Bến Tre là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, gồm ba cù lao kết hợp mà thành, với diện tích tự nhiên 2321km2, trong đó có 65 km bờ biển và địa hình sông rạch chằng chịt là điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển ngành kinh tế thủy sản. Trong nhiều năm qua, Tỉnh ủy Bến Tre luôn xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn nên đã có sự tập trung đầu tư phát triển và đã tạo được kết quả nhất định.
Thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng ta về chính sách kinh tế nhiều thành phần, định hướng XHCN, trong đó xác định thành phần KTTT cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Bến Tre, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (năm 2000) đã xác định thủy sản là mũi đột phá về kinh tế của tỉnh, trên cơ sở đó đã ra nhiều nghị quyết chuyên đề để phát triển ngành thủy sản của tỉnh, trong đó đặc biệt quan tâm về công tác tổ chức lại sản xuất trong ngành thủy sản, khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất công ty cổ phần, HTX, THT để tác động tích cực trong phát triển kinh tế ngành. Thực tế trong những năm qua KTTT trong ngành thủy sản đã có nhiều chuyển biến tốt theo xu thế phát triển khách quan trong sản xuất kinh doanh của ngành, song bên cạnh cũng còn nhiều vấn đề đặt ra về tổ chức, cơ chế hoạt động, chính sách, con người do ảnh hưởng tư duy, nhận thức cũ về KTTT trong một số cán bộ và nhân dân, nên lĩnh vực KTTT trong ngành thủy sản chuyển biến chậm, đóng góp chung cho sự phát triển của ngành nói riêng và kinh tế tỉnh nhà nói chung chưa cao.
Vì vậy, tôi chọn đề tài " Kinh tế tập thể trong ngành thủy sản tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp " làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ khoa học Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của tỉnh.
105 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh tế tập thể trong ngành thủy sản tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bến Tre là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, gồm ba cù lao kết hợp mà thành, với diện tích tự nhiên 2321km2, trong đó có 65 km bờ biển và địa hình sông rạch chằng chịt là điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển ngành kinh tế thủy sản. Trong nhiều năm qua, Tỉnh ủy Bến Tre luôn xác định thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn nên đã có sự tập trung đầu tư phát triển và đã tạo được kết quả nhất định.
Thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng ta về chính sách kinh tế nhiều thành phần, định hướng XHCN, trong đó xác định thành phần KTTT cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Bến Tre, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (năm 2000) đã xác định thủy sản là mũi đột phá về kinh tế của tỉnh, trên cơ sở đó đã ra nhiều nghị quyết chuyên đề để phát triển ngành thủy sản của tỉnh, trong đó đặc biệt quan tâm về công tác tổ chức lại sản xuất trong ngành thủy sản, khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất công ty cổ phần, HTX, THT… để tác động tích cực trong phát triển kinh tế ngành. Thực tế trong những năm qua KTTT trong ngành thủy sản đã có nhiều chuyển biến tốt theo xu thế phát triển khách quan trong sản xuất kinh doanh của ngành, song bên cạnh cũng còn nhiều vấn đề đặt ra về tổ chức, cơ chế hoạt động, chính sách, con người… do ảnh hưởng tư duy, nhận thức cũ về KTTT trong một số cán bộ và nhân dân, nên lĩnh vực KTTT trong ngành thủy sản chuyển biến chậm, đóng góp chung cho sự phát triển của ngành nói riêng và kinh tế tỉnh nhà nói chung chưa cao.
Vì vậy, tôi chọn đề tài " Kinh tế tập thể trong ngành thủy sản tỉnh Bến Tre: Thực trạng và giải pháp " làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ khoa học Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của tỉnh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhìn một cách khái quát, về các thành phần kinh tế, KTTT, KTHT và HTX trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta đã được nhiều nhà lãnh đạo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm ở góc độ, phạm vi, mức độ khác nhau và đã có nhiều bài viết của Trương Tấn Sang, GS. Lê Xuân Tùng, GS.Lưu Văn Sùng, PGS. Hoàng Việt, PGS.TS Vũ Văn Phúc, PGS.TS Nguyễn Huy Oánh, … được đăng trên báo, tạp chí; cùng với một số công trình, đề tài tiến sĩ, thạc sĩ viết về KTTT như:
- "Kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam", năm 2001 của tiến sĩ Nguyễn Thanh Hà.
