Đề tài Kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu, chọn tạo giống lúa, nuôi cấy mô tế bào thực vật, cách sử dụng và bảo quản các thiết bị trong phòng thí nghiệm

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Đợt thực tập giáo trình giúp sinh viên: - Biết rõ hơn về chuyên nghành công nghệ sinh học, biết được các cơ quan liên quan đến nghành nghề của mình để được hiểu thêm các kĩ thuật mới để tiện cho việc liên hệ làm thực tập đề tài tốt nghiệp cũng như liên hệ cho nghề nghiệp sau khi ra trường. - Qua việc tìm hiểu các hướng hoạt động của các trung tâm và Viện đã thăm quan để sinh viên biết được các lĩnh vực Công nghệ sinh học hiện nay đang được nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu để sinh viên có thể xác định hướng nghiên cứu đúng đắn được ứng dụng rộng rãi. - Sinh viên được bổ sung kiến thức thực tế để so sánh với lí thuyết đã học từ đó sẽ rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân. B. NỘI DUNG Lớp chúng tôi đã tiến hành thăm quan 4 cơ quan và Tập huấn kĩ thuật tại Bộ môn Công nghệ sinh học – Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội; Trung tâm công nghệ sinh học thực vật (thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp) I. PHẦN THĂM QUAN 1. Viện công nghệ sinh học (thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam). (thăm quan vào Sáng ngày 14/4/2008) Trụ sở: Nhà A10, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Thành lập ngày 16/9/1993.

doc16 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3367 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu, chọn tạo giống lúa, nuôi cấy mô tế bào thực vật, cách sử dụng và bảo quản các thiết bị trong phòng thí nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Đợt thực tập giáo trình giúp sinh viên: - Biết rõ hơn về chuyên nghành công nghệ sinh học, biết được các cơ quan liên quan đến nghành nghề của mình để được hiểu thêm các kĩ thuật mới để tiện cho việc liên hệ làm thực tập đề tài tốt nghiệp cũng như liên hệ cho nghề nghiệp sau khi ra trường. - Qua việc tìm hiểu các hướng hoạt động của các trung tâm và Viện đã thăm quan để sinh viên biết được các lĩnh vực Công nghệ sinh học hiện nay đang được nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu để sinh viên có thể xác định hướng nghiên cứu đúng đắn được ứng dụng rộng rãi. - Sinh viên được bổ sung kiến thức thực tế để so sánh với lí thuyết đã học từ đó sẽ rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân. B. NỘI DUNG Lớp chúng tôi đã tiến hành thăm quan 4 cơ quan và Tập huấn kĩ thuật tại Bộ môn Công nghệ sinh học – Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội; Trung tâm công nghệ sinh học thực vật (thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp) I. PHẦN THĂM QUAN Viện công nghệ sinh học (thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam). (thăm quan vào Sáng ngày 14/4/2008) Trụ sở: Nhà A10, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Thành lập ngày 16/9/1993. Viện trưởng hiện nay của Viện là GS.TS Lê Trần Bình 1.1 Tổ chức và nhân lực: Tổ chức: Với 22 phòng thí nghiệm, 1 trại thực nghiệm và 1 đơn vị 35, cụ thể: Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen - Công nghệ tế bào động vật - Công nghệ Gen động vật - Công nghệ ADN ứng dụng - Các chất hoạt tính sinh học - Sinh học tế bào sinh sản - Công nghệ sinh học tảo - Công nghệ phôi - Công nghệ sinh học môi trường - Công nghệ sinh học enzyme - Công nghệ lên men - Kỹ thuật di truyền - Di truyền vi sinh vật - Miễn dịch - Vi sinh vật học phân tử - Vi sinh vật dầu mỏ - Quang sinh học - Hóa sinh thực vật - Công nghệ tế bào thực vật - Di truyền tế bào thực vật - Hóa sinh protein - Vi sinh vật đất - Trại thực nghiệm sinh học - Liên hiệp khoa học sản xuất công nghệ sinh học và môi trường Nhân sự: Hiện tại Viện có 322 cán bộ bao gồm 1 Giáo sư, 17 Phó giáo sư, 65 Tiến sĩ, 68 Thạc sĩ, 171 cử nhân và kĩ thuật viên. