Đề tài Kỹ thuật sẵn có tốt nhất – Áp dụng cho ngành sản xuất bột giấy và giấy

Báo cáo này là một trong giải pháp được EPA chấp thuận, báo cáo này nhằm mục đích xác định “kỹ thuật hiện có tốt nhất” trong mối tương quan với: Các tích hợp giải pháp phòng chống ô nhiễm (IPPC) trong phần IV của Cục BVMT giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2007. Các giải pháp phòng chống ô nhiễm (IPPC) tích hợp hiện tại được EPA xem xét trong suốt khoảng thời gian từ năm 1992 – 2007. Các giấy phép quản lý chất thải được thực hiện từ năm 1996 đến 2008

pdf41 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kỹ thuật sẵn có tốt nhất – Áp dụng cho ngành sản xuất bột giấy và giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN MÔN HỌC NGĂN NGỪA Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP Tên tiểu luận GVGD: PGS.TS Lê Thanh Hải KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT – ÁP DỤNG CHO NGÀNH SẢN XUẤT BỘT GIẤY VÀ GIẤY Công ty TNHH Sơn Đại Hưng TP.HCM, tháng 8/2010 0 MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................................ 1 1.1 TỔNG QUAN ................................................................................................ 1 1.2 CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO........................................................................ 1 II. GIẢI THÍCH BAT ............................................................................................. 1 2.1 Ý NGHĨA CỦA HƯỚNG DẪN..................................................................... 1 2.2 GIẢI THÍCH CỤM TỪ BAT ......................................................................... 1 2.3 SỰ PHÂN CẤP CỦA BAT ........................................................................... 3 2.4 QUY TRÌNH ÁP DỤNG BAT ...................................................................... 4 III. ÁP DỤNG BAT TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY/BỘT GIẤY .................. 5 3.1 MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ............................................................ 5 3.2 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN QUAN TÂM TRONG NGÀNH SẢN XUẤT BỘT GIẤY VÀ GIẤY ........................................................................... 13 3.3 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM .............................................. 18 IV. CÔNG NGHỆ SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG NGÀNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY .................................................................................................... 20 4.1 BAT – Trong quy trình sản xuất ............................................................ 20 4.2 BAT – ÁP DỤNG NHỮNG BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA CHUNG ..... 31 4.3 BAT – Những biện pháp ngăn ngừa ...................................................... 33 V. MỨC PHÁT THẢI KHI ÁP DỤNG BAT ....................................................... 36 5.1 Mức phát thải ra không khí .................................................................... 36 5.2 Mức phát thải cho nước thải .................................................................. 37 VI. GIÁM SÁT ..................................................................................................... 38 6.1 Giám sát việc phát thải khí ........................................................................... 