- "Những hình thức kinh tế hợp tác ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay" năm 1997, của thạc sĩ Lê Công Đấu.
- "Kinh tế hợp tác trên địa bàn tỉnh Hải Dương - Thực trạng và giải pháp", năm 2003, của thạc sĩ Lê Thúy Hường.
Trong ngành thuỷ sản, đã có luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hồng Minh về đề tài "Phát huy năng lực các thành phần kinh tế trong công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu", năm 1996 và một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề tài công nghiệp chế biến thủy sản của Lê Thị Đào Thanh (Kiên Giang), Lưu Vĩnh Nguyên (An Giang) hoặc đi vào thành phần kinh tế tư nhân như luận văn "Phát huy năng lực kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Kiên Giang" của thạc sĩ Võ Thị Xinh.
Nhìn chung đã có rất nhiều công trình, bài viết, luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về KTTT nhưng ở góc độ chung của nền kinh tế quốc dân hoặc trong lĩnh vực nông nghiệp chung, và cũng chưa có đề tài luận văn nào nghiên cứu về KTTT trong ngành thủy sản nói chung, trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói riêng.
Trong khuôn khổ của luận văn này, tôi muốn kế thừa những thành quả nghiên cứu từ những đề tài có liên quan trên, cùng với quá trình nghiên cứu, thực tế của bản thân từ những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại về KTTT trong ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre để đề xuất giải pháp phát triển trong thời gian tới.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Luận văn nhằm mục đích: Khẳng định rõ hơn vai trò, tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT trong ngành thủy sản, đồng thời thông qua việc nghiên cứu thực trạng, tình hình KTTT trong ngành thủy sản ở tỉnh Bến Tre để đưa ra các giải pháp để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT trong ngành thủy sản tỉnh Bến Tre.
- Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
+ Luận giải vai trò và sự cần thiết phải phát triển KTTT trong ngành thủy sản ở Bến Tre.
+ Phân tích đánh giá thực trạng KTTT trong ngành thủy sản Bến Tre từ năm 2000 đến nay, mặt được, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
+ Từ thực trạng, xác định phương hướng và đề xuất các giải pháp để tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của KTTT trong ngành thủy sản Bến Tre trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn lấy đối tượng là KTTT trong ngành thủy sản Bến Tre từ năm 2000 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm cùng những tổng kết kinh nghiệm của Đảng về chính sách kinh tế nhiều thành phần; kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần gũi với đề tài.
- Về phương pháp nghiên cứu: Vận dụng những phương pháp chung của kinh tế chính trị, đó là phương pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp lôgíc với lịch sử, kết hợp lý luận với thực tiễn, đồng thời khảo sát thực tế, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá vấn đề, rút ra kết luận.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn vận dụng lý luận chung vào việc phân tích tình hình cụ thể trong một lĩnh vực của địa phương làm rõ vai trò của KTTT trong ngành thủy sản của tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi cho việc phát triển thế mạnh kinh tế ở địa bàn tỉnh Bến Tre.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng tình hình, đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế trong ngành thủy sản ở Bến Tre, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo, hoạch định chính sách, chỉ đạo thực tiễn góp phần thúc đẩy quá trình phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đồng thời có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong công tác giảng dạy ở Trường Chính trị tỉnh.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
KINH TẾ TẬP THỂ VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ
TẬP THẾ TRONG NGÀNH THỦY SẢN Ở BẾN TRE
1.1. KINH TẾ TẬP THỂ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ TẬP THỂ TRONG NGÀNH THỦY SẢN
1.1.1. Lý luận chung về kinh tế tập thể
Xây dựng và phát triển KTTT là một nhiệm vụ quan trọng trong đường lối xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta, được khẳng định trong nhiều nghị quyết của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước. Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 đã nêu: "Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất kinh doanh, được tổ chức dưới nhiều hình thức, trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi, Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả" [14, tr.143]. Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định "Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân" [9, tr.96] và "kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt" [9, tr.98]. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã cụ thể hóa quan điểm nghị quyết Đại hội IX, chỉ ra bước đi cho KTHT, HTX "cần củng cố những tổ hợp tác và hợp tác xã hiện có, tiếp tục phát triển rộng rãi kinh tế hợp tác với nhiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn có điều kiện" [10, tr.29].
