Đề tài Lạm phát kỳ vọng và Chính sách tiền tệ ở Ấn Độ: Khám phá thực nghiệm

Bài nghiên cứu này theo hướng sử dụng các kỹ thuật tính toán chuyên sâu để tính lạm phát ở tương lai, dựa trên việc tìm kiếm các yếu tố quyết định của lạm phát kỳ vọng bằng cách ước tính theo đường cong Phillips theo thuyết Keynes mới được xây dựng trên các đặc điểm riêng của mỗi quốc gia, lập trường của chính sách tiền tệ và tài khóa, chi phí biên tế, và các cú sốc ngoại sinh. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng lạm phát cao và không ngừng gia tăng dễ dàng ăn sâu vào dự đoán của người dân về lạm phát trong tương lai, khó thay đổi. Ngày nay, chính sách tiền tệ nhằm ứng phó với lạm phát được tin cậy hơn là biện pháp lập tức cắt giảm trong thời kỳ tăng trưởng nóng

pdf37 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lạm phát kỳ vọng và Chính sách tiền tệ ở Ấn Độ: Khám phá thực nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
WP/10/84 IMF Working Paper Lạm phát kỳ vọng và Chính sách tiền tệ ở Ấn Độ: Khám phá thực nghiệm Michael Debarata Patra và Partha Ray £t IMF Working Paper Office of the Executive Director Lạm phát kỳ vọng và Chính sách tiền tệ ở Ấn Độ: Khám phá thực nghiệm Thực hiện bởi Michael Debabrata Patra và Partha Ray Bản quyền phân phối thuộc về Arviin Virmani Tháng 3/2010 Giới thiệu Bài nghiên cứu này không mang tính đại diện cho quan điểm của IMF. Quan điểm trong Bài nghiên cứu này thuộc về (các) tác giả và không đại diện cho quan điểm của IMF và chính sách của IMF. Bài nghiên cứu thể hiện quá trình nghiên cứu của (các) tác giả và được xuất bản nhằm đưa ra các nhận định và cần tranh luận thêm. Bài nghiên cứu này theo hướng sử dụng các kỹ thuật tính toán chuyên sâu để tính lạm phát ở tương lai, dựa trên việc tìm kiếm các yếu tố quyết định của lạm phát kỳ vọng bằng cách ước tính theo đường cong Phillips theo thuyết Keynes mới được xây dựng trên các đặc điểm riêng của mỗi quốc gia, lập trường của chính sách tiền tệ và tài khóa, chi phí biên tế, và các cú sốc ngoại sinh. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng lạm phát cao và không ngừng gia tăng dễ dàng ăn sâu vào dự đoán của người dân về lạm phát trong tương lai, khó thay đổi. Ngày nay, chính sách tiền tệ nhằm ứng phó với lạm phát được tin cậy hơn là biện pháp lập tức cắt giảm trong thời kỳ tăng trưởng nóng. MỤC LỤC I. Dẫn nhập .......................................................................................................................... 1 II. Nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở Ấn Độ trong thời gian gần đây ............................... 3 Dấu vết của lạm phát kỳ vọng: quy định của luật chơi ................................................... 8 III. Phương pháp luận ............................................................................................................ 9 Đo lường lạm phát kỳ vọng tại Ấn Độ: Một cách tiếp cận thực tế ............................... 11 Các yếu tố ảnh hưởng lạm phát kỳ vọng ....................................................................... 13 IV. Kết quả ước lượng ......................................................................................................... 16 Đặc trưng chuỗi thời gian các biến ............................................................................... 19 Các yếu tố quyết định lạm phát kỳ vọng ....................................................................... 