38 6.2 Giám sát sự phát sinh nước..............................................................................38 6.3 Giám sát phát sinh chất thải rắn ................................................................... 39 Tài liệu tham khảo: ............................................................................................ 40 1 I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 TỔNG QUAN Báo cáo này là một trong giải pháp được EPA chấp thuận, báo cáo này nhằm mục đích xác định “kỹ thuật hiện có tốt nhất” trong mối tương quan với: Các tích hợp giải pháp phòng chống ô nhiễm (IPPC) trong phần IV của Cục BVMT giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2007. Các giải pháp phòng chống ô nhiễm (IPPC) tích hợp hiện tại được EPA xem xét trong suốt khoảng thời gian từ năm 1992 – 2007. Các giấy phép quản lý chất thải được thực hiện từ năm 1996 đến 2008 1.2 CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO Báo cáo này gồm có các cấu trúc như sau: Phần Nội dung I Giới thiệu II Giải thích BAT III Áp dụng BAT tại nhà máy sản xuất bột giấy và giấy IV Mô tả quy trình công nghệ, các rủi ro đối với môi trường và kỹ thuật kiểm soát V Mức phát thải khi áp dụng BAT VI Giám sát Đối với các vấn đề có liên quan, có thể tham khảo các hướng dẫn khác như: BREF do ủy ban châu âu xuất bản, các hướng dẫn về Tiếng ồn liên quan với các hoạt động đã được lập kế hoạch và xác định BAT được thiết lập liên quan đến các vấn đề này. Các thông tin trong hướng dẫn này được mở rộng sử dụng như là một công cụ để hỗ trợ trong quá trình xác định BAT cho các hoạt động sản xuất bột giấy và giấy. II. GIẢI THÍCH BAT 2.1 Ý NGHĨA CỦA HƯỚNG DẪN Hướng dẫn này sẽ được xem xét và cập nhật định kỳ theo yêu cầu để phản ánh những thay đổi về luật pháp và để phù hợp với tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Các kỹ thuật được xác định trong hướng dẫn này được xem như là kỹ thuật tốt nhất ngay tại thời điểm viết. Việt phát triển và giới thiệu các công nghệ và kỹ thuật mới đáp ứng tiêu chuẩn BAT và lien tục được xem xét cải tiến để bảo vệ môi trường trong tất cả các lĩnh vực là một phần cúa quá trình phát triển bền vững. 2.2 GIẢI THÍCH CỤM TỪ BAT BAT được xem như là một yếu tố cơ bản trong việc ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp chỉ thị (96/61/EC1). Chỉ thị này đã được hợp nhất vào luật BVMT của Ai len năm 2003. Để đáp ứng được quy định này các mục liên quan đến BVMT 1992 và 2 QLMT 1996 đã được chỉnh sửa để thay thế cho BATNEEC (Best Available Technology Not Entailing Excessive Costs) với BAT. Vì vậy, những hoạt động đã được quy định như trong các quy định cũ phải được thay thế áp dụng bằng BAT. BAT được quy định trong phần 5 của luật BVMT (EPA) từ 1992-2007 và phần 5 của luật quản lý chất thải (1996-2008), là “sự hiệu quả nhất và giai đoạn phát triển của một hoạt động nào đó và phương pháp hoạt động chỉ ra được các tiêu chí cơ bản về các giá trị hạn chế phát thải để ngăn chặn, loại trừ hoặc những hoạt động không thể thực hiện, nói một cách tổng thể là để giảm thiểu lượng phát thải và các tác động của các nguồn thải đối với môi trường. B ‘best’ trong mối tương quan với các kỹ thuật, nghĩa là mức tốt nhất nhằm bảo vệ môi trường A ‘available techniques’ bao gồm những kỹ thuật/công nghệ được phát triển ở quy mô cho phép áp dụng ở những ngành công nghiệp có liên quan, trong điều kiện khả thi và kinh tế và kỹ thuật, kể cả các xem xét về chi phí và hiệu quả; T ‘techniques’ bao gồm cả 2 