1.1.1.1. Khái niệm về kinh tế tập thể
* Về phạm trù kinh tế tập thể
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nước ta có 5 thành phần kinh tế, đó là: kinh tế nhà nước, KTHT (mà nòng cốt là các HTX), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Nghị quyết nêu "Kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất kinh doanh và đời sống" [8, tr.95].
Đến Đại hội lần thứ IX, Đảng ta chủ trương giữ cách phân định các thành phần kinh tế chủ yếu căn cứ vào tính chất sở hữu, bao gồm các thành phần kinh tế đã được Cương lĩnh Chính trị năm 1998 và Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng xác định và căn cứ vào tình hình thực tế Đảng ta xác định nước ta có 6 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, KTTT, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, KTTT là một thành phần kinh tế nằm trong tổng thể cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta. KTTT là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất, kinh doanh và đời sống mà từng hộ không làm được hoặc làm không có hiệu quả. KTTT với nhiều hình thức hợp tác đa dạng từ thấp đến cao, từ tổ nhóm hợp tác đến HTX, mà nòng cốt là HTX, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể.
Các thành viên KTTT bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả người ít vốn và người nhiều vốn cùng góp vốn và góp sức, tuân thủ theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi.
Căn cứ vào tính chất, mức độ gắn kết của quan hệ hợp tác, vào tính chất, trình độ pháp lý trong cơ chế điều hành các quan hệ hợp tác giữa các thành viên tham gia, vào tính chất nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động, vào tính chất mục đích của các chủ thể tham gia hợp tác mà KTTT có thể được phân chia thành nhiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau, từ thấp đến cao.
* Các mô hình KTTT
- Hợp tác và KTHT
Hợp tác: là sự kết hợp sức lực của các cá nhân, đơn vị để tạo ra sức mạnh lớn hơn, sức mạnh của tập thể để thực hiện những công việc mà từng cá nhân, đơn vị riêng lẻ khó thực hiện, không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả so với không hợp tác.
C.Mác viết: “Cái hình thức lao động, trong đó có nhiều người làm việc theo kế hoạch bên cạnh nhau và cùng với nhau, trong một quá trình sản xuất hay trong những quá trình khác nhau nhưng gắn liền với nhau thì gọi là hợp tác” [23, tr.473].
Hợp tác xuất phát từ nhu cầu khách quan, là hình thức tất yếu nẩy sinh trong quá trình lao động sản xuất và hoạt động kinh tế của con người, C.Mác đã chỉ rõ:
Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất, chỉ diễn ra trong khuôn khổ và những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó [26, tr.552].
Mặt khác, từ khi xuất hiện, loài người đã sống thành cộng đồng, có tổ chức, nhu cầu đòi hỏi phải có sự hợp tác phối hợp hoạt động với nhau trong lao động sản xuất, trong chinh phục tự nhiên và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khái niệm hợp tác được dùng phổ biến cho nhiều lĩnh vực xã hội loài người. Còn KTHT là phạm trù hẹp hơn, chỉ phạm vi hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, là sự hợp tác tự nguyện phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các chủ thể kinh tế. C.Mác đã chỉ ra rằng trong lao động sản xuất hợp tác lao động làm nảy sinh sức sản xuất của lao động xã hội, nó có tác dụng làm tăng năng suất lao động. So với sản xuất nhỏ cá thể (riêng lẻ) hợp tác có những ưu thế là:
+ Tiết kiệm được tư liệu sản xuất.
+ Kích thích thi đua, do đó nâng cao năng suất lao động.
+ Tạo ra sức sản xuất mới, sức sản xuất cộng thể.
+ Mở rộng hoặc thu hẹp không gian khi cần thiết.
Ngoài ra, nó còn đảm bảo tính liên tục đều đặn, tính thời vụ, tính khẩn trương của quá trình sản xuất.
Chính vì vậy, sự phát triển của các hình thức và tính chất thích hợp của hợp tác có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Cùng với tiến trình phát triển của xã hội, phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, thì nhu cầu về hợp tác lao động ngày càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ và mở rộng.
Trong lao động sản xuất, các hình thức hợp tác diễn ra do nhu cầu tất yếu khách quan với nhiều loại hình, tính chất hợp tác, quan hệ hợp tác cũng được nâng dần từ thấp đến cao.
