Đề tài Làm rõ phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù là người phụ bếp, đốt lò, rửa bát hay trên cương vị là đại biểu của Quốc tế cộng sản, Chủ tịch nước - Hồ Chí Minh luôn nêu cao lối sống cần kiệm, giản dị, không màng danh vọng, không ham của cải, không ham sự xa hoa, không chuộng những nghi thức sang trọng. Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống của nhân dân. Bác nói: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức”. Trước cảnh dân đói năm 1945, Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm, sẻ áo cho nhau: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói”. Bác đã gương mẫu nhịn ăn vào tối thứ 7, tự tay bỏ gạo vào hũ cứu đói dân nghèo. Chiếc áo lụa đồng bào tặng, Bác cũng đem bán lấy tiền mua áo ấm tặng cho chiến sỹ trong mùa đông giá rét. Số tiền tiết kiệm ít ỏi là tiền nhuận bút các báo gửi cho Bác, Bác cũng đem mua nước ngọt tặng cho các chiến sỹ trực phòng không trong những ngày hè nóng bức. Bác thường nói: chiến sỹ còn đói, khổ tôi ăn ngon sao được, chiến sỹ còn rách rưới mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi”.

pptx13 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 14151 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Làm rõ phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề: “Làm rõ phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh”Bài Thảo LuậnNgô Thị Vân - Lớp: DHTI6A2Môn : Tư tưởng Hồ Chí MinhNỘI DUNG123Một vài mẩu chuyện về phẩm chất của vị lãnh tụ Việt Nam.Những phẩm chất của Chủ tịch Hồ Chí MinhĐánh giá, rút ra bài học.Phẩm chất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. c. Trung với nước, hiếu với dân e. Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình.a. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. d. Tinh thần quốc tế trong sángb. Đạo đức cách mạng vô cùng cao đẹp của NgườiCần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.Đạo đức Hồ Chí MinhCầnKiệmChí công vô tưChínhLiêmMình vì mọingười, công tâm trong sángTrái với chủ nghĩa cá nhânTiết kiệmnhưng khôngbủn xỉnTrái với Xa hoa, lãng phíCần cùSiêng năngtrái với lười biếngTrong sạch không tham lam, ham học, ham làm,tiến bộChính trựcthẳng thắntrái vớità ác, xấu xa Một số câu truyện về BácTrong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù là người phụ bếp, đốt lò, rửa bát hay trên cương vị là đại biểu của Quốc tế cộng sản, Chủ tịch nước - Hồ Chí Minh luôn nêu cao lối sống cần kiệm, giản dị, không màng danh vọng, không ham của cải, không ham sự xa hoa, không chuộng những nghi thức sang trọng. Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống của nhân dân. Bác nói: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức”. Trước cảnh dân đói năm 1945, Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm, sẻ áo cho nhau: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói”. Bác đã gương mẫu nhịn ăn vào tối thứ 7, tự tay bỏ gạo vào hũ cứu đói dân nghèo. Chiếc áo lụa đồng bào tặng, Bác cũng đem bán lấy tiền mua áo ấm tặng cho chiến sỹ trong mùa đông giá rét. Số tiền tiết kiệm ít ỏi là tiền nhuận bút các báo gửi cho Bác, Bác cũng đem mua nước ngọt tặng cho các chiến sỹ trực phòng không trong những ngày hè nóng bức. Bác thường nói: chiến sỹ còn đói, khổ tôi ăn ngon sao được, chiến sỹ còn rách rưới mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi”. Một số câu truyện về BácNhững cử chỉ cao đẹp đó không chỉ là tình cảm, tình thương bao la của Bác với đồng bào, chiến sỹ mà còn thể hiện sâu sắc những giá trị đạo đức cách mạng ở Hồ Chí Minh. Sự tiết kiệm, giản dị, thanh liêm được thể hiện