Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một khoảng thời gian.
Mức giá chung của nền kinh tế là giá trung bình của tất cả các hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế. Do vậy, khi xảy ra lạm phát không có nghĩa là tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế đều tăng giá. Có thể một vài mặt hàng giảm giá nhưng mặt hàng khác tăng giá đủ mạnh vẫn có thể gây nên lạm phát.
Lạm phát cũng có thể hiểu là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ. Nền kinh tế có lạm phát, một đơn vị tiền tệ có thể mua ngày càng ít hàng hoá, dịch vụ hơn. Hay hiểu nôm na là khi có lạm phát chúng ta phải chi ngày càng nhiều đồng nội tệ hơn cho giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định. Trái ngược với lạm phát là giảm phát.
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với giá trị âm. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.
23 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3010 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lạm phát và các biện pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-9/2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chủ đề lạm phát không còn xa lạ đối với mỗi người dân, hàng ngày mỗi khi giá cả tăng lên, đa số mọi người đều quy lỗi do lạm phát mà ra. Trên các phương tiện truyền thông cũng có rất nhiều bài báo viết về lạm phát, về sự ảnh huởng của nó đến cuộc sống của nguời dân, đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Vậy lạm phát là gì? Lạm phát có ảnh huởng như thế nào đến nền kinh tế của đất nuớc? đến cuộc sống của nguời dân? Các khắc phục lạm phát như thế nào? Chúng em xin cám ơn cô Nguyễn Thị Cẩm Tuyền đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em thực hiện đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi những sai sót, chúng em kính mong cô bỏ qua và rất mong cô có thể góp ý, phê bình nhằm đề tài được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.
PHẦN NỘI DUNG
I – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
I.1 Khái niệm lạm phát theo quan điểm các học thuyết kinh tế:
Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một khoảng thời gian.
Mức giá chung của nền kinh tế là giá trung bình của tất cả các hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế. Do vậy, khi xảy ra lạm phát không có nghĩa là tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế đều tăng giá. Có thể một vài mặt hàng giảm giá nhưng mặt hàng khác tăng giá đủ mạnh vẫn có thể gây nên lạm phát.
Lạm phát cũng có thể hiểu là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ. Nền kinh tế có lạm phát, một đơn vị tiền tệ có thể mua ngày càng ít hàng hoá, dịch vụ hơn. Hay hiểu nôm na là khi có lạm phát chúng ta phải chi ngày càng nhiều đồng nội tệ hơn cho giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định. Trái ngược với lạm phát là giảm phát.
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với giá trị âm. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.
I.2 Khái niệm lạm phát trong điều kiện hiện đại:
- Theo Các Mác: lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Lạm phát làm lương thực tế của người lao động giảm xuống.
- Theo Milton Friedman thì quan niệm: “lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài”. Ông cho rằng: “lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ”.
- Kinh tế học quan niệm: lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác nhau thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác.
I.3 Ý nghĩa của lạm phát
a. Tích cực:
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để miêu tả tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.
Khi lạm phát vừa phải, nó là liều thuốc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: đẩy mạnh xuất khẩu.
Khi lạm phát xảy ra sẽ làm cho đồng tiền trong nước bị mất giá so với đồng tiền thế giới, việc này sẽ kích thích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu để thu về ngoại tệ : tạo công ăn việc làm
Để đẩy mạnh xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ phải mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để đáp ứng sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, điều này góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân : mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước, đặc biệt là thuế…
b. Tiêu cực:
Ngoài trường hợp lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải (lạm phát một con số) có tác dụng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội, còn lại nói chung lạm phát đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội.
- Tác hại thứ nhất là làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giá trị hay nói đúng hơn là thước đo này co dãn thất thường, do đó xã hội không thể tính toán hiệu quả, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình.
- Thứ hai, tiền tệ và thuế là hai công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết nền kinh tế đã bị vô hiệu hóa, vì tiền tệ bị mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa, các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạm phát và do vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế, ngay cả trong trường hợp nhà nước có thể chỉ số hóa luật thuế thích hợp với mức lạm phát, thì tác dụng điều chỉnh của thuế cũng vẫn bị hạn chế.