19 Đó có phải là phương trình kết hợp? ............................................................................. 23 V. Kết luận ......................................................................................................................... 24 Bảng biểu Bảng 1: Kết quả hồi quy phương trình lạm phát kỳ vọng ............................................. 17 Bảng 2: Thống kê mô tả hiệu quả mô hình. .................................................................. 18 Bảng 3: Kiểm định Roots và bậc tích phân ................................................................... 19 Bảng 4: Kiểm định các biến phụ thuộc trên cơ sở mô hình lạm phát kỳ vọng ............. 23 Bảng 5: Kiểm định biến phụ thuộc Consensus Expectations ........................................ 23 Bảng 6: Kết quả theo phương pháp Engle-Granger ...................................................... 24 Bảng 7: Các biến trong mô hình xác định lạm phát kỳ vọng ........................................ 27 Bảng 8: Các biến trong mô hình xác định lạm phát kỳ vọng theo Consensus Expectations .................................................................................................................. 28 Bảng 9: Kiểm định đồng liên kết vector LR theo Maximal Eigenvalue ....................... 29 Bảng 10: Kiểm định đồng liên kết vector LR theo Trace of Stochastic Matrix ........... 29 Bảng 11: Ước lượng đồng liên kết vector theo Johansen Estimation ........................... 29 Đồ thị Đồ thị 1: Consumer price inflation .................................................................................. 5 Đồ thị 2: Biến động WPI và lạm phát CPI ..................................................................... 6 Đồ thị 3: Lạm phát thực tế và mô phỏng (PI) ............................................................... 17 Đồ thị 4: Dự báo lạm phát của Consensus và lạm phát thực tế (tháng) ........................ 18 Đồ thị 5: Phản ứng đột xuất đối với thay đổi trong lãi suất thực .................................. 21 Phụ lục Phụ lục I: yếu tố xác định lạm phát kỳ vọng ................................................................. 27 Phụ lục II: đồng liên kết vetor lạm phát kỳ vọng và các yếu tố quyết định .................. 29 Khóa 20 - Lớp TCDN Ngày 1 - Nhóm 2 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo I. Dẫn nhập Trong vài tháng trở lại đây, những tín hiệu phục hồi trở lại từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã rộng mở hơn. Nỗ lực ngăn chặn đà suy giảm được dẫn dắt từ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế khu vực Châu Á, mà ở đó các nền kinh tế riêng biệt đều có những xuất phát điểm khác nhau trong một chu kì, ví dụ Ấn Độ và Trung Quốc cho thấy sự phục hồi theo hình chữ V. Trong lúc, các nhà đánh phân tích kinh tế đang đánh giá xem liệu có hay không điều tồi tệ nhất cũng đã trôi qua, thì có sự đồng tình rằng các biện pháp “giải cứu” dường như giảm đi và không còn mạnh mẽ như trước, tình trạng thất nghiệp và tín dụng đã được kiềm chế, ít nhất là trong giai đoạn gần đây. Tuy nhiên, sự phục hồi này đang đứng trước một thách thức lớn. Đó chính là sự trở lại mạnh mẽ của lạm phát, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển, và điều này đã dấy lên nỗi lo về một chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ sớm được thực hiện và khi đó sự tăng trưởng kinh tế – vốn đang khá mong manh – lại bị bóp chặt trở lại. Sự bùng phát trở lại của lạm pháp đang đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ trên thế giới – “vấn đề nan giải nhất hiện nay trong kinh tế học” (Samuelson, 2009). Tình trạng lạm phát thấp với nỗi lo suy thoái đang hiện diện ở một số lĩnh vực và sự trì trệ hiện rõ trong hoạt động kinh tế đã tạo ra lí do hợp lý để tiếp tục chính sách tiền tệ có sự linh hoạt cao. Cùng lúc đó, nỗi lo sợ về mầm mống của lạm phát tương lai sẽ trở lại khi thanh khoản dư thừa. Và điều này này là lý do hợp lý ủng hộ cho việc kết thúc sớm những kế hoạch/chiến lược linh hoạt ở trên. Bài học trong quá khứ về tình huống này chính là “vấn đề thuộc về tâm lý”. Kì vọng hình thành theo cách mà những bộ phận/thành phần trong nền kinh tế ứng xử. Nếu họ lo ngại về lạm phát, họ sẽ hành động theo cách này hoặc cách khác mà chính những điều này đã gây ra lạm phát. Chiều ngược lại cũng đúng trong giai đoạn cuối những năm 1940. Tại Ấn Độ, có lẽ rõ ràng hơn những nơi khác, tình huống khó xử này căng thẳng như nằm trên cạnh một chiếc “dao cạo”. Khi mà chỉ số giá bán sỉ (WPI) đã tăng từ mức khoảng 1% vào tháng 10/2009 lên mức 9,9% vào tháng 2/2010, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã và đang tăng mạnh lên hai con số do sự đắt đỏ của giá lương thực kéo dài suốt hơn một năm. Lạm phát hai con số cũng xuất hiện trong rổ thực phẩm của chỉ số Trang 1 Khóa 20 - Lớp TCDN Ngày 1 - Nhóm 2 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo WPI. Chỉ số các loại hàng hóa là thực phầm tăng 17,8% trong thời gian chưa đến một năm (tính tại tháng 2/2010) . Chỉ số giá các loại hàng hóa thiết yếu, chiếm 22,03% trong rổ WPI, đã tăng đến 15,5%, ngang ngửa với các loại thực phẩm. Điều đáng lo ngại là sự gia tăng giá cả hàng hóa lại xảy trong trong môi trường dư thừa thanh khoản và nó có thể được cho là có nguồn gốc từ những phản ứng về các chính sách trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tháng 9/2008, khi mà những thị trường tài chính nội địa bị ảnh hưởng/mắc kẹt do tác động của sự phát triển toàn cầu và đóng băng thanh khoản. (Subbarao, 2008a, 2008b, 2009a và 2009b phần mô tả về tác động của cuộc khủng hoảng đối với Ấn Độ và các chính sách tương ứng). Giá cả thực phẩm tăng lên là sự tác động qua lại của những yếu tố mang tính cấu trúc và chu kì. Mặc dù áp lực lạm phát từ sự gia tăng trong giá cả lương thực có thể giới hạn quy mô ảnh hưởng của chính sách tiền tệ, nhưng có những dấu hiệu cho thấy lạm phát kỳ vọng nếu áp lực giá cả vẫn tiếp tục tồn tại. Nếu nỗi lo lạm phát được biến thành kì vọng, không sớm thì muộn, chính sách tiền tệ sẽ phải đối mặt với tình huống tiến thoái trên. Điều này đòi hỏi sự điều hành thận trọng trong việc đánh đổi giữa hai mục tiêu: nhu cầu tăng trưởng đòi hỏi chính sách tiền tệ nới lỏng kéo dài nhưng những lo lắng về lạm phát thì đòi hỏi sự kết thúc nhanh hơn. Một sự kết thúc nhanh chóng do nỗi lo lạm phát lại gia tăng rủi ro mất đi sự tăng trưởng vốn còn mong manh (chưa vững chắc), trong khi đó một trì hoãn có thể gia tăng thêm lạm phát kỳ vọng (Subbarao, 2009c). Một sự đánh đổi, được thiết lập để đạt được tăng trưởng rõ nét hơn, đã thúc đẩy (GDP) để khép lại ở mức tăng 8% trong quý III/2009. Và cùng lúc đó, mọi ý kiến cũng thống nhất cho rằng lạm phát sẽ tăng trở lại từ mức thấp hiện nay lên với mức tương xứng (khoảng 8%) vào đầu năm 2010, nếu không sớm hơn. Vấn đề đặt ra là chính sách tiền tệ nên phản ứng như thế nào và lúc nào khi mà các chỉ số đánh giá lạm phát có những biến động mạnh theo chiều hướng tăng trở lại? Nội dung của bài nghiên