Đề tài Kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp phát triển

Với những cải cách từ năm 1990 cho phép sở hữu tư nhân và tư nhân hoạt động, kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, chủ yếu thông qua thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đảng và Nhà nước ta đã có các chính sách để khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân rộng rãi trong những lĩnh vực pháp luật không cấm và tạo môi trường thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước như Luật Doanh nghiệp năm 1990, Nghị định 221/HBĐT ngày 23/7/1991, Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX . Vì vậy mà kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần ổn định chính trị xã hội của đất nước.Cùng với các thành phần kinh tế khác sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng lao động, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục. Tuy đã có những cải thiện nhưng trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như ít có khả năng tiếp cận với tín dụng và quyền sử dụng đất, trong việc tham gia và tiếp cận với thông tin và dịch vụ, ngoài ra còn chưa có sân chơi bình đẳng cho các loại hình kinh tế.

doc23 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Với những cải cách từ năm 1990 cho phép sở hữu tư nhân và tư nhân hoạt động, kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, chủ yếu thông qua thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đảng và Nhà nước ta đã có các chính sách để khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân rộng rãi trong những lĩnh vực pháp luật không cấm và tạo môi trường thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước như Luật Doanh nghiệp năm 1990, Nghị định 221/HBĐT ngày 23/7/1991, Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX…. Vì vậy mà kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần ổn định chính trị xã hội của đất nước.Cùng với các thành phần kinh tế khác sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng lao động, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực hiện các chủ trương xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục... Tuy đã có những cải thiện nhưng trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như ít có khả năng tiếp cận với tín dụng và quyền sử dụng đất, trong việc tham gia và tiếp cận với thông tin và dịch vụ, ngoài ra còn chưa có sân chơi bình đẳng cho các loại hình kinh tế. Chính vì vậy mà chúng ta cần xem xét lại thực trạng của kinh tế tư nhân, cùng đề ra một số giải pháp để tạo điều kiện phát triển khu vực kinh tế tư nhân nói riêng và góp phần tăng trưởng nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế ở Việt Nam nói chung. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN. Khái niệm: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng lao động làm thêm. Khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta bao gồm: kinh tế tư nhân trong nông nghiệp, trong công nghiệp, dịch vụ ở thành thị và nông thôn với hình thức cá thể tiểu chủ và tư bản tư nhân, hoạt động theo các loại hình hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân. Được đặt trong tổng thể phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Sự hình thành và tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân: Trước đây cả nền kinh tế chỉ có hai thành phần kinh tế duy nhất là kinh tế duy nhất là kinh tế tập thể là hợp tác xã và kinh tế Nhà nước là các doanh nghiệp Nhà nước. Đến thời kỳ đổi mới, kinh tế tập thể đã bộc lộ những yếu kém của thời kỳ “hợp tác là nhà, xã viên là chủ” nhưng trên thực tế thì không ai là chủ, nhiều hợp tác xã đã phải giải thể và để lại những tồn đọng về công nợ xã viên và nghĩa vụ với Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước cũng có nhiều đơn vị nằm trong tình trạng tương tự, sản xuất kinh doanh thì lãi giả, lỗ thật, nhiều đơn vị tồn tại bằng việc cho thuê mặt bằng nhà xưởng để hưởng địa tô chênh lệch. Những yếu kém đó đã làm triệt tiêu sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên sân nhà. Để chấn chỉnh và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp quốc doanh, Nhà nước đang thực hiện chủ trương cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, số doanh nghiệp Nhà nước giảm dần chỉ còn lại những ngành nghề chủ đạo như: khai thác dầu khí, khai thác tài nguyên khoáng sản… những khu vực khó khăn mà các thành phần kinh tế tư nhân không đủ năng lực quản lý, không đủ vốn… Kinh tế tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế lịch sử phát triển của các nước CNTB hay XHCN trên thế giới đã chứng minh. Trong công cuộc đổi mới kinh tế vừa qua ở Việt Nam trong khi chủ trương xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa đã coi trọng sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhânvà điều đó mang lại thành công ngoạn mục. Vai trò của kinh tế tư nhân: Đầu tư phát triển: Trong những năm đổi mới, vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân đã không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Năm 2004, vốn đầu tư các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể đang trở thành nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Số vốn huy động được qua đăng ký thành lập mới và mở rộng quy mô kinh doanh tiếp tục tăng. Về đóng góp trong tổng sản phẩm trong nước: Kinh tế tư nhân có tốc độ phát triển nhanh hơn các thảnh phần kinh tế khác. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của cả nước trong giai đoạn 1995-2000 là 6,9%, của khu vực tư nhân là 7,2%. Sau khi có Luật doanh nghiệp ra đời, kinnh tế tư nhân đạt tốc độ tăng trưởng GDP 8,6% năm 2000 (cả nước đạt 6,8%), các năm 2001 và 2002 đạt gần như ở tốc độ tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước, 13,2% năm 2001 so với cả nước 6,9% và 13,8% năm 2002 so với cả nước là 7%. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tăng trưởng GDP tăng từ 36,6% năm 2000 lên 41,7% năm 2003 và khoảng 42%năm 2004. Năm 2004, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 49% GDP cả nước, chiếm khoảng 27% trong các ngành công nghiệp chế biến. Tạo việc làm: Năm 2004, số lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã gần bằng tổng số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh góp phần giải quyết khoảng 1,6 – 2 triệu làm việc, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 96% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh) đã thu hút 49% việc làm phi nông việc ở nông thôn, khoảng 25 –26% lực lượng lao động cả nước. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước: Khu vực kinh tế tư nhân đang thu hút một khối lượng vốn ngày càng lớn của toàn xã hội, góp phần nâng cao nội lực, đẩy mạnh sự phát triển của sức sản xuất và có những đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Năm 1996 khu vực kinh tế tư nhân đóng góp cho ngân sách nhà nước 5242 tỷ đồng, năm 2000 là 5900 tỷ đồng và năm 2001 là 6370 tỷ đồng. Ngoài việc đóng góptrực tiếp vào ngân sách nhà nước, các thành phần kinh tế tư nhân, thông qua các tổ chức Hiệp hội, các tổ chức từ thiện đã đóng góp vào các công trình văn hoá, trường học, đường giao thông, nhà tình nghĩa… CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM. Số doanh nghiệp ra đời và hình thành từ khi có chính sách mới: Từ 1991-1999 có 45000 doanh nghiệp đăng ký. Đặc biệt từ 1/1/2000 đến 9/2003 đã có 72601 doanh nghiệp đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đến tháng 9/2003 có khoảng 120000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng 3,75 lần so với trung bình của thời kỳ 1991-1999. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 4 năm (2000-2003) ước cao gấp 2 lần so với 9 năm trước đây (1991-1999). Ngoài các loại hình đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, trong 2 năm 2000-2001 còn có 300000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo Nghị định 66, đến nay số hộ kinh doanh cá thể trên cả nước có đến hàng triệu hộ cùng với 2971 làng nghề trong cả nước. Theo ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư trong 5 năm 2001-2005 có 151004 doanh nghiệp của tư nhân đăng ký kinh doanh đưa tổng số doanh nghiệp ở nước ta cuối 2005 lên khoảng 20 vạn. Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thời kỳ 1992-2004: Năm  1992  1994  1995  1996  1998  1999  2000  2001  2002  2003  2004   DN  5198  10881  15276  18894  26001  28700  41700  66780  88303  120000  150000    [3: trang 124] Về vốn đầu tư: Vốn đầu tư phát triển của khu vực kinh tế tư nhân năm 1996 chỉ đạt mức tăng 3,8% (trong khi mức tăng của cả nước là 14,9%), năm 2003 đã đạt mức tăng 25% cao hơn nhiều so với mức tăng cả nước là 18,4% và cao nhất trong số các thành phần kinh tế. Từ năm 2001 đến cuối 2004 tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung của các Doanh nghiệp kinh tế tư nhân đạt khoảng 197122 tỷ đồng, các trang trại đã thu hút được 11500 tỷ đồng, nhờ đó làm tăng tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ 23,5% năm 2001 lên 27,4% năm 2004. Mức vốn đăng ký trung bình 1 doanh nghiệp tăng nhanh, từ 570 triệu đồng/DN thời kỳ 1991-1999 lên 2015 tỷ đồng năm 2004. Doanh nghiệp có mức vốn đăng ký thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là khoàng 200 tỷ đồng. Số vốn đăng ký hàng năm của các doanh nghiệp tư nhân thời kỳ 1998-2004: Đơn vị tính: tỷ đồng Năm  1998  1999  2000  2001  2002  2003  2004   Số vốn  8520  9790  13780  35575  51284  54212  71788    [3:trang 128] Về khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu: Cơ cấu kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân có những thay đổi theo hướng ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực thương mại dịch vụ. Theo điều tra của Viện nghiên cứu Qủan lý kinh tế trung ương, năm 1996 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm 27%, lĩnh vực vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc chiếm 9%, thương mại dịch vụ chiếm 38,8%, và các lĩnh vực khác chiếm 26%. Năm 2002, cơ cấu ngành nghề của khu vực tư nhân là: sản xuất công nghiệp 20,8%; nông lâm ngư nghiệp 12,4%; vận tải 8,3%; và thương mại dịch vụ 51,9%. Cơ cấu này cho thấy, phần lớn doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, và tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp có xu hướng giảm. Giải quyết việc làm: Kinh tế tư nhân góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. tính đến cuối năm 2000, khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút trên 4,6 triệu người lao động, chiếm 70% tổng lao động xã hội trong khu vực sản xuất ngoài nông nghiệp. Nếu so với khu vực kinh tế nhà nước, thì số việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân bằng 1,36 lần. Trong những năm gần đây, lao động trong khu vực tư nhân tăng rất nhanh. So với năm 1996, năm 2000 lao động của tòan khu vực của kinh tế tư nhân tăng 20,1%, trong đó lao động làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân tăng 137,6%, ở các hộ cá thể tăng 8,3%. Trong hai năm 2000 và 2001, khu vực kinh tế tư nhân đã giải quyết khoản 650000 đến 750000 việc làm, chiếm khoảng 1/3 số lao động mới tăng thêm hàng năm trong nền kinh tế. Trong tương lai, số lao động trong khu vực kinh tế tư nhân sẽ tăng lên rất nhanh do Luật doanh nghiệp phát huy hiệu quả và do quy mô nhỏ, chi phí đào tạo lao động thấp và tốc độ tăng đột biến của các doanh nghiệp tư nhân. Hạn chế: Khu vực kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, tốc độ đầu tư cầm chừng và có xu hướng giảm tỷ trọng trong nền kinh tế. Có 95% tổng số doanh nghiệp tư nhân là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; số doanh nghiệp dưới 100 triệu đồng chiếm khoảng gần 1/3. 80% doanh nghiệp tư nhân có số lao động dưới 50 người và doanh nghiệp nhà nước quy mô lao động hơn 200 người chiếm hơn 50% tổng số doanh nghiệp. Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng giảm từ 46,7% năm 1990 xuống 26,3% năm 2003 khi Luật doanh nghiệp ra đời.Cơ cấu kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào khu vực kinh tế Nhà nước vốn có hiệu quả đầu tư ngày càng thấp, trong khi những khu vực kinh tế có hiệu quả vốn cao nhất như khu vực kinh tế tư nhân lại chưa được chú trọng. Mức độ trang bị vốn, lao động của khu vực kinh tế tư nhân nhìn chung còn rất nhỏ. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các hộ cá thể chỉ có mức vốn là 11,4 triệu đồng/lao động, và các doanh nghiệp tư nhân là 63,2 triệu đồng/lao động. Đa phần vốn tư nhân bỏ ra là để thuê mặt bằng sản xuất, máy móc, các công cụ lao động và đựoc huy động chủ yếu nhờ các nguồn vốn phi chính thức như vay mượn bạn bè, thân thích. Do vậy 90% doanh nghiệp tư nhân là sử dụng công nghệ lạc hậu, hoạt động trên những lĩnh vực cần rút vốn về ngay để quay vòng vốn nhanh. Tại TP. Hồ Chí Minh 37,7% doanh nghiệp tư nhân đang sản xuấtthủ công, 43,2 % bán cơ khí, bán tự động. Tỷ lệ đầu tư thấp nên đóng góp vào ngân sách nhà nước chưa cao. Nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật về lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, giờ làm việc… đối với người lao động. Tình trạng trốn thuế, buôn lậu, kinh doanh trái phép vẫn diễn ra tràn lan. Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp, đa số chưa qua các hình thức đào tạo. Khảo sát ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 42,1% giám đốc doanh nghiệp tư nhân không có bằng cấp kinh doanh. Nguyên nhân: Cơ chế và bộ máy hành chính quan liêu, cơ cấu quản lý phức tạp làm cho việc ra đời và phát triển các doanh nghiệp tư nhân còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống các văn bản pháp luật quá phức tạp và phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Thủ tục hành chính rườm rà và quá nhiều quy định cũng là một trở ngại, không những tạo ra khẽ hở cho nạn tham nhũng, mà còn cản trở đầu tư tư nhân. Việc phân định các thành phần kinh tế của Việt Nam trong các văn kiện đại hội Đảng cũng cho thấy sự phân biệt giữa kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước. Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VIII đến nay, thuật ngữ kinh tế tư nhân không được nhắc đến khi phân chia các thành phần kinh tế. Điều này đang gây ra tâm lý e ngại của đông đảo quần chúng nhân dân về sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân, làm nản ý chí đầu tư lớn và lâu dài. Người lao động trong các doanh nghiệp tư nhâncòn mặc cảm, chưa thục sự cống hiến hết khả năng của mình cho sự phát triển chung của doanh nghiệp. Các cơ chế chính sách phát triển thành phần kinh tế tư nhân chưa đồng bộ, chưa nhất quán, gây những khó khăn, vướng mắc nhất định cho các doanh nghiệp tư nhân. Chẳng hạn, những quy định về việc vay vốn của các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp là phải bảo đảm có lãi trong hai năm liền là không phù hợp với những doanh nghiệp mới thành lập. Những thay đổi thường xuyên về chính sách thuế nhập khẩu cũng gây bị động và thiệt hại cho các doanh nghiệp tư nhân. Khung giá nhà đất để định giá tài sản thế chấp chưa phù hợp và chưa được thị trường hoá. Những quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp đang gặp nhiều vướng mắc về xác định chi phí hợp lý để tính thuế dẫn đến xác định lợi nhuận không thực tế. Thuế giá trị gia tăng còn tạo nhiều sơ hở cho việc trốn, lậu thuế. Chế độ kế toán, kiểm toán còn nhiều phức tạp, không phù hợp và thiếu linh hoạt khi áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp nhỏ. Các doanh nghiệp tư nhân còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay tín dụng ưu đãi vì không hiểu biết về thủ tục và hoàn htiện hồ sơ vay… Tất cả những khó khăn đó đang là lực cản đối với các doanh nghiệp tư nhân khi tham gia hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN: Chuyển đổi chức năng của Nhà nước: Trả lại quyền quản lý sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, bảo đảm cho doanh nghiệp thực sự trở thành đơn vị sản xuất hàng hóa kinh doanh tự chủ, tự hoạch toán lãi lỗ, bảo đảm cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều bình đẳng trong thị trường, tăng cường quản lý vĩ mô của Nhà nước để đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp yêu cầu của kinh tế vĩ mô. Chuyển quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp, tách bạch giữa Nhà nước với doanh nghiệp. Nhà nước chỉ cần định hướng phục vụ, giám sát kiểm tra, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Quản lý theo ngành nghề, xóa bỏ phân biệt doanh nghiệp trung ương hay doanh nghiệp địa phương. Thiết kế chức năng, nhiệm vụ của cán bộ,công chức, thực hiện nghiêm chế độ công vụ, kỷ luật nghiêm minh những cán bộ, công chức thoái hóa nhũng nhiễu gây khó cho doanh nghiệp. Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế: Thể chế kinh tế phải đảm bảo thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện của các loại thị trường. Phải có những quy phạm pháp lý áp dụng chung cho các thành phần kinh tế, tạo sân chơi bình đẳng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thống nhất cho các loại hình tổ chức kinh doanh. Tiếp tục xóa bỏ thể chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp, giảm bớt và đi đến xóa bỏ sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chức năng vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thực hện hoạt động quản lý theo phương thức gián tiếp, chủ yếu là hệ thống quy phạm pháp luật, xóa bỏ cơ chế xin - cho. Hết sức chú trọng nội dung bảo hộ quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trong các văn bản quy phạm pháp luật và khuyến khích cạch tranh lành mạnh. Chỉ có Quốc hội và Chính phủ (khi được Quốc hội giao) mới được ban hành các giấy phép kinh doanh và điều kiện kinh doanh. Cụ thể như: Cải cách thuế và hải quan: sửa đổi, bổ sung các chính sách thuế theo hướng giảm bớt chồng chéo trong các luật thuế, giảm bớt các sắc thuế. Cơ quan thuế và hải quan phải đồng hành cùng doanh nghiệp, giúp daonh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh… Cải cách tiền lương và giá cả nâng cao sức mua của đồng tiền Việt Nam: tiền lương trả phải đúng số lượng, chất lượng và theo cấp bậc của người lao động, tốc độ tăng tiền lương luôn cao hơn tốc độ tăng giá các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, giảm giá các mặt hàng thiết yếu và dịch vụ công cộng. Cấp sổ lao động cho người lao động: ghi về bản thân người lao động, những nhận xét về phẩm chất đạo đức, năng lực của người lao động do người sử dụng lao động ghi. Điều này làm cho người lao động tự ý thức việc nâng cao tay nghề, năng lực công tác và quyền lợi được đảm bảo hơn. Tuy nhiên thủ tục không nên ròm rà để không sinh ra tiêu cực. Xoá bỏ cơ quan chủ quản Nhà nước: để cho doanh nghiệp tự thân vận động theo các quy luật kinh tế khách quan, giảm sự can thiệp của Nhà nước. Cài cách công tác thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm tra doanh nghiệp. Tạo sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế: mở rộng điều kiện cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia, cải tiến những quy định về thủ tục xuất cảnh. Nâng cao chất lượng công tác cho quy hoạch: Quy hoạch phải bảo đảm cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện công tác kế hoạch hóa và thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất phải thống nhất và liên thông, trong đó lấy quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở và đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và thị trường; đồng thời phải căn cứ vào lợi thế kinh tế, khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng lĩnh vực và của từng vùng. Quy hoạch phải dân chủ và công khai, coi trọng chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch; coi quy hoạch là cơ sở xuất phát để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của địa phương. Cần thể chế hoá công tác quy hoạch, bằng việc xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng và quản lý thống nhất các quy hoạch tổng thể cũng như các quy hoạch chi tiết ở các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện quy hoạch; khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, có khi kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Phát triển kết cấu hạ tầng theo quy hoạch là điều kiện quan trọng hàng đầu phục vụ cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá va sự phát triển sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế. Nhiệm vụ này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, phải huy động mọi nguồn lực, trong đó quan trọng nhất phải dựa vào nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Hỗ trợ phát triển: Nhà nước khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân bằng các chính sách hỗ trợ: giúp đỡ việc tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh bằng chính sách đất đai và các đều kiện về kết cấu hạ tầng; vốn tín dụng bằng các chính sách và hình thức thích hợp cho doanh nghiệp tư nhân có thể vay vốn phát triển; ứng dụng khoa học và công nghệ: Nhà nước đầu tư công nghệ mới, áp dụng hình thức khuyến công, ứng dụng công nghệ mới, hỗ trợ việc đào tạo cán bộ, chuyên gia vận hành...;hỗ trợ thông tin, tiếp thị bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho nối mạng thông tin, phát triển dịch vụ thông tin, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương, nâng cao năng lực thông tin, tiếp thịcủa doanh nghiệp và Hiệp hội nhưng không làm thay. Áp dụng các chính sách ưu đãi đối với các lĩnh vực, ngành nghề cần khuyến khích bằng chính sách thuế, tín dụng và các hình thức khen thưởn
Luận văn liên quan