- Thứ ba, phân phối lại thu nhập, làm cho một số người nắm giữ các hàng hóa có giá trị tăng đột biến giàu lên nhanh chóng và những người có các hàng hóa mà giá cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị nghèo đi.
- Thứ tư, kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc…gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí.
- Thứ năm, bóp méo các yếu tố của thị trường làm cho các điều kiện của thị trường bị biến dạng. Hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả hàng hóa, giá cả tiền tệ, giá cả lao động…Một khi những giá cả này tăng hay giảm đột biến và liên tục thì các yếu tố của thị trường không thể tránh khỏi bị thổi phồng hoặc bóp méo.
- Thứ sáu, sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi nhuận cao.
- Thứ bảy, ngân sách bội chi ngày càng tăng trong khi các khoản thu ngày càng giảm về mặt giá trị.
- Thứ tám, đối với ngân hàng, lạm phát làm cho hoạt động bình thường của ngân hàng bị phá vỡ, ngân hàng không thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội.
- Thứ chín, đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng tiêu dùng và buộc nhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng, đặc biệt là đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn. Mặt khác lạm phát cũng làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng, khi lạm phát gay gắt sẽ gây nên hiện tượng là tìm cách tháo chạy ra khỏi đồng tiền và tìm mua bất cứ hàng hóa dù không có nhu cầu. Từ đó làm giàu cho những người đầu cơ tích trữ.
=> Hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây ra hậu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của mỗi nước. Lạm phát làm cho việc phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập trong nền kinh tế qua giá cả đều khiến quá trình phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Lạm phát làm cho một nhóm này nhiều lợi nhuận trong khi nhóm khác bị thiệt hại nặng nề. Nhưng suy cho cùng, gánh nặng của lạm phát lại đè lên vai của người lao động, chính người lao động là người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát.
Tóm lại:
Mục tiêu kiềm chế lạm phát không đồng nghĩa với việc đưa tỷ lệ lạm phát bằng không. Bởi lẽ, lạm phát không hoàn toàn tiêu cực, nếu duy trì lạm phát ở một mức độ vừa phải, kiềm chế điều tiết được mức lạm phát đó thì có lợi cho sự phát triển kinh tế, lạm phát đó không còn là một căn bệnh nguy hiểm nữa mà nó lại trở thành một công cụ điều tiết kinh tế.
I.4 Các loại hình lạm phát
I.4.1 Thiểu phát
Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Đây là một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô. Ở Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát.
Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát. Ở Việt Nam thời kỳ 2002-2003, tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho rằng đây là thiểu phát.
I.4.2 Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể đoán biết trước được. Đối với các nước đang phát triển lạm phát ở mức một con số (lớn hơn 4%) được coi là lạm phát vừa phải. Với lạm phát vừa phải là mức lạm phát bình thường nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong trường hợp này, lạm phát không phải là mối lo ngại. Mọi người vẫn sẵn sang giữ tiền để thực hiện giao dịch và ký các hợp đồng dài hạn bằng đồng nội tệ.
I.4.3 Lạm phát phi mã (Lạm phát cao)
Lạm phát phi mã là tình trạng tăng mức giá chung của nền kinh tế với tốc độ hai hay ba chữ số một năm. Lạm phát phi mã là mức lạm phát nguy hiểm. Nếu nền kinh tế trong tình trạng lạm phát phi mã trong một thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Đồng tiền bị mất giá nhanh, người ta chỉ giữ tiền vừa đủ để thực hiện những giao dịch cần thiết cho nhu cầu hằng ngày. Tích trữ hàng hoá, mua bất động sản và sử dụng vàng và các đồng ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích luỹ tài sản trở nên an toàn và được ưa chuộng. mức không kiểm soát được như trường hợp siêu lạm phát.
Việt Nam và các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoặch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách.
I.4.4 Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", tỷ lệ lạm pháp đặc biệt cao, một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa đơn giản là chỉ số lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên. Trong cách dùng không chính thức thì thuật ngữ này được áp dụng cho chỉ số lạm phát thấp hơn nhiều.
Siêu lạm phát có một số điều kiện để xảy ra như sau:
(1) Chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định.
