Tiền tệ từ lâu đã trở thành vật ngang giá chung của các hàng hoá dịch vụ. Các giao dịch buôn bán ở hầu hết mọi nơi trên thế giới đều sử dụng tiền và tiền tệ gắn liền với quan hệ lợi ích. Thực tế này minh chứng cho vai trò quan trọng của tiền tệ trong nền kinh tế của các quốc gia cũng như toàn thế giới. Nó được đặc trưng bởi sức mua; khi sức mua thay đổi hay lạm phát xuất hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mọi người, từ các tổ chức, cá nhân cho tới các chính phủ. Do vậy, lạm phát là đối tượng nghiên cứu của các nhà kinh tế học từ nhiều năm nay.
Lạm phát là một vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với các hoạt động kinh tế-chính trị-xã hội không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm. Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trở ngại lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước. Việc xem xét, đánh giá, nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân dẫn đến lạm phát và tìm cách khắc phục nó như thế nào là vô cùng cần thiết .
Lý thuyết về lạm phát đã khá phát triển nhưng việc làm thế nào vận dụng các biện pháp để kiểm soát chúng có hiệu quả đối với mỗi nền kinh tế vẫn luôn là vấn đề phức tạp.
Để hiểu rõ bản chất của lạm phát, tác hại cũng như tác động của nó và những biện pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta, chúng ta cần hiểu rõ những khái niệm cơ bản về lạm phát, nguyên nhân gây ra lạm phát cũng như cách khắc phục lạm phát Được sự hướng dẫn của thầy giáo -Thạc sỹ Lê Bảo và qua tham khảo một số sách báo tài liệu, em xin đưa ra một vài suy nghĩ với mong muốn tìm hiểu và vận dụng tốt hơn những lý luận về “lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây”
37 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tiền tệ từ lâu đã trở thành vật ngang giá chung của các hàng hoá dịch vụ. Các giao dịch buôn bán ở hầu hết mọi nơi trên thế giới đều sử dụng tiền và tiền tệ gắn liền với quan hệ lợi ích. Thực tế này minh chứng cho vai trò quan trọng của tiền tệ trong nền kinh tế của các quốc gia cũng như toàn thế giới. Nó được đặc trưng bởi sức mua; khi sức mua thay đổi hay lạm phát xuất hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mọi người, từ các tổ chức, cá nhân cho tới các chính phủ. Do vậy, lạm phát là đối tượng nghiên cứu của các nhà kinh tế học từ nhiều năm nay.
Lạm phát là một vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với các hoạt động kinh tế-chính trị-xã hội không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm. Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trở ngại lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước. Việc xem xét, đánh giá, nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân dẫn đến lạm phát và tìm cách khắc phục nó như thế nào là vô cùng cần thiết .
Lý thuyết về lạm phát đã khá phát triển nhưng việc làm thế nào vận dụng các biện pháp để kiểm soát chúng có hiệu quả đối với mỗi nền kinh tế vẫn luôn là vấn đề phức tạp.
Để hiểu rõ bản chất của lạm phát, tác hại cũng như tác động của nó và những biện pháp kiềm chế lạm phát ở nước ta, chúng ta cần hiểu rõ những khái niệm cơ bản về lạm phát, nguyên nhân gây ra lạm phát cũng như cách khắc phục lạm phát Được sự hướng dẫn của thầy giáo -Thạc sỹ Lê Bảo và qua tham khảo một số sách báo tài liệu, em xin đưa ra một vài suy nghĩ với mong muốn tìm hiểu và vận dụng tốt hơn những lý luận về “lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây”. Trong bài viết sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, em mong các thầy cô bỏ qua và đóng góp ý kiến để em có thể hiểu sâu hơn vấn đề này. Em xin chân thành cám ơn.
I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ LẠM PHÁT.