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ: Nghiên cứu các vấn đề khoa học, công nghệ thuộc các lĩnh vực: công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ sinh hoá, công nghệ vi sinh; Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan sản xuất trong nước tổ chức triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực trên từ nước ngoài vào Việt Nam; Tham gia đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học - công nghệ về Công nghệ sinh học; Tổ chức hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực Công nghệ sinh học; Xây dựng cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa học - công nghệ, triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện; Quản lý đội ngũ cán bộ, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của Viện. Các hoạt động chính của Viện tập trung vào các ngành công nghệ mũi nhọn: CNSH nông nghiệp CNSH trong Y tế CNSH trong Bảo vệ môi trường Các sản phẩm nghiên cứu chính của Viện bao gồm: các kít chẩn đoán, vắc xin, các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên, các giải pháp xư lý ô nhiễm môi trường và nguồn nước, các giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao. Các đề tài dự án hướng nghiên cứu: - Nghiên cứu hệ gen của các nhóm dân tộc thiểu số - Nghiên cứu protein huyết thanh ở người - Nghiên cứu vi sinh vật học tạo chế phẩm làm phân bón thuốc trừ sâu - Nghiên cứu tạo cây trồng vật nuôi biến đổi gen - Nuôi cấy phôi động vật và tế bào thực vật - Nghiên cứu tạo vacxin tái tổ hợp - Nghiên cứu tìm kiếm dược phẩm Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học (Institute of Microbiology and Biotechnology) thuộc Đại Học Quốc gia Hà Nội (Chiều ngày 14/4/2008) Địa điểm: nhà E2 , 144 Xuân thuỷ - Cầu giấy - Hà Nội. Thành lập ngày 24-5-2007 Lãnh đạo Viện: Viện trưởng: TS. Dương Văn Hợp Phó viện trưởng: TS. Nguyễn Huỳnh Minh Quyên Tổ chức và nhân sự Tổ chức: Các phòng thí nghiệm: - PTN lên men và phát triển sinh phẩm (Fermentation and bio-product development laboratory) - PTN đông khô (freeze – drying lab) - PTN công nghệ enzyme và protein (enzyme and technology lab) - PTN công nghệ giống gốc nấm - PTN di truyền phân tử (kĩ thuật dấu vân tay) - Bảo tàng giống chuẩn VSV Việt Nam - PTN công nghệ Tảo và sinh học môi trường Nhân sự: Có 5 Giáo sư, 8 tiến sỹ, 8 thạc sỹ, và 12 cử nhân, Nghiên cứu sinh và học viên cao học: 20, Nhân viên hành chính 6 người. Các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của Viện: TS. Dương Văn Hợp, TS. Nguyễn Huỳnh Minh Quyên, GS.TSKH. Phạm Thị Trân Châu, GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt, GS.TS Nguyễn Lân Dũng, GS.TS. Lê Đình Lương, TS. Đinh Thuý Hằng, TS. Nguyễn Thị Hoài Hà, TS. Nguyễn Quỳnh Uyển 2.2 Chức năng, nhiệm vụ - Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai trong các lĩnh vực vi sinh vật và công nghệ sinh học. - Đào tạo: Tổ chức đào tạo bậc sau đại học và thực hiện