Đề tài Lạm phát và hậu quả của lạm phát trong đời sống xã hội

Trong thời đại ngày nay lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế, xã hội cả ở cấp quốc gia và quốc tế, đặc biệt lạm phát là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hiện tượng lạm phát xảy ra là điều khó tránh khỏi.Vì vậy việc tìm kiếm một giải pháp để chống lạm phát và đi đến kiểm soát lạm phát phù hợp với thực tế Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc, lựa chọn một cách chính xác.

doc9 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lạm phát và hậu quả của lạm phát trong đời sống xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại ngày nay lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế, xã hội cả ở cấp quốc gia và quốc tế, đặc biệt lạm phát là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hiện tượng lạm phát xảy ra là điều khó tránh khỏi.Vì vậy việc tìm kiếm một giải pháp để chống lạm phát và đi đến kiểm soát lạm phát phù hợp với thực tế Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc, lựa chọn một cách chính xác. Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề lạm phát, cũng như những biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát, em đã lựa chọn đề tài : “Lạm phát và hậu quả của lạm phát trong đời sống xã hội”. Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô góp ý để bài viết của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn. PHẦN II. NỘI DUNG I. Những vấn đề cơ bản về lạm phát: 1. Khái niệm và cách phân loại lạm phát : Khái niệm lạm phát : Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ, được biểu hiện ở sự mất giá (giảm giá) của tiền tệ, mà sự mất giá của tiền tệ lại biểu hiện rõ rệt nhất ai cũng thấy được là sự tăng giá bình quân của tất cả mọi thứ hàng hoá. Lạm phát xảy ra khi giá cả mọi thứ hàng hoá, dịch vụ và chi phí đều tăng tuy với tốc độ và tỷ lệ không đồng đều, thứ tăng nhanh, thứ tăng chậm, thứ tăng nhiều, thứ tăng ít. Trong nền kinh tế thị trường dù là tiền vàng hay tiền giấy đều có thể bị mất giá. Nhưng chỉ có lạm phát tiền giấy, không hề có lạm phát tiền vàng. Bởi vì, trong chế độ lưu thông tiền vàng nếu khối lượng tiền vàng vượt quá nhu cầu lưu thông thì phần thừa sẽ tự động rút ra khỏi lưu thông để làm phương tiện cất giữ. Còn trong chế độ lưu thông tiền giấy, thì mỗi khi phát hành nó và lưu thông quá mức, nó không tự động rút ra khỏi lưu thông được. Tóm lại, lạm phát là hiện tượng phát hành thừa tiền giấy so với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông làm cho giá cả, mọi thứ hàng hoá tăng lên. Lạm phát càng cao thì đồng tiền càng bị mất giá nhiều. Lạm phát được đo bằng chỉ số giá cả tức là số trung bình của giá hàng hoá tiêu dùng hoặc giá cả sản xuất. Chỉ số giá cả được sử dụng phổ biến nhất là chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng (CPI). Ngoài ra còn có hai chỉ số khác có thể sử dụng được, đó là chỉ số giá cả sản xuất (PPI) và chỉ số giảm lạm phát (GNP). Phân loại lạm phát : Lạm phát vừa phải . Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát một con số, xảy ra khi giá cả tăng chậm và tỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động nguy hiểm đối với nền kinh tế. Loại lạm phát này phổ biến và tồn tại gần như thường xuyên, trở thành một “ căn bệnh kinh niên ” cố hữu và đặc trưng ở hầu hết các nền kinh tế thị trường trên thế giới. Lạm phát phi mã . Là loại lạm phát khi giá cả tăng với tỉ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 100%,300% một năm. Khi lạm phát phi mã kéo dài sẽ nảy sinh những biến dạng nghiêm trọng cho nền kinh tế . Đồng tiền mất giá nhanh chóng, nhân dân tránh giữ tiền mặt mà tích trữ hàng tiêu dùng, cho vay với lãi suất cao hơn bình thường, hoặc không cho vay mà đem mua vàng, đô la, nhà đất. Đồng tiền mất giá nhanh chóng, nên các hợp đồng ký kết đều tính bằng hiện vật hay ngoại tệ mạnh. Trong khi lãi suất danh nghĩa rất cao thì lãi suất thực tế xuống dưới âm 50% hoặc âm 100%. Siêu lạm phát . Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã. Ví dụ ở Việt Nam năm 1988 tỉ lệ lạm phát là 308% đứng thứ 3 sau Peru (1722%), Brazil (934%). Với siêu lạm phát, những tác động tiêu cực của nó đến đời sống và đến nền kinh tế trở nên nghiêm trọng, thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh, tốc độ chu chuyển tiền tăng nhanh ghê gớm. 2. Tình hình lạm phát trong đời sống xã hội ở Việt Nam : Nguyên nhân gây ra lạm phát : Lạm phát ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh mất ổn định của nền kinh tế, lạm phát được tăng cường bởi sự thiếu hụt ngân sách, mất cân đối cán cân thanh toán, ngoại thương, nợ nước ngoài nặng nề. Lạm phát đó như là sản phẩm của cơ chế hành chính, mệnh lệnh, phân phối và duy ý chí. Lạm phát của một nền kinh tế kém phát triển và đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế. Nơi độc quyền nhà nước còn mang đậm tính chất phi kinh tế và tồn tại thống trị trong tất cả các lĩnh vực. Trong những năm 80, khu vực kinh tế tư nhân chỉ chiếm khoảng 13,2% sức lao động xã hội và suốt thời kì dài trước năm 1986 bị nhiều sức ép kiềm chế. Các quan hệ kinh tế thị trường hoặc bị thủ tiêu hoặc được áp dụng không đầy đủ, và bị bóp méo cả trong quan hệ kinh tế trong nước lẫn quan hệ kinh tế đối ngoại. Hơn nữa, lạm phát ở Việt Nam diễn ra trong một nền kinh tế đóng cửa, phụ thuộc một chiều vào các nguồn viện trợ bên ngoài. Chính sách phong toả, cấm vận kinh tế của Mỹ trong quan hệ đối với Việt Nam, và những xung đột biên giới làm cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia xấu đi, gây ảnh hưởng đến kinh tế lẫn chính trị cho Việt Nam. Viện trợ từ bên ngoài thường chủ yếu một chiều từ các nước xã hội chủ nghĩa, không có ODA từ các nước phi xã hội chủ nghĩa. Đầu tư lại chủ yếu tập trung vào các dự án công nghiệp lớn, dài hạn, chậm hoàn vốn và đòi hỏi những chi phí lớn về vật chất và nhân lực trong nước. Vì thế mặc dù đã có những tác động tích cực cho phát triển kinh tế Việt Nam, song viện trợ nước ngoài cũng trở thành một nhân tố kàm tăng tình trạng thiếu hụt ngân sách và tăng gánh nợ cho nhà nước. Thiếu hụt ngân sách còn bị làm sâu sắc thêm bởi những chi phí không nhỏ để khắc phục hậu quả chiến tranh kéo dài và những trận thiên tai thường xuyên hàng năm. Ngoài ra, do chính sách định hướng phát triển và đầu tư có nhiều bất cập, nên cơ cấu kinh tế Việt Nam còn bị mất cân đối và không hợp lí giữa công nghiệp- nông nghiệp, công nghiệp nặng - công nghiệp nhẹ, nhất là ngành sản xuất hàng tiêu dùng, giữa sản xuất - dịch vụ . Chúng làm ra tăng xu hướng khan hiếm và giảm sút chất lượng hàng hóa - dịch vụ trong khi đầu tư từ những nguồn vốn lạm phát có xu hướng tăng nhanh liên tục. Hậu quả của lạm phát : Lạm phát tác động trực tiếp đến nền kinh tế, làm thay đổi mức độ và hình thức sản lượng, đồng thời tạo ra sự phân phối lại thu nhập và của cải xã hội. Trong quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, khi lạm phát cao, người cho vay sẽ là người chịu thiệt và người đi vay sẽ là người được lợi. Điều này đã tạo nên sự phân phối thu nhập không bình đẳng giữa người đi vay và người cho vay. Lạm phát kéo dài làm cho lượng tiền cung ứng tăng liên tục, tổng cung tiền tệ tăng nhanh hơn tổng cầu tiền tệ, lượng tiền danh nghĩa tăng, lãi suất danh nghĩa tăng, giá trị của tiền liên tục bị giảm, giá cả mọi thứ hàng hóa cao lên với mức độ không bằng nhau. Tăng nhanh nhất là các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng và sản xuất rồi mới đến các mặt hàng khác. Giá cả tăng đời sống kinh tế trở nên khó khăn hơn. Do số lượng tiền tệ gia tăng quá nhiều trong khi khối lượng hàng hóa sản xuất ra không tăng kịp hoặc thậm chí giảm sút khiến sức mua đồng tiền giảm sút nghiêm trọng và giá cả gia tăng cao làm cho đời sống người dân ngày càng khó khăn hơn. Vì giá cả gia tăng quá cao nên cần phải có một khối lượng tiền thật lớn mới mua được một món hàng có giá trị không cao lắm. Ví dụ trong cuộc siêu lạm phát ở Đức sau đại chiến thế giới thứ nhất, mức cung tiền danh nghĩa : tháng 1/1923 tăng lên 16 lần, đến tháng 12/1923 khối lượng tiền giấy đã tăng 7 tỷ lần. Tháng 1/1922, giá một cốc nước giải khát là 1 Mac, tháng 10/1923 lên tới 192 triệu Mac. Khi mua sắm lặt vặt người ta phải mang tiền trong những chiếc xe đẩy. Cuối kì siêu lạm phát ở Đức tốc độ chu chuyển tiền tăng 30 lần so với trước. Giá cả tăng nhanh nên tình trạng đầu cơ tích trữ lan tràn, hàng hóa trở nên khan hiếm. Chính phủ không kiểm soát được, những người bị lạm phát làm thiệt hại nhiều nhất là những người hưởng lương hưu, hưởng bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội. Lạm phát