yếu tố kỹ thuật được sử dụng và phương thức lắp đặt được thiết kế, xây dựng, quản lý, bảo dưỡng, vận hành và tháo dỡ. Phạm vi của BAT đồng hành với các giá trị mức độ phát thải, điều này cho thấy BAT có thể đạt được thông qua sự kết hợp của quy trình kỹ thuật công nghệ và biện pháp giảm thiểu. Giấy phép phát phải cho thấy được sự thỏa mãn của cơ quan quản lý. Trong suốt quá trình xem xét cấp giấy phép, các trang thiết bị lắp đặt phải được đưa vào hoạt động như là một cách để kiểm chứng các giải pháp giảm thiểu môi trường của việc áp dụng BAT và chứng minh cho giải pháp đã áp dụng là hiệu quả và nghiêm ngặt nhất trong một loạt các giải pháp hiện hữu. Về trang thiết bị, các công nghệ thích hợp nhất sẽ phụ thuộc vào các tác nhân nội bộ. việc đánh giá nội bộ về chi phí và lợi nhuận của các phương án hiện có là cần thiết để từ đó có thể thiết lập và lựa chọn được phương án tối ưu nhất. Việc chọn lựa sẽ dựa vào các vấn đề sau:  Đặc tính kỹ thuật của máy móc, thiết bị;  Vị trí địa lý của chúng;  Vấn đề về môi trường nội bộ cần xem xét;  Tính khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế của việc nâng cấp các trang thiết bị hiện hữu. Mục tiêu tổng thể là đảm bảo ở mức cao nhất việc BVMT trong mối tương quan với các đánh giá của các tác động môi trường khác nhau, và các đánh giá này sẽ thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các quá trình xem xét đánh giá nội bô. Hay nói khác hơn, trách nhiệm để đảm bảo BVMT ở cấp cao nhất bao gồm việc giảm thiểu trong một thời gian 3 dài cho thấy rằng các kỹ thuật thích hợp nhất không thể được thiết lập dựa trên các cơ sở của các đánh giá mang tính nội bộ. Vấn đề lưu ý: hướng dẫn này tôn trọng việc sử dụng các kỹ thuật, công nghệ hoặc tiêu chuẩn tương tự sao cho đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn phát thải và thỏa mãn yêu cầu của BAT. 2.3 SỰ PHÂN CẤP CỦA BAT Để xác định BAT, giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm sẽ tốt hơn là giải pháp xử lý cuối đường ống. Theo hướng dẫn về ngăn ngừa ô nhiễm 2008/1/EC của Châu Âu và luật của cơ quan bảo vệ môi trường Châu Âu 1992 – 2007 (phần 5(3), yêu cầu việc xác định BAT để xem xét các yếu tố riêng biệt sau, dựa trên các mối tương quan với chi phí và các lợi ích của giải pháp và các tiêu chí phòng ngừa và ngăn chặn: (i) Sử dụng kỹ thuật ít phát sinh chất thải, (ii) Sử dụng các chất ít độc hại, (iii) Tăng cường quá trình thu hồi tái chế các chất thải phát sinh và tái sử dụng vào quy trình sản xuất hoặc hoặc bất cứ nơi nào phù hợp. (iv) có thể so sánh các quy trình, trang thiết bị hoặc các phương pháp của quá trình hoạt động, đang được phát triển thành công trong một quy mô sản xuất nào đó, (v) Các quy trình công nghệ và những thay đổi về kiến thức khoa học và sáng kiến. (vi) Bản chất, tác động và lượng chất thải phát sinh cần quan tâm. (vii) Thời gian nghiệm thu cho các hoạt động mới hoặc hiện tại. (viii) Thời gian cần thiết để giới thiệu kỹ thuật tốt nhất có thể áp dụng, (ix) Nhu cầu và tính chất của nguyên vật liệu (bao gồm cả nước) được sử dụng trong quy trình sản xuất và hiệu quả sử dụng năng lượng. (x) Nhu cầu cần ngăn ngừa hay giảm thiểu tác động toàn diện của các phát thải ra môi trường và các rủi ro của chúng. (xi) sự cần thiết để ngăn chặn các sự cố và giảm thiểu tác động đối với môi trường. (xii) Các thông tin công bố bởi Ủy ban châu Âu được chiếu theo sự trao đổi thông tin giữa các nước thành viên và các ngành công nghiệp có liên