cứu này chủ yếu bàn về những gì mà chúng ta nghĩ về lạm phát và yếu tố tác động đến ứng xử của chúng ta về vấn đề này. Mặc dù, bài nghiên cứu chỉ tập trung trong phạm vi Ấn Độ, nhưng các phân tích và kết quả thu nhận được chứa đựng giá trị tổng quát để có để áp dụng tốt trong những trường hợp tương tự ở các quốc gia đang phát triển. Phần tiếp theo của bài nghiên cứu được bố cục thàng 4 Trang 2 Khóa 20 - Lớp TCDN Ngày 1 - Nhóm 2 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo phần mà đầu tiên là giới thiệu một số thực tế điển hình về động lực của lạm phát ở Ấn Độ và sau đó chuyển sang phần phân tích – định lượng lạm phát kỳ vọng và chỉ ra những yếu tố tác động – theo sau đó là đề xuất chính sách tiền tệ phù hợp với kết quả thu nhận được từ mô hình kiểm định lạm phát kỳ vọng. Ở mỗi phần, bài nghiên cứu chỉ ra những đóng góp quan trọng trước đó. Phần kết luận được trình bày trong phần cuối của bài nghiên cứu. II. Nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở Ấn Độ trong thời gian gần đây Biến động trong WPI, được xem như chỉ số giá của các doanh nghiệp sản xuất, được theo dõi vì những mục tiêu liên quan đến chính sách, và được xem như một công cụ chỉ báo về lạm phát ở Ấn Độ. Việc sử dụng chỉ số này, có vẻ như mâu thuẫn với việc dùng CPI để đánh giá lạm phát theo thông lệ quốc tế, nhưng WPI vẫn được sử dụng và theo dõi rộng rãi (với 447 hàng hóa và chiếm tới 57% là sản xuất), và chỉ số này được cập nhật một cách thường xuyên và kịp thời (từ tháng 10/2009, chỉ số WPI được thông báo hàng tháng và cho đến gần đây, chỉ số này được thông báo hàng tuần như chỉ số cơ bản, cùng với các chỉ số về thực phẩm và nhiên liệu). Những công bố về chỉ số WPI được các thị trường tài chính theo dõi rất sát sao và những công bố lãi suất tham khảo, từ đó tác động đến những dự đoán về hành động trong chính sách tiền tệ tiếp theo. Trong thời kỳ trước, ý tưởng này đưa ra cơ hội rất hay cho việc rút ra những chỉ báo thị trường cơ bản cho lạm phát kỳ vọng. CPI được tính trên bốn khu vực khác nhau của xã hội – công nhân công nghiệp, người lao động khu vực thành thị, lao động lĩnh vực nông nghiệp, người lao động khu vực nông thôn, được phân biệt trên cơ sở khác nhau trên những rổ tiêu dùng bình quân, và nó là quan trọng nhằm mục đích chỉ số hóa cho nhiều loại thu nhập và tiền lương kiếm được. Biến động trong chỉ số CPI tác động nhiều đến các hộ gia đình vì phần lớn thu nhập chi tiêu cho thực phẩm (chiếm 40-70 phần trăm trên tổng chỉ số) và những hàng hóa thiết yếu. Tuy nhiên, mức độ đại diện và chất lượng của chỉ tiêu CPI là một vấn đề cần được kiểm nghiệm, ví dụ CPI cho công nhân lĩnh vực công nghiệp chỉ bao gồm 260 hàng hóa có liên quan tới chỉ số WPI. Theo ngân hàng trung ương ở Ấn Độ, ngân hàng dự trữ quốc gia Ấn Độ (RBI), tính hiệu quả của các loại chỉ số giá đã thất bại trong việc phản ánh sát thực những Trang 3 Khóa 20 - Lớp TCDN Ngày 1 - Nhóm 2 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo điều kiện căn cơ gây ra lạm phát, có nguyên nhân bởi tính đại diện không đồng nhất và cũng bởi vì sự khác biệt trong năm cơ sở đã không thể phản ánh sự thay đổi các mô hình sản xuất và tiêu dùng. Điều này đã nhấn mạnh đến nhu cầu phải đẩy nhanh việc xem xét lại tính bao quát và cập nhật năm cơ sở cho chỉ số WPI, cũng như những chỉ số giá cả tiêu dùng như CPI – Thành thị và CPI – Nông thôn (RBI, 10/2009). Hệ số khử lạm phát trong đo lường GDP cũng là tiêu chí tổng quát nhất về lạm phát ở Ấn Độ nhưng nó chỉ có sẵn theo năm cơ sở với độ trễ dài. Những phương pháp đo lường chỉ số lạm phát cơ sở và chính yếu đã được phát triển dựa trên nguyên tắc loại trừ và chọn lọc những yếu tố có ý nghĩa, đặt biệt là ở RBI, nhưng thực tế vẫn còn mang tính lý thuyết sâu sắc và không tìm thấy sự ủng hộ từ cộng đồng trên quan điểm về tính tự nhiên của nó. Thực tế là thực phẩm và nhiên liệu – những hàng hóa tiêu biểu bị loại trừ khỏi phương pháp định lượng – lại có ảnh hướng rất lớn trong rổ tiêu dùng. Những năm gần đây, khi điều hành chủ yếu bởi các chỉ tiêu không chắc chắn, một nỗ lực đáng ghi nhận đã được thực hiện bởi RBI là tiến hành những cuộc khảo sát về lạm phát kỳ vọng, bao gồm cả cho những nhà dự báo chuyên nghiệp. Kết quả từ những khảo sát này, khi được công bố hứa hẹn sẽ là một triển vọng thú vị đối với hoạt động nghiên cứu và phân tích cho các nhà phân tích và cho việc thực thi chính sách vĩ mô. Từ năm 2008, hai tình huống khác biệt trong sự biến động của lạm phát xảy ra khá rõ ràng. Sự suy giảm của chỉ số WPI trong giai đoạn từ mức cao điểm xảy ra trong 08/2008 – khi giá cả hàng hóa thế giới tăng rất mạnh – cùng nhịp với sự sụt giảm của lạm phát toàn cầu, ám chỉ mức độ liên thông chặt chẽ của Ấn Độ với chu kì kinh tế toàn cầu. Lạm phát giá cả tiêu dùng tính theo năm giảm từ 4,9% xuống còn -0.3% vào tháng 8/2009. Trong số những nền kinh tế lớn, lạm phát ở Mỹ, Nhật Bản và khu vực Châu Âu diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Lạm phát chính yếu cũng giảm đi ở một số nền kinh tế chủ chốt cùng với lạm phát giá cả sản xuất. Ở các quốc gia mới nổi, lạm phát sụt giảm rõ rệt từ tháng 7/2008 cùng nhịp với sự sụt giảm trong giá cả hàng hóa quốc tế và sự suy giảm trong hoạt động kinh tế gây ra bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong số những nền kinh tế mới nổi, lạm phát giá cả tiêu dùng ở Trung Quốc và Thái Lan chuyển sang tiêu cực vào đầu năm 2009, trong khi ở Malaysia bắt đầu vào tháng 6/2009; những nền kinh tế khác cũng chứng kiến sự suy yếu đi trong áp lực Trang 4 Khóa 20 - Lớp TCDN Ngày 1 - Nhóm 2 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo giá cả. Theo IMF (tháng 1/2010), lạm phát toàn cầu được cho rằng sẽ ở mức thấp được lí giải bởi hiệu quả sản xuất kém và lạm phát kỳ vọng chưa thay đổi. Lạm phát được dự kiến sẽ tăng từ 0% năm 2009 đến 1,3% năm 2010, trên thực tế lạm phát trong một số nền kinh tế đang phát triển được kì vọng sẽ tăng từ 5,2% năm 2009 đến 6.2% năm 2010. Trung Quốc, một số ít nền kinh tế khu vực ASEAN và hầu hết các nước Châu Âu dự báo sẽ có mức lạm phát thấp hơn mức 5%. Đồ thị 1: Consumer price inflation Theo các chỉ số đánh giá lạm phát trên, rủi ro lạm phát đang bùng phát trở, đặt ra mối đe dọa đến điều kiện ổn định được dự báo. Giá hàng hóa quốc tế sụt giảm mạnh trong thời gian từ tháng 7 – 12/2008, nhưng nó được ổn định tăng trở lại trước kì vọng về sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Giá của lương thực như gạo, lúa mì, ngô đã tăng trở lại mặc dù vẫn còn thấp so với mức quá cao trong nửa đầu năm 2008. Giá dầu thô tăng lên một cách ổn định kể từ tháng 03/2009 phản ánh sự mong đợi nhu cầu tiêu thụ sẽ gia tăng trở lại, song song với việc cắt giảm sản lượng của nhóm các quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng đã hỗ trợ cho giá dầu. Giá nguyên liệu hồi phục từ tháng 4/2009, dẫn đầu là đồng, chì, niken, chủ yếu phản ứng lại trước nhu cầu tăng trở lại từ Trung Quốc. Trang 5 Khóa 20 - Lớp