đậm nét trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của Bác. Một số câu truyện về BácVề chi tiêu: Những năm hoạt động ở nước ngoài, Người đã tự thân lao động kiếm tiền để hoạt động cách mạng, chi tiêu rất tiết kiệm. Đến khi làm Chủ tịch nước, cả trong kháng chiến, cả trong hoà bình, Bác luôn cân nhắc kỹ càng việc không đáng tiêu thì một xu cũng không tiêu. Một số câu truyện về BácVề bữa ăn: Ông Đinh Văn Cẩn người nấu ăn cho Bác từ hồi ở chiến khu Việt Bắc đến những ngày cuối đời, kể lại: Bác quy định mỗi bữa không quá 3 món, thức ăn đủ, tránh lãng phí. Bác ưa các món dân gian, dưa cà, mắm tép, cá kho. Khi đi công tác địa phương Bác dặn các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà hoặc mang nồi đi nấu cho tiết kiệm, tránh các nơi đón tiếp linh đình, tốn phí. Có lần Bác đến thăm một địa phương, các cụ mổ bò để đón, nhưng Bác nói: Các cụ đã mổ bò thì để các cụ và dân làng ăn, Bác cháu ta cứ ăn cơm đã mang theo. Một số câu truyện về BácVề trang phục: Bác thường xuyên mặc bộ kaky, đi dép lốp, dùng túi vải, mũ cát, kể cả khi đi công tác ngoài nước. Một số câu truyện về BácVề ở: Bác không chọn dinh thự cao cấp, đầy đủ tiện nghi sang trọng mà là mấy gian nhà vốn là nơi ở của người thợ, một căn nhà sàn, Bác sống giản dị đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Trước lúc đi xa Người còn căn dặn: Khi Bác qua đời chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân Bài thơ của BácLòng yêu nước, thương dân thiết tha, sâu nặng. Trong những tháng ngày bị đày ải trong lao tù Tưởng Giới Thạch “ mười bốn trăng tê tái gông cùm” ( Tháng 8/1942- Tháng 9/1943); Bác phải chịu biết bao thiếu thốn, cực hình như cơm ăn không no, thiếu nước uống, thiếu không khí trong lành, đau bệnh và mất tự do. Nhưng kẻ thù không thể ngăn cản nổi những tình cảm thiết tha mà Bác giành cho đất nước. Trong ngục tù đen tối bỗng sáng lên tấm lòng nhớ Nước thương Dân:“ Một canh hai canh lại ba canh Trằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.Thơ văn Hồ Chủ tịch giản dị, trong sáng, sâu sắc, đẹp đẽ như đạo đức, tư tưởng, tác phong và tâm hồn của Người. Bác là tấm gương sáng ngời về những phẫm chất tốt đẹp mà chúng ta cần làm theo và học tập.Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng Cần, Kiệm, Liêm Chính, Chí công vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những giá trị đạo đức cao đẹp của thời đại. Trải qua thời gian và thử thách, trước những biến cố thăng trầm của lịch sử những phẩm chất đạo đức đó vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là tấm gương của Bác về thực hành cần kiệm liêm chính vẫn mãi mãi để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta noi theo. Trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước đã có nhiều tấm gương tiêu biểu về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Họ là những người luôn luôn gương mẫu, đi đầu trong lao động sản xuất, chiến đấu và học tập. Tuy nhiên còn có một số không ít cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ có chức, có quyền vẫn chưa làm đúng những lời dạy của Bác. Nạn tham ô, tham nhũng, hối lộ, lãng phí, xa xỉ, quan liêu, công thần, cửa quyền... ngày càng nhiều. Các vụ án PM18 ở Bộ Giao thông vận tải, vụ chạy cô-ta ở Bộ thương mại hay vụ án Mạc Kim Tôn ở Thái Bình, v.v... cho thấy đó là những cán bộ, đảng viên bị sa sút về tư tưởng, chính trị, đạo đức và tha hoá về lối sống. Họ đã làm giảm sút lòng tin, uy tín của Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.Đánh giá, bài họcCám ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe !
Luận văn liên quan