quan về kỹ thuật tốt nhất sẵn có, trong việc phối hợp giám sát và liên tục phát triển chúng, hoặc là của các tổ chức quốc tế khác. 4 Không Có Có Có Dừng lại Không Dừng lại Không Dừng lại 2.4 QUY TRÌNH ÁP DỤNG BAT Hình 1: Quy trình áp dụng BAT Bước 1: Sự lựa chọn Bat Để ứng dụng Bat ta cần chọn đối tượng cụ thể (ngành công nghiệp, công ty..) để đánh giá tiềm năng áp dụng Bat, từ đó căn cứ Bat được đề xuất Bước 2: Xem xét độ tin cậy Bat được đề xuất (positive) Ở bước này nhanh chóng xem xét công nghệ Bat đang được đề xuất có mang lại lợi ích cho môi trường hay không, một trong những tiêu chí đầu tiên phải xem xét  Nếu không đáng tin cậy, dừng ngay lập tức  Nếu đáng tin cậy, tiếp tục ở bước 3 Bước 3: Có chấp nhận hay không (acceptable) Tiếp tục bước 2 kiểm tra Bat có ảnh hưởng chất lượng sản phẩm, thực phẩm, nghề nghiệp, an toàn cho ngành công nghiệp và những vấn đề đó có thể chấp nhận được hay không  Nếu không chấp nhận, dừng ngay lập tức  Nếu chấp nhận, tiếp tục ở bước 4 Bước 4: Xét tính khả thi (feasible) Lựa chọn đối tượng và đánh giá tiềm năng Độ tin cậy Lựa chọn BAT Chấp nhận Tính khả thi Điều tra ảnh hưởng dựa trên chất lượng sản phẩm, thực phẩm, nghề nghiệp, an toàn công nghiệp Điều tra lợi ích cho môi trường Áp dụng BAT Điều tra ảnh hưởng đối với kinh tế 5 Sau khi xem xét những thay đổi đã được chấp, tiếp đến đánh giá các tác động Bat đối với kinh tế: nhà máy đang tồn tại, nhà máy mới, quy mô nhà máy  Nếu không khả thi, dừng lại  Nếu khả thi thì ứng dụng Bat cho đối tượng được chọn Bước 5: Áp dụng Bat III. ÁP DỤNG BAT TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY/BỘT GIẤY 3.1 MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ Nguyên liệu thô được dùng trong sản xuất giấy và bột giấy gồm hai nguồn căn bản là từ rừng (tre và gỗ mềm) và giấy tái chế. Bột giấy được dùng để sản xuất những loại sản phẩm khác nhau như giấy viết, giấy bao bì, bìa các- tông, v.v... là khác nhau. Tuy nhiên có thể pha trộn bột giấy được tạo ra từ những nguyên liệu thô khác nhau để có được những đặc tính mong muốn cho thành phẩm. Ví dụ: trong sản xuất bìa carton, bột giấy làm từ tre có thể được trộn với bột giấy làm từ giấy thải để xơ có được độ bền cần thiết khi cấu thành giấy thành phẩm. Các bộ phận sản xuất khác nhau và quy trình vận hành của từng bộ phận được liệt kê trong Bảng 1 Bảng 1: Các bộ phận sản xuất và các quy trình vận hành tương ứng Bộ phận Danh mục nguyên liệu thô Các công đoạn sản xuất Chuẩn bị nguyên liệu Có nguồn gốc từ rừng (tre) Băm nhỏ, làm sạch, tách loại mảnh lớn, cát, v.v... Có nguồn gốc từ giấy thải Loại bỏ kim loại, dây, thủy tinh, gỗ, sợi vải, giấy sáp, v.v... Sản xuất bột Có nguồn gốc từ rừng (tre) Nấu, nghiền, rửa bột, nghiền đĩa, tẩy, làm sạch và cô đặc. Có nguồn gốc từ giấy thải Thường giống như đối với công đoạn xử lý nguyên liệu có nguồn gốc từ rừng Chuẩn bị phối liệu bột Có nguồn gốc từ rừng (tre) Nghiền đĩa, ly tâm, phối trộn, pha bột Có nguồn gốc từ giấy thải Nghiền đĩa, ly tâm, phối trộn, pha bột Xeo Có nguồn gốc từ rừng (tre) Tách nước, sấy Có nguồn gốc từ giấy thải Khu vực phụ trợ Có nguồn gốc từ rừng (tre) Hệ thống khí nén, hệ thống nồi hơi và thiết bị hơi nước, hệ thống cung cấp nước sản xuất Có nguồn gốc từ giấy thải 6 Bộ phận Danh mục nguyên liệu thô Các công đoạn sản xuất Thu hồi hóa chất Có nguồn gốc từ rừng (tre) Nồi hơi thu hồi, lò nung vôi, thiết bị bốc hơi Có nguồn gốc từ giấy thải Không có 7 Nguyên liệu thô (tre, nứa, gỗ mềm) Chặt, băm, cắt CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU Nước Nấu Rửa Sàng Dịch đen Thu hồi hóa chất NGHIỀN BỘT Làm sạch Hóa chất Tẩy trẳng Nước Hóa chất Rửa Nghiền đĩa Nước thải Nước Làm sạch ly tâm Xeo Nước thải CHUẨN BỊ BỘT XEO GIẤY Hoàn tất Hình 2. Sơ đồ quy trình sản xuất giấy và bột giấy 8 Sản xuất giấy là quá trình sử dụng nhiều năng lượng và nước. Các nguồn năng lượng chính là nhiên liệu (than, các sản phẩm dầu khí) để chạy nồi hơi, điện và dầu diesel cho máy phát điện. Suất tiêu hao năng lượng tại các nhà máy có sự dao động rất lớn. Sự khác nhau đó chủ yếu là do sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau và do tỉ lệ phối hợp nguyên liệu thô khác nhau (tre, giấy phế liệu, và bột giấy nhập khẩu), ví dụ tiêu thụ năng lượng cho sản xuất giấy tissue sẽ lớn hơn nhiều so với giấy bao gói hoặc giấy viết. Suất tiêu hao năng lượng điện và nhiệt (hơi nước) tương ứng là 1000- 2400 kWh/tấn giấy và 3 x 106 Kcal/tấn - 6.5 X 106 Kcal/tấn. Suất tiêu hao nước nằm trong khoảng từ 100 đến 350 m3/ tấn giấy. a. Chuẩn bị nguyên liệu thô Nguyên liệu thô được sử dụng là tre, các loại gỗ mềm khác, giấy phế liệu hoặc tái chế, v.v Trường hợp là gỗ thì sau khi đã cân trọng lượng, gỗ xếp đống trong sân chứa và sau đó được mang đi cắt thành mảnh. Với loại tre mỏng thì dùng máy cắt mảnh 3 lưỡi, còn với loại gỗ/tre dầy hơn thì dùng máy cắt có đĩa dao 6 lưỡi. Kích cỡ của mảnh được tạo ra là từ 15-35mm. Các mảnh quá to và quá nhỏ sẽ được loại ra. Mảnh có kích cỡ phù hợp sau đó sẽ được chuyển đến khu vực sản xuất bột giấy để nấu. Khi sử dụng các nguyên liệu thô như giấy thải, thì giấy thải sẽ được sàng lọc để tách các loại tạp chất như vải sợi, nhựa, giấy sáp hoặc giấy có cán phủ. Các tạp chất này sẽ được thải ra như chất thải rắn và phần nguyên liệu còn lại sẽ được chuyển đến công đoạn sản xuất bột giấy. b. Sản xuất bột Nấu: Gỗ thường gồm 50% xơ, 20-30% đường không chứa xơ, và 20-30% lignin. Lignin là một hợp chất hóa học liên kết các xơ với nhau. Các xơ được tách ra khỏi lignin bằng cách nấu với hóa chất ở nhiệt độ và áp suất cao trong nồi nấu. Quá trình nấu được thực hiện theo mẻ với kiềm (NaOH) và hơi nước. Lượng NaOH được sử dụng khoảng 10-14% của nguyên liệu thô. Một mẻ nấu được hoàn tất sau khoảng 8 giờ và trong khoảng thời gian đó các loại khí được xả ra khỏi nồi nấu. Trong quá trình nấu phải duy trì tỉ lệ rắn/lỏng (dung tỉ của từng mẻ) nằm trong khoảng là 1:3 đến 1:4. Sau nấu, các chất nằm trong nồi nấu được xả ra nhờ áp suất đi vào tháp phóng. Bột thường được chuyển qua các sàng để tách mấu trước khi rửa. Rửa: trong quá trình rửa, bột từ tháp phóng và sàng mấu được rửa bằng nước. Dịch đen loãng từ bột được loại bỏ trong quá trình rửa và được chuyển đến quá trình thu hồi hóa chất. Bột được tiếp tục rửa trong các bể rửa. Quá trình rửa này kéo dài khoảng 5-6 giờ. Sàng: Bột sau khi rửa thường có chứa tạp chất là cát và một số mảnh chưa được nấu. Tạp chất này được loại bỏ bằng cách sàng và làm sạch li tâm. Phần tạp chất tách loại từ quá trình sàng bột khi sản xuất giấy viết và giấy in sẽ được tái chế làm giấy bao bì (không tẩy trắng). Phần tạp chất loại ra từ thiết bị làm sạch li tâm thường bị thải bỏ. Sau sàng, bột giấy thường có nồng độ 1% sẽ được làm đặc tới khoảng 4% để chuyển sang bước tiếp theo là tẩy trắng. Phần nước lọc được tạo ra 9 trong quá trình làm đặc sẽ được thu hồi và tái sử dụng cho quá trình rửa bột. Loại bột dùng sản xuất giấy bao bì sẽ không cần