+ Hợp tác giản đơn: Là loại hình hợp tác đơn giản nhất, đã xuất hiện từ xa xưa ở nông thôn nước ta.
Trong quá trình lao động sản xuất nảy sinh nhu cầu phải có sự gắn kết nhau, thoạt đầu chỉ là những hình thức hợp tác đơn giản; diễn ra ngẫu nhiên, nhất thời như vần đổi công cho nhau như trong canh tác nông nghiệp, hợp tác với nhau để cày bừa, gieo trồng, thu hoạch nhằm đảm bảo tính mùa vụ; cùng nhau khắc phục thiên tai, sâu bệnh... loại hình hợp tác này thường tồn tại dưới dạng tổ vạn vần đổi công, các chủ thể hợp tác đổi công cho nhau theo từng khâu công việc, không thường xuyên, loại hình hợp tác này không tính giá trị ngày công, họ tự nguyện thỏa thuận nhau khi có nhu cầu, không xây dựng thành văn bản quy chế hoạt động, không mang tính pháp lý.
+ Tổ nghề nghiệp, tổ tương trợ kinh tế: là loại hình hợp tác giản đơn được hình thành, phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản hiện nay, các tổ chức này được thành lập tự nguyện trên cơ sở có cùng nội dung, hình thức, mục đích kinh doanh giống nhau để nhằm trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, và được xây dựng dựa trên cơ sở quan hệ tình cảm tự nguyện và cơ sở tập quán, truyền thống cộng đồng. Đây tuy là loại hình hợp tác giản đơn, song có tác dụng tốt trong lĩnh vực hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay nói chung và trong ngành thủy sản nói riêng tồn tại dưới dạng các chi hội, câu lạc bộ nông dân như: tổ chăn nuôi (tổ nuôi cá, tổ nuôi tôm, tổ nuôi ong…), tổ làm vườn, tổ trồng trọt, tổ dịch vụ,…. Các thành viên trong tổ giúp nhau trao đổi kinh nghiệm, trao đổi kỹ thuật, chăm sóc, phát hiện, phòng trừ sâu bệnh, chọn giống, giúp nhau về thông tin tiếp cận thị trường, về nhu cầu, giá cả, nơi tiêu thụ sản phẩm.
+ Tổ KTHT (gọi tắt là THT).
Là loại hình KTHT giản đơn, song khác với sự hợp tác nhất thời, ngẫu nhiên (là loại hình khi không có nhu cầu, thì THT hầu như không hoạt động), mà đây là loại hình hợp tác diễn ra thường xuyên và ổn định hơn, dựa trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất.
Cùng với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ xã hội hóa sản xuất phát triển, nhu cầu hợp tác ngày càng tăng đòi hỏi hình thành liên kết hợp tác giữa các chủ thể sản xuất, một số hộ chuyên sản xuất, đảm nhiệm một khâu công việc, liên kết hợp tác với các hộ ở khâu khác trong quá trình tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Sự liên kết trong sản xuất dần phát triển hơn, trước hết là chức năng lưu thông ở hợp tác sản xuất, dần tách ra thành một số THT đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chỉ chuyên làm dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào, chuyên chế biến, hay chuyên tiêu thụ sản phẩm... Vì vậy loại hình KTHT này được hình thành gắn với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo tính chất nghề nghiệp phạm vi hoạt động mà có tên gọi như THT tín dụng, THT nuôi cá, THT nuôi tôm, tổ trồng và bảo vệ rừng..., Đặc trưng chung của loại hình hợp tác này mang tính ổn định, thường xuyên, có cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý lãnh đạo, có quy chế hoạt động được các thành viên thảo luận dân chủ và được xây dựng thành văn bản.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, và hợp tác là một nhu cầu khách quan, là hình thức kinh tế mà nhờ đó các chủ thể kinh tế hộ có điều kiện phát triển. Chính vì vậy, quan hệ KTHT phải được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi và tính tự chủ, độc lập của các thành viên tham gia.
Trong các loại hình KTHT thì hình thức THT có nội dung nguyên tắc hoạt động gần giống với HTX nhưng THT hoạt động không có điều lệ và không có tư cách pháp nhân.
