc biệt
hơn đó là khách du lịch quốc tế tức là khách du lịch từ nước này qua nước khác, đảm bảo các điều
kiện sau:
- Trên đường đi thăm một hoặc một số nước khác với nước mà họ cư trú thường xuyên.
- Mục đích của chuyến đi là thăm quan, thăm viếng, nghỉ ngơi với thời gian 3 tháng, nếu trên 3
tháng phải được phép gia hạn.
- Không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn của khách hay do
yêu cầu của nước sở tại.
- Sau khi kết thúc đợt tham quan hay lưu trú, phải rời khỏi nước đến tham quan để về nước
thường trú của mình hoặc đi đến một nước khác.
1.1.1.3. Khái niệm về thị trường du lịch quốc tế
Thị trường du lịch quốc tế được hiểu là điểm đến, sự lựa chọn của khách du lịch quốc tế đối với
dịch vụ du lịch của một quốc gia nào đó. Thị trường du lịch quốc tế thường được đánh giá độ tín
nhiệm và rủi ro của nhu cầu du lịch trên toàn cầu.
* Thị trƣờng khách du lịch quốc tế
Thị trường khách du lịch quốc tế là một yếu tố rất quan trọng, nó mang tính chất quyết định đối
với sự phát triển của ngành du lịch. Việc nghiên cứu và phân tích thị trường khách du lịch là một cơ
sở khoa học để lựa chọn thị trường ưu tiên, xây dựng chiến lược về thị trường và chiến lược sản
phẩm... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch.
1.1.2. Phân loại du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế được chia làm hai loại: Du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế bị động.
- Du lịch quốc tế chủ động là hình thức du lịch của khách ngoại quốc đến một đất nước nào đó,
ví dụ đến Việt Nam và tiêu tiền kiếm được từ đất nước của họ.
- Du lịch quốc tế bị động là hình thức du lịch có trong trường hợp các công dân Việt Nam đi ra
ngoài biên giới nước ta và trong chuyến đi ấy, họ tiêu tiền kiếm được ở Việt Nam.
1.2. Vai trò của kinh doanh du lịch quốc tế
1.2.1. Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước
Ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các nước đang phát
triển. Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc nhận định rằng: “tại nhiều quốc gia đang phát triển,
du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội
cho sự phát triển” [2].
Du lịch quốc tế phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan
như đã kể trên góp phần làm thay đổi diện mạo hệ thống đô thị hóa đất nước với sự phát triển dịch vụ
tổng hợp đem lại lượng ngoại tệ không nhỏ cho các quốc gia.
1.2.2. Du lịch quốc tế tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch
Cũng như ngoại thương, du lịch quốc tế tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch, tiết kiệm
lao động xã hội khi xuất khẩu một số mặt hàng. Nhưng xuất khẩu theo đường du lịch quốc tế có lợi
hơn nhiều so với xuất khẩu ngoại thương.
Du lịch quốc tế còn là cầu nối văn minh, văn hóa giữa các nước. Thông qua hoạt động du lịch
quốc tế nước chủ nhà có thể học hỏi được những nét văn hóa của các nước từ đó xây dựng các
chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu du lịch quốc tế do đó là điều kiện để đất nước ngày càng
phát triển ngành du lịch hơn.
Hơn nữa, bằng việc hoàn thiện và cung cấp các dịch vụ du lịch thường xuyên chính là điều kiện
để đất nước phát triển du lịch không chỉ là du lịch quốc tế mà còn cả du lịch nội địa.
1.2.3. Du lịch quốc tế tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu tư
Du lịch quốc tế thường trong vòng thời gian ngắn hoặc theo các sự kiện văn hóa của quốc gia
chủ nhà do đó thời gian thu hồi vốn và vòng quay vốn đầu tư thường rất nhanh. Điều này giúp các
nhà đầu tư có thể dùng vốn để xây dựng những tuor du lịch thích hợp tiếp theo tùy theo khả năng vốn
và lượng vốn thu hồi sau đầu tư.
1.2.4. Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch chủ nhà
Ngành du lịch còn là phương cách quảng bá hữu hiệu hình ảnh của một xứ sở. Mang hình ảnh
của quốc gia đến với thế giới để qua đó thế giới biết về con người, văn hóa và đất nước mình nhiều
hơn.
Du lịch là một ngành kinh tế rất nhạy cảm và có tính xã hội hóa cao, đó là đặc thù cần được
nhấn mạnh trước khi khởi thảo một chính sách, một chiến lược phát triển hay quyết định thực hiện
một dự án về du lịch; tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, cùng với việc xây dựng
phương án ổn định lâu dài tổ chức quản lý ngành từ Trung ương đến địa phương tương xứng với vị
thế ngành kinh tế mũi nhọn.
Đồng thời, du lịch sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù,
mang bản sắc dân tộc, có sức cạnh tranh cao song song với việc xây dựng thương hiệu cho du lịch
cho các quốc gia, xây dựng tính chuyên nghiệp cao trong quảng bá du lịch để tạo khả năng thu hút
khách và hiệu quả kinh doanh du lịch…
1.2.5. Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế
Sự phát triển của du lịch quốc tế có ý nghĩa quan trong đến việc mở rộng và củng cố các mối
quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ này chủ yếu theo các hướng: Ký kết hợp đồng trao đổi
khách giữa các nước tổ chức và hãng du lịch; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vay vốn phát triển du
lịch; hợp tác trong lĩnh vực cải tiến các mối quan hệ tiền tệ trong du lịch quốc tế.
Du lịch quốc tế có vai trò quan trọng trong việc giáo dục tinh thần quốc tế cho các dân tộc, làm
cho mọi người thấy được sự cần thiết phải phát triển và củng cố các nối quan hệ quốc tế. Du lịch
quốc tế góp phần làm cho các dân tộc gần gũi nhau hơn, bình thường hoá quan hệ quốc tế và tăng
thêm phần hữu nghị giữa các dân tộc.
1.2.6. Các vai trò khác
Bên cạnh những vai trò chính yếu ở trên du lịch quốc tế còn góp phần thúc đẩy các quốc gia
bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên - xã hội. Du lịch quốc
tế cũng kích thích các ngành nghề khác phát triển như: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khách
sạn, y tế, xây dựng.
Chính vì vai trò của du lịch quốc tế đối với nền kinh tế quốc dân là rất lớn do vậy cần