những nhiệm vụ đào tạo khác do Giám đốc ĐHQGHN giao. - Tư vấn dịch vụ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực vi sinh vật và công nghệ sinh học. - Sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực vi sinh vật và công nghệ sinh học. Các hướng nghiên cứu chính: - Đa dạng sinh học VSV - Enzyme và protein - Các ứng dụng sinh học phân tử - Phát triển sinh phẩm Các sản phẩm chính: - Chế phẩm VS dùng trong lĩnh vực môi trường - Chế phẩm Vi sinh và enzyme dùng trong chăn nuôi gia súc và thủy sản - Sản phẩm enzyme và kít dùng trong nghiên cứu sinh học phân tử Trung tâm công nghệ cao Hải Phòng (Sáng ngày 16/4/2008) Địa chỉ: Mỹ Đức - Kiến An - Hải Phòng Thành lập:11/5/2005 Trung tâm đi theo 2 mảng: - Nông ngiệp - Lâm nghiệp 3.1 Cơ sở vật chất Tổng diện tích : 7728m2, chia thành 3 nhà: - Nhà kính số 1: 3696m2 - Nhà kính số 2: 2016m2 - Nhà kính số 3: 2016m2 Công trình này khởi công ngày 16/3/2005 và khánh thành vào ngày 11/5/2005 Mục đích xây dựng để điều khiển tiểu vi khí hậu và có hệ thống tưới phun kết hợp với máy tính - Bao gồm: + Xưởng sơ chế sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao + Trung tâm điều khiển tưới + Khu nhà lưới + Khu nhà kính + Khu nuôi cấy mô + Khu vườn ươm + Khu trồng cây ăn quả + Ngoài đồng ruộng Các thiết bị trong nhà kính: -Có hệ thống tưới phun mù - Có bộ cảm ứng nhiệt độ VD: Thời điểm tham quan thì nhiệt độ trong nhà kính là 34.5oC và độ ẩm là 58% - Có quạt lưu: sử dụng khi độ ẩm trng nhà lưới cao Tỷ lệ của giá thể: xơ dừa chiếm 60% và còn lại là tro tàn núi lửa 3.2 Các sản phẩm chính Đã thành công trên cây dưa chuột, hoa lily, cà chua + Với Cà chua : sử dụng giá thể trơ không cần đất và khi hết đợt thu hoạch có thể đem giá thể rửa sạch Năng suất cà chua đạt 250 – 300 tấn/ha Sử dụng giống ngắn hạn để trồng Ngoài ra trong nhà kính còn trồng ớt ngọt Vụ đàu tiên đạt 250 tấn/ ha/năm + Trồng hoa lily: sử dụng bán thủy canh Hệ thống giá thể và tưới nhỏ giọt Ixaren Trồng trên các bầu riêng biệt với giá thể xơ dừa và tàn tro núi lửa (lấy từ Nghệ An) + Trồng Dưa Chuột: Trồng trong hệ thống nhà kính Sản xuất Dưa Chuột 60 ngày và bán với giá 10000đ/kg Dưa Chuột và Cà Chua ở trung tâm đã được công nhận là rau sạch Thị trường cung cấp rau của trung tâm gồm: - Các trường mầm non cụ thể là 20 trường - Các siêu thị - Cung ứng cho các bữa ăn tập thể lớn - Nhà máy sản xuất than Quảng Ninh - Trung tâm không bán qua các đại lý 4. Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học và sản xuất Lâm – Nông nghiệp Quảng Ninh (Chiều ngày 16/4/2008) Được thành lập năm 1999 4.1 Cơ sở vật chất và nhân sự Cơ sở vật chất Sản xuất lâm nghiệp là 5 ha Diện tích nuôi cấy mô là 220 m2 Hiện có 8 – 10 triệu cây giống Có 3 phòng: 1 phòng sản xuất hoa, 2 phòng sản xuất cây lâm nghiệp: Bạch đàn, keo. Bố trí khu sản xuất hợp lí tiện cho việc thực hiện các bước nuôi cấy mô sản xuất cây giống. Có khu nhà nuôi cấy mô cây giống 2 tầng và 1 khu nhà một tầng.Trong đó có phòng cấy vô trùng riêng, có phòng nuôi riêng, phòng hấp vô trùng và phòng cọ rửa bình nuôi cấy… đặc biệt ở đây có ưu điểm là biết cách tận dụng các khu hành lang và nơi cửa kính của phòng nuôi có ánh sáng mạt trời chiếu vào để đặt các bình nuôi cấy. Có nhà kính để luyện cây. Nhân sự Trung tâm gồm 80 người trong đó có 1 tiến sĩ và 36 cán bộ kĩ sư,đội ngũ công nhân lành nghề. 4.2 Hoạt động chính của trung tâm Đang phát triển sản xuất giống hoa