tẩy trắng và được chuyển trực tiếp đến công đoạn chuẩn bị xeo. Tẩy trắng: Công đoạn tẩy trắng được thực hiện nhằm đạt được độ sáng và độ trắng cho bột giấy. Công đoạn này được thực hiện bằng cách sử dụng các hóa chất. Loại và lượng hóa chất sử dụng phụ thuộc vào loại sản phẩm sẽ được sản xuất từ bột giấy đó. Trường hợp sản phẩm là giấy viết hoặc giấy in thì công đoạn tẩy trắng được thực hiện theo 3 bước, trước mỗi bước bột đều được rửa kỹ. Trong quá trình này, lignin bị phân hủy và tách ra hoàn toàn, tuy nhiên, xơ cũng bị phân hủy phần nào và độ dai của giấy cũng giảm đi. Các hóa chất dùng cho loại tẩy này là clo, dioxit clo, hypoclo và hydroxide natri. 3 bước tẩy trắng bột truyền thống là: Bước 1: Clo hóa bột giấy bằng khí clo, khí này sẽ phản ứng với lignin để tạo ra các hợp chất tan trong nước hoặc tan trong môi trường kiềm. Bước 2: Lignin đã oxi hóa được loại bỏ bằng cách hòa tan trong dung dịch kiềm. Bước 3: Đây là giai đoạn tẩy trắng thực sự khi bột được tẩy trắng bằng dung dịch hypochlorite. Sau tẩy trắng, bột sẽ được rửa bằng nước sạch và nước trắng (thu hồi từ máy xeo). Nước rửa từ quá trình tẩy trắng có chứa chlorolignates và clo dư và, do vậy, không thể tái sử dụng trực tiếp được. Vì thế nước này sẽ được trộn với nước tuần hoàn từ các công đoạn khác và tái sử dụng cho quá trình rửa bột giấy. Hiện nay, việc nghiên cứu số bước tẩy trắng, kết hợp sử dụng các hóa chất tẩy trắng thân thiện với môi trường như peroxide đã được triển khai áp dụng thành công tại một số doanh nghiệp trong nước. QUÁ TRÌNH TÁCH MỰC: Đối với giấy loại đã qua in, ví dụ: báo, cần phải được tách mực mới có thể sản xuất ra loại giấy in chất lượng cao. Trong quá trình tách mực, người ta thường cho một tác nhân kiềm và hóa chất tẩy trắng vào từ công đoạn sản xuất bột giấy. Sau khi tiến hành sàng sơ bộ, dịch nhuyễn chứa xơ được đưa qua các bể tuyển nổi. Mực nổi trên mặt bể được đẩy đi nhờ dòng khí sục từ đáy bể. Hoặc một cách khác, sau khi sàng sơ bộ, các xơ thô từ máy nghiền sẽ được xử lý bằng các bước rửa liên tiếp, qua đó mực và các tạp chất khác sẽ được loại bỏ qua phần nước lọc. Quá trình tác mực thường gồm có một công đoạn tẩy trắng riêng biệt, sử dụng peoxit hydro hoặc muối hydrosulphit. Việc bổ sung các bước công nghệ nói trên yêu cầu cần phải có thêm các bước rửa và cô đặc. 10 Một trong số các nguyên liệu sản xuất giấy bao bì, giấy tissue, giấy viết hoặc in ở Việt nam là giấy tái chế như giấy báo, tiền giấy cũ và bẩn, hộp các-tông cũ Với giấy loại, người ta sử dụng thiết bị nghiền cơ khí, như máy nghiền thuỷ lực. Giấy được trộn với nước thành một hỗn hợp đồng nhất. Các chất bẩn nặng như cát và đá sẽ được loại bỏ nhờ quá trình di chuyển dịch chứa các chất lơ lửng qua các sàng đãi. Tại đây kim loại nặng sẽ lắng xuống và được định kỳ loại khỏi hệ thống. Bột từ nghiền thuỷ lực được làm sạch trong thiết bị làm sạch nồng độ cao, tiếp theo là máy phân tách turbo dùng để phân riêng các chất bẩn nặng nhẹ tương ứng. Sau khi qua sàng, bột được chuyển đến thiết bị rửa ly tâm. Tại thiết bị rửa ly tâm, cát sẽ được tách ra nhờ lực ly tâm. Sau đó bột giấy sẽ được chuyển đến thiết bị làm đặc. Tại đây nước sẽ được tách bớt và bột giấy trở nên đặc hơn. Bột giấy sau làm đặc sẽ được chuyển qua thiết bị lọc tinh, để làm bột đạt tới độ mịn yêu cầu, rồi tới một bể chứa. Tại bể chứa trước máy xeo, người ta sẽ cho thêm vào dịch bột các thuốc màu và hóa chất. Sơ đồ dưới đây mô tả một quy trìn
Luận văn liên quan