1. Khái niệm và đo lường lạm phát.
1.1 Khái niệm.
Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độ lưu thông tiền giấy. Điều này xuất phát từ chỗ tiền giấy chỉ là một loại dấu hiệu giá trị được phát hành vào lưu thông để thay thế cho tiền đủ giá nhằm thực hiện vai trò trung gian trao đổi. Bản thân tiền giấy không có giá trị nội tại mà chỉ mang giá trị danh nghĩa. Do đó, khi có hiện tượng thừa tiền giấy trong lưu thông thì người ta không có xu hướng giữ lại trong tay mình những đồng tiền bị mất giá và lượng tiền thừa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Có nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ “lạm phát”, nhưng vẫn chưa có một sự thống nhất hoàn toàn. Quan điểm cổ điển cho rằng lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ vàng làm đảm bảo của ngân hàng phát hành. Cụ thể, người ta dựa vào tỷ lệ đảm bảo của tiền tệ để xem xét có lạm phát hay không. Chẳng hạn, nếu pháp luật ấn định rằng tỷ lệ đảm bảo tối thiểu của tiền tệ là 40%, khi tỷ lệ đó xuống dưới mức pháp định tức là ngân hàng đã phát hành tiền quá mức.
Quan điểm thứ hai cho rằng, lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Có thể tóm tắt trong phương trình Fisher : M.V=P.Y. Nếu tổng khối lượng tiền lưu hành (M) tăng thêm trong khi tổng lượng hàng hóa – dịch vụ được trao đổi (Y) giữ vững, tất nhiên mức giá trung bình (P) phải tăng. Và nếu thêm vào đó tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tăng thì ( P) lại tăng rất nhanh.
Một quan điểm khác cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa ( tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động). Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng. Theo quan điểm này thì giá cả tăng lên cho dù bất kỳ nguyên nhân nào đều là lạm phát. Lạm phát và giá cả tăng đều cùng một ý nghĩa. Thật ra gía cả đồng loạt tăng lên chỉ là một trong những biểu hiện cơ bản của lạm phát mà thôi.
Vậy lạm phát là gì?
Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt.
Như vậy có thể thấy các nhà kinh tế học đều thừa nhận đặc điểm chung nhất của lạm phát là hiện tượng mức giá chung của các hàng hoá và dịch vụ tăng lên và sức mua thực tế của đồng tiền giảm xuống so với một thời điểm trước đó.
1.2 Đo lường lạm phát.
Để đánh giá được tác động của lạm phát đến nền kinh tế, rồi từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp, chúng ta cần đo lường lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm được xác định bằng tỷ lệ thay đổi của chỉ số giá cả ở một năm (tháng) so với chỉ số giá cả của năm (tháng) được chọn làm gốc.
= x 100 %
Có nhiều loại chỉ số giá cả như: Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giảm phát GNP. Trong đó chỉ số giá cả thường được sử dụng nhất là chỉ số giá tiêu dùng .
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI- Consumer Price Index) được sử dụng rộng rãi nhất để tính tỷ lệ lạm phát. CPI đo lường mức giá bình quân gia quyền của một nhóm hàng hoá, dịch vụ trong một khoảng thời gian. Số lượng, chủng loại hàng hoá nào được lựa chọn lại tuỳ theo quy định của từng nước. CPI của năm n được tính như sau:
CPIn = ( x x 100) +
( x x 100) + ...
Trong đó: CPIn là chỉ số giá tiêu dùng năm n
Pn là giá hàng hoá năm n (Pn gạo là giá gạo vào năm n)
Po là giá hàng hoá vào năm được chọn làm năm gốc.
Tỷ lệ chi tiêu cho từng loại hàng hóa thường được cố định, tức là giá các loại hàng hóa có thể thay đổi từ năm này sang năm khác nhưng trọng số của các hàng hóa vẫn được giữ nguyên. CPI chính là tỷ lệ % giữa giá cả hiện tại của giỏ hàng hoá với cơ cấu tiêu dùng như ở năm gốc so với giá của giỏ hàng hoá đó vào thời điểm gốc.
Chỉ số giá sản xuất (PPI - Producer Price Index) phản ánh sự biến động của mức giá bán buôn hay giá cả của đầu vào (chi phí sản xuất). Chi phí đầu vào biến đổi sẽ dẫn tới những thay đổi về xu thế giá cả trên thị trường.
Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội (GDP deflator) đo lường mức giá bình quân của tất cả các hàng hóa, dịch vụ cấu thành nên GDP (bao gồm tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu ròng); trong khi đó CPI chỉ bao gồm các hàng tiêu dùng. Công thức để tính chỉ số giảm phát GDP là:
Chỉ số giảm phát GDP = x 100 %
Trong công thức tính chỉ số giảm phát GDP, GDP danh nghĩa là tổng giá trị bằng tiền tính theo giá cả hiện tại của tất của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Còn GDP thực tế đo lường giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế trong năm hiện tại theo giá cả của năm gốc. Vào thời kỳ có lạm phát, chỉ số giảm phát GDP lớn hơn 100%.
Ở nước ta, phương pháp cải tiến để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã được Tổng cục Thống kê chính thức công bố từ tháng 1/1998. Theo đó, CPI của cả nước được tính dựa trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của tất cả các tỉnh thành. Giỏ hàng hoá để tính CPI gồm 296 mặt hàng (cả hàng hoá và dịch vụ). Giá kỳ gốc là mức giá bình quân năm 1995. CPI hàng tháng được công bố với 4 kỳ gốc so sánh: CPI bình quân năm 1995, so với tháng trước, so với tháng đó năm trước và so với tháng 12 năm trước. Vàng và đô-la Mỹ (USD) được công bố chỉ số giá riêng, không tính chung vào CPI.
2. Các loại lạm phát phân theo mức độ.
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát và sự tăng lên của giá cả hàng hóa nên các nhà kinh tế thường dựa vào tỷ lệ tăng giá để làm căn cứ phân loại lạm phát ra thành 4 mức độ khác nhau: thiểu phát, lạm phát vừa phải, lạm phát cao và siêu lạm phát.
Thiểu phát là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Đây là một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô. Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm (%) một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát. Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 % một năm trở xuống được gọi là thiểu phát. Tuy nhiên, ở những nước mà cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương) rất không ưa lạm phát thì tỷ lệ lạm phát 3-4% một năm được cho là hoàn toàn trung bình, chứ chưa phải thấp đến mức được coi là thiểu phát.
Lạm phát vừa phải là loại lạm phát mà tốc độ tăng giá cả chậm, ở mức dưới một con số (dưới 10%) mỗi năm. Khi đó, tiền tệ mất giá không nhiều và người ta tin tưởng vào giá trị của đồng tiền. Ở hầu hết các nền kinh tế thị trường, lạm phát vừa phải luôn tồn tại.
Lạm phát cao là lạm phát xảy ra khi giá cả tăng với tốc độ 2 hoặc 3 con số (30%, 50%, 100%, 500% . . .). Lạm phát cao còn gọi là lạm phát phi mã. Khi đó, tiền mất giá trị một cách nhanh chóng và người ta chỉ nắm giữ một lượng tiền tối thiểu để đảm bảo cho các giao dịch hàng ngày. Lạm phát cao gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Siêu lạm phát là hiện tượng tốc độ tăng mức giá hết sức nhanh chóng, có khi tới vài trăm % một tháng hay vài nghìn % mỗi năm. Siêu lạm phát không thể kéo dài trong quá nhiều năm do tiền gần như mất hết giá trị, các doanh nghiệp không thể hoạt động được và phá sản, người dân không dùng tiền trong các giao dịch nữa và quốc gia gặp phải tình trạng này buộc phải cải tổ chính sách kinh tế nước mình và tìm cách chấm dứt lạm phát.
3. Những nguyên nhân gây nên lạm phát.
3.1 Lạm phát do cầu kéo.
Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn so với sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, kéo theo sự tăng lên của mức giá ở điểm cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu. Có 3 nguyên nhân làm cho tổng cầu tăng là: sự gia tăng cung tiền, tăng chi tiêu chính phủ và xuất khẩu tăng. Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hàng hóa hạn chế trong điều kiện nền kinh tế đã đạt cân bằng trên thị trường lao động. Có thể thấy rõ hơn cơ chế lạm phát cầu kéo qua mô hình dưới đây.
Lạm phát cầu kéo.