gây ra những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế, làm cho hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hoặc sản xuất cầm chừng, một số bộ phận công nhân viên chức mất việc làm, số người thất nghiệp tăng lên. II. Một số biện pháp khắc phục lạm phát : Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách nâng cao tỉ lệ dự trữ bắt buộc hạn chế tín dụng cung cấp cho các ngân hàng trung gian. Huy động tiền gửi từ công chúng bằng cách nâng cao lãi suất tiết kiệm, phát hành trái phiếu, công trái. Đưa dự trữ vàng và ngoại tệ ra bán để thu hút bớt tiền thừa trong lưu thông. Bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước, để tiến tới cân đối vững chắc ngân sách nhà nước thì việc nuôi dưỡng và phát triển các nguồn thu, đi đôi với việc thu hẹp và định hướng lại cũng như nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước sẽ phải là công tác nền tảng, chứ không phải là tiếp tục tận thu và tăng chi tiêu ngân sách nhà nước một cách chủ quan, duy ý chí. Chống tham nhũng triệt để. Tạo lập cơ chế phòng ngừa và trấn áp tham nhũng có hiệu lực. Phát triển hệ thống tư pháp và thực hiện rộng rãi tự do báo chí, ngôn luận. Mọi khiếu nại của công dân phải được xét xử nhanh và thoả đáng trên cơ sở pháp luật. Xây dựng đội ngũ công an kinh tế và công an hình sự mạnh, chỉ hành động theo pháp luật và bản thân cũng phải được sự bảo vệ của pháp luật. Thường xuyên tiến hành làm trong sạch bộ máy nhà nước từ trên xuống. Tập trung quyền lực cho người đủ uy tín và năng lực, kiên quyết loại bỏ những phần tử và cả những bộ phận quan chức tham nhũng. Ở Việt Nam, ngoài một số biện pháp trên, chúng ta còn phải tích cực tham gia đầy đủ vào các hoạt động hợp tác của ASEAN, APEC nói riêng và quá trình xúc tiến hội nhập vào thế giới nói chung trong xu hướng tự do hóa và toàn cầu hóa là một nhân tố mới lạ, có tác động hai chiều đến động thái lạm phát ở nước ta. Một mặt làm dịu lạm phát, mặt khác giúp chúng ta nhập được nguồn hàng rẻ, dồi dào từ bên ngoài, trực tiếp làm tăng tổng cung trên thị trường, điều hòa cân đối cung cầu. Thiết lập một hệ thống ngân hàng lành mạnh, hiện đại. Thay việc ngân hàng nhà nước tái cấp vốn với lãi suất thấp cho các ngân hàng thương mại quốc doanh, bằng việc tái cấp vốn với lãi suất bám sát thị trường và với thời hạn ngắn hơn. Phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích và trọng dụng nhân tài. Phát hiện, lựa chọn và sử dụng đúng những nhân tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát. PHẦN III. KẾT LUẬN Lạm phát là chỉ số tổng hợp phản ánh các biến động quan trọng của nền kinh tế : tiêu dùng, đầu tư, cung cầu hàng hóa, biểu hiện tác động của các chính sách tài chính, tiền tệ. Mức độ cao hay thấp của lạm phát đều biểu thị khía cạnh đó của tình trạng kinh tế. Vì vậy việc nhìn nhận rõ nguyên nhân, bản chất của thực trạng nền kinh tế chính là cơ sở để đưa ra những biện pháp hữu hiệu để phòng chống. Có như vậy nền kinh tế mới phát triển ổn định và bền vững. Ở nước ta, về cơ bản đã ra khỏi khủng hoảng, bước vào thời kì mới, ổn định và phát triển. Tuy nhiên, cần chỉ ra rằng, dù đã làm được nhiều việc và đã thu được thành tích đáng khâm phục và khích lệ, song chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm trong tương lai. Lạm phát đã được kiềm chế, nền kinh tế đã có sự tăng trưởng rõ rệt, nhưng chủ yếu vẫn dựa vào sự trợ giúp của nước ngoài. Chúng ta mong đợi và tin tưởng rằng quá trình phát triển kinh tế của đất nước sẽ đi đến thắng lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình Tài chính - ĐH Quản Lí & Kinh Doanh 2.Lý thuyết Tài chính tiền tệ - ĐH Tài chính kế toán 3.Lý thuyết lạm phát, giảm phát và thực tiễn ở Việt Nam ( Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2000) 4. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính - Fredic S.Mishkin ( NXB Kỹ thuật Hà Nội - 1996) 5. Lạm phát ở Việt Nam, những vấn đề đặt ra ( Phát triển kinh tế 10-1995) 6. Khắc phục giảm phát và kiểm soát lạm phát ( Thị trường tài chính tiền tệ 2-2000) MỤC LỤC Trang Phần I. Lời mở đầu 1 Phần II. Nội dung 2 I. Những vấn đề cơ bản về lạm phát 2 1. Khái niệm và cách phân loại lạm phát 2 2. Tình hình lạm phát trong đời sống xã hội ở Việt Nam 3 II. Một số biện pháp khắc phục lạm phát 5 Phần III. Kết luận 7
Luận văn liên quan