(2) Nhiều cuộc siêu lạm phát xuất hiện sau chiến tranh do sự căng thẳng của ngân sách chính phủ.
(3) Khủng hoảng nợ.
Đặc điểm chung của mọi nền kinh tế khi xảy ra siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức của cung tiền, do tài trợ thâm hụt ngân sách quá lớn. Khi lạm phát cao xảy ra lại kéo theo tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn có thể không kiểm soát được. Do lạm phát cao dẫn đến giảm mạnh nguồn thu từ thuế tính theo phần trăm so với GDP từ đó tiếp tục làm tăng thâm hụt ngân sách và đẩy lạm phát tiếp tục leo thang. Người ta thường dùng bốn tiêu chí để xác định siêu lạm phát, đó là người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; giá cả hàng hóa trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phần trăm.
I.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát
I.5.1 Lạm phát cầu kéo :
Lạm phát cầu kéo xảy ra khi mức tổng cầu tăng nhanh hơn so với mức cung. Chúng ta có thể xem hình minh họa dưới đây:
AS
Với đường tổng cung AS, khi tổng cầu (AD) dịch chuyển sang phải ( AD1 -> AD2 -> AD3 ), kéo theo giá cả tăng lên và lạm phát xảy ra.
Có nhiều lý do khác nhau làm cho tổng cầu gia tăng. Để thấy được vấn đề, chúng ta tách tổng cầu theo các thành phần chi tiêu trong nền kinh tế:
AD = C + I + G + ( X-M )
Trong đó: C là chi tiêu của người tiêu dùng
I là đầu tư
G là chi tiêu của chính phủ
X là xuất khẩu
M là nhập khẩu
Sự gia tăng tổng cầu có thể do người dân tiêu dùng nhiều hơn ( chẳng hạn do lãi suất giảm, thuế giảm, thu nhập tăng,… ); các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn ( do kỳ vọng tăng trưởng kinh tế trong tương lai); chính phủ tiêu dùng nhiều hơn do thực hiện đẩy mạnh các chính sách trợ cấp xã hội, chính sách kích cầu để phát triển kinh tế; tình trạng nhập siêu quá cao cũng dấn đến đường tổng cung dịch chuyển sang bên phải. Và lạm phát xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung.
I.5.2 Lạm phát chi phí đẩy:
Lạm phát chi phí đẩy khi chi phí tăng một cách độc lập với tổng cầu.Chúng ta có thể xem hình minh họa dưới đây:
Có thể xem xét các trường hợp chi phí đẩy sau:
Chi phí tiền lương: Nếu tiền lương tăng là do áp lực từ Công đoàn, từ chính sách điều chỉnh tăng lương của chính phủ. Đó là chi phí đẩy. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái do chi phí tăng ( AS1 -> AS2 ), vì thế đẩy giá cả tăng.
Lợi nhuận: Nếu doanh nghiệp có quyền lực thị trường ( độc quyền, nhóm độc quyền), có thể đẩy giá tăng lên độc lập với tổng cầu để kiếm lợi nhuận cao hơn. (Ví dụ như OPEC).
Nhập khẩu lạm phát:
Trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải nhập một lượng không nhỏ nguyên nhiên vật liệu từ nước ngoài. Nếu chi phí của những nguyên liệu gia tăng do nhiều nguyên nhân không thuộc sự kiềm soát trong nước, thì khi đó doanh nghiệp phải chấp nhận mua nguyên vật liệu với giá cao. Một số nguyên nhân đó như:
Tỷ giá hối đóai: Nếu đồng nội tệ bị mất giá thì hàng hóa xuất khẩu trong nước sẽ trở nên rẻ hơn ở nướv ngoài, nhưng hàng hóa nhập khẩu lại trổ nên đắt đỏ hơn. Khi đó, các doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn để nhập khẩu nguyên vật liệu.
Thay đổi giá cả hàng hóa: Nếu như có sự gia tăng giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới, thì các doanh nghiệp trong nước sẽ phải đối mặt với chi phí nhập khẩu hàng hóa cao hơn làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao.
Những cú sốc từ bên ngòai: Các cuộc khủng hoảng về nhiên liệu, nguyên vật liệu cơ bản như dầu mỏ, sắt thép,… cũng làm cho giá cả nhập khẩu của những lọai hàng hóa này tăng lên và đẩy chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao.
Thiếu hụt các nguồn tài nguyên: Khi các nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, không tránh khỏi giá cả dần dần sẽ tăng cao. Điều này làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đẩy giá cả hàng hóa làm ra tăng lên cho d8ến khi doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn cung khác thay thế.
I.5.3 Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả một mặt không đủ khả năng chi trả nếu tăng lương nhưng vẫn phải tăng giá để đảm bảo bù lại chi phí sản xuất gia tăng. Lạm phát xảy ra.
I.5.4 Lạm phát do bội chi ngân sách
Chính phủ có thể sử dụng để bù đắp cho thâm hụt ngân sách nhà nước là phát hành tiền. Biện pháp này trực tiếp làm tăng thêm cơ số tiền tệ, do đó tăng cung ứng tiền, đẩy tổng cầu lên cao và tăng tỷ lệ lạm phát. Vì thế, khi tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước tăng cao thì tiền tệ cũng sẽ tăng nhanh và lạm phát tăng.
I.5.5 Lạm phát tiền tệ
Ta hiểu cung tiền ở đây là M2.
M1 : hay còn gọi là tiền hẹp, bao gồm tiền ở tất cả các dạng có thể chi tiêu ngay lập tức : tiền mặt và tiền ở tài khoản séc.
M2 : hay còn gọi tiền rộng, bao gồm M1 nhưng công thêm tiết kiệm và tiền trong tài khoản tiết kiệm dài hạn. Khoản tiết kiệm dài hạn không thể trực tiếp tiêu ngay được, nhưng có thể chuyển thành tiền mặt rất dễ dàng.
Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát. Có lẽ đây là lý do thuyết phục nhất của hiện tượng lạm phát. Giả thiết rằng cư dân giữ tiền chỉ để giao dịch mua bán hàng hoá. Khi đó có đồng nhất thức sau:
(Số đơn vị tiền tệ trao đổi trong một năm)
Trong đó:
P: Là của một đơn vị sản lượng điển hình (mức giá chung).
Y: Mức sản lượng mà nền kinh tế tạo ra trong một năm.
V: Tốc độ chu chuyển (Số lần trung bình mà một tờ giấy bạc điển hình được sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ trong 1 năm).
M: Cung tiền.
Từ đồng nhất thức đó thấy: Khi cung tiền thay đổi thì tương ứng với nó kéo theo sự thay đổi của một trong ba nhân tố. Thông thường, tốc độ chu chuyển tiền tệ tương đối ổn định theo thời gian. Như vậy, khi lượng cung tiền gia tăng thì hoặc sản lượng quốc gia gia tăng, hoặc là giá cả tăng. Sản lượng có thể tăng nhưng luôn luôn có giới hạn. Do vậy giá tăng, lạm phát là kết quả cuối cùng. Tốc độ tăng cung tiền càng cao thì lạm phát cũng càng cao.
Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát.
I.6 Các biện pháp kiềm chế lạm phát
I.6.1 Những biện pháp cấp bách:
Những biện pháp này được áp dụng nhằm mục đích giảm tức thời cơn sốt lạm phát, để có cơ sở áp dụng những biện pháp ổn định tiền tệ lâu dài. Gồm có những biện pháp sau:
I.6.1.1 Biện pháp về chính sách tài khóa:
Biện pháp này được áp dụng nhằm khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước.
Nhà nước có thể thực hiện các biện pháp sau:
Tiết kiệm triệt để chi tiêu ngân sách, cắt giảm những khỏan chi tiêu công chưa cấp bách như giảm chi phí quốc phòng, giảm biên chế công nhân viên Nhà nước, kiểm sóat và chống thất thóat trong chi tiêu ngân sách, chống tham nhũng.
Tăng thu ngân sách bằng cách tăng thuế trực thu, đặc biệt đối với những cá nhân và doanh nghiệp có thu nhập cao, chống thất thu thuế, vay nợ dân chúng,… nhằm rút ngắn cách biệt giữa chi và thu, dần dần tiến đến cân bằng thu chi ngân sách.
I.6.1.2 Biện pháp thắt chặt tiền tệ:
Biện pháp này nhằm mục đích giảm lượng tiền thừa trong lưu thông, nhà nước có thể thực hiện chính sách siết chặt cung tiền tệ bằng nhiều biện pháp khác nhau như:
Đóng băng tiền tệ: Ngân hàng Trung ương thắt chặt việt thực hiện các nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cấp vốn, cho vay theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng… Mục đích của biện pháp này là rút bớt tiền hay không cho tiền tăng thêm trong lưu thông. Hoặt thậm chí dùng chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm thực hiện mục đích trên.
Nâng lãi suất: Lãi suất tiền gửi tăng, đặt biật là tiền gửi tiết kiệm có tác dụng thu hút tiền mặt của dân cư và doanh nghiệp vào ngân hàng. Từ đó rút bớt lượng tiền đang lưu thông và có tác động làm giảm chỉ số lạm phát. Tuy nhiên, nếu lãi suất ngân hàng ở mức cao hơn lợi tức đầu tư thì người dân và các doanh nghiệp sẽ không mang tiền đi đầu tư vào sản xuất kinh doanh nữa mà tìm cách gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất. Điều này dẫn đến việc sản xuất kinh doanh bị thiếu nguồn vốn đầu tư, về lâu dài sẽ dẫn đến hàng hóa khan hiếm ,giá cả tăng cao và trực tiếp làm gia tăng thêm lạm phát.
Nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc: đối với các ngân hàng nhằm hạn chế khả năng tạo tiền của các ngân hàng thương mại. Cũng giống như biện pháp nâng lãi suất, nếu biện pháp này áp dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, trực tiếp làm tăng chỉ số lạm phát.
I.6.1.4 Biện pháp kiềm chế giá cả:
Để kiềm chế sự tăng giá của hàng hóa, nhà nước thực hiện chính sách kiềm giữ giá cả bằng nhiều biện pháp khác nhau như:
Nhập khẩu hàng hóa của nước ngòai để bổ sung cho khối lượng hàng hóa trong nước tạo rao sự cân bằng giữa cung và cầu hàng hóa. Nhưng nhập khẩu hàng hóa trong thời gian dài sẽ dẫn đến hàng hóa trong nước không đủ sức cạnh tranh, dần dần mất thị phần về tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Nhà nước bán vàng và ngọai tệ ra nhằm thu hút lượng tiền mặt trong lưu thông, ổn định giá vàng, ổn định tỷ giá hối đoái, từ đó tạo tâm lý ổn định giá cả các mặt hàng khác trong thời gian ngắn. Trong thời gian dài, việc áp dụng các biện pháp này sẽ làm cạn kiệt nguồn dự trữ vàng và ngọai tệ của quốc gia, dẫn đến có thể xẩy ra khủng hỏang tiền tệ trong nước.
I.6.2 Những biện pháp chiến lược:
Sau khi áp dụng các biện pháp cấp bách nhằm ứng phó với lạm phát trong thời gian đầu, nhà nước cần áp dụng những biện pháp chiến lược nhằm ổn định thị trường trong thời gian dài. Những biện pháp thường được áp dụng là:
I.6.2.1 Cần thực hiện chính sách tài chính – tiền tệ năng động và hiệu quả trong giai đọan hội nhập kinh tế quốc tế:
Hạ lãi suất cho vay để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước và xuất nhập khẩu, cung cấp hàng hóa cho nền kinh tế.
Mở rộng đối tượng kiều bào nước ngoài mua nhà ở Việt Nam: Đây là một giải pháp tốt giúp đáp ứng tâm tư nguyện vọng của bà con xa xứ và cũng là biện pháp nhằm hạn chế sự đóng băng của thị trường bất động sản.
Tiếp tục siết chặt chi tiêu công đối với các dự án không hiệu quả
I.6.2.2 Cần kích thích tiêu dùng, kích thích nền kinh tế phát triển.
Cần phải giảm tốc độ tăng lãi suất, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý. Cần đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tăng năng suất lao động.
I.6.2.3 Tiết kiệm chi phí sản xuất xã hội và chi tiêu công và tư:
Giảm mức tăng chi phí thực hiện tiết kiệm trong sản xuất xã hội. Để làm được điều này