Q*
Q,
AD0
AD1
AD2
AS 0
AS 1
AS 2
P 0
P 1
P 2
P 3
Q
(Sản lượng)
P
(Mức giá)
Trong ngắn hạn, đường tổng cung AS (Aggregate demand) mới đầu nằm ngang và sẽ dốc ngược lên khi vượt quá mức sản lượng tiềm năng Q*. Điều này là do khi chưa đạt mức sản lượng tiềm năng, một sự thay đổi nhỏ về giá cả của đầu ra (hàng hoá, dịch vụ) cũng khuyến khích được các hãng tăng nhanh sản lượng sản xuất ra để đáp ứng sự tăng lên của nhu cầu, thu nhiều lợi nhuận hơn. Khi sản lượng của nền kinh tế là Q’ > Q*, chi phí đầu vào đã kịp thời điều chỉnh tăng lên, các hãng không còn động lực để tăng cao sản lượng nữa, do đó dù giá có tăng nhiều nhưng sản lượng vẫn không tăng đáng kể hay đường AS có độ dốc lớn. Lúc đó, cầu tăng mạnh, đường AD0 dịch chuyển lên trên đến vị trí mới là AD1 và mức giá tăng nhanh từ P0 đến P1. Tổng cầu tăng liên tục làm cho đường tổng cầu liên tiếp dịch chuyển về phía bên phải và mức giá không ngừng tăng lên, tức là xảy ra lạm phát cầu kéo.
Khi đường cầu dịch chuyển đến AD1, nền kinh tế ở trạng thái vượt quá trạng sản lượng tiềm năng và toàn dụng nhân công, người lao động gây áp lực tăng lương làm cho tổng cung giảm, đường tổng cung AS0 dịch chuyển về bên trái tới vị trí AS1. Mức giá tăng tiếp từ P1 đến P2, nền kinh tế lại chuyển về trạng thái đạt mức sản lượng tiềm năng và toàn dụng nhân công. Cứ như thế, sau khi đường tổng cầu dịch chuyển về bên phải thì đường tổng cung lại dịch chuyển về bên trái kéo theo mức giá tăng liên tục.
3.2 Lạm phát do cầu thay đổi.
Lạm phát này xảy ra khi lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc, chỉ có thể tăng mà không thể giảm, thì mặt hàng đó vẫn không giảm giá dù lượng cầu giảm. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
3.3 Lạm phát tiền tệ.
Nguyên nhân gây ra lạm phát tiền tệ là do lượng tiền trong nền kinh tế quá nhiều, vượt quá mức hấp thụ của nó, nghĩa là vượt quá khả năng cung ứng giá trị của nền kinh tế́. Có thể do ngân hàng trung ương lưu thông lượng tiền quá lớn trong nền kinh tế bằng các nghiệp vụ thị trường mở hay chính sách tiền tệ lới lỏng. Khi lượng tiền lưu thông quá lớn, ví dụ trong tay bạn có nhiều hơn 100 triệu..., thì sự tiêu dùng theo đó mà tăng rất lớn theo xã hội. Áp lực cung hạn chế dẫn tới tăng giá trên thị trường, và do đó sức ép lạm phát tăng lên.
3.4 Lạm phát do chi phí đẩy.
Lạm phát chi phí đẩy bắt nguồn từ sự gia tăng chi phí do các nguyên nhân chủ yếu như chi phí tiền lương tăng, giá nguyên vật liệu tăng, chính sách thuế và các khoản phải nộp khác tăng; công nghệ sản xuất lạc hậu, cơ chế quản lý kém hiệu quả đẩy chi phí sản xuất tăng lên. Mô hình dưới đây cho ta thấy quá trình diễn ra lạm phát chi phí đẩy.
Lạm phát chi phí đẩy.
P
(Mức giá)
Q
(Sản lượng)
AS 0
AS 1
AS 2
AD0
AD1
P 1
P 2
P 0
Q*
Q,
Ban đầu đường tổng cầu là AD0, đường tổng cung là AS0. Khi chi phí đầu vào tăng (ví dụ giá dầu lửa tăng), các hãng giảm mức cung hàng hoá, dịch vụ và đường tổng cung dịch chuyển sang tới vị trí AS1, sản lượng giảm xuống còn Q’, đẩy mức giá tăng từ P0 lên P1. Hiện tượng mức giá tăng liên tục, đồng thời sản lượng (hay GDP thực tế) suy giảm được gọi tình trạng lạm phát đình trệ hay đình lạm (stagflation); kèm theo đó là thất nghiệp gia tăng.