- Hợp tác xã:
Hợp tác xã là loại hình KTHT phát triển ở trình độ cao hơn loại hình KTHT giản đơn. Trên bình diện thế giới, HTX xuất hiện trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đầu tiên là ở nước Anh vào giữa thế kỷ XIX. Để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế tự do cạnh tranh, những người sản xuất nhỏ cần phải hợp tác, hợp vốn với nhau với tôn chỉ, mục đích chung để nương tựa nhau chống lại sự chèn ép, bóc lột và bần cùng hóa của các nhà tư bản lớn, quá trình đó đã cho ra đời và hình thành các hình thức liên kết, hợp tác có tổ chức của những người lao động, dân chủ, bình đẳng và cùng có lợi, có nhiều đóng góp vào phúc lợi của dân chúng trong nhiều nước.
Liên minh HTX quốc tế ICA (International cooperative alliance) được thành lập tháng 8 năm 1895 tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh đã xây dựng và đưa ra định nghĩa về HTX và các nguyên tắc của nó để làm cơ sở cho các hoạt động của HTX. Đến đại hội lần thứ 31 vào tháng 9/1995 ICA đã thông qua tuyên bố về sự xác nhận HTX, hoàn thiện định nghĩa, các giá trị cơ bản và các nguyên tắc đã sửa đổi của HTX nhằm hướng dẫn hoạt động của các tổ chức HTX trong giai đoạn đầu của thế kỷ XXI. Theo đó “HTX là một hiệp hội tự chủ của những người tự nguyện liên kết với nhau để đáp ứng những nguyện vọng và nhu cầu chung về kinh tế, xã hội và văn hóa của họ, hoạt động thông qua một tổ chức sở hữu chung, được quản lý và kiểm soát dân chủ bởi các xã viên” và:
Hợp tác xã dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Theo truyền thống của những người sáng lập ra hợp tác xã, các xã viên hợp tác xã tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức, về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác [1].
Đối với nước ta, trong quá trình xây dựng cải tạo XHCN, phát triển KTTT mà nòng cốt là HTX là vấn đề hết sức to lớn và quan trọng đã được khẳng định trong nhiều nghị quyết của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước. Thời kỳ 1958 - 1980 KTHT với HTX phát triển mạnh trong phạm vi cả nước và đã có nhiều đóng góp to lớn trong xây dựng nông thôn, phát triển cộng đồng, đặc biệt trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bảo vệ thành quả cách mạng của dân tộc ta. Song một thời gian dài do nhận thức chủ quan, nóng vội, bất chấp quy luật khách quan chúng ta đã đồng nhất cải tạo HTX với tập thể hóa, hợp tác hóa với HÎP T¸C X·; xây dựng các HTX không hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện mà thực hiện bằng các biện pháp hành chính, xem nhẹ các biện pháp kinh tế, coi thường các bước quá độ trung gian trong cải tạo XHCN. Ở thời kỳ này, nếu có các hình thức tổ chức sản xuất ở trình độ thấp như tổ đổi công, tổ đoàn kết sản xuất, HTX bậc thấp cũng chỉ là tạm thời, xu hướng chung nhảy lên mau trình độ tập thể hóa bậc cao. Chính vì vậy đã tạo nên nhiều bước thăng trầm trong lịch sử quá trình phát triển tổ chức HTX. Khó khăn nhất là thời điểm nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế kinh tế mới, hàng loạt HTX bị đổ vỡ. Song, từ nhu cầu thực tế khách quan và quá trình thực hiện Chỉ thị 100, Nghị quyết 10 và các giải pháp hiệu quả của Chính phủ đề ra hằng năm để vực dậy khu vực KTTT, đã nảy sinh nhiều hình thức KTHT, liên kết sản xuất, song chưa được định hình về tổ chức. Ở các địa phương một số HTX đã tìm tòi thử nghiệm các giải pháp thiết thực để củng cố và chuyển đổi hình thức tổ chức quản lý nhằm thích ứng cơ chế mới.
Tổng kết thực tiễn, Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã đề ra nhiệm vụ phải xây dựng HTX kiểu mới - HTX cổ phần và 3/1996 Quốc hội khóa IX đã ban hành Luật HTX với những nội dung về tổ chức, quản lý, về phương thức hoạt động đối với HTX kiểm mới. Theo đó, luật HTX năm 1996 đã định nghĩa:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ, do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KINH TE TATP THE.doc
- bia.doc