TCDN Ngày 1 - Nhóm 2 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Như đã đề cập trước đó, lạm phát ở Ấn Độ được đo lường bởi chỉ số WPI, biến động theo diễn biến của lạm phát toàn cầu, giảm mạnh từ 12,9% trong năm 2008 tới 0,8% vào cuối tháng ba năm 2009, rơi vào vùng tiêu cực trong 13 tuần liên tiếp bắt đầu từ tháng 6/2009, trước khi chuyển biến tích cực vào đầu tháng 9/2009. Kể từ tháng 12, áp lực giá cả tràn lên mạnh mẽ. Rõ ràng, những dấu hiệu này đã bắt nguồn từ việc xem xét tăng giá của xăng và dầu diesel (có hiệu lực ngày 02 tháng 7 2009), tăng giá các sản phẩm tự do theo nhóm nhiên liệu có quan hệ chặt chẽ với giá dầu thô quốc tế, tăng giá sản phẩm đường, rau và các loại thuốc. Hàng thực phẩm có mức lạm phát lên hai con số và phần nào phản ánh xu hướng tăng giá rõ nét. Ngày 6/2/2010, giá rau ghi nhận mức tăng gần 20% so với tháng 2/2009, mặc dù yếu tố mùa vụ đã giảm đi rất nhiều. Sự tăng giá các loại đậu là khoảng 32% vào ngày 13/3/2010. Lạm phát được đánh giá dựa trên nhóm chỉ số CPIs đã tăng từ tháng 6/2008, chủ yếu là do sự gia tăng trong giá cả thực phẩm, giá nhiên liệu và dịch vụ, và ghi nhận ở mức khoảng 16,2 - 17,6% trong suốt tháng 1/2010. Chỉ số giá tiêu dùng ở khu vực nông thôn (CPI – Rural) ngày càng tăng với một tốc độ nhanh hơn so với các chỉ số khác. Sự phản ứng của chính sách cho thấy các mặt tích cực cho nguồn cung:loại bỏ các hạn chế như giới hạn lượng dự trữ để tạo điều kiện tư nhân mua bán trong mùa thu hoạch; hạn chế tiêu dùng số lượng lớn đường nhằm để đảm bảo nguồn dự trữ và đẩy mạng cung ứng hàng hóa thông qua hệ thống phân phối công; loại bỏ thuế nhập khẩu gạo, lúa mì và đường thô; miễn thuế nhập khẩu đường tinh luyện bởi các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp tư nhân được chỉ định. Có mối quan ngại tại Ấn Độ rằng lạm phát cao tồn tại kéo dài có thể dẫn đến lạm phát do chi phí đẩy và gia tăng mức độ lạm phát kỳ vọng. Đồ thị 2: Biến động WPI và lạm phát CPI Trang 6 Khóa 20 - Lớp TCDN Ngày 1 - Nhóm 2 GVHD: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Rõ ràng, RBI đang cho thấy sự lúng túng với việc lạm phát bắt đầu tích lũy tăng trở lại. Vào tháng 4/2009, báo cáo thường niên về chính sách tiền tệ của RBI trong giai đoạn 2009 – 2010 đã xác định lạm phát WPI xoay quanh mức 4% vào cuối tháng 3/2010. Bản cập nhật sau đó về Chính sách tiền tệ được phát hành tháng 7/2009 chú ý rằng sự tiêu cực của chỉ số lạm phát WPI là do bởi những tác động cơ bản về mặt thống kê và nó không cho thấy sự sụt giảm tương ứng trong lạm phát kỳ vọng.Theo đó, kế hoạch lạm phát WPI đã được nâng lên mức 5%. Trong bản báo cáo về chính sách tiền tệ số tháng 10/2009, RBI đã xác định rằng những tác động cơ sở, mà đã dẫn tới sự tiêu cực của chỉ số lạm phát WPI trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 8/2009, sẽ có những ảnh hưởng theo chiều ngược lại theo hướng gia tăng lên bởi giá lương thực cao. Những khảo sát về lạm phát kỳ vọng hàng quý của RBI đối với hộ gia đình chỉ ra rằng phần lớn các đối tượng khảo sát mong đợi lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong 3 tháng tới cũng như qua năm kế tiếp. Theo đó, mốc kế hoạch cho lạm phát WPI cuối tháng 3 năm 2010 được đặt ra là 6,5% “ với độ nghiêng dốc lên” cũng đồng nghĩa với “rủi ro gia tăng rõ ràng hơn”. Đứng trên quan điều hành, chính sách tiền tệ bắt đầu sẵn sàng “phản ứng nhanh chóng và hiệu quả thông qua những điều chỉnh chính sách để hướng đến mục tiêu
Luận văn liên quan