3.5 Lạm phát do cơ cấu.
Lạm phát cơ cấu phát sinh do sự mất cân đối sâu sắc trong cơ cấu của nền kinh tế (chẳng hạn giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, giữa khu vực sản xuất và khu vực dịch vụ, giữa tích lũy và tiêu dùng) được gọi là lạm phát cơ cấu.
3.6 Một số nguyên nhân khác.
Ngoài những nguyên nhân trên, lạm phát còn có thể là do những yếu tố nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người như hạn hán, lũ lụt, động đất, hoả hoạn, khủng bố cũng có thể làm nảy sinh lạm phát. Khi những điều này xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn thì toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng: sản xuất suy giảm, hàng hóa không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng và khắc phục hậu quả của các sự kiện bất khả kháng. Phân tích này đặc biệt đúng trong trường hợp bất khả kháng xảy ra tại một hay các vùng chuyên canh, các khu sản xuất mà nguyên vật liệu, sản phẩm từ đó là nguồn cung cấp chủ yếu cho nền kinh tế. Nếu chúng kéo dài sẽ gây ra lạm phát .
Lạm phát còn có thể là kết quả của kỳ vọng về lạm phát của các tác nhân trong nền kinh tế hoặc là kết quả của đầu cơ v.v... Khi các doanh nghiệp, các cá nhân dự đoán rằng lạm phát sẽ tăng, họ tính đến lạm phát trong các quyết định của mình: người cho vay sẽ nâng cao lãi suất danh nghĩa, người tiêu dùng tích trữ hàng hoá, doanh nghiệp nâng cao dần giá bán sản phẩm. Chính những việc này đẩy giá cả tăng lên và có thể gây lạm phát. Tương tự như vậy, việc các nhà sản xuất hoặc các nhà đầu cơ tích trữ hàng hoá, không bán ra thị trường để tạo cơn sốt cung giả tạo cũng dễ dẫn tới lạm phát.
4. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế.
Lạm phát có những tác động không chỉ về mặt kinh tế mà trên cả khía cạnh chính trị, xã hội. Mức độ tác động tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: tỷ lệ lạm phát, khả năng dự toán chính xác sự thay đổi của lạm phát.
Lạm phát có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế – xã hội tùy theo mức độ của nó. Nhìn chung, lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi bên cạnh những tác hại ko đáng kể; còn lạm phát cao và siêu lạm phát gây ra những tác hại rất nghiêm trọng đối với kinh tế và đời sống. Tác động của lạm phát còn tùy thuộc vào lạm phát đó có dự đoán trước được hay không nghĩa là công chúng và các thể chế có tiên tri được mức độ lạm phát hay sự thay đổi mức độ lạm phát là một điều bất ngờ. Nếu như lạm phát hoàn toàn có thể dự đoán trước được thì lạm phát không gây nên gánh nặng kinh tế lớn bởi người ta có những giải pháp để thích nghi với nó. Lạm phát không dự đoán trước được sẽ dẫn đến những đầu tư sai lầm và phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần và sinh lực của nền kinh tế.
Lạm phát làm cho chúng ta khó có được thông tin về các nhân tố cấu thành nên giá cả hợp lý của một hàng hóa, dịch vụ nào đó và do vậy khó đưa ra quyết định xem có nên mua hay không và mua khi nào là có lợi. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét cụ thể từng ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế.