lan, hoa lily, khoai tây, đồng tiền,phăng, hồng môn,…và các cây lâm nghiệp: Bạch đàn, keo lai,… Trung tâm sản xuất giống theo nhu cầu đặt hàng. Hiện nay trung tâm đang nuôi cấy mô để sản xuất giống Bạch đàn để cung cấp vào Miền Nam. 4.3 Một số thông tin khác về trung tâm Một ngày mỗi công nhân có thể cấy tối thiểu được 35 bình và có người cấy được 60 bình Đem cây ra vườn ươm trồng mỗi cây trong 1 bầu, sau 2-3 tháng có thể bán được cây đợt đầu khi cây cao được 25-30 cm và trong giai đoạn vườn ươm thì 1 ngày tưới 2-3 lần. Nuôi cấy mô với khả năng bình không bị nhiễm là 40% Nuôi cấy mô và nhân nhanh giống Bạch đàn bằng cấy đoạn ngọn, khi đoạn ngọn ra rễ lại nhân ra các bình khác qua việc cắt phần ngọn lấy panh gắp ra, phần thân rễ còn lại vẫn để trong môi trường cũ cho thêm cytokinin để kích thích ra chồi, tái sử dụng. Cắt phần ngọn dài 2.5 cm, có đường kính thân lá đồng đều nhau và cấy với mật độ 35 ngọn/bình Phần ngọn cấy 15 – 20 ngày ra rễ sau đó trồng ra vườn. II. TẬP HUẤN KĨ THUẬT Bộ môn công nghệ sinh học – Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội (Từ ngày 28/4/2008 – 4/5/2008 (trừ ngày nghỉ 30/4 – 1/5/2008)) Thực tập các kĩ thuật sau: - Đi làm cỏ cho lúa ở khu ruộng của Bộ môn. - Học lí thuyết tại bộ môn về chọn tạo lúa lai và lúa thuần - Đi khử lẫn ở khu ruộng của Bộ môn Nhổ bỏ những cây lồng vực, những cây khác giống( có màu sắc khác hoặc cao vọt lên) - Chọn các cây bất dục và ghép cặp lai Ghép cặp lai nhằm mục đích tìm ra dòng bố có gen duy trì hay phục hồi hay không. Đặc điểm có thể đưa nhiều dòng mẹ bất dục CMS tới cùng 1 dòng bố. Tôi thuộc nhóm 4 với các cặp lai : Mẹ bố II A1 × T-58 BoA1 × T47 BoA1 × TN + Chọn dòng mẹ : Chưa trỗ thoát, phải tỉa bỏ những lá ở dưới, lá bị sâu bệnh để lại lá đòng và lá công năng, cắt bỏ những nhánh vô hiệu, những nhánh có hoa đã trỗ thoát rồi. Chỉ để khoảng 3 -4 nhánh + Chọn dòng bố : mới bắt đầu trỗ, trỗ ít hơn dòng mẹ, vì sau này cây bố trỗ thoát nhanh hơn cây mẹ. + Đặt cây mẹ sao cho mẹ thấp hơn cây bố + Cắm 3 cọc xung quanh rồi quây xung quanh bằng bao nilon, ghim lại , ghi thẻ. - Khử đực: + Chọn bông có bao phấn dài 2/3 bao trấu, dùng kéo cắt vỏ trấu về phía bụng khoảng 1/3. + Dùng panh gắp 6 bao phấn ra chú ý tránh làm tổn thương nhụy, không được làm tách vỏ bao trấu + Sau đó bao lại và ghi thẻ. - Chọn dòng tổ hợp tôt ưu tú : + Chọn trên quần thể phân ly F2 + Chọn 10 cây ưu tú trên 1 dòng + Đặc điểm của cây được chọn : Chọn cây tôt, chọn cây ở phía giữa của dòng( không chọn những cây ở 3 hàng ngoài rìa) +Chọn cây có các nhánh đề nhau, phát triển tôt hơn các cây xung quanh. + Chọn những cây có đòng trổ sớm hơn các cây xung quanh, chọn những cây có thời gian sinh trưởng ngắn + Chọn những cây nào thì cắm cọc vào cây đó, để theo dõi tiếp. 2. Trung tâm công nghệ sinh học thực vật (thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp) (Từ ngày 5/5/2008 - Ngày 10/5/2008) Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội. Lãnh đạo công ty Giám đốc: Đinh Xuân Linh Phó giám đốc: Nguyễn Thị Sơn 2.1 Cở sở vật chất và nhân sự Cơ sở vật chất - Phòng Chuyển giao Công nghệ Trưởng phòng: ThS. Thân Đức Nhã - Phòng sản xuất giống Nấm - Có 4 khu nhà nuôi trồng sản xuất Nấm - Phòng chế biến sản phẩm Nấm … Nhân sự Tổng số cán bộ Công nhân viên là 48 người trong đó với 43 đoàn viên công đoàn 2.2 Lĩnh vực hoạt động - Nghiên cứu và sản xuất các loại giống nấm ăn và nấm dược liệu cung cấp cho các cơ sở nuôi trồng nấm. - Chuyển giao công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm dưới các hình thức: + Mở các lớp đào tạo kỹ thuật tại Công ty. + Cử các chuyên gia đến tận các địa phương để hướng dẫn, đào tạo, tư vấn về tổ chức sản xuất nấm. - Phối hợp và trực tiếp thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm về nấm. - Hợp tác nghiên cứu và tổ chức sản xuất, tiêu thụ nấm với các tổ chức trong nước và quốc tế 2.3 Các sản phẩm chính Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật mỗi năm cung cấp trên 200 tấn giống phục vụ nuôi trồng nấm trong cả nước Trung tâm trồng chủ yếu các loại nấm ăn như: Nấm Mỡ, Nấm Rơm hay Nấm Trứng, Nấm Sò, Nấm Chân dài, Nấm Kim châm, Nấm Sò Đùi gà, Nấm Đầu khỉ,…Nấm dược liệu như: Nấm Linh chi đỏ, Nấm Linh chi đen (Hắc chi),…. 2.4 Nội dung tập huấn Lý thuyết Công nghệ trồng Nấm Sò trên rơm rạ và trên Bông phế liệu Công nghệ trồng Nấm Linh chi và Mộc nhĩ trên mùn cưa Tổng quan Nấm ăn - Nấm dược liệu Công nghệ nuôi trồng Nấm Rơm Quy trình sử dụng Nấm tươi,chế biến sấy khô và muối Nấm Thực hành Xử lí nguyên liệu rơm rạ bằng cách nhúng ướt trong nước vôi với PH=12-13 rồi tiến hành ủ đống Xử lí nguyên liệu Bông phế liệu va ủ đống Đóng bịch trồng Mộc nhĩ bằng Mùn cưa Cao su va Bồ đề Đảo bông bằng máy đánh tơi Bông Xử lí nguyên liệu Mùn Cưa Học cấy giống Nấm Mộc Nhĩ, Linh Chi và đảo mùn cưa. Xếp các bịch Mùn Cưa định trồng Linh chi và Mộc nhĩ vào lò Hấp BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ Bài học kinh nghiệm: Qua đợt thực tập giáo trình này tôi rõ hơn được nhiều điều về các Viện có liên quan đến nghành nghề và cách tổ chức quản lí, quy trình, tình hình sản xuất của các trung tâm đã thăm quan. Kiến nghị: Trong đợt thực tập này đã không có dịp thực tập tại Viện Sinh học Nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội có lẽ do thời gian thực tập ngắn. Vậy tôi có kiến nghị các khóa sau sẽ được thực tập tại đây và có thời gian thực tập lâu hơn. MỤC LỤC trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 B. NỘI DUNG 1 I. PHẦN THĂM QUAN 1 1. Viện công nghệ sinh học (thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam). 1 1.1 Tổ chức và nhân lực: 1 1.2 Chức năng, nhiệm vụ: 3 2. Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học (Institute of Microbiology and Biotechnology) thuộc Đại Học Quốc gia Hà Nội (Chiều ngày 14/4/2008) 4 2.1 Tổ chức và nhân sự 4 2.2 Chức năng, nhiệm vụ 5 3. Trung tâm công nghệ cao Hải Phòng (Sáng ngày 16/4/2008) 5 3.1 Cơ sở vật chất 5 3.2 Các sản phẩm chính 6 4. Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học và sản xuất Lâm – Nông nghiệp Quảng Ninh (Chiều ngày 16/4/2008) 7 4.1 Cơ sở vật chất và nhân sự 7 4.2 Hoạt động chính của trung tâm 8 4.3 Một số thông tin khác về trung tâm 8 II. TẬP HUẤN KĨ THUẬT 8 1. Bộ môn công nghệ sinh học – Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội (Từ ngày 28/4/2008 – 4/5/2008 (trừ ngày nghỉ 30/4 – 1/5/2008)) 8 2. Trung tâm công nghệ sinh học thực vật (thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp) (Từ ngày 5/5/2008 - Ngày 10/5/2008) 10 2.1 Cở sở vật chất và nhân sự 10 2.2 Lĩnh vực hoạt động 10 2.3 Các sản phẩm chính 11 2.4 Nội dung tập huấn 11 2.4.1 Lý thuyết 11 2.4.1 Thực hành 11 C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docwww.ebo.vn_dat_van_de.doc
  • docwww.ebo.vn_I.doc
  • docwww.ebo.vn_nhattgt.doc
Luận văn liên quan