4.1. Phân phối lại thu nhập và của cải.
Một số người thường cho rằng chỉ có lạm phát cao mới phân phối lại thu nhập và của cải, nhưng thực tế không phải như vậy. Có những bằng chứng cho thấy ngay cả lạm phát vừa phải cũng gây ra hiệu ứng này. Lạm phát làm cho tổng thu nhập danh nghĩa tăng lên nhưng thực chất lại hàm chứa trong đó sự phân phối lại thu nhập và của cải giữa các nhóm dân cư (giữa người đi thuê lao động và công nhân, giữa người đi vay và người cho vay, giữa Chính phủ và người đóng thuế,...). Ích lợi hay thiệt hại do lạm phát đem đến không phụ thuộc vào bản thân tỷ lệ lạm phát mà phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát không được dự kiến. Nếu người mua và người bán, chủ và thợ,... đều dự đoán chính xác về lạm phát thì không có sự phân phối lại thu nhập và của cải. Hiệu ứng tái phân phối thể hiện rõ nét trên thị trường lao động và trên thị trường vốn.
4.1.1 Trên thị trường lao động.
Thông thường, tiền lương được quy định trong hợp đồng lao động giữa người đi thuê lao động (người chủ) và công nhân đều có tính đến một mức lạm phát nào đó mà cả hai bên dự kiến. Nếu tỷ lệ lạm phát trên thực tế cao hơn dự kiến thì khoản tiền lương trả thêm do dự tính một tỷ lệ lạm phát nhất định trong hợp đồng không đủ để bù đắp sự thay đổi của lạm phát. Rõ ràng, người chủ có lợi nhuận cao hơn còn lương của người lao động lại mua được ít hàng hóa hơn so với dự kiến ban đầu của họ. Ngược lại, nếu mức lạm phát dự kiến trong hợp đồng lao động cao hơn mức lạm phát thực tế xảy ra thì người chủ bị thiệt còn công nhân được lợi.
4.1.2 Trên thị trường vốn.
Lạm phát không được dự tính trước phân phối lại thu nhập giữa người đi vay và những người cho vay. Nếu lạm phát xảy ra với tỷ lệ cao hơn dự đoán thì lãi suất được đặt ra trước đó không đủ để bù đắp cho người cho vay vì tiền đang bị giảm sút sức mua. Lúc đó người đi vay có lợi còn người cho vay bị thiệt. Trong trường hợp tỷ lệ lạm phát thấp hơn mức đã dự kiến thì lãi suất đã định là quá cao; người cho vay sẽ được lợi còn thua thiệt rơi vào người đi vay. Lạm phát tăng cao cũng gây thiệt hại cho những người gửi tiền tiết kiệm (mà thực chất là người cho vay) vì sức mua của khoản tiết kiệm bị giảm sút. Sự phân phối lại thu nhập giữa chủ và thợ, giữa người cho vay và người đi vay khuyến khích họ cố gắng dự đoán lạm phát sao cho càng chính xác càng tốt. Tuy nhiên, hầu hết họ đều dự đoán không chính xác sự thay đổi của lạm phát và do vậy tác động của lạm phát về mặt phân phối lại thu nhập và của cải luôn xảy ra.
Riêng hiệu ứng phân phối lại thu nhập giữa Chính phủ và người đóng thuế có thể được thấy rõ trong phần phân tích tác động của lạm phát lên công cụ thuế khoá.
4.2. Tác động đến hiệu quả kinh tế.
4.2.1 Bóp méo tín hiệu giá cả.
Khi mức độ lạm phát của một nền kinh tế là vừa phải, nếu giá cả của một hàng hóa nào đó trên thị trường tăng lên thì người bán cũng như người mua đều biết rằng đã có sự thay đổi thực sự về cung và/hoặc cầu đối với hàng hoá đó và họ sẽ có hành vi thích hợp để ứng phó (chẳng hạn, chuyển hướng tiêu dùng hay sản xuất mặt hàng khác nhiều hơn để thay thế). Nhưng nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao, người tiêu dùng sẽ khó so sánh giá cả giữa các hàng hoá với nhau vì giá tất cả các hàng hoá đều tăng nhiều so với trước mà so sánh một tiêu thức nào đó với một tiêu thức không đổi bao giờ cũng dễ hơn việc so sánh hai tiêu thức cùng biến đổi. Tỷ lệ lạm phát càng cao càng khuyến khích người ta mua nhiều hàng hoá tích trữ để tránh sự giảm sút sức